1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các nhà Giả kim thuật

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 23/10/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Trong khoảng các thế kỉ XI-XIV xuất hiện nhiều tác phẩm giả kim thuật bằng tiếng Ả Rập và được dịch sang tiếng Latinh,nhưng hầu như chúng không có gì mới cả về mặt lí thuyết lẫn thực hành.
    Như vậy các nhà giả kim thuật Ả Rập mang lại gì mới cho kho tàng kiến thức chung của loài người?Trước hết,họ đã góp phần mở rộng phạm vi hiểu biết về các chất,về các dụng cụ thực hành và các phép biến đổi hoá học.Các thầy thuốc Ả Rập đã chú ý đến việc dùng các chất chiết từ thực vật để chế thuốc chữa bệnh như đường mía,tanin.Họ cũng đã điều chế được nhiều hợp chất vô cơ như thần sa (HgS),thuỷ ngân clorua (HgCl2) để trị bệnh ngoài da,đồng sunfat để chữa đau mắt,xôđa tự nhiên hay natrum,và xôđa lấy từ tro thực vật mà họ gọi là qualje hay qualijem,họ biết cách thu kiềm bằng cách chế hoá natri cacbânt với vôi,dùng phèn làm chất cầm máu và thuộc da,barăc tự nhiên,nasatưa (NH4Cl),kẽm oxit và kẽm sunfat (để chữa đau mắt)....
    Về mặt lý thuyết,người Ả Rập đã nêu ra quan niệm coi kim loại cấu tạo từ lưu huỳnh và thuỷ ngân,và lần đầu tiên tiến hành phân loại các hoá chất.
    Bằng cách kết hợp quan sát,thí nghiệm với các nhiệm vụ thực tế các nhà giả kim thuật Ả Rập đã tiến đến gần các thành tựu của "khoa học bí mật" ở Ai Cập thuộc Hy Lạp và xua tan đám sương mù bao phủ các kiến thức hoá học từ thới Viện hàn lâm khoa học Alexăngđri.
    Đồng thời nền giả kim thuật Ả Rập giữ vai trò mắt xích nối nền khoa học của thế giới với nền giả kim thuật châu Âu sau này.Chính nhờ các nhà giả kim thuật Ả Rập dịch sang tiếng Latinh và hoạt động của các nhà giả kim thuật Ả Rập ở Tây Ban Nha mà các kiến thức hoá học được truyền bá rộng rãi ở Nam và Tây Nam châu Âu bắt đầu bằng sự tiếp xúc của người châu Âu với nền văn hóa Ả Rập.
    Cuối cùng cũng nên nhắc đến quan niệm về nguyên tử của người Ả Rập mà nhờ có nó các dân tộc Tây Âu sai này mới có điều kiện tìm hiểu học thuyết nguyên tử của các nhà bác học Hy Lạp.Người ta cho rằng người Ả Rập biết được thuyết nguyên tử của Hy Lạp cổ qua người Ai Cập (tại Ai Cập đầu CN có trường phái triết học Apđen).
    Thuyết nguyên tử được một số giáo phái Hồi giáo ủng hộ,các giáo phái này giải thích kinh Côran và tìm cách bảo vệ kinh này trước sức tấn công của các "dị giáo".Học thuyết nguyên tử Ả Rập dựa trên quan niệm cho rằng mọi vật thể đều cấu tạo từ những nguyên tử-những hạt giống như các điểm nhỏ không có kích thước.Mọi nguyên tử đều giống nhau về kích thước,khối lượng,bề ngoài...Như vậy,nguyên tử của người Ả Rập không còn giống như nguyên tử của Đêmôcrit,nghĩa là nó không còn là những hạt vật chất cụ thể nữa.Dần dần với sự phổ biến môn giả kim thuật ở Tây Âu,thuyết nguyên tử Ả Rập được giải thích theo một quan điểm siêu hình khó hiểu.
    Tucurie

  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    3. Giả kim thuật ở châu Âu.
    Trong thời Trung cổ, nhà thờ Thiên chúa giáo mặc dù thất bại trong cuộc đấu tranh giành quyền thống trị về chính trị nhưng đã bành trướng ảnh hưởng ra khắp châu Âu. Với đội ngũ cha cố đông đảo, hệ tư tưởng tôn giáo này thực tế đã thống trị hoàn toàn các dân tộc Tây Âu. Khoa học tự nhiên bị áp chế, các tư tưởng tiên tiến và nề giáo dục trần tục bị đàn áp. Ngọn lửa tàn bạo của "toàn án dị giáo" sẵn sàng thiêu sống những ai dám phát biểu các tư tưởng duy vật hoặc nhắc lại quan niệm của những nhà triết học duy vật cổ Hy Lạp.
    Trước thế kỉ XIII ở châu Âu chỉ có những trường học của các tu viện và trường đà tạo mục sư, tại đó người ta giảng dạy bằng tiếng Latinh kinh thánh và bảy môn khoa học: ngữ pháp, thuật hùng biện, phép biện chứng ( thuật chứng minh và tranh luận ), âm nhạc ( của nhà thờ ), số học, hình học, chiêm tinh học và thần học.
    Đến đầu thế kỉ XII tại Tây Ban Nha người ta đã dịch từ tiếng Ả Rập ra tiếng latinh những bài bình luận các tác phẩm Aristôt của giáo sư trường đại học Coocđôp là Ipn-Rôsđa, và vào giữa thế kỉ XII xuất hiện những bản dịch của Aristôt. Những tác phẩm này được phổ biến nhanh chóng ra khắp châu Âu và được nghiên cứu trong các trường tu viện. Tuy nhiên, các cha cố- những giáo viên trong nhà trường tu viện- đã cố làm cho học thuyết Aristôt phù hợp với các giáo điều của nhà thờ bằng cách xuyên tạc tư tưởng và các luận điểm của nhà bác học cổ vĩ đại. Cách giải thích Aristôt của giới giáo sĩ chẳng bao lâu đã trở thành cơ sở của triết học kinh viện.
    (còn nữa)
    Tucurie

  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp...)
    Vào khoảng chuyển tiếp giữa các thế kỷ XI-XII, nhiều nghề thủ công phát triển, đặc biệt là các nghề luyện kim, dệt phục vụ các kị sỹ trong các cuộc hành quân của chúa phong kiến chinh phục đất đai, việc buôn bán trở nên nhộn nhịp, các thành phố phát triển. Trong thành phố lớn đã xuất hiện nhiều tổ chức của thợ thủ công: các xưởng thợ, những hội buôn... Nhiều thành phố đã được tự trị hay ít bị lệ thuộc vào các vua chúa phong kiến.
    Vai trò chính trị và kinh tế của thành phố tăng lên thì hoạt động tinh thần cũng sôi nổi hơn. Do nhu cầu học tập của thanh niên thuộc giới thương nhân và thợ thủ công mà ở các thành phố lớn đã xuất hiện các trường đại học dân sự, nó khác với các nhà trường tu viện ở chỗ có dạy các nghề nghiệp khác nhau và có quyền tự trị như các công xưởng thủ công. Cổ nhất là ở châu Âu là trường đại học Bôlônha thành lập năm 1119, rồi đến năm 1189 xuất hiện trường đại học Y ở Môngpenliê (Pháp); vào năm 1200 trường đại học Pari được thành lập; sau đó nhiều trường đại học ở các thành phố khác lần lượt xuất hiện. Ở các trường đại học này, sau khi qua các trường dự bị tại đó giảng dạy bảy thứ khoa học, sinh viên chuyển sang nghiên cứu các môn chuyên khoa. Ví dụ ở trường đại học Bôlônha có khoa luật trong đó người ta dạy "Luật La Mã". Ở Pari có các khoa Thần học và Y học. Khoa Thần học ở Pari mang tên Xoocbon (Robert Sorbone, 1201-1274), người sáng lập ra khoa này. Việc giảng dạy ở trường đại học Trung cổ gồm phần đọc bài giảng (lectio) và phần thảo luận (disputatio).
    Nhà thờ Thiên chúa giáo giám sát nghiêm ngặt mọi hoạt động học thuật trong các trường đại học, các toà án dị giáo sẵn sàng trị tội tất cả những ai tỏ ý nghi ngờ đối với những điều viết trong Kinh Thánh.
    Từ thế kỷ XI-XIII nhờ những cuộc hành quân chữ thập của các đạo quân tôn giáo với danh nghĩa chiếm lại Giêsuzalem, nơi đặt mộ Chúa, người ta đã mở rộng nền ngoại thương của châu Âu và tìm con đường đi sang các nước phương Đông. Nhờ vậy tầm mắt của các nhà buôn và thợ thủ công châu Âu được mở rộng. Người châu Âu làm quen với nền văn hoá và kỹ thuật thủ công của Bizăngtium là nơi trong khoảng thế kỷ X đến XIII có một nền sản xuất thủ công phồn vinh dùng nhiều loại vật liệu hoá học và các chất khác nhau. Tại đây vẫn còn nhiều tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp (chủ yếu là các tập ghi công thức chế biến hoá học).
    (còn nữa)
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp...)
    Vào giữa thế kỷ XII ở châu Âu lần đầu tiên xuất hiện những bản dịch các tài liệu giả kim thuật Ả Rập tiếng Latinh. Các tài liệu này nhanh chóng được lưu truyền rộng rãi. Những bản luận văn giả kim thuật đầy các ký hiệu tượng trưng và huyền bí rất phù hợp với thế giới quan của người châu Âu lúc đó đang tin vào thần linh và khả năng biến đổi của kim loại. Kể từ nửa sau thế kỷ XII, trong vòng hai thế kỷ ở châu Âu đã xuất hiện trên 70 tác phẩm giả kim thuật mà chủ yếu là dịch từ tiếng Ả Rập. Bản dịch đầu tiên là của Rôbơc (Robert), người Anh ở Sestơ, đó là cuốn "Sách về các tác phẩm giả kim thuật" ra đời năm 1144.
    Chẳng bao lâu mà giả kim thuật như một bệnh truyền nhiễm lan ra khắp châu Âu. Đủ mọi tầng lớp người xô nhau đi tìm kiếm con đường làm giàu nhanh chóng, từ những người thợ thủ công nghèo, nhà buôn phá sản, các vị tu sĩ... cho đến các bá tước, giáo chủ, thậm chí quốc vương. Phần lớn họ không được chuẩn bị gì về hoá học mà chỉ có một niềm hy vọng là tìm được bí mật về viên đá triết học trong các tác phẩm giả kim thuật cổ đã bị thất truyền bằng những lời thần chú, bói toán.
    Tuy nhiên, ngoài những kẻ ham làm giàu nhanh chóng nhưng dốt nát, còn có nhiều trí tuệ thông minh và uyên bác bị lôi cuốn vào công việc giả kim thuật, chủ yếu đó là những tu sĩ rồi đến những thầy thuốc và các nhà bác học khoa học tự nhiên.
    Một trong những nhà giả kim thuật nổi tiếng đầu tiên của châu Âu là bá tước Anbert Bônstêt thường được biết dưới cái tên Anbert vĩ đại (Albertus Magnus). Ông là một giáo sư thần học thuộc giáo phái Đôminicanh, năm 1259 được phong làm giáo chủ ở Regenbuôc. Sau 5 năm ông từ bỏ chức giáo chủ và lánh mình tại một tu viện ở gần Ken để làm khoa học. Là một nhà thần học và triết học kinh viện có tên tuổi, ông đã để lại nhiều tác phẩm. Một trong những mặt hoạt động của Anbert vĩ đại là cùng với học trò là Fôma Acvin tiến hành bình luận Aristôt để loại trừ những mâu thuẫn giữa các luận điểm của Aristôt với các giáo điều của nhà thờ bằng cách bóp méo tư tưởng của Aristôt. Như vậy Anbert vĩ đại là một trong những người sáng lập ra triết học kinh viện Trung cổ. Ngoài ra ông nghiên cứu Vật lý, giả kim thuật, chiêm tinh học. Có lẽ chính bản thân ông đã tiến hành các thí nghiệm về biến đổi kim loại, đã đến thăm nhiều phòng thí nghiệm giả kim thuật và các xưởng thủ công. Trong các tác phẩm của ông có nói tới địa bàn và mô tả thuốc súng (lúc đó còn chưa được nói tới ở châu Âu). Người ta còn gán cho Anberty vĩ đại những sáng chế kỳ lạ như chiếc máy tự động có dạng như đầu người.
    (còn nữa)
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp...)
    Trong các tác phẩm "Sách về giả kim thuật" và "Năm cuốn sách về kim loại vàng khoáng vật", Anbert vĩ đại đã trình bày các quan điểm của mình về "thành phần" kim loại. Ông cho rằng kim loại cấu tạo từ các nguyên tố thuỷ ngân, lưu huỳnh, nước và đôi khi cả Asen. Các kim loại có thể biến đổi ra nhau, sự biến đổi này thể hiện ở sự thay đổi màu và tỷ trọng kim loại. Thuỷ ngân làm cho kim loại có màu trắng, lưu huỳnh cho màu đỏ, asen - màu vàng, nước nằm trong kim loại chịu nén và ép với những mức độ khác nhau. Bạc là kim loại gần giống với vàng hơn cả, muốn biến đổi bạc thành vàng chỉ cần thay đổi màu sắc và tỷ trọng. Anbert vĩ đại đã biết cách phân biệt vàng thật và vàng giả bằng lửa và biết tác các kim loại quý khỏi kim loại không quý.
    Một nhà giả kim thuật nổi tiếng người Anh là Rôgiơ Bêcơn (Roger Bacon, 1214-1294), lúc trẻ học ở Anh rồi sang Pari và đỗ tiến sĩ triết học ở đây. Ông có khả năng xuất sắc và được mệnh danh là "vị tiến sĩ kì diệu" (doctor mirabilis). Khoảng năm 1250 Bêcơn trở về Ôcpho giảng dạy và nghiên cứu khoa học một thời gian. Ông nổi tiếng và có nhiều học trò, nhưng những người cùng giáo phái Franxiscan nghi ngờ ông là phù thuỷ và đuổi không cho ông giảng dạy, sau đó (năm 1252) ông bị bắt giam ở Pari.
    (còn nữa)
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau

Chia sẻ trang này