1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các nhà Giả kim thuật

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 23/10/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về các nhà Giả kim thuật

    Các nhà giả kim thuật và cuộc tìm kiếm vô vọng
    Biến chì thành vàng có lẽ là một trong những ước mơ lâu đời nhất của con người. Các nhà giả kim thuật từng khẳng định rằng có thể biến đổi kim loại thông thường thành quý kim. Thật ra, họ đã làm được hay chỉ nhầm lẫn vàng với oxit chì, vốn không được biết đến trước thế kỷ 20?
    Trong lịch sử, nhiều nhà khoa học lỗi lạc từng khẳng định rằng đã thực hiện hoặc chứng kiến việc biến kim loại thành vàng. Chẳng hạn, nhà hoá học Jan Baptist Van Helmont viết: ?oThật ra, tôi đã tận mắt chiêm ngưỡng loại đá tạo vàng và đã cầm nó trong tay nhiều lần. Nó nặng nề, có màu vàng nghệ và chiếu lấp lánh như bột thuỷ tinh. Người ta cho tôi 16 mg thứ chất đó, tôi hoà vào 230 g thuỷ ngân rồi nung lên. Thuỷ ngân sôi sùng sục rồi đặc lại ngay, có màu hơi vàng. Sau khi được lấy ra khỏi đĩa và làm nguội, khối đó chính là vàng nguyên chất?.
    Van Helmont rất thích thú với kết quả đó nên đã đặt tên cho đứa con trai là Mercure (thuỷ ngân). Cùng thời đó, nhà vật lý và hoá học Đức nổi tiếng Johann Rudolf Glauber (1604-1668) nghĩ rằng đã khám phá ra một trong các yếu tố của loại đá tạo vàng trong một vùng suối khoáng. Chất mà ông phân lập được (muối glauber) thật ra chỉ là sulfat natri, có đặc tính nhuận tràng nhưng hoàn toàn không thể biến kim loại thành vàng. Quả thật, nhiều nhà bác học cũng tin rằng việc biến kim loại thành vàng là có thể thực hiện được. Trong đó có Isaac Newton, Descartes và Leibniz.
    Niềm tin này có từ thời cổ xưa và được người Ai Cập lưu truyền đến châu Âu trung cổ. Khi người Arập xâm chiếm Ai Cập vào thế kỷ 7, họ khám phá ra rằng người Ai Cập là bậc thầy về nghệ thuật kim hoàn mà họ gọi là ?oalkimiya?. Đó là một trong các giả thuyết về nguồn gốc của từ ?ogiả kim thuật?.
    Lửa, không khí, nước và đất
    Khi khai thác Thư viện Alexandrie, người Arập tìm thấy những văn bản của các triết gia Hy Lạp, đặc biệt là Aristote. Những văn bản đó được dịch ra và truyền bá khắp thế giới Arập. Lý thuyết của Aristote dựa trên sự thống nhất nguyên tắc về ?ovật chất?, mà vật chất chẳng có tính chất đặc thù nào cả, nhưng có thể mang nhiều ?odạng thức? khác nhau. ?oDạng thức? không chỉ có nghĩa là hình dạng, mà gồm mọi tính chất vật lý hoặc hoá học của một vật thể. Một vật chất tóm gọm trong 4 tính chất chủ yếu: ướt, khô, nóng, lạnh. Bốn tính chất được thể hiện bởi 4 nhân tố: lửa (nóng, khô), không khí (nóng và ướt), nước (lạnh và ướt), đất (lạnh và khô).
    Từ quan niệm về thế giới đó, theo logic, người ta sẽ đi đến ý tưởng là mỗi chất đặc thù đều là kết quả của sự phối hợp 4 nhân tố cơ bản theo tỷ lệ khác nhau. Chẳng hạn, một thanh củi tươi được cho vào lửa. Dưới sức nóng, thoạt đầu người ta sẽ thấy những giọt nước rịn ra rồi nhanh chóng biến thành hơi nước. Kế đến, củi cháy để tạo ra lửa. Cuối cùng chỉ còn lại tro, tức là ?ođất?. Từ đó, người ta dễ tưởng tượng đến việc biến chất này thành chất khác, chỉ cần thêm bớt tỷ lệ các thành phần.
    Người Arập rất cảm phục tài năng của những người thợ kim hoàn Ai Cập, nhất là trong xử lý và nhuộm kim loại để chúng giống như vàng. Họ suy luận rằng chìa khoá tri thức của những thợ kim hoàn là nhờ áp dụng các lý thuyết của Aristote. Suốt nhiều thế kỷ, người Arập cố thử nghiệm theo chiều hướng này, họ khám phá ra nhiều đặc tính và định luật sẽ là điều kiện cơ bản cho ngành hoá học hiện đại (nhưng chưa bao giờ thành công trong việc biến đổi kim loại thành vàng!).
    Theo Aristote, khói phát ra khi cháy liên quan với đất về bản chất, trái ngược với hơi nước do nước sôi. Khoáng chất hay đá mà cấu trúc không bị lửa biến đổi cũng thuộc về nguyên tắc đó, trong khi kim loại có thể nóng chảy sẽ được gán với hơi nước. Nhà bác học Arập, Jabir Ibn Hayyan, gợi ý, hơi từ một chất lỏng đang sôi là một trạng thái trung gian giữa không khí và nước. Hơi có thể biến thành một nguyên tố mới mà ông gọi là ?othuỷ ngân? (không phải là kim loại chúng ta biết ngày nay), một chất lý tưởng kết hợp các phẩm chất bóng bẩy và uyển chuyển. Cũng thế, khói là một tình trạng chuyển tiếp giữa đất và không khí, có thể biến thành ?olưu huỳnh? mang ưu thế của đất và nhiên liệu. Theo lý thuyết này, các chất khoáng và kim loại khác nhau đều là kết quả của những dạng kết hợp khác nhau giữa lưu huỳnh và thuỷ ngân.
    Jabir chưng cất các chất hữu cơ, lúc nào ông cũng nhận được một chất lỏng mà ông cho là nước (vì nó lạnh và ướt), kế đến là một chất dầu có liên quan đến không khí (vì nóng và ướt), sau nữa là một chất có màu và cháy được (được gán với lửa) và cuối cùng là một chất màu đen, thuộc về đất. Ông nghĩ rằng, đã phân lập được 4 nhân tố của Aristote. Thế là Jabir quyết định ?otinh lọc? từng nguyên tố đó để có được các ?ophẩm chất? đặc thù. Khi chưng cất nước liên tiếp 700 lần, ông thu được một chất trắng và sáng, có tinh thể như muối. Jabir nghĩ rằng đã tìm ra được ?otính lạnh nội tại?. Với nhân tố ?onóng?, ông đạt được một chất màu đỏ, trong suốt và bóng. Đó chính là chất mà các nhà giả kim thuật gọi là đá tạo vàng.
    Chuyện về các nhà giả kim thuật còn nhiều!Có ai biết thêm thì cho mọi người biết nhé!


    Tucurie
  2. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Thời kỳ giả kim thuật bắt đầu từ thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 16. Giả kim thuật là danh từ dịch từ chữ " alchimi" , mà người Arập sau khi xâm chiếm Aicập đặt ra bằng cách lắp tiền tố " al " của Ảrập vào từ : chimi để chỉ thứ " tiền hoá học" ngự trị trong thời kỳ trung cổ ở châu Âu.
    Mục đích chủ yếu của giả kim thuật là tìm hòn đá thần bí ( philosophers' ) biến đổi các kim loại thường thành vàng. Sau đó người ta còn thêm yêu cầu tìm ra thuốc thần bí truyền cho con người sức khoẻ sự trẻ trung và tính bất tử.
    Cơ sở lý thuyết của giả kim thuật là quan niệm của Aristot chuyển hóa được chất này thành chất khác , kim loại này thành kim loại khác .
    Giả kim thuật có một số đặc điểm sau;
    1. Hoạt động bí mật khép kín , có khuynh hướng tà thuật không biết gì đến phương pháp hoá học.
    2.Sử dụng những ký hiệu thần bí và một ngôn ngữ rối rắm cố ý . Truyền các kinh nghiệm cho nhau theo một đường lối tin cậy mù quáng không cần có cơ sở gì.
    3. Độc quyền nghiên cứu , nắm trong tay đám giáo sĩ tôn giáo là những người nắm văn học khoa học trong xã hội lúc bấy giờ.
    Giả kim thuật fát triển theo 3 giai đoạn là:
    -Giả kim thuật ở Aicập thuộc Hi Lạp từ thế kỷ thứ 4 đến giữa thế kỷ thứ 7
    -Giả kim thuật trong giới Ả rập , từ giữa thế kỷ thứ 7 đầu thế kỷ 13.
    -Giả kim thuật trong thiên chúa giáo Tây Âu từ đầu tk 13 đến đầu tk 16.
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 18:22 ngày 26/10/2002
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    GIẢ KIM THUẬT Ở AICẬP THUỘC HI LẠP
    Các nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:
    Zôsime: đã trình bày cách "cố định thuỷ ngân " ( hoá rắn thuỷ ngân) chế nước thánh cho nghệ thuật điều chế vàng....
    Hêcmt ba lần vĩ đại sống vào khoảng đầu CN , nhiều tài liệu đóng kín mang tên ông và số lượng quá nhiều , mấy thế kỷ sau Cn còn xuất hiện. Người ta nghi ngờ , tìm hiểu kĩ , nhận ra trong đó có nhiều cái cóp nhặt giả tạo.
    Aicập thuộc Hilạp , không có kiến thức gì khác mới đáng chú ý.
  4. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Giả kim thuật có đóng góp gì có ích cho hóa học. Nhìn chung đó là một trào lưu đã kìm hãm sự phát triển của hoá học trong một thời gian quá dài ! Nó chạy theo một mục đích mơ hồ , gây lãng phí quá lớn về lao động trí óc và chân tay , về khối lượng của cải vật chất so với kết quả thu được cho hoá học , tuy vậy nó cũng có đóng góp thực tế đáng kể sau đây:
    - Tập hợp nhiều hiểu biết thực tế trong phòng thí nghiệm hoàn thiện nhiều kĩ thuật trong PTN ( nung , chưng cất , hòa tan , lọc , bay hơi ...)
    - Phát hiện được nhiều chất mới : kim loại ( Bi ,Zn) muối ( Hg , NH4+...) các axít vô cơ H2SO4 , HCl , HNO3 , nước cường thuỷ đây là một thành tích quan trọng . Đã phân biệt được chất kiềm bay hơi NH4OH và kiềm không bay hơi Na2CO3 , phân biệt được hai cacbonat Na2CO3 và K2CO3.
    Ở châu Âu thế kỷ 15 bắt đầu xuất hiện sự chuyên môn hoá những ngành SX nhỏ axit , kiềm , dược phẩm và một số các chất hữu cơ phục vụ các ngành thủ công NCKH bằng thủ công trong những công xưởng , PTN.
    Đóng góp nhiều là các nhà giả kim thuật Ả rập. Phần đóng góp thiết thực của giả kim thuật sẽ giúp ích vào sự phát triển của hoá học thời kỳ hoá y học và hoá kỹ thuật
  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về thời kì giả kim thuật
    (Hoá Học trong thời kì Trung cổ)
    1.Vài nét về thời Trung cổ ở Châu Âu.
    Người ta thường vạch giới hạn cho thời Trung cổ ở Châu Âu,bắt đầu từ các thế kỉ III-IV cho đến thế kỉ XVII,đó là thời kì mà chế độ phong kiến và phương thức sản xuất phong kiến thống trị ở Tây Âu.
    Dưới chế độ phong kiến,người lao động phụ thuộc vào giai cấp phong kiến thống trị nhưng khác với người nô lệ,họ còn có thể sử dụng một phần lao động tự do và có một ít sở hữu phương tiện lao động,vì vậy,phương thức sản xuất phong kiến là một bước tiến so với phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ.
    Ở thời Trung cổ,sản xuất Hoá Học vẫn ở mức độ thủ công.Kĩ thuật thủ công dựa vào lao động chân tay với sử sự sử dụng các công cụ thô sơ.Việc hoàn thiện phương pháp sản xuất vẫn rất chậm,chủ yếu nhờ tích luỹ kinh nghiệm lao động.Vào giai đoạn sau của thời kì phong kiến đã xuất hiện những công trường thủ công dựa vào sự chuyên môn hoá sản xuất và hoàn thiện các quá trình công nghệ.
    Trung tâm sản xuất thủ công thời kì trung cổ ở Châu Âu là các thành phố,lúc đầu mang tính chất quân sự với tháp canh và tường thành bao quanh.Vào thời bình,chiếc cầu treo nặng nề thả xuống,tấm lưới sắt được nâng lên,đường vào thành mở rộng.Trước cửa chính có treo huy hiệu của thành phố với câu châm ngôn đặc trưng.Khi có kẻ thù đe doạ xâm phạm,tiếng chuông báo động của các tháp canh vang lên,cầu treo kéo lên,cửa thành đóng lại,lưới sắt hạ xuống.Trên tháp canh chính,cờ của thành phố kéo lên tỏ ý quyết tâm kháng chiến và những người vệ binh chuẩn bị sẵn sàng cung,nỏ cùng với đá vôi,nước sôi,dầu nóng,nhựa nóng chảy....để đón tiếp quân thù.
    Về sau này,thành phố trở thành các trung tâm sản xuất thủ công,đồng thời là các trung tâm hành chính và tôn giáo,"những đoá hoa rực rỡ nhất thời Trung cổ"(C.Mac).Đường phố hẹp với những ngôi nhà nhỏ,mái sít vào nhau,trước cửa treo những vật tượng trưng cho các cửa hàng:hình vẽ một con đại bàng hay một chiếc ủng xanh.............
    Sự phát triển các nghề thủ công,sự mở rộng buôn bán làm cho vai trò kinh tế và chính trị của các thành phố tăng lên,đồng thời vai trò của những người thợ thủ công trong sinh hoạt kinh tế xã hội phong kiến cũng tăng lên.
    Tôn giáo và nhà thờ giữ vai trò đặc biệt trong thời kì Trung cổ.Các giới tu hành cao cấp nhất của đạo Thiên chúa,đạo Hồi,đạo Phật...bàng trướng thế lực và nắm quyền điều hành.Nhà thờ Thiên chúa giáo cũng là những chủ phong kiến lớn,chiếm hữu nhiều ruộng đất.Giới cha cố không những thống trị về tư tưởng và tinh thần mà còn nhiều lầu đấu tranh để giành lấy chính quyền "trần tục" nữa.
    Hệ tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống.Các học thuyết tôn giáo đủ mọi màu sắc trước hết tìm cách chứng minh cho sự hợp lí của trật tự phong kiến.Sự nô dịch tinh thần nhân dân đã đạt tới đỉnh cao nhất trong thời Trung cổ.Khoa học và cở sở tư tưởng của nó hoàn toàn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng tôn giáo.Các thành tựu khoa học thời cổ,đặc biệt là các học thuyết duy vật trong triết học tự nhiên đều bị coi là đa thần giáo và bị ngăn cấm,các nhà bác học có tư tưởng duy vật bị đàn áp,do đó khoa học bị đình đốn.Hoàn cảnh đó tạo mảnh đất thuận lợi cho các học thuyết giả dối như ma thuật,chiêm tinh,giả kim thuật....phát triển và đôi khi những trí tuệ xuất sắc cũng bị vướng vào những học thuyết giả dối này..
    Tuy nhiên,không thể nói rằng cả thời kì Trung cổ không mang lạitiến bộ nào cho khoa học và kĩ thuật.Những chiều hướng khoa học,kĩ thuật liên hệ chặt chẽ với nhu cầu sản xuất và đời sống,đặc biệt là nhu cầu sản xuất thủ công,quân sự,hàng hải...vẫn còn sức sống và được phát triển rõ rệt.Đồng thời cuộc đấu tranh của các nhà bác học tiên tiến chống lại hệ tư tưởng tôn giáo và triết học kinh viện đã được phản ánh trong toàn bộ lịch sử khoa học thời Trung cổ.
    Lịch sử Hoá học thời Trung cổ gắn liền với trào lưu giả kim thuật,nhưng trào lưu giả kim thuật không phải chỉ mới xuất hiện ở thời Trung cổ mà đã có lịch sử từ thời cổ đại với các giáo sĩ trong những nhà thờ cổ Ai Cập,các nhà luyện đan trong các cung điện của hoàng đế Trung Quốc,các nhà bác học của Viện Hàn Lâm khoa học Alexangdri.Sau đó,tư tưởng biến kim loại thành vàng,chế thuốc trường sinh....được người Ả Rập tiếp thu và qua họ truyền tới những người Châu Âu thời Trung cổ.
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 30/04/2003
  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    2.Giả kim thuật của người Ả Rập
    Khi các nền văn hoá ở Alexangdri và La Mã suy sụp thì tại vùng Tiểu Á,trên lãnh thổ Irăng và Xyri ngày nay xuất hiện một số trung tâm khoa học dưới sự bảo trợ cảu nhà cầm quyền giàu có.Một trong những trung tâm này là Viện Hàn lâm khoa học thành lập tại thành phố Giunđi-Sacpua (Nam Ba Tư).Viện Hàn lân khoa học này nổi tiếng với các trường phái y học của nó và đã có nhiều kiên hệ với các trung tâm khoa học khác,đặc biệt với Congstangtitop là nơi có một thư viện lớn vào thế kỉ VI tại nhà thờ Xophia.
    Viện Hàn lâm Giunđi-Sacpua hoạt động cho đến khi người Ả Rập chiếm đóng thành phố (năm 639).Trong thời phồn vinh nó đã thu hút được nhiều nhà bác học từ Alexangdri,La Mã và các nơi khác chạy trốn sự truy nã của nhà thờ Thiên chúa giáo,nhiều nhà bác học thuộc "đa thần giáo" cũng chạy từ Congstangtitop đến.
    Ngoài Giunđi-Sacpua,tại các nước Cận Đông còn có một số trung tâm khoa học khác nữa,trong đó triết học Hy Lạp cổ thống trị,nhưng tồn tại không được lâu.Tại các trung tâm khoa học này vào những thế kỉ IV-VII người ta dịch tác phẩm của các tác giả Hy Lạp và Latinh ra tiếng Ba Tư và tiếng Xyri.Người ta cũng dịch một số văn hoá học của các nhà bác học Alexangdri về "nghệ thuật bí mật".
    Đến thế kỉ thứ VII,sự phát triển hoá học và khoc học nói chung chuyển sang một hoạt động mới liên quan tới người Ả Rập vf sau đó là của các dân tộc bị người Ả Rập chinh phục.
    Sau khi Mohamet chết(năm 632) những người thân cận của ông ta trở thành các vị khalip(phó tiên tri-thủ lĩnh hồi giáo) và thúc đẩy người Ả Rập gây chiến tranh chinh phục các nước chung quanh.Trong vòng vài chục năm họ đã chinh phục được một vùng lãnh thổ lớn gồm Xyri,Ba Tư,Palestin,Mexopotani,Tiểu Á và Trung Á,Ai Cập,Bắc Phi,Tây Ban Nha,Xixin.Khoảng năm 640 người Ả Rập chiếm Ai Cập và thủ đô Alexangdri.
    Lúc đầ người Ả Rập chỉ chú ý chiếm đoạt vàng,bạc,châu báu và các tù binh(để làm nô lệ) chưa chú ý đến khoa học,văn học,nghệ thuật.Họ tuân theo lời giáo huấn "Nếu khoa học dạy điều gì đã được viết trong kinh Coran thì đó là thừa,còn nếu khoc học dạy điều gì khác kinh Coran thì đó là điều vô thần và tội lỗi".Tuy nhiên sau này các vị khalip trong cuộc sống xa hoa của mình,bắt đầu mời các nhà chiêm tinh,toán học,giả kim thuật ngoại quốc về tô điểm cho cuộc sống ở cung đình.
    Đầu tiên người Ả Rập học kiến thức hoá học từ những bản viết tay của Xyri,Ba Tư,Ấn Độ và một phần những bản dịch của các tác giả Hy Lạp và Alexangdri.Đến các thế kỉ VIII,IX,người Ả Rập tiếp xúc với các tác phẩm gốc bằng tiếng Hy Lạp chủ yếu là của các tác giả Viện Hàn lâm khoa học Alexangdri,họ dịch các tác phẩm này ra tiếng Ả Rập.Đến đầu thế kỉ thứ IX thì xuất hiện các tác phẩm hóa học của các nhà bác học Ả Rập.
    Nhờ lãnh thổ rộng lớn và đồng nhất về tôn giáo và ngôn ngữ mà các kiến thức khoa học được truyền bá rộng rãi khắp đế quốc Ả Rập.Mối liên hệ giữa Batda và Bizangtium cũng được phát triển.
    Tại nước Tây Ban Nha và vùng Xixin bị người Ả Rập chiếm đóng cũng xuất hiện nhiều trung tâm khoa học và văn hoá,bắtđầu từ các thế kỉ X và XI thu hút không những người Ả Rập mà cả người Châu Âu đến học tập.Tại đó lần đầu tiên có một số tác phẩm giả kim thuật Ả Rập được dịch ra tiếng Latinh.Ở Tây Ban Nha luc đó có trung tâm khoa học Cocđôp nổi tiếng nhất,tại đây có trường Cao đẳng với các môn triết học,toán học,thiên văn,chiêm tinh,y học,giả kim thuật....
    Người Ả Rập đã thêm vào từ "Khymeia" tiếp đầu ngữ của tiếng Ả Rập "al" thành "alkhymeia" để chỉ môn giả kim thuật,và dưới từ ngữ "alkhymeia"(giả kim thuật),người ta hiểu đó là các kiến thức khoa học đã tích luỹ được bởi người Ả Rập và thời trước đó.Tên gọi "alkhymeia" tồn tạo cho đến thế kỉ XVIII.Từ thế kỉ XIII "alkhymeia" được hiểu là nghệ thuật biến đổi các kim loại thành vàng nhờ hòn đá triết học.....
    Lúc nền khoa học Ả Rập phát triển rực rỡ cũng là lúc xuất hiện nhiều nhà bác học Ả Rập nổi tiếng,trong đó có nhiều thầy thuốc và nhà giả kim thuật xuất sắc.
    Nhà giả kim thuật Ả Rập đầu tiên là Khaliptipn Azit,một vị hoàng thân cảu vương triều Omayiat(660-704).Theo lệnh của ông,lần đầu tiên người ta đã tiến hành dịch các tác phẩm giả kim thuật từ tiếng Hy Lạp là Latinh ra tiếng Ả Rập.
    Nhà giả kim thuật Ả Rập nổi tiếng nhất là Giabia-ipn-Gaia(tên Latinh gọi là Geber) sinh vào khoảng năm 721 ở Ba Tư,chết năm 815.Các tác phẩm chính của ông nói về y học,toán học và giả kim thuật.Cuốn "Sách 70 chương" được coi là của Giabia là một loại bách khoa toàn thư về thần học,chính trị,khoa học và tự nhiên.Các chương 61-70 có viết một số kiến thức về kim loại và khoáng vật.......
    (To be continued)
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  7. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Luyện đan và giả kim thuật
    Từ thời Chiến Quốc, người Trung Quốc đã biết vận dụng kỹ thuật luyện kim vào vỉệc luyện khoáng vật chế tạo dược liệu. Họ mơ tưởng sẽ chế được loại "tiên đan " giúp con người trường sinh bất lão hay biến đá thành vàng trong các lò "bát quái". Dân gian gọi những người theo kỹ thuật kiểu này được gọi là các "thuật sĩ luyện đan" hoặc phương sĩ. Ngay đến cả Tần Thuỷ Hoàng cũng muốn trường sinh bất lão mà nghe theo lời các phương sĩ phái người đi khắp nơi tìm tiên dược. Tìm mãi chẳng thấy thuốc tiên họ đành phải bắt tay vào luyện "tiên đan".
    Thời Tân Hán, Hán Vũ Đế Lưu Thiết đi chinh phạt liên miên, mở mang bờ cõi, chấn hưng đất nước và ông luôn muốn mình mãi là Hoàng đế. Nhiều thuật sĩ nổi tiếng đã được triệu vào cung để luyện "tiên đan". Từ đó trở đi thuật luyện "tiên đan" rất thịnh hành ở Trung Quốc, thậm chí đến thời đại nhà Đường trở thành cao trào.
    Các thuật sĩ luyện đan cho dựng các đan đĩnh (lò luyện đan). Họ tìm một số khoáng vật như Sunfat, thủy ngân, lưu huỳnh, rồi cho vào lò luyện kim. Họ đã phải tiến hành nhiều biện pháp: phân giải, hoá hợp, rồi lại nung chảy, hoà tan, chưng cất cho kết tinh... đủ mọi mánh khóe để "luyện đan chế dược". Những thuật sĩ luyện đan còn cho ra đời hết quyển sách này đến quyển sách khác để trình bày giảng giải phương pháp luyện đan của họ.
    Ngụy Bá Dương - một thuật sĩ cuối đời Ðông Hán đã viết cuốn: "Chu dịch tham đồng kế" giảng giải, truyền bá phương pháp luyện đan của ông. Trong sách này có mô tả sự hoá hợp của lưu huỳnh và thủy ngân. Ông ta kết luận "hiển nhiên là thành đan" (đan là thuốc)!
    Tới thời Ðông Khiên, Yết Hồng - một nhà thuật sĩ luyện đan nổi tiếng cũng viết một trước tác luyện đan. Bộ sách này rất đồ sộ. Chỉ riêng nói về thuật luyện đan đã có cả thảy 20 cuốn, còn viết về những vấn đề khác xung quanh việc luyện đan gồm 50 cuốn.
    Ðầu triều đại Ðường, nhà dược học Tôn Tự Mạo cũng đã từng luyện đan và cho ra đời cuốn "Đan kinh". Thật buồn cười là dược liệu của các nhà luyện đan toàn là những nguyên tố chứa chất độc như: Lưu huỳnh, thuỷ ngân, thạch tín (aren). Những chất này không làm cho người ta trường sinh mà chỉ có thể giúp họ "đoản mệnh" mà thôi. Các vị vua tham sống là nạn nhân đầu tiên của chuyện này như: Phiên Giã Hận đã từng uống Kim tiết tửu (rượu có mạt vàng) mà chết, Bắc ngụy đạo vũ đế phục "ngũ thạch tán" nên tinh thần suy sụp tới tử vong. Các hoàng đế thời đại Ðường: Thái Tông, Hiến Tông, Mục Tông, Cảnh Tông, Vũ Tông, Tuyên Tông đều do uống "đan dược" rồi trúng độc mà chết.
    Từ thế kỷ thứ 3 (sau công nguyên), thuật luyện đan từ Trung Quốc truyền sang Ả Rập, Châu Âu và lộng hành ở những nơi này suốt mấy trăm năm.
    Luych Pho đệ nhị - Hoàng đế Đức là người rất mê thuật luyện kim. Ông này cho xây dựng phòng thí nghiệm ngay trong cung điện rồi chiêu mộ rất nhiều các thuật sĩ giả kim thuật dồn hết công của vào việc nghiên cứu với hy vọng luyện cho bằng được cái gọi là "hòn đá của người hiền triết" (tức vàng). Các thuật sĩ "luyện đan", "luyện vàng" không biến được đá thành vàng cũng chẳng luyện ra được "tiên đan" nhưng dẫu sao sự lao động miệt mài của họ cũng mở ra con đường phát triển cho ngành hoá học đương thời. Mặc dù, điều này hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của họ. Nhờ thuật luyện đan mà một số dụng cụ chưng cất, ngưng tụ trong phòng thí nghiệm đã sớm ra đời. Việc nhận thức về tính chất, tên gọi, ký hiệu của các nguyên tố như lưu huỳnh, thủy ngân, thiếc, chì, vàng cùng các hợp chất lưu hoá thủy ngân, hoặc nitơrat kali... đã tăng lên rất nhiều. Ðó chính là những cống hiến cho hoá học của các thuật sĩ và ngành luyện kim sơ khai cũng bắt đầu hình thành.
    (St)
    None
  8. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0

    (Tiếp..)
    Giabia là một người theo thuyết Aristot,tuy nhiên không thoả mãn với thuyết Aristot.Trong số các chất gặp trog thiên nhiên,ông đặc biệt chú ý đến bảy kim loại: vàng,bạc,đồng,sắt,thiếc,chì và thuỷ tinh (ông đặt thuỷ tinh thay cho thuỷ ngân).Ông cũng chú ý nhiều đến các khoáng vật.Để giải thích tính chất của các chất,đặc biệt là các tính nóng chảy,chịu rèn,vẻ sáng của kim loại,Giabia thấy rằng dùng bốn nguyên tố tính chất của Aristot (nóng,lạnh,khô,ẩm) là chưa đủ.Giabia cũng nêu các quan niệm mà các nhà triết học cổ ở Trung Quốc,Ấn Độ,Alexăngđri đã nói đến,tức là coi Thủy ngân và lưu huỳnh là các nguyên tố tạo nên kim loại.Lưu huỳnh được coi là nguyên lý của tính cháy được,còn thuỷ ngân là nguyên lý của tính kim loại.Giabia cho là thuỷ ngân là linh hồn của kim loại,hơi khô ngưng tụ trong đất cho lưu huỳnh,cong hơi ẩm ngưng tụ lại thành thuỷ ngân.Sau đó lưu huỳnh và thuỷ ngân kết hợp với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ cho bảy kim loại.Vàng là kim loại hoàn thiện nhất trong đó lưu huỳnh và thuỷ ngân kết hợp với nhau theo tỉ lệ tốt nhất.Quá trình tạo thành vàng và các kim loại ở dưới đất xảy ra từ từ và chậm chạp,nhưng nếu ta thêm một chất "thuốc" nào đó vào hỗn hợp lưu huỳnh và thuỷ ngân thì quá trình sẽ xảy ra nhanh hơn (khoảng 40 giờ) và nếu thêm "thuốc vạn năng" ("êlixia") thì chỉ khoảng 1 giờ là vàng đã được hình thành.Nếu ta thêm thuốc vạn năng đó vào các kim loại không quý theo tỉ lệ 1: 100 hay 1: 1000 thì nó sẽ làm thay đổi tỉ lệ lưu huỳnh và thuỷ ngân trong các kim loại này và biến chúng thành vàng và bạc.Dễ biến đổi nhất là chì.Các thứ "thuốc" này phải có khả năng cho màu các kim loại,hoặc biến đổi màu của các kim loại.Có khả năng biến đổi kim loại mạnh nhất là bốn chất :lưu huỳnh,asen,thuỷ ngân và nasatưa (NH4Cl) mà quan trọng nhất là thuỷ ngân-căn bản của mọi chất.
    Trong tác phẩm của mình,Giabia đã nhắc đến nhiều chất,đặc biệt là "anunsađia (NH4Cl)","borăc (kiềm)",cupơrozơ,phèn,ôripicmen (Á2S3), "alcôhôn" hay "alkôphôn (Sb2S3)",antimoan kim loại.Giabia cũng nhắc đến các phép biến đổi hoá học như điều chế và tinh chế kim loại,điều chế và thăng hoa dầu thực vật,kết tinh,thăng hoa....
    (còn nữa)
    Tucurie

  9. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp...)
    Một nhà giả kim thuật Ả Rập khác có tên tuổi là Ar-Razi có tên Latinh là Razes (865-925).Ông đã viết nhiều tác phẩm vê fy học và giả kim thuật.Trong số những tác phẩm giả kim thuật của ông,nổi tiếng nhất là hai cuốn "Sách về những bí mật" và "Sách về bí mật của những bí mật".
    Ar-Razi coi sơ sở của mọi vật thể là năm nguyên lý vĩnh cửu sau đây: sáng tạo,linh hồn,vật chất,thời gian và không gian.Theo ý kiến ông thì mọi vật thể đều cấu tạo từ các nguyên tố (nguyên tử) không bị phân chia và khoảng không gian trống rỗng giữa chúng.Tính chất của các chất cấu tạo từ bốn nguyên tố của Aristot được xác định bởi kích thước của các nguyên tử hợp thành và không gian giữa các nguyên tử của bốn nguyên tố xác định chuyển động tự nhiên của chúng.Chẳng hạn nước và đất chuyển động hướng xuống dưới,trong khi lửa và không khí chuyển động hướng lên trên.
    Ar-Razi cũng hoàn toàn tin rằng có thể biến đổi các kim loại ra nhau và đó là mục đích của giả kim thuật.Ngoài ra giả kim thuật còn nghiên cứu cách điều chế đá quý từ các đã thường (như thạch anh và thuỷ tinh).Ông coi các nguyên tố hợp thành kim loại là thuỷ ngân,lưu huỳnh,và một thành phần thứ ba có bản chất muối.Quan niệm này về sau được phổ biến rộng rãi trong các tài liệu giả kim thuật Tây Âu.
    Trong các tác phẩm của Ar-Razi đã nhắc đến nhiều chất hoá học khác nhau,mô tả nhiều dụng cụ (như bình cổ cong,bình kết tinh,lò nung) và nhiều phép biến đổi hoá học (như quá trình nóng chảy,kết tinh,gạn lọc,chưng cất..).Ông chia các chất ra làm ba loại lớn : 1- các chất đất (khoáng vật);2-các chất thực vật; 3- các chất động vật.Mỗi loại lại gồm nhiều nhóm.Ví dụ các chất động vật gồm: tóc,xương,gan,não,mật...Ngoài các nhóm chính còn có các dẫn xuất....
    (còn nữa)
    Tucurie

  10. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp...)
    Tác phẩm của Ar-Razi được truyền sang Tây Ban Nha thuộc Ả Rập rồi sau này được dịch sang tiếng Latinh và được nhiều giả kim thuật Tây Âu rất tôn trọng.
    Hoạt động của các nhà giả kim thuật vào những thế hệ sau ít có gì mới mẻ so với những điều đã nói trong các tác phẩm của Giabia và Ar-Razi.
    Do sự phức tạp về mặt chủng tộc và do trình độ phát triển kinh tế ở các vùng không đều nhau,để quốc Ả Rập rộng lơn dần dần bị rạn nứt và đến thế kỉ XI nó bắt đầu bị suy sụp,một số vương quốc hồi giáo tự tách riêng ra.Đế quốc Ả Rập bị suy yếu không thể chống đỡ nổi những cuộc xâm lấn của người Tuyêcki chiếm được Batđa,thủ đô của vương quốc Ả Rập mạnh nhất.
    Nền khoa học kém sút đi,các nhà giả kim thuật Ả Rập trở thành những người tìm kiếm "thuốc vạn năng" để chế vàng một cách mù quáng,họ không còn viết được tác phẩm nào có giá trị mà chỉ làm công việc sao chép lại và bình luận các tài liệu cũ.Giả kim thuật lâm vào tình trạng bế tắc và bị thần bí hoá giống như thời kì suy đồi của Viện hàn lâm Alexăngđri.
    Tuy vậy,vào khoảng thế kỉ XI-XII ở các lãnh thổ cũ của đế quốc Ả Rập (như Ba Tư,Trung Á,Tây Ban Nha...) cũng còn xuất hiện một số nhà bác học xuất sắc trong đó có Abu-Alian-Huxây-Ipn-Xin(980-1037).Các tác phẩm "Quy tắc của khoa y học" và "Sách thuốc trị bệnh" có tính chất những tập Bách khoa toàn thư trong đó có nhắc đến nhiều chất vô cơ và hữu cơ,trình bày cơ sở của học thuyết Aristôt về nguồn gốc kim loại và khoáng vật.Ông tán thành quan điểm của Giabia coi thuỷ ngân và lưu huỳnh là các nguyên tố hợp thành kim loại,nhưng khác với Giabia,ông phủ nhận khả năng biến đổi ra nhau của các kim loại và lên án hoạt động của các nhà giả kim thuật tìm cách chế vàng.Ông viết: " Các nhà giả kim thuật khẳng định rằng họ đã thực hiện được những biến đổi thực sự các chất,nhưng thực ra họ chỉ có thể sản xuất ra những đồ giả mà thôi,bằng cách nhuộm kim loại thành màu trắng cho giống như bạc,hoặc màu vàng cho giống như vàng..." và: "Tôi cho rằng không thể có phương pháp nào biến đổi được kim loại này thành kim loại khác".
    Tác phẩm của Ipn-Xin nổi tiếng ở Tây Ban Nha thuộc Ả Rập và đã được dịch ra tiếng Latinh.Tác phẩm này rất được phổ biến ở Tây Âu và trở thành tài liệu hướng dẫn chính của các thầy thuốc cho đến thế kỉ XVIII.
    Tucurie

Chia sẻ trang này