1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

    Dạo này rảnh rỗi, nên lập cái topic mới này để cóp nhặt lại những mẩu chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng (từ cổ đến kim). Mời các pác ai có cái gì hay hay thì đóng góp... đọc cho đỡ buồn
  2. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Trần Cảnh Được - Huyền Thoại Bóng Bàn Nước Việt
    Qua những tài liệu ngả màu thời gian còn sót lại, chúng tôi đã tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của danh thủ Trần Cảnh Được - một trong những huyền thoại bóng bàn đã từng làm rạng danh nước Việt trên đấu trường quốc tế suốt thập kỷ 50 ?" 60.
    [​IMG]
    Bộ tứ danh thủ (Trần Cảnh Được - Trần Văn Liễu - Mai Văn Hoà - Lê Văn Tiết) vô địch đồng đội bóng bàn tại Á vận hội Nhật bản năm 1958.
    Ngược dòng thời gian trở về quá khứ, Sài Gòn năm 1951, Trần Cảnh Được lúc bấy giờ mới chỉ là một chàng trai 18 tuổi đã đoạt ngay chức vô địch bóng bàn toàn miền Nam và giữ tiếp chiếc cúp năm kế tiếp 1952.
    Qua năm 1953, đoàn tuyển thủ miền Nam Việt Nam gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Nguyễn Kim Hằng đi dự giải vô địch bóng bàn châu á tại Tokyo, Nhật Bản. Ngay trong lần đầu xuất ngoại, Trần Cảnh Được đã giành tấm HCV đôi nam (đứng cặp với Mai Văn Hoà). Cặp đôi Hòa - Được ngày ấy khét tiếng thế giới khi một người phòng thủ tốt và một người tấn công giỏi, đặc biệt là danh thủ Được với cú sở trường bạt trái và rờ-ve đầu vợt . Họ là một đôi bạn thân cả ngoài đời, dù xét về tuổi tác thì ông thua Hòa đến bảy tuổi. Cũng tại giải này, danh tiếng của làng bóng bàn nước Việt lẫy lừng khắp nơi khi danh thủ Mai Văn Hòa chiến thắng tất cả các đối thủ để đoạt tấm HCV đơn nam. ở nội dung đồng đội, Việt Nam lọt vào trận chung kết nhưng đã để thua nhận huy chương bạc. Đến nay trong hồ sơ của Liên đoàn bóng bàn thế giới (ITTF) vẫn còn lưu danh các tay vợt huyền thoại miền Nam Việt Nam với những kỳ tích xuất sắc trên đấu trường châu lục.
    Hai năm sau (1955), cũng tại giải vô địch châu á tổ chức tại Singapore, đôi nam Mai Văn Hòa và Trần Cảnh Được vẫn lọt được vào trận chung kết nhưng để bấ ngờ để thua đôi Singapore, ngậm ngùi nhận tấm HCB không mong muốn.
    Năm 1957, giải vô địch bóng bàn châu á tại Philippines, đội Việt Nam gồm Hòa, Được và Trần Văn Liễu đã đánh bại các đội khác để dành huy chương vàng toàn đội. Và cũng cặp bóng bàn Mai Văn Hòa và Trần Cảnh Được đem về tấm HCV thứ hai cho Việt Nam.
    Một năm sau đó, bóng bàn lần đầu tiên được đưa vào á vận hội Nhật Bản ?" 1958, với sự tham dự của nhiều nước hơn. Thời điểm đó, đội bóng bàn nước chủ nhà được coi là mạnh nhất thế giới với ba danh thủ từng vô địch thế giới như Ozimura, Shunoda và đương kim vô địch thế giới là Tanaka. Vì đoạt chức vô địch thế giới nhiều lần trong thập niên 50 nên Nhật đã không thèm tham dự giải vô địch á châu tổ chức hai năm một lần vào năm 1955 và 1957. Người Nhật nghĩ rằng đội bóng bàn của họ sẽ sẽ lấy chọn bộ ba HCV tại đại hội này. Nhưng kết quả lại bất ngờ, về giải đơn nam thì Li Ky Ching của Đài Loan đã hạ Shunoda trận chung kết, báo chí Đài Loan tha hồ ca tụng cây vợt của họ.
    Trước trận chung kết nội dung đồng đội giữa Nhật Bản và Việt Nam, ai cũng đánh giá ưu thế thuộc về chủ nhà. Nhất là trong giải thế giới tại Thụy Điển 1 năm trước đó (1957), đội Việt Nam gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Huỳnh Văn Ngọc đã thua đội Nhật tỉ số 3-5. Kết quả thật sửng sốt, đội bóng bàn Việt Nam gồm bộ ba Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Lê Văn Tiết lần này đã làm chủ nhà Nhật Bản vô cùng buồn bã trong thảm bại bóng bàn, môn thể thao mà họ đang hãnh diện với thế giới. Trận chung kết được tổ chức hai bên thi đấu 9 trận, và bên nào thắng 5 trận là thắng. Bên phía Nhật, danh thủ Ozimura đã thắng hết 3 trận gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được và Lê Văn Tiết. Phía Việt Nam, Lê Văn Tiết thắng 2 trận gồm Tanaka và Shunoda, Mai Văn Hòa thắng Shunoda và Trần Cảnh Được thắng Tanaka. Như vậy là đội Việt Nam đang dẫn Nhật trước với tỉ số 4-3. Qua trận thứ 8 là Mai Văn Hòa gặp đương kim vô địch thế giới Tanaka, anh này vừa thua hai trận liền trước Đức và Tiết. Người Nhật Bản vẫn hy vọng thắng trận này để còn đấu trận thứ 9 cuối cùng giữa Trần Cảnh Được và Shunoda. Kết cuộc Mai Văn Hòa với lối phòng thủ cắt bóng dẻo dai đã chiến thắng và Tanaka đã ôm mặt khóc nức nở, tỉ số chung cuộc là Việt Nam thắng Nhật 5-3 giành HCV đồng đội bóng bàn á vận hội 1958. Vinh dự to lớn của bóng bàn Việt Nam là đã đánh bại Nhật Bản, một cường quốc bóng bàn đang ngự trị trên làng bóng nhựa hoàn cầu. Đây được coi là vị trí cao nhất mà Việt Nam đã giành được trong lịch sử bóng bàn nước nhà.
    Ngoài huy chương vàng toàn đội, bộ đôi ăn ý Mai Văn Hòa và Trần Cảnh Được đã thắng đôi Đài Loan để lấy thêm tấm HCV á vận hội thứ hai. Tại một kỳ đại hội thế thao lớn nhất châu á, thành tích này được coi là đỉnh cao của bóng bàn nước nhà, đã đi vào lịch sử thể thao như là một huyền thoại, và có lẽ không bao giờ đạt được lần thứ nhì.
    Qua năm sau tức là 1959, giải vô địch bóng bàn thế giới tại Tây Đức , đội bóng bàn Việt Nam đứng đầu bảng D sau khi thắng Pháp, Anh và Tiệp Khắc. Trong trận gặp Tiệp Khắc để tranh đầu bảng thì dư luận cho rằng Tiệp từng vô địch thế giới nên có thể ưu thế, không dè Việt Nam thắng tỉ số 5-3. Đây là trận đấu không thể quên đối với danh thủ Trận Cảnh Được khi ông thắng 2 trận liền, chưa kịp đấu trận thứ ba thì đã xong kết quả.
    Đội Việt Nam lọt vào 4 đội mạnh nhất thế giới và gặp lại Nhật Bản - đối thủ ?oân oán? quen thuộc ?" tại bán kết. Lần này Nhật đã thay thế Tanaka bằng Murakami - đương kim vô địch Nhật Bản. Rút được kinh nghiệm trận thua lần trước nên cuối cùng Nhật cũng đã trả được món nợ lần trước khi thắng Việt Nam với tỉ số 5-3. Giải vô địch thế giới năm 1959, đội bóng bàn nước nhà đoạt giải ba thế giới đồng hạng với Trung quốc. Nhật Bản giành chức vô địch sau khi chiến thắng đội Hungary trong trận chung kết.
    Cũng năm 1959 này đội Việt Nam gồm Trần Cảnh Được, Trần Cảnh Đến và Huỳnh Văn Ngọc dự đại hội TDTT khu vực Đông Nam Á - SEAP Games (bây giờ là SEA Games) tại Bangkok ?" Thái Lan và đã giành được HCV đồng đội.
    Những năm sau đó, nền bóng bàn thế giới đã có những bước tiến nhảy vọt về kỹ thuật và các loại vợt mút mới được chế tạo. Năm 1959 các đấu thủ ấn độ khi qua Việt Nam đã biểu diễn kỹ thuật "líp" rất xoáy làm những tay cắt bóng phòng thủ chới với, bóng trả qua bàn rất cao dễ bị đối thủ đập cho mất bóng. Và thời đại của những người dùng vợt gai để cắt bóng phòng thủ từng làm mưa làm gió trên làng bóng bàn đã bị vượt qua. Từ đó những tay vợt tấn công luôn chiếm ưu thế và đoạt vô địch trong khi những người chuyên phòng thủ như Mai Văn Hoà luôn gặp phải khó khăn.
    Mai Văn Hòa và Trần Cảnh Được là bộ đôi rất ăn ý. Hai người luôn có mặt trong đội tuyển đi dự quốc tế và trở thành đôi nam xuất sắc nhất, cùng nhau lập thành tích trong các giải đồng đội. Khi giao đấu đôi nam, Hòa chuyên thủ và Được tấn công rất tốt nên đã làm các cây vợt quốc tế rất e ngại.
    Trong đời bóng bàn của ông, đã từng đánh bại 6 danh thủ vô địch thế giới là Bergmann, Thony Leach (Anh), Tanaka và Shunoda (Nhật Bản), Tereba (Tiệp Khắc), Koczian (Hungary) và 2 nhà vô địch châu á là Tiết Thủy Sơ, Phó Kỳ Phương (Hồng Kông).
    Chàng thanh niên cách đây nữa thế kỷ đã cùng những đồng đội đem về những huy chương vàng quốc tế làm rạng danh làng bóng bàn nước Việt, bây giờ đang ở tuổi ?othất thập cổ lai hy? và hiện đang sống cuộc đời bình dị tại San Jose ?" bang California, Mỹ. Thành tích thi đấu quốc tế của ông tổng cộng có 6 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ các giải thế giới và á châu đầy uy tín, một thành tích thật đáng khâm phục.
    Hoàng Ngân
    (Báo Thể thao Việt Nam)

    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 08/01/2007
  3. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Mai Văn Hòa - Ông thầy của các nhà vô địch
    Mai Văn Hòa sinh ngày 1-6 -1927 tại Hà Nội. Thời thơ ấu ông sống tại Kompong-Cham. Năm 15 tuổi đã giành được 2 chức vô địch đơn và đôi Nam tại Campuchia (1942 & 1943).
    Về lại Sài Gòn năm 1947, ông trở thành tuyển thủ bóng bàn Việt Nam và ngay lần tham dự đầu tiên Giải Vô địch bóng bàn châu Á lần II tại Nhật Bản, Mai Văn Hòa cũng đã đoạt chức vô địch đơn nam và đôi nam (cùng với Trần Cảnh Ðược).
    5 năm sau, cũng tại thủ đô Tokyo của Nhật, Mai Văn Hòa lại chiến thắng vẻ vang trước đương kim vô địch đơn nam thế giới Tanaka để cùng với Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Ðược, Trần Văn Liễu đoạt huy chương vàng đồng đội nam - tấm HCV đầu tiên trong lịch sử tham dự ASIAD của đoàn VN.
    Chiến thắng của đoàn thể thao VN làm cho cả nước Nhật buồn bã. Còn Tanaka thì gục đầu vào vai mẹ khóc nức nở. Sau đó, dù còn rất trẻ, anh đã quyết định giải nghệ.
    Mai Văn Hòa nổi tiếng khắp thế giới với lối chơi cắt bóng và phòng thủ xa bàn, không những đẹp mắt mà còn rất hiệu qủa. "Chiếc máy đỡ bóng của thế giới" là lời ca ngợi của báo chí thế giới dành cho Mai Văn Hòa.
    Tháng 11/1969, Mai Văn Hòa sang Nhật dự lớp tu nghiệp Huấn luyện viên. Ông Tamasu giám đốc hãng sản xuất vợt bóng bàn nổi tiếng Butterfly, mời các tuyển thủ quốc gia của Nhật như Hasegawa (vô địch đơn nam thế giới 1967), Itoh (vô địch đơn nam thế giới 1969), Takahashi (vô địch đơn nam châu Á 1963)... đến sắp hàng trước mặt Mai Văn Hòa và hỏi:
    - Có biết ai đây không?
    Tất cả đều thưa: "Ðây là ông thầy của chúng tôi" và cúi đầu lễ phép chào.
    Hóa ra các tuyển thủ quốc gia Nhật đã học từ những đoạn phim quay các trận thi đấu của Mai Văn Hòa và Lê Văn Tiết .
    Ông Tamasu giải thích thêm:
    - Chính nhờ các đoạn phim của người thủ và người tấn công vào hạng giỏi nhất thế giới này mà bóng bàn Nhật Bản tìm ra được bài học hữu ích để tiến bộ như ngày nay.
    Ðoạn ông quay sang Mai Văn Hòa và nói:
    - Anh từng đánh bại chúng tôi ngay trên đất Nhật khi chúng tôi đang là đương kim vô địch thế giới nên không có lý do gì chúng tôi lại dạy anh được.
    Thế là Mai Văn Hòa "không được học" nữa mà trở thành thượng khách của Nhật. Ông được tiếp đãi chu đáo suốt mấy tháng trời, còn Tamasu thì đích thân lái máy bay riêng chở anh Hòa đi tham quan hội chợ quốc tế EXPO 70 tại thành phố Osaka.
    Tiếc thay, Ông qua đời khi mới 44 tuổi (14-5-1971) vì bị một chiếc xe buýt tông vào chiếc Lambretta của ông. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông còn nói lời tha thứ cho người tài xế gây tai nạn: "Anh yên tâm, gia đình tôi sẽ không kiện cáo gì anh đâu".
    Ba tuần sau, Tổng Cuộc Bóng Bàn Miền Nam tổ chức giải mang tên "Ðánh cho Mai Văn Hòa" để lấy tiền giúp đở nhà vô địch. Khán giả đến xem rất đông, tiền vé thu được đến 68.000 đồng
    Hai kỷ vật của ông cũng được đem bán đấu giá:
    - Chiếc Huy Chương Vàng ASIAD 1958: Nhà thầu khoán Vũ Úc đã mua với giá 420.000 đồng.
    - Bức di ảnh của ông: 50.000 đồng.
    (1 lượng vàng lúc đó khoảng 10.000 đồng).
  4. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ (kỳ 1)
    Ngày rúng động thể thao thế giới

    TT - Thể thao VN đang chuẩn bị bước vào cuộc so tài lớn nhất trong năm 2005, đó là SEA Games 23 tại Philippines, với một lực lượng đông đảo trên 500 VĐV!
    Không phủ nhận thể thao nước nhà đã có những bước tiến đáng kể về lượng lẫn chất, nhất là khi nhìn lại lần dự SEA Games đầu tiên của một nước VN thống nhất (năm 1989), chỉ vỏn vẹn chưa đầy 50 VĐV và thành tích chỉ ba HCV. Tuy nhiên, như thế liệu đã đủ để hài lòng?
    Chúng tôi muốn quay lại những ?ongày xưa? không chỉ để nhớ mà còn nhằm nuôi dưỡng khát vọng đi tới...
    Hôm ấy là ngày 27-5-1958, kim đồng hồ vừa chỉ 22g40, tay vợt đương kim vô địch bóng bàn đơn nam thế giới Tanaka (Nhật) đã quăng vợt, chạy đến quì xuống ôm chân mẹ khóc ròng. 10.000 khán giả chủ nhà ngồi lặng ngắt như tờ. Hoàng thái tử Nhật Bản lẳng lặng ra về và nguyên một ngày hôm sau không tiếp khách vì đau buồn. Làng bóng bàn thế giới đã rúng động với sự kiện ngay tại Tokyo: các tay vợt VN đã hạ một đội Nhật không có đối thủ trong suốt thập niên 1950 để đoạt HCV đồng đội nam Asiad 1958...
    Một đêm không ngủ của kỳ nữ Kim Cương!
    Trong những tấm ảnh tư liệu đã ố màu thời gian, tôi tìm thấy một tấm chụp nữ nghệ sĩ Kim Cương cười thật tươi, đang trao hoa cho những người hùng năm ấy trong ngày trở về. Liên lạc với cô, Kim Cương cười giòn tan hỏi: ?oCó phải em muốn hỏi cái chuyến chị đi đón mấy anh Hòa, Được, Tiết thắng trận ở Nhật về không??.
    [​IMG]
    Kỳ nữ Kim Cương tặng hoa cho Trần Cảnh Được tại sân bay Tân Sơn Nhất
    Những hình ảnh thật đáng tự hào của gần nửa thế kỷ trước đã lung linh hiện về qua lời kể của người nghệ sĩ:
    Mình thì cũng không rành lắm về chuyện thể thao, dù giữa giới nghệ sĩ và mấy anh vận động viên rất là thân thiết. Khi mấy anh đi dự đại hội gì gì đó ở Tokyo năm 1958, nói thiệt mình cũng chẳng để ý đâu, dù những anh Hòa, anh Được, anh Tiết lúc ấy nổi tiếng lắm rồi. Ngay cả đến khi mấy ảnh lọt vào đến trận chung kết, mình cũng chưa chú ý nhiều nữa.
    Nhưng mình nhớ rõ cái đêm hôm ấy, khuya lắm rồi, gần dễ đến nửa đêm chứ không ít đâu. Nhà bình luận thể thao nổi tiếng Huyền Vũ báo tin về và đài phát thanh Sài Gòn lập tức loan tin các anh đã hạ đội tuyển bóng bàn Nhật để đoạt HCV, lập tức cả Sài Gòn xôn xao.
    Lúc ấy mình cũng không biết đội Nhật là mạnh nhất thế giới, không có đối thủ, nhưng vẫn thấy sung sướng lắm, tự hào lắm khi nghe chuyện hoàng thái tử nước Nhật đã không nén nổi đau buồn vì thất bại này, phải bỏ về không dự lễ trao huy chương. Trời ơi, không phải bây giờ đâu, ngay từ hồi ấy Nhật đã là nước mạnh hơn mình nhiều mặt lắm rồi, nên thắng được họ là thấy sướng lắm?
    Ngay lập tức, sáng hôm sau cả Sài Gòn xôn xao chuẩn bị việc đi đón mấy ảnh, dù mấy ngày sau nữa họ mới về. Mình cũng nôn nao liên lạc với mấy anh bên thể thao để xin được đi đón. Cũng may, lúc ấy dù chỉ mới 18 tuổi nhưng đã là ngôi sao vơ-đét, đã được gọi là ?okỳ nữ? rồi nên được ưu ái xếp vào phái đoàn danh dự, ra đến tận chân cầu thang máy bay để đón mấy ảnh.
    Nói thiệt nghe, không giả một chút nào đâu, cái đêm trước khi đi đón mấy ảnh, mình nôn nao không ngủ được. Còn hôm ấy, sân bay Tân Sơn Nhất toàn người với người. Ai cũng cười nói, bàn tán vui vẻ. Khi mấy ảnh vừa bước xuống máy bay, mình là một trong những người đã ôm hoa đến tặng. Mấy ảnh lên xe đi diễu hành về trung tâm thành phố mà phía sau là một đoàn người dài dằng dặc. Ôi, không khí mừng chiến thắng kéo dài lắm, mấy ảnh dự tiệc ăn mừng muốn mệt xỉu. Mình nhớ cũng tranh thủ mời được mấy ảnh dự một buổi tiệc do mình chiêu đãi ở nhà hàng Thanh Thế nữa đó...
    Ôi, nhớ lại vui lắm... Không biết đến bao giờ mình mới thắng được một đội số một thế giới như thế nữa em nhỉ?

    Một trong hai nỗi đau nhất của thể thao Nhật Bản

    Tìm lại tư liệu báo chí thời bấy giờ, đã có khá nhiều bài viết, bài dịch từ báo chí Nhật nói về sự kiện này. Với thể thao nước Nhật lúc ấy, người ta cho rằng đây là một trong hai nỗi đau lớn nhất.
    Tờ Nhật báo Đông Kinh viết: ?oTrong lịch sử thể thao Nhật, có hai biến cố làm chúng ta đau lòng nhất là việc để đoàn VN đoạt HCV bóng bàn đồng đội nam ngay tại Asiad lần 3 - Tokyo 1958; và võ sĩ Hà Lan Auton Geenik đoạt chức vô địch judo thế giới?.
    Còn tờ Nhật Bản Thời Luận thì có hẳn một bài ca ngợi ba tay vợt chủ lực của VN: ?obức tường thành? Mai Văn Hòa, ?okỳ quan? Lê Văn Tiết - tay vợt duy nhất chỉ thua một trận trong số 14 trận đấu của mình tại Asiad 1958 và Trần Cảnh Được - một tay vợt công thủ toàn diện.
    Để lọt được vào đến trận chung kết gặp chủ nhà Nhật, đội VN với bốn tay vợt Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu và Lê Văn Tiết đã lần lượt thắng như chẻ tre trước Philippines 5-1, Đài Loan 5-1, Iran 5-2, Hong Kong 5-1 và Nam Triều Tiên 5-2.
    Chính vì vậy, đội Nhật dù rất tự tin nhưng cũng thận trọng khi tung ra thành phần mạnh nhất của mình ở trận chung kết, gồm đương kim vô địch nam thế giới Tanaka, cựu vô địch thế giới nhiều năm liền Ogimura (sau này từng làm chủ tịch Liên đoàn Bóng bàn thế giới) và một cây vợt số hai của Nhật lúc đó là Tsunoda. Phía VN, ba tay vợt chủ lực đã được tung ra gồm Hòa, Được và Tiết.
    Trước trận đấu, dư luận đánh giá các tay vợt VN chỉ có 10% hi vọng làm chuyện bất ngờ. Nên nhớ trước đó một năm, tại giải vô địch thế giới ở Thụy Điển, đội Nhật đã hạ VN (Hòa, Được, Huỳnh Văn Ngọc) 5-3. Vì vậy, Liên đoàn Bóng bàn Nhật rất tự tin mời hoàng thái tử Nhật đến xem và theo kế hoạch sẽ trao HCV cho đội thắng trận.
    Thế nhưng, cái 10% hi vọng chiến thắng lại trở thành hiện thực. Thể thức thi đấu lúc ấy là đánh chín trận đơn, bên nào đến năm trước là chiến thắng. Trận đầu, Hòa thắng Tsunoda 2-1. Kế đến, Ogimura gỡ hòa bằng chiến thắng 2-0 trước Được. VN vượt lên ở trận thứ ba khi Tiết hạ Tanaka 2-0. Đội Nhật lại bắt kịp khi Ogimura hạ Hòa 2-1. Ở ván thứ năm, Tiết hạ Tsunoda 2-0. Đội VN vượt lên dẫn 4-2 khi Được hạ Tanaka 2-0.
    Tay vợt lão luyện Ogimura là người ?orửa mặt? cho chủ nhà khi thắng đối thủ thứ ba của VN là Tiết 2-1. Ván thứ tám, Hòa gặp Tanaka. Nhà vô địch thế giới hi vọng thắng trận này để gỡ hòa 4-4, và trận quyết định sẽ diễn ra giữa Được với Tsunoda. Tuy nhiên, với lối chơi vững như tường đồng, Hòa đã xuất sắc hạ Tanaka 2-0 (21/17, 21/18).
    Những người mê thể thao nay đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hi kể lại rằng bộ phim nhựa quay những trận đấu ấy sau đó đã được công chiếu trong các rạp chiếu bóng toàn miền Nam. Khi xem đến cảnh Tanaka quăng vợt chạy đến bên mẹ khóc ròng, rồi cảnh hoàng thái tử Nhật lặng lẽ rời nhà thi đấu, không người Việt nào không rơi lệ vì tự hào.
    Nhà bình luận thể thao nổi tiếng Huyền Vũ lúc ấy viết rằng khi ký biên bản sau trận đấu, đội trưởng đội Nhật - tay vợt Ogimura ngậm ngùi nói: ?oĐây là lần đầu tiên trong đời cầm vợt của tôi đã phải ký biên bản trước (đội thất bại phải ký trước)?!
    Mặc dù chiến thắng được ghi công bởi cả bốn thành viên đội bóng bàn lúc ấy gồm Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết và Trần Văn Liễu; nhưng nhờ trận thắng quyết định cuối cùng, Mai Văn Hòa vẫn là người được nhắc đến nhiều nhất. Cũng nhờ chiến thắng ấy, ông đã kiếm được một món tiền lớn để trang trải nợ nần...
    HUY THỌ (Báo Tuổi Trẻ)
  5. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0

    Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ (kỳ 2)
    Mai Văn Hòa và chữ ký giải nợ Chà và

    "Hoan hô quái kiệt Mai Văn Hòa" - đó là một trong rất nhiều băngrôn đón đoàn bóng bàn trở về sau chiến thắng vang dội 1958
    TT - Kể từ khi thể thao VN mở cửa vào cuối thập niên 1980 đến nay, chúng ta bắt đầu làm quen với việc các VĐV nổi tiếng xuất hiện trên truyền hình, báo chí để quảng cáo cho các thương hiệu. VĐV được xem là đầu tiên ký hợp đồng quảng cáo là võ sĩ Trần Quang Hạ sau khi đoạt HCV taekwondo Asiad Hiroshima.
    Tuy nhiên, chẳng có hợp đồng nào danh giá bằng hợp đồng của Mai Văn Hòa...
    French Style - Mai Văn Hòa
    Butterfly là nhãn hiệu số một thế giới từ xưa đến nay về mọi vật dụng phục vụ môn bóng bàn. Vào thời điểm thập niên 1950, Butterfly có mười loại vợt phục vụ dân chơi bóng bàn khắp thế giới. Mỗi một kiểu vợt như thế phù hợp cho một trường phái chơi bóng khác nhau.
    Như tay vợt Lê Văn Tiết chơi loại Kenny Style, Mai Văn Hòa thì chơi French Style, những tay vợt cầm vợt theo kiểu ?ocầm thìa? thì xài Japanese Style... Tuy nhiên, trong cả mười kiểu vợt của Butterfly lưu hành trên khắp thế giới lúc đó duy nhất chỉ có kiểu French Style là trên cán vợt có chữ ký của danh thủ Mai Văn Hòa!
    Chữ ký danh giá này đã đem lại cho ông Hòa bao nhiêu? Ông Lê Văn Tiết, một người cũng được Butterfly giới thiệu trong cuốn chào hàng của mình một cách trang trọng, bảo rằng: ?oTôi không biết anh Hòa thì thế nào, phần mình, Butterfly có xin phép giới thiệu tên tuổi, cách cầm vợt của tôi trên cuốn sách của họ và đổi lại họ trang bị toàn bộ dụng cụ thi đấu, tập luyện cho tôi?.
    Còn ông Trần Cảnh Đến - em ruột ông Trần Cảnh Được, và cũng là một tay vợt có hạng sau này của bóng bàn VN - cho biết: ?oTôi với anh Hòa thân lắm. Ảnh chơi thân với anh Được và xem tôi như em ruột. Sự nghiệp bóng bàn của tôi có được là nhờ học từ anh Hòa. Tôi nhớ vào thời điểm đó anh Hòa nghèo lắm, gia đình cả chục người con mà tính ảnh lại rất phong lưu.
    Hikosuke Tamasu - chủ tịch Tập đoàn Butterfly - trong cuốn hồi ký Những bài hát về tình hữu nghị thế giới viết về cuộc đời gắn bó với bóng bàn của mình (xuất bản năm 1993) đã có một đoạn nhắc đến Mai Văn Hòa: ?oBóng bàn đã mang đến cho tôi những người bạn quí trên khắp thế giới, trong đó có các ông Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được... của VN. Họ là những người đã làm nên sự kiện mà không một người Nhật nào yêu bóng bàn có thể quên được vào năm 1958. Nhưng thật đáng tiếc ông Hòa mất quá sớm. Tôi đã bàng hoàng khi nghe tin ông ấy mất...?.

    Sau chuyến đoạt HCV Asiad, anh có khoe với tôi rằng buồn ngủ thì gặp được chiếu manh, đang nợ nần tứ giăng với các chú Chà và (từ mà người Sài Gòn gọi các thương gia người Ấn lúc bấy giờ-NV) thì nhận được lời đề nghị của ông chủ Butterfly là Hikosuke Tamasu về việc khắc chữ ký lên cán vợt loại French Style mà ảnh sử dụng. Ảnh không cho biết hợp đồng này trị giá bao nhiêu nhưng tôi nghĩ là rất lớn, cũng phải vài ngàn đôla Mỹ, một khoản tiền rất lớn lúc bấy giờ nên ảnh đã trang trải được nợ nần?.
    ?oVạn lý trường thành??
    Bóng bàn ra đời vào khoảng thế kỷ 19 bởi các nhà quí tộc Anh ghiền môn quần vợt đã chế ra để chơi trong những lúc thời tiết mưa dầm, bão tố.
    Riêng tại VN, bóng bàn theo chân các lính viễn chinh Pháp du nhập đến đất nước hình chữ S này khoảng năm 1920. Ngày ấy, nó là một trò chơi dành cho tầng lớp thượng lưu, sử dụng để làm phương tiện giải trí, giao lưu tiếp xúc với các ông tây bà đầm.
    Song dần dần bóng bàn trở thành một môn thể thao bình dân, được giới học trò ưa chuộng, để rồi năm 1930 đã bắt đầu có những giải đấu tranh tài ở từng miền Bắc - Trung - Nam. Đến năm 1933, một giải đấu qui mô nhất đã được tổ chức là tranh chức vô địch Đông Dương, và một người Việt ở Campuchia đã đoạt chức vô địch là ông Đặng Tất.
    Nhưng những gì mà bóng bàn VN có được ở lúc sơ khai ấy còn có khoảng cách rất xa so với trình độ thế giới. Cụ thể là vào năm 1938, một đoàn bóng bàn Hungary đã đến Sài Gòn thi đấu giao hữu, trong đó có cựu vô địch thế giới Miklos Szabados.
    Tranh tài với các tay vợt khách, đại diện làng bóng nhựa VN gồm Ngọc Sơn đến từ Hà Nội, Nguyễn Đình Thi đến từ Nam Định và cặp Nguyễn Văn Khai, Trương Vĩnh Các của Sài Gòn. Đội chủ nhà đã thua cả bốn trận đơn nhưng màn trình diễn của Szabados đã làm ngây ngất giới mộ điệu.
    Ông Mai Duy Diễn - phó chủ tịch Liên đoàn Bóng đá VN: "Năm 1958, khi ấy tôi vừa 16 tuổi, đã bắt đầu theo nghiệp bố - ông Mai Duy Dưỡng, vô địch bóng bàn Đông Dương, được vào đội tuyển bóng bàn miền Bắc. Qua báo chí, chúng tôi đã nghe được chiến thắng của các anh Hòa, Tiết, Được và phải nói là hết sức tự hào. Dù đất nước bị chia cắt nhưng chiến thắng thể thao của những VĐV miền Nam hay miền Bắc thì cũng thế thôi, đều là niềm tự hào của người Việt mình cả.
    Tôi không được xem anh Hòa thi đấu chứ một vài đàn anh như anh Dương Kỳ Hưng đã xem hồi anh Hòa ra Hải Phòng, Hà Nội biểu diễn vào năm 1952 và ai cũng xem là thần tượng. Cho đến tận sau này, khi đất nước thống nhất, trong những lần xuất ngoại đi hội họp bóng bàn thế giới, rất nhiều người khi nghe tên tôi đã vội đến hỏi thăm có phải là anh em với ông Mai Văn Hòa không. Bởi họ cứ nghe đến "Mai" là nghĩ lập tức đến Mai Văn Hòa dù chúng tôi không bà con gì cả. Việc mấy chục năm trước mà vẫn còn được thế giới nhớ và nhắc đến là thật đáng tự hào".

    Màn trình diễn của các tay vợt Hungary đã khiến bóng bàn phát triển mạnh mẽ tại Sài Gòn khi các lò mọc lên như nấm. Song phải đến gần chục năm sau - năm 1947, khi hai anh em Mai Văn Chất - Mai Văn Hòa hồi hương từ Campuchia về thì bóng bàn VN mới bắt đầu gặt hái được những chiến thắng đáng khích lệ. Đầu tiên là tại cuộc viễn du của hai tay vợt hàng đầu nước Pháp lúc ấy gồm Michel Haguenauer và Guy Amouretti. Cả hai sau một loạt trận thắng như chẻ tre đã bị giội nước lạnh bởi thất bại 2-3 của Amouretti trước Mai Văn Hòa - người có lối chơi cắt bóng chắc như một bức tường đồng.
    Những người yêu thể thao VN ngày ấy, nay đều đến tuổi thất thập cổ lai hi, bảo rằng đấu thủ nào gặp Mai Văn Hòa cũng nản bởi đánh với ông như đánh với... tường! Đập, ?otiu?... cỡ nào ông cũng đỡ được. Chính vì thế nên không chỉ có báo chí trong nước, mà ngay nước ngoài cũng đặt cho Mai Văn Hòa biệt danh là ?oVạn lý trường thành? của bóng bàn thế giới.
    Thành tích của ông không chỉ là HCV đồng đội Asiad 1958, mà năm ấy còn đoạt luôn HCV đôi nam khi đứng cặp cùng Trần Cảnh Được đã hạ đôi Li Kou Tin - Son Ying Chen (Đài Loan) 3-1 trong trận chung kết. Hay trước đó, liên tiếp hai năm liền 1953 và 1954 ông đã đoạt HCV đơn nam châu Á. Trong bảng xếp hạng cá nhân của bóng bàn thế giới năm 1959 mà VN đã đoạt HCĐ, Mai Văn Hòa được xếp hạng thứ 12.
    Đáng tiếc thay con người tài năng đó đã ra đi ở tuổi 45, sau một tai nạn giao thông trên đường Yên Đổ (nay là Lý Chính Thắng) vào năm 1971. Các con của ông không ai theo nghiệp bóng bàn nhưng những người cháu (con chị ruột) lấy theo họ ?oMai? của mẹ thì theo đuổi nghiệp banh nhựa.
    Và hiện nay hai tay vợt nữ vào loại hàng đầu VN là Mai Hoàng Mỹ Trang và Mai Xuân Hằng là cháu gọi ông Mai Văn Hòa là ông cậu. Âu cũng là một chút an ủi cho ông nơi miền cực lạc...
    Trong sự nghiệp lẫy lừng của mình có một câu chuyện về Mai Văn Hòa mà tôi được nghe từ nhỏ và bán tín bán nghi không biết có thật không...
    HUY THỌ
  6. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ (kỳ 3)
    ?oNghi án biăngtin?

    [​IMG]
    Đoàn bóng bàn trước khi lên máy bay đi Nhật dự Asiad 1958 - Ảnh tư liệu
    TT - Danh thủ Mai Văn Hòa nằm xuống đã mang theo bí mật về những quả giao bóng trơn tuột như bôi mỡ! Hôm nay, chúng tôi đi tìm lời giải đáp từ những người cùng thời...
    Kẻ bảo có, người nói không...
    Tuyệt chiêu để đưa ông Mai Văn Hòa trở nên một danh thủ khét tiếng thế giới chính là những quả cắt, khả năng đón đỡ bóng đến mức siêu phàm. Một cây bút thể thao ngày ấy đã viết: ?oLối chơi của Hòa là thủ mãi để thắng. Thắng nhờ đối phương không còn đủ kiên nhẫn...?!
    Nhưng, hồi nhỏ tôi đã được nghe cha mình cùng nhiều bậc trưởng thượng khác kể về một huyền thoại của Mai Văn Hòa là ông thường có những quả giao bóng rất hiểm ác vào những thời điểm quyết định. Trong làng thể thao VN ngày ấy, người ta gọi đó là cú giao bóng ?obiăngtin?!
    ?oBiăngtin? là tên gọi loại sáp bôi tóc cho bóng mượt, được các quí ông thời ấy rất ưa dùng. Danh thủ Mai Văn Hòa cũng có một đầu tóc láng mướt nhờ biăngtin mà người ta thường ví là ruồi đậu xuống đó sẽ trượt chân té! Và lời đồn bảo rằng ở những thời điểm quyết tử, khi cầm giao bóng, ông đưa tay vuốt nhẹ đầu một cái. Sau đó bàn tay vê tròn quả bóng để tráng cho nó một lớp biăngtin. Tiếp đến, những quả giao bóng lúc ấy đều rất đơn giản, không hiểm hóc. Đối phương lập tức tưởng bở giật ngay. Nhưng bóng trơn quá khiến nó tuột luốt không đâu vào đâu cả, và thế là thua!
    Ông Trần Cảnh Đến - một người thân thiết với ông Hòa - đã cực lực phản bác điều đó, ông bảo người ta ganh anh Hòa nên nói thế. Ông Trần Cảnh Được - một đồng đội của ông Hòa, hiện ở Mỹ - cũng khẳng định không có chuyện đó. Bởi các VĐV đẳng cấp cao thế giới đâu phải tay mơ để anh Hòa làm được điều đó!
    Nhưng ông Lê Văn Tiết thì lại bảo rằng có. Ông nói: ?oDĩ nhiên anh Hòa đâu có xài thường xuyên. Chỉ ở những thời điểm cực kỳ quan trọng mới tung chiêu đó ra thôi. Sau này các đối thủ Nhật Bản, Hong Kong... cũng nghe đồn về chuyện này nên khi thi đấu với anh Hòa, họ thường xuyên đòi kiểm tra bóng trước khi anh Hòa giao. Tôi cho rằng nếu chuyện đó là thật thì cũng không làm lu mờ chút nào tài năng của anh Hòa, bởi đó chỉ là một chút mánh lới trong thể thao thôi mà. Vả lại làm gì có chuyện sử dụng chiêu đó để thắng người ta mãi được?.
    Chuyến xuất ngoại đầu tiên của bóng bàn VN là vào tháng 12-1949. Đoàn gồm có Mai Văn Chất (thủ quân), Mai Văn Hòa, Trần Văn Liễu, Trần Quang Nhụy và Phó Đức Huy. Sau nửa tháng cùng tàu Marseillais lênh đênh trên biển, đoàn đã đến Paris ngày 2-1-1950 và thực hiện một chuyến thi đấu tại Pháp và Hà Lan khá thành công. Tiếp đến, đoàn VN dự giải vô địch bóng bàn thế giới, nhưng do mới lần đầu dự giải nên không được thi đấu đồng đội mà chỉ được chơi ở giải đơn, đôi. Tất cả đều lọt qua vòng một, sau đó chỉ còn Chất, Nhụy vào vòng ba nhưng cũng đã dừng bước.

    Câu chuyện của ?oXí Được?
    Trong bộ tam làm nên chiến thắng lẫy lừng của năm 1958, ngoài ông Mai Văn Hòa, nhân vật thứ hai là ông Trần Cảnh Được hiện sinh sống tại San Jose (bang California, Mỹ). Cách đây hai năm, Hội Người Việt tại Cali đã tổ chức mừng thọ ông 70 tuổi.
    Lật lại những tư liệu cũ là báo chí thể thao ngày ấy, tôi không khỏi thắc mắc khi trong đội hình tuyển bóng bàn VN dự Asiad 1958 hay Giải vô địch bóng bàn thế giới 1959 tại Dormund (Đức) có tờ viết là Trần Cảnh Đức, có tờ lại viết là Trần Cảnh Được?
    Ông Đến - em trai của ông Được - vừa cười vừa kể rõ nguồn cơn chuyện này như sau: ?oAnh Được có lẽ là VĐV đầu tiên của VN khai man tên đó! Hồi nhỏ, ba tôi cấm chơi bóng bàn. Mà bọn tôi thời đó mê anh em nhà Mai Văn Chất - Mai Văn Hòa dữ lắm. Đã vậy, học ở Trường Tabert mấy thầy cũng dạy chơi bóng bàn nên ghiền luôn. Vì vậy, anh Được không dám đăng ký thi đấu với tên thật vì sợ đến tai ba tôi nên tự đổi tên Được thành Đức?.
    Còn ông Được, trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại đã kể cho nghe: ?oTôi là dân Hội An, nhưng ông bà cụ thân sinh đã vào Sài Gòn lập nghiệp từ khi bọn tôi chưa ra đời. Có điều mấy anh chị của tôi đều sinh tại Sài Gòn, chỉ mỗi mình tôi sinh tại Hội An. Số là không hiểu sao trước tôi, tất cả mấy người anh đều mất sớm. Vì thế khi mang bầu tôi, hai ông bà thân sinh đã quyết định về sinh tại Hội An rồi gửi cho người bác ruột nuôi đến năm sáu tuổi mới vào lại Sài Gòn. Vì khó khăn như thế nên ông bà cụ mới đặt tên là Xí Được?!
    ?oXí Được? không thủ tốt như Hòa, không tấn công hay bằng ông Tiết nhưng lại rất đều. Đến độ Bergman - một tay vợt người Anh gốc Áo từng hai lần vô địch thế giới vào cuối thập niên 1940, và không ít lần là bại tướng dưới tay Xí Được - đã phải từng thốt lên: ?oĐược là tay vợt đều nhất mà tôi được biết?!
    Thành tích quốc tế của ông Được cũng thật đáng nể: ngoài việc cùng Hòa, Tiết... đoạt HCV Asiad 1958, năm 1953 dự Giải vô địch châu Á tại Tokyo, ông đánh cặp với Mai Văn Hòa và đoạt HCV đôi nam (giải này ông Hòa vô địch đơn). Cặp đôi Hòa - Được ngày ấy khét tiếng thế giới khi một người phòng thủ tốt và một người tấn công giỏi, đặc biệt với cú sở trường bạt trái và rờ-ve đầu vợt. Họ là một đôi bạn thân cả ngoài đời, dù xét về tuổi tác thì ông thua Hòa đến bảy tuổi. Bốn năm sau, cặp Hòa - Được lại một lần nữa đoạt HCV đôi nam châu Á, và cũng giải này họ cùng với Trần Văn Liễu đoạt thêm HCV đồng đội nam. Năm 1959, ông cùng Hòa, Tiết đoạt HCĐ đồng đội nam thế giới. Thành tích cuối cùng của ông là chiếc HCV đồng đội SEAP Games 1959. Điều thú vị là ở giải này, người đồng đội mới của ông là em trai Trần Cảnh Đến.
    Ông Nguyễn Thế Hùng - cựu HLV trưởng đội tuyển bóng bàn VN - cho biết hạnh phúc lớn nhất của đời mình là được xem Mai Văn Hòa thi đấu hồi năm 1952 khi ra biểu diễn tại Hải Phòng.
    Năm 1990, dự Asiad Bắc Kinh, ông thật sự bàng hoàng khi Đài phát thanh Trung Quốc bình luận về môn bóng bàn ở đấu trường Asiad đã nhắc lại Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết của 32 năm trước với vẻ đầy ngưỡng mộ. Đặc biệt họ ca ngợi Mai Văn Hòa là tay vợt tiêu biểu nhất của lịch sử bóng bàn thế giới về lối đánh phòng thủ.

    Nước mắt tuổi 72...
    Tôi gọi điện cho ông Được vào khoảng 6g sáng bên Mỹ. Đang còn vẻ ngái ngủ, nhưng giọng ông trở nên thật hoạt bát khi nghe hỏi đến chuyện bóng bàn. Ông hào hứng: ?oĐã gần nửa thế kỷ rồi nhưng tôi vẫn còn nhớ như in chiến thắng năm 1958. Tự hào lắm... Các bạn biết không, có hai câu chuyện mà tôi không bao giờ quên.
    Thứ nhất, các bạn có biết đội Nhật tin vào chiến thắng đến mức nào không? Họ chẳng thèm chuẩn bị quốc thiều đội khách khi trao huy chương vì cho rằng không thể có chuyện đó. Thứ hai, ngày hôm sau ra phố, người dân Tokyo gặp ai mà họ nghĩ là người Việt cũng đều chặn lại xin chữ ký. Đến độ nhiều VĐV nước khác khi được chặn lại cũng nhận mình là người VN để tặng chữ ký (cười)?.
    * Nghe nói cũng nhờ bóng bàn mà ông có một mối tình đẹp với một thiếu nữ Hà Nội?
    - Đúng vậy, năm 1952, ĐKVĐ châu Á Tiết Thủy Sơ (Hong Kong) cùng Fujii (Nhật - hai lần vô địch thế giới) cùng sang Sài Gòn thi đấu. Sau đó tất cả chúng tôi cùng ra thi đấu biểu diễn ở Hải Phòng, Hà Nội. Tại Hà Nội, tôi đã quen với Kim Chi lúc ấy là ca sĩ với tên Thùy Dương. Năm 1953 cô ấy vào Sài Gòn và chúng tôi đã cưới nhau (bà Chi hiện đã mất - NV).
    * Cuộc sống của ông giờ đây có còn chỗ nào cho bóng bàn?
    - Ôi, ở đất Mỹ này người ta không thích môn thể thao nhẹ nhàng như bóng bàn. Họ chỉ thích những môn gì mạnh bạo, bạo lực và kiếm ra tiền thôi. Nhiều lúc ghiền quá thì cũng đi qua nước này nước nọ để xem mấy giải có tiếng tăm.
    Câu chuyện của chúng tôi thỉnh thoảng lại xen vào những tiếng sụt sịt. Giọng ông Được trầm hẳn đi: ?oTôi không ngờ đã gần nửa thế kỷ rồi mà các bạn vẫn còn nhớ đến chúng tôi. Cảm động lắm... Cảm động lắm...?.
    ***
    Thật thú vị, các siêu sao bóng bàn VN đều không có ai đơn lẻ cả. Như nhà họ Mai, bên cạnh Hòa là Chất; nhà họ Trần thì sau Được là Đến; nhưng nói về gia đình thì chẳng có ai qua được nhà họ Lê, mở đầu là Lê Văn Tiết - người mà ngay cả báo chí nước ngoài cũng phải xưng tụng là một ?okỳ quan?...
    HUY THỌ
  7. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Đấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ (kỳ 4)
    Gặp lại ?okỳ quan bóng bàn thế giới?

    ... Và cựu danh thủ Lê Văn Tiết với chiếc cúp vô địch miền Nam đoạt được năm 18 tuổi, sau khi hạ một loạt đàn anh khét tiếng
    TT - Đã 66 tuổi nhưng trông ông vẫn còn rất tráng kiện, sáng sáng vẫn cưỡi xe Dream chở vợ đi ăn sáng. Gia cảnh khá giả, nhưng chiều chiều ông vẫn chạy xe trên chục cây số từ quận Tân Phú ra đến gần Lăng Ông (TP.HCM) để dạy kèm bóng bàn.
    Ông bảo: ?oỞ nhà không làm gì hư người. Đi dạy kèm vừa thỏa nỗi nhớ vợt, nhớ bóng; vừa khỏe người và cũng vừa kiếm đồng ra đồng vào ăn sáng?. Ông là Lê Văn Tiết, người từng được cây bút Robert Journal (báo J.E.O) và tờ Nhật Bản Thời Luận gọi là ?okỳ quan của bóng bàn thế giới?...
    [​IMG]
    ?oHãy coi chừng Lê Văn Tiết!?
    Một năm sau chiến thắng ở Asiad 1958, đoàn VN lên đường đi Dortmund (Đức) dự giải vô địch bóng bàn thế giới. Sau trận thắng đội Anh, nhà báo Huyền Vũ cùng tháp tùng đã tường thuật như sau: ?oAnh chàng cao lêu nghêu Johnny Leach, cựu vô địch thế giới 1949-1951, là một trong sáu tay vợt hàng đầu thế giới, đương kim vô địch Anh, sau trận thua VN đã vừa lau mồ hôi trán vừa lắc đầu thở ra. Anh ta cho biết nếu chẳng có gì xui xẻo bất ngờ, đoàn VN sẽ đứng đầu bảng D.
    Đặc biệt hãy coi chừng Tiết. Tôi từng sang VN ăn thua qua lại với Hòa, Được nhiều lần nhưng chưa thấy đấu thủ nào khó chịu như Tiết. Đấu thủ các nước hãy coi chừng, Tiết có thể làm chuyện lớn tại giải vô địch thế giới kỳ này lắm?!
    Đúng như Leach dự đoán vế đầu, đoàn VN đã đứng đầu bảng D, trong đó trận thắng oanh liệt nhất là hạ số một châu Âu - đội Tiệp Khắc. Vào bán kết còn bốn đội là Nhật, VN, Trung Quốc và Hungary. ?oOan gia ngõ hẹp?, đối thủ của VN ở bán kết là Nhật. Sau thất bại năm 1958, đội Nhật đã quay phim và nghiền ngẫm lối chơi của các tay vợt VN nhằm tìm cách khắc chế.
    [​IMG]
    Chàng trai trẻ Lê Văn Tiết với chiếc cúp vô địch Pháp mở rộng 1959...
    Sau giải vô địch thế giới năm 1959 tại Đức, nhà báo Huyền Vũ đã phỏng vấn ông Hasegawa - trưởng đoàn bóng bàn Nhật Bản. Ông này đã nói như sau: ?oNếu các tay vợt VN chơi ổn định hơn và có thêm một Lê Văn Tiết nữa thì chắc chắn ngôi số một thế giới sẽ về tay các bạn?.

    Đã vậy, căn bệnh cố hữu của các tay vợt VN là thiếu ổn định vì thể lực không thật tốt, nên Nhật đã phục thù thành công với chiến thắng 5-3. Đội VN chỉ đoạt HCĐ giải thế giới, nhưng đó cũng đáng gọi là kỳ tích của một nền bóng bàn sinh sau đẻ muộn. Nên nhớ dự giải này có tất cả 40 nước, trong đó châu Á chỉ có bốn đội được tham gia là VN, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc.
    Rời Đức, tất cả danh thủ bóng bàn thế giới đến Paris tham dự Giải quốc tế Pháp 1959. Đây là một trong những giải uy tín nhất thế giới lúc bấy giờ. Và cái vế dự đoán thứ hai của Leach giờ mới thành hiện thực. Trong khi các đàn anh như Hòa, Được, Liễu đã sớm rơi rụng thì Tiết đi thẳng một mạch vào đến chung kết gặp Murakami (Nhật), người vừa đoạt HCV thế giới đôi nam tại Đức.
    Murakami đã dẫn Tiết 2-0 (21/17, 21/15) và tưởng cầm chắc chiến thắng. Tuy nhiên, ở ván ba và tư, Tiết thay đổi đấu pháp và thắng lại liền hai ván (21/16 và 21/12). Bước vào ván quyết định, Murakami dẫn trước 5-0, rồi 10-5 nhưng Tiết đã bắt kịp 10-10 và bứt luôn để chiến thắng với 21-17. Trong 5.000 khán giả ngồi kín nhà thi đấu lúc ấy có khá đông Việt kiều và mọi người đã trào nước mắt vì hạnh phúc.
    Tay vợt huyền thoại của Nhật Ogimura chứng kiến trận đấu này đã phải thốt lên: ?oĐây là trận đấu khủng khiếp nhất mà tôi được xem?! Nhờ chiến thắng này, Lê Văn Tiết đã được xếp hạng sáu thế giới trong năm 1959.
    Tuy nhiên, điều khiến báo chí thế giới gọi Lê Văn Tiết là ?okỳ quan bóng bàn thế giới? không phải chỉ nhờ những chiến thắng đó, mà quan trọng hơn là ông được ghi tên vào lịch sử bóng bàn thế giới nhờ ?ophát minh? lối chơi phản công độc đáo. Người Nhật, Ấn Độ đã mất không ít công sức để tìm cách khắc chế lối chơi này, mà họ gọi là ?okhông thể dùng sức để thắng Tiết, khi tấn công càng mạnh thì đòn phản công của anh ta càng ghê gớm do mượn sức để phản đòn?!
    Một gia đình thể thao
    Lê Văn Tiết sinh ngày 13-7-1939 tại Gia Định. Cụ thân sinh của ông là một người rất mê quần vợt. Như cái cách ra đời của bóng bàn, ông cụ đã đóng bàn đặt trong nhà để giải tỏa cơn ghiền quần vợt khi không thể đến sân. Và những lúc như thế, cậu con trai Lê Văn Tiết mới 8 tuổi chính là người được lôi vào để quần thảo.
    Thế rồi vào một ngày đẹp trời, ông xách vợt đến thử tài ở hội quán bóng bàn đường 20 (nay là Điện Biên Phủ) - một lò bóng bàn nổi danh ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Hàng loạt các đàn anh ở đây đã bị Tiết hạ đo ván và trong làng bóng đã xôn xao bàn tán về sự xuất hiện của một thần đồng.
    Lập tức, một ông bầu có tên là Chín Viễn đã mời Tiết về chơi cho hội bóng bàn đình Phú Thạnh của mình và mời thầy Ady kèm cặp cho ông. Năm 11 tuổi, Tiết vào học Trường Taberd và được rèn giũa thêm bởi một ông thầy khác là Gaetan. Đến 14 tuổi, Tiết là tay vợt số một của học sinh thời ấy. Và năm 18 tuổi ông chính thức đăng quang ngôi số một miền Nam, sau khi hạ một loạt các đàn anh khét tiếng như Hòa, Được, Liễu, Hằng và chính thức chiếm một suất trong đội tuyển để dự Asiad 1958. Khi ấy ông vừa tròn 19 tuổi.
    Trong 20 năm cầm vợt, ông đã 19 lần xuất ngoại dự các giải quốc tế lớn nhỏ, được hàng triệu người của các quốc gia từ Á đến Âu ngưỡng mộ. Vô số nhân vật lừng danh của bóng bàn thế giới thời bấy giờ đã trở thành bại tướng dưới tay ông như Tiết Thủy Sơ, Tăng Hùng Bô, Lưu Đức Phương (Hong Kong), Hayashi, Fujii, Tsunada, Tanaka, Murakami (Nhật), Khodaiji (Ấn Độ), Lý Quốc Định (Trung Quốc), Bergman, Johnny Leach (Anh), Markovic (Tiệp Khắc)?
    Nhưng nhà họ Lê không chỉ có mỗi mình ông Tiết mà còn cung cấp hàng loạt tay vợt tài danh khác cho bóng bàn VN như bốn người em của ông là Lê Văn Inh, Lê Văn Tân, Lê Thị Kim Tiếng và Lê Thị Kim Hoàng. Còn trong các con của mình, ông Tiết có Lê Trung Thành từng đoạt giải vô địch thiếu niên toàn quốc năm 1987, tuy nhiên sau đó đã giã từ nghiệp cầm vợt để lo học văn hóa.
    Chiếc huy chương mất? vàng!
    Khi tôi ngỏ ý muốn xem chiếc HCV Asiad 1958, ông Tiết lấy cho xem và cười buồn cho biết: ?oSau ngày thống nhất, một người bạn đến mượn tôi xem chiếc HCV này. Cứ tưởng anh ấy ái mộ thật nên cũng không do dự gì mà không cho mượn. Nào ngờ anh ấy đem đi phân kim tách mất phần mạ vàng, nên chiếc HCV này giờ đây mới xỉn xỉn như thế này?!

    Nỗi buồn hậu thế?
    Sau khi giã từ bóng bàn, ông Tiết chuyển sang làm công tác huấn luyện cho quận Tân Bình và cũng đã từng dẫn dắt đội tuyển TP.HCM. Tuy nhiên, mệt mỏi với nhiều chuyện không hay của thể thao, ông đã rút lui vào năm 1986, và giờ đây tìm thú vui tuổi già nơi những tay vợt nhí do gia đình biết tiếng năn nỉ ông kèm cặp tại nhà.
    Nhìn cơ ngơi khá bề thế là một căn nhà mặt tiền đường Nguyễn Sơn (Tân Phú), cứ tưởng đối với ông như thế đã là mãn nguyện.
    Không. Ông tâm sự: ?oNhiều lúc lên lầu ngồi nhìn lại một lô một lốc huy chương, cúp, cờ... tôi không khỏi ngậm ngùi. Buồn lắm khi trong lòng cứ day dứt mãi câu hỏi bao giờ thì bóng bàn VN tìm lại được thời vàng son! Biết là khó nhưng không lẽ lại chịu bó tay khi mà người Việt mình có khiếu lắm với môn thể thao không cần nhiều đến sức vóc này?.
    Buồn nhưng không làm được gì, nên ông dốc sức biên soạn cuốn Giúp bạn hoàn thiện kỹ năng bóng bàn, vốn đã xong nhưng chưa biết tìm ra ai hỗ trợ để xuất bản. Trong cuốn sách này, ông chia làm hai phần: 1- Bày vẽ chi tiết mọi vấn đề về kỹ thuật bóng bàn, cách thức tổ chức thi đấu bóng bàn. 2- Sưu tầm những bài báo viết về thời vang bóng của bóng bàn VN.
    HUY THỌ
  8. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    ?oNữ hoàng? không ngai môn bóng nhựa

    [​IMG]
    Từ trái qua: Mai Văn Hòa, Như Mai, Mai Văn Chất
    Hữu duyên?
    TT - Trong quá trình đi tìm lại những chứng nhân, những tài liệu của sự kiện các tay vợt VN làm rúng động bóng bàn thế giới ở thập niên 1950, nhiều lần tôi nghe nhắc và đọc thấy cái tên ?oNhư Mai?.
    Các ông Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Đến cũng bảo: ?oCậu mà tìm được chị Như Mai để viết thì hay lắm. Đó là một người phụ nữ độc đáo, xưa nay hiếm có?...
    Trong lúc loay hoay chưa biết tìm cô Mai ở đâu thì tôi nhận được lá thư cô gửi đến Tuổi Trẻ ngày 5-11. Trong thư cô viết: ?oCả đại gia đình tôi đều là độc giả báo Tuổi Trẻ. Khi đọc những bài báo ?oĐấu trường vinh quang - Ngày ấy & bây giờ?, tôi đã không cầm được nước mắt.
    Một thời vàng son của bóng bàn VN, dù cách đây nửa thế kỷ, nhưng đã được dựng lại một cách rất trung thực, chính xác. Tuổi Trẻ đã có một loạt bài rất ý nghĩa, cho thấy lớp trẻ hôm nay rất nghĩa tình, biết được cái qui luật trong trời đất, đó là có gốc mới có ngọn, có xưa mới có nay... Các bài báo sẽ là kỷ vật cho những ngày cuối của cuộc đời tôi và mãi mãi đến ngày nào tôi mãn số nhân kiếp...?.
    Mừng hơn bắt được vàng, ngay lập tức tôi liên lạc với cô theo số điện thoại trong thư và được một cái hẹn vào chiều 7-11. Trong một căn nhà cũ kỹ ở hẻm 343 Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Tân Bình, TP.HCM), ngồi trước mặt tôi là cô Như Mai, một bà lão đã 76 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe. Bà cười nói rổn rảng, đưa tay lên gồng cho thấy cơ bắp vẫn còn và bảo: ?oĐây là chứng tích của một nữ thể thao gia, chứ không cậu lại không tin?.
    [​IMG]
    Như Mai (phải) trước Nha Thông tin Bắc Việt - nơi tổ chức thi đấu, biểu diễn bóng bàn quốc tế Hà Nội 1952
    Ngồi với bà trọn một buổi chiều, những câu chuyện thật thú vị của thể thao mà bà là nhân vật chính đã như thác lũ ào về theo dòng sông ký ức. Sang sảng kể đến Bà tên thật là Trần Thị Mai, sinh năm 1929 tại Đà Nẵng, là kết quả mối tình của một chàng trai dân Nha Trang theo Tây học là ông Trần Đình Quế với một cô gái gốc Sài Gòn là bà Lê Thị Tuyết Ngọc. Cả hai theo gia đình đến sinh sống tại Đà Nẵng, nên duyên chồng vợ và sinh ra Mai.
    Năm Mai 5 tuổi, được cha xin vào học tại một trường mẫu giáo của Pháp. Tự ái vì lời từ chối của trường khi bảo rằng trẻ VN phải 7 tuổi mới theo học được với trẻ Pháp 5 tuổi, người cha đã về làm giấy khai sinh tăng thêm cho con hai tuổi để quyết chứng minh trẻ Việt chẳng thua trẻ Pháp. Năm 7 tuổi, Mai được ví như ?othần đồng? khi học giỏi và đặc biệt múa hát rất hay. Cô bé đã từng được triệu vào cung để múa hát chúc mừng Nam Phương hoàng hậu và được ban thưởng một đồng tiền Khải Định.
    Càng lớn, Mai càng táo tợn như một cậu con trai. Năm 12 tuổi, cô bé đã dám nhảy xuống sông Hàn bơi lội. Năm 14 tuổi, Mai là cô gái duy nhất đăng ký đua xe đạp Đà Nẵng - Hội An - Đà Nẵng (32km) giữa một rừng nam nhi!
    Đến năm 1943, chiến tranh loạn lạc, Mai vào Sài Gòn để ăn học. Năm 1947, khi hai anh em Mai Văn Chất - Mai Văn Hòa từ Nam Vang về lại Sài Gòn, cô lập tức trở thành nữ học trò duy nhất của họ. Cô Mai kể: ?oChúng tôi không họ hàng, nhưng như là họ hàng vì ông bà ngoại tôi có một thời lưu lạc ra Bắc làm ăn và thân quen như ruột thịt với ông bà cụ thân sinh các anh Chất, Hòa. Tôi nhỏ hơn anh Chất tám tuổi và thua anh Hòa hai tuổi?.
    Cứ mỗi buổi chiều, cô lặn lội đến lò bóng bàn Nam Việt của anh em ông Chất - Hòa (ở đường Bùi Thị Xuân bây giờ) để học. Được truyền nghề bởi hai nhân vật khét tiếng này nên cô Mai không có đối thủ cùng giới. Do lúc ấy chưa có giải vô địch bóng bàn chính thức dành cho nữ nên phần lớn cô thi đấu biểu diễn với Mai Văn Hòa.
    Khi thì họ là đối thủ, Hòa chỉ làm tường thành cho Mai đập, tiu; khi thì họ đứng đôi với nhau, một công một thủ nhịp nhàng, đi đến đâu cũng được hoan hô vang dội. Bà cười bảo: ?oNói như ngôn ngữ thời bây giờ thì lúc ấy tôi đắt sô lắm. Vĩnh Long, Cái Bè, Biên Hòa, Thủ Đức, Cai Lậy, Mỹ Tho, Cần Thơ, Huế, Hải Phòng, Hà Nội... tôi đều đã từng đến để thi đấu, biểu diễn bóng bàn?.
    Về sau, cô có một người bạn là hoa khôi nữ sinh Gia Định tên Nguyễn Thị Nữ, cũng đánh bóng bàn kha khá. Cả hai đã được một người ái mộ cho mượn trọn tầng trệt của một căn nhà rộng lớn trên đường Phùng Hưng (quận 5) bây giờ để mở Hội quán bóng bàn Mai Nữ. Đó là lò bóng bàn đầu tiên để làm nơi lui tới cho những cô gái yêu thể thao ngày ấy.
    ?oNữ hoàng? không ngai

    Trong những năm đầu thập niên 1950, việc có một cô gái thi đấu bóng bàn là một sự kiện của xã hội. Cái dấu ấn phong kiến còn đè nặng trong đầu óc người dân, nên cuộc ra mắt đầu tiên Mai phải thi đấu trong trang phục... áo dài! Cô kể: ?oMới tiêu vài cái là... tẹt, rách nách áo! Vì vậy, tôi dẹp luôn chuyện mặc áo dài thi đấu vì không thuận tiện. Chuyển sang mặc áo thun, quần tây dài?.
    [​IMG]
    Trong ảnh: cô Mai trong trang phục áo dài chuẩn bị bước vào cuộc thi đấu biểu diễn đầu tiên trong đời, năm 1949.

    Năm 1952, trong chuyến hai ông Chất, Hòa ra Hải Phòng, Hà Nội thi đấu giao hữu với hai nhà vô địch châu Á là Tiết Thủy Sơn, Phó Kỳ Phương (Hong Kong), cô Mai cũng được mời theo để đọ tài với tay vợt nữ số 1 Bắc kỳ lúc đó là Nguyễn Thị Nhuận.
    Mai đã thắng Nhuận và vài năm sau đã thắng luôn cả Hoàng Mộng Điệp (Huế) - vô địch miền Trung, nên có thể nói cô là ?onữ hoàng? đầu tiên của môn bóng nhựa VN, dù không ngai!
    Cũng trong năm này, Mai được tháp tùng cùng các ông Chất, Hòa sang thi đấu ở Campuchia. Ở đó, Mai hạ tay vợt số 1 chủ nhà Thái Mỹ Dung và được ông hoàng Sihanouk cảm mến tài năng tặng một chiếc ly bạc.
    Năm 1953, cô Mai đứng cặp với Trần Thị Kim Ngôn và hạ cặp nữ số một Hong Kong là Hoàng Bích Diêu - Trần Ngọc Nghi ngay tại Sài Gòn với tỉ số 2-1. Nhà báo Huyền Vũ ngày ấy viết: ?oNữ kiệt Như Mai với những quả vụt góc thần tốc đã hạ được Hoàng Bích Diêu - Trần Ngọc Nghi?.
    Năm 1956, trong chuyến dự giải quốc tế Philippines mà Lê Văn Tiết đã đoạt cúp vô địch, cùng với những tay vợt khét tiếng Hòa, Tiết, Được, Hằng, Như Mai cũng được mời sang biểu diễn và khán giả chủ nhà hết sức thích thú với hình ảnh cô gái VN chơi bóng bàn giỏi.
    Nhưng, nhắc đến Như Mai mà chỉ nói mỗi thành tích bóng bàn thì chẳng khác nào chỉ mới sờ tai voi mà dám tả voi!
    HUY THỌ
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 08/01/2007
  9. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về một giải bóng bàn "của" Bắc kỳ

    Tháng 8-1943, giải VĐ bóng bàn Đông Dương được tổ chức tại Nam Vang (Campuchia) với sự tham dự của 5 đội tuyển. Đó là giải VĐ bóng bàn Đông Dương lần cuối, điều mà những người trong và ngoài cuộc ít ngờ tới, và cũng là giải đấu thành công nhất của ĐT Bắc kỳ.

    Bóng bàn Hà Nội đóng góp 3 trong 5 tuyển thủ là Nguyễn Hữu Chấn, Nguyễn Lan Hợp, Nguyễn Văn Nghị. Hai người còn lại là Mai Duy Dưỡng và Vũ Đình Giác (đều của Nam Định). Điều đáng nói là tuy chỉ có 5 người (ĐT Nam kỳ tham gia 17 người) nhưng ĐT Bắc kỳ đã giành cả chức vô địch đơn lẫn đôi và đương nhiên là toàn đoàn.
    Trước khai mạc giải 3 ngày, báo ?oTin Mới? đánh giá về ĐT Bắc Kỳ như sau: ?oChấn, Dưỡng, Nghị, Hợp, Giác đều chứa chan hy vọng đoạt lá cờ danh dự về cho kinh đô bóng bàn. Chấn và Dưỡng là 2 cây vợt của thế công. Nghị và Giác là hồn thế thủ của Bắc Hà. Hai bức Vạn - lý - trường - thành này đã ngăn cản một cách tài tình bao trận tấn công ác liệt. Hơn nữa Nghị và Giác có một quả vụt bất ngờ để làm nên chuyện to tát nữa. Người ta đặt nhiều hy vọng nhất vào Hợp. Công, thủ đều, Hợp còn khác người ở lối chơi ồ ạt rất nhịp nhàng và những quả vụt không thấy bóng??.
    ĐT Bắc kỳ do danh thủ Mai Duy Dưỡng làm VĐV kiêm HLV (hồi đó gọi là thủ quân). Thành công của ĐT Bắc kỳ có sự dẫn dắt, lèo lái rất tài tình của ông. Chính vì sự xuất sắc trong vai trò HLV cũng như VĐV mà sau khi giải kết thúc, Dakao Pingpong Club (Sài Gòn) đã mời ông Dưỡng vào làm thủ quân cho mình, điều chưa hề có khi đó. Ngay sau giải, báo ?oTin Mới? đã có bài bình luận về thành công của ĐT Bắc kỳ với ?otít?: ?oCảm tưởng về sự toàn thắng của đoàn đại biểu Bắc kỳ?.
    Xin được trích lại: ?oNhư chúng tôi đã từng nói, nếu Nam kỳ từng chiếm những vinh diệu về bóng tròn, xe đạp, bơi lội thì Bắc kỳ là nơi đã sản xuất được một số đông anh tài về môn bóng bàn. Trước những Dưỡng, Châu, Chấn, Hợp, Giác, Nghị, Bắc kỳ đã từng có những Chất, Sơn, Thi, Công, Thục? với một nghệ thuật đã làm chấn động cả làng BB Đông Dương cho nên sự toàn thắng của đoàn tuyển thủ Bắc kỳ trên đất Cao Miên vừa qua là một lẽ tự nhiên...
    Về giải đánh kép, Bắc kỳ đã chia đều nên cặp Tất - Khang (Cao Miên) vào đến chung kết rất vẻ vang (Khang chính là phu quân của nguyên Phó ************* Nguyễn Thị Bình). Trong số các tuyển thủ Nam kỳ, người ta thấy vắng mặt hai thiếu niên anh tài Poulet và Poussin nên chỉ có một mình Dy (Chợ Lớn) phải chịu cả sự mãnh liệt của các địch thủ. Thế mà Dy lọt vào vòng chung kết đánh đơn, thật rất đáng khen ngợi.
    Nói về các trận đấu thì ai cũng lấy làm tiếc là trong hai trận chung kết chỉ có trận đánh kép là ngoạn mục, sôi nổi còn trận đánh đơn có lẽ cả hai cây vợt Bắc - Nam vì quá cảm động về ngôi thứ nên chơi rất thường. Hợp đã thắng Dy 3-1 nhưng trận đấu kém vẻ hào hứng, không bằng những trận đấu loại. Cả hai xem ra chỉ đánh lối cầm chừng chờ đối phương vụt hỏng để ăn điểm. Trái lại, trận chung kết đánh kép rất sôi nổi. Cặp Chấn - Dưỡng đã đoạt chức đánh kép sau khi hạ Tất - Khang của Cao Miên 3-1 và đã được công chúng hết sức khen ngợi. Với lối đánh vũ bão rất ngoạn mục, Chấn và Dưỡng thật không hổ danh là hai cây vợt vô địch của Đông Dương?.
    63 năm sau chiến thắng huy hoàng đó, mùa thu này cụ Dưỡng bồi hồi kể lại chuyện cũ. Theo cụ, bài báo trên nói nhầm một điểm. Thực ra Poulet và Poussin có tham gia dưới tên Chúc và Linh. Họ đã thua cặp Chấn - Dưỡng 2-3 ở vòng loại. Cụ nói rằng bóng bàn Hà Nội hồi đó ngang ngửa bóng bàn Nam Định, việc số lượng VĐV xấp xỉ của 2 địa phương nói lên điều đó. Cụ nói vui rằng tuy giành được thắng lợi vang dội như vậy nhưng khi về đến Hà Nội, Tổng hội thể thao Bắc kỳ chỉ có một tiệc trà thết đãi các tuyển thủ cùng mấy câu khen ngợi của ông Phó hội trưởng. ?oLúc đó thế đã là vinh dự lắm rồi?, cụ kết luận.
    Hà Thành

  10. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Cây vợt Trần Thị Kim Ngôn từng vô địch đơn nữ suốt gần hai mươi năm từ năm 1955 cho đến 1973. Sinh ra trong một gia đình yêu thích bóng bàn, có người anh là Trần Quang Nhụy, vô địch đơn nam năm 1949, đại diện Việt Nam tham dự giải bóng bàn thế giới tại Budapest, du học và trở thành bác sỹ tại Pháp.
    Nhà của của Kim Ngôn có câu lạc bộ bóng bàn Nam Việt, đường Bùi Chu, Sài Gòn là nơi lui tới nhiều cao thủ nên chị được cơ hội tập dợt với họ để tăng tiến tài nghệ. Chị xử dụng vợt gai, hai mặt trái và phải đều nhau, thủ nhiều hơn công và đã làm mưa làm gió không đối thủ trong giới bóng bàn nữ cho đến năm 1973 khi Trần Hoa Việt từ xứ chùa Tháp Nam Vang về Việt Nam thì Kim Ngôn lúc đó đã 34 tuổi ( sinh năm 1939) mới chịu nhường ngôi.
    Qua Mỹ từ năm 1982, hiện cư ngụ tại tiểu bang miền Đông.Trần Cảnh Được và Trần Thị Kim Ngôn đã là cặp đôi nam nữ bóng bàn đại diện VN dự các giải thế giới 1956 tại Nhật bản, giải Á châu năm 1957, tại ấn Độ năm 1960, tại Đại Hàn năm 1964.

Chia sẻ trang này