1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Lê Văn Tiết vẫn không xa rời quả bóng nhựa
    Sinh trưởng tại Hóc Môn, ông Lê Văn Tiết tập chơi bóng bàn từ năm 10 tuổi do cha là ông Lê Văn Gặp hướng dẫn. Với cú đánh đột kích phản công, ông Tiết từng đoạt huy chương vàng đồng đội Asian Games 1958 tại Nhật Bản, huy chương đồng đồng đội thế giới tại Dortmund (Đức), vô địch đơn nam giải Pháp mở rộng và xếp hạng 6 cá nhân thế giới cùng trong năm 1959.


    [​IMG]
    Ông Lê Văn Tiết bên chiếc cúp vô địch.

    Sau 12 năm (1978-1990) lần lượt huấn luyện cho các vận động viên quận Tân Bình và Công an Nhân dân, ông Tiết lui về hướng dẫn cho các tay vợt phong trào các cơ quan, xí nghiệp hoặc tại gia. Ngôi nhà của ông trên đường Nguyễn Sơn (quận Tân Phú), trước kia dùng làm câu lạc bộ bóng bàn nay đã được ngăn đôi và cho thuê 1 căn. ?o6 trong số 7 người con đã lập gia đình và có công ăn việc làm nên thu nhập từ việc cho thuê mặt bằng cũng đủ cho vợ chồng tôi sinh sống.
    Tuy vậy, tôi vẫn đi dạy bóng bàn để giúp những người yêu thích môn thể thao này nắm được các kỹ thuật, chiến thuật căn bản đồng thời cũng kiếm thêm chút tiền cà phê sáng?, ông vui vẻ thổ lộ.
    Gặp lại nhau vào những ngày cuối năm 2005, dù sắp bước vào tuổi ?othất thập cổ lai hy? nhưng ông Tiết vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và phấn khởi cho biết quyển sách ?oLê Văn Tiết giúp bạn hoàn thiện kỹ năng bóng bàn? do ông biên soạn từ tâm huyết của mình sắp được xuất bản xem như một chút quà mọn dành tặng cho thế hệ trẻ.
    Nhìn những chiếc cúp, giấy chứng nhận chiến công năm nào được trưng bày trang trọng trong phòng khách nhà ông Tiết, tôi chợt nghĩ chừng nào bóng bàn Việt Nam lại xuất hiện những tay vợt gây sóng gió trên đấu trường quốc tế như: Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết, Trần Cảnh Được, Trần Văn Liễu, Nguyễn Kim Hằng năm xưa.
    Bài, ảnh: THIỆN TÂM
  2. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    ?oKiến trúc sư? của bóng bàn Nam Định
    Người Hà Nội đi nơi này nơi khác làm ăn cũng nhiều. Có người do phân công công tác, có người vì sinh kế. Đã có không ít người trong số họ để lại dấu ấn trên quê hương mới. Thầy Dương Kỳ Hưng là một người như thế.
    Năm 1954, sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Ban Thể thao Hà Nội được thành lập do cựu vô địch bóng bàn Đông Dương Mai Duy Dưỡng đứng đầu. Ngoài việc tổ chức các hoạt động thể thao ở Hà Nội ban còn quản lý và giúp đỡ phong trào thể thao của cả miền Bắc (lúc đó ban TDTTTƯ chưa thành lập). Việc đầu tiên của ông Dưỡng là tập hợp lực lượng những người từng hoạt động thể thao trong thành. Cái ?odanh? cựu vô địch bóng bàn Đông Dương giúp ông thu hút nhiều cá nhân. ?oCó rất nhiều anh em tốt, chân thành và muốn phục vụ cách mạng? - ông Mai Duy Dưỡng nhắc lại cái thuở ban đầu của thể thao Hà Nội như vậy. Trong số họ, có một thanh niên nhanh nhẹn, đẹp trai, rất có đầu óc tổ chức là Dương Kỳ Hưng, từng giành chức vô địch bóng bàn Hà Nội năm 1956. Cũng năm này, anh là VĐV trẻ nhất trong đội tuyển bóng bàn Việt Nam dân chủ cộng hòa đầu tiên đi Trung Quốc thi đấu.
    Lúc đó vấn đề cán bộ chuyên môn được đặt ra nhưng không dễ giải quyết vì ?ohàng hiếm?. Ông Dưỡng muốn đưa Dương Kỳ Hưng đi Nam Định xây dựng phong trào bóng bàn vì trước kháng chiến chống thực dân Pháp, Nam Định là một trong những trung tâm bóng bàn mạnh của cả nước. Ông rất băn khoăn vì Dương Kỳ Hưng chưa đến 20 tuổi, liệu có chịu xa nhà. Nào ngờ anh nhận lời ngay và vài hôm sau khăn gói đi nhận việc. Đó là năm 1957.
    Đến thành Nam, lăn lộn cùng phong trào thể thao công nhân trong nhà máy dệt, năm 1962 anh mới trở lại nghề bóng bàn khi chuyển sang ngành TDTT. Theo ?osách? của ông Dưỡng, anh Hưng tập hợp anh em chơi bóng bàn ngày trước, tổ chức thi đấu, tập luyện, phát triển phong trào. Cái tài tổ chức của anh có đất dụng võ. Dương Kỳ Hưng cũng trở thành một HLV vững chuyên môn. Những năm 60 của thế kỷ XX, phong trào bóng bàn Nam Định phát triển cực mạnh, sản sinh ra một thế hệ mới với 3 VĐV cấp kiện tướng, 12 VĐV cấp 1. Trong số họ có 3 người tham gia đội tuyển quốc gia là Dương Đức Hiếu, Hoàng Thế Vinh, Trần Thị Thi.
    Năm 1971 anh Hưng trở thành HLV đội tuyển tham gia giải bóng bàn quốc tế á - Phi - La (có hơn 60 nước tham gia), xếp thứ tư chung cuộc. Bóng bàn Nam Định trở thành một trong những đơn vị mạnh của miền Bắc. Lớp này vừa trưởng thành, lớp kia đã trỗi dậy. Trong đó phải kể đến Nguyễn Thị Tuyết, Vũ Thị Nô En. Các VĐV này đều trở thành những nhà vô địch quốc gia khi khoác áo bóng bàn Quân đội. Với những thành tích này, Dương Kỳ Hưng được Trung ương Đoàn TNCSVN trao tặng Huy chương Vì thế hệ trẻ.
    Mê miền đất mới, anh Hưng đã lập gia đình với một cô gái Nam Định và có nhà riêng ở phố Hàng Sắt. Anh quyết chí cống hiến tài, lực cho quê hương thứ hai. Đáng tiếc là khi đất nước thống nhất, bóng bàn Nam Định không được quan tâm như thời kháng chiến chống Mỹ. Lực lượng HLV do anh đào tạo dần bỏ nghề hoặc làm việc cầm chừng.
    Trưởng bộ môn bóng bàn Nam Định Dương Kỳ Hưng trở nên rỗi rãi vì không có đất dụng võ. Anh về hưu năm 1996 sau 40 năm liên tục cống hiến cho bóng bàn. Cựu vô địch Đông Dương Mai Duy Dưỡng nhận xét: ?oDương Kỳ Hưng là người có công rất lớn trong việc phát triển môn bóng bàn Nam Định. Anh đã xây dựng cho các tuyển thủ Nam Định lối chơi tấn công, đào tạo được nhiều cây vợt dọc xuất sắc cho bóng bàn miền Bắc. Anh đã không tính đến thiệt thòi về đãi ngộ, về lương bổng, quyết chí theo đuổi sự nghiệp. Một tấm gương hiếm có?.
    HNM

  3. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    HUYỀN THOẠI "MAI GIA"


    Có một dòng họ từ lâu đã đi vào lịch sử thể thao Việt Nam với những thành tích lẫy lừng cùng với những cái tên khiến làng bóng bàn Việt Nam và thế giới nể phục...
    [​IMG]
    Tiền bối ghi huyền thoại
    Trước giải bóng bàn châu Á lần thứ 2 được tổ chức tại Nhật Bản (1953), những tay vợt Việt Nam không được chú ý nhiều. Nhưng cây vợt Mai Văn Hòa đã làm cho hai chữ Việt Nam tỏa sáng khi vượt qua các đối thủ đẳng cấp để bước lên đài vinh quang với chức Vô địch ngay lần đầu tiên tham dự.
    Năm 1958 tại Nhật Bản, cả thế giới lại vô cùng kinh ngạc khi danh thủ họ Mai một lần nữa hạ đo ván đương kim Vô địch nam thế giới Tanaka và cùng với đồng đội của mình chinh phục tấm HCV đầu tiên trong lịch sử tham dự Asiad.
    Những thước phim quay lại những trận đấu của ?otiền bối? Mai Văn Hòa và đồng đội của ông năm ấy đã được công chiếu trong các rạp chiếu bóng toàn miền Nam. Khi xem đến cảnh tay vợt đương kim VĐTG bị ?otiền bối? Mai Văn Hoà hạ gục đã quăng vợt chạy đến quỳ xuống ôm chân mẹ khóc ròng thì không người Việt nào không rơi lệ tự hào?.
    Cái tên Mai Văn Hòa sau sự kiện này đã được đăng tải trên các tờ báo lớn của Nhật Bản và thế giới. Butterfly, nhãn hiệu số một thế giới về các dụng cụ bóng bàn đã sản xuất một loạt những cây vợt hiệu French Style có khắc chữ ký của ?otiền bối? Mai Văn Hoà trên cán.
    Hậu duệ nổi tiếng tăm
    Sau thế hệ của ?otiền bối? Mai Văn Hòa, huyền thoại dòng họ Mai vẫn đang được viết tiếp bởi các tay vợt hậu duệ. Tay vợt Mai Văn Minh (cháu gọi ?otiền bối? Mai Văn Hòa là cậu cũng nổi tiếng với lối đánh hiện đại cùng những quả ?ogiật phải? làm điên đảo đối phương. Tại Asiad 74 diễn ra ở Iran, cùng với danh thủ Huỳnh Văn Ngọc, chú đã đưa đội tuyển bóng bàn Việt Nam vào Bán kết. Chú Minh cũng chính là sư phụ của nhà Vô địch SEA Games 1991 Nhan Vị Quân.
    Chú Mai Văn Quang tuy không được huấn luyện bài bản, nhưng cũng sớm nổi tiếng với cái tên ?oquái kiệt bóng bàn?. Chú có thể chơi bóng bằng tay trái với những vật dụng quái chiêu như: bao thuốc, hộp quẹt, mẩu gỗ... Là một HLV nghiệp dư, nhưng chú Quang có rất nhiều học trò trong đó có môt số tay vợt nổi danh như: Trần Lê Phương Linh, Trần Lê Mỹ Linh, Lê Huỳnh Bích Trâm...
    Viết tiếp truyền thống
    Hai cô gái chơi bóng bàn rất nổi tiếng trong dòng họ Mai hiện nay chính là Mai Xuân Hằng (con chú Mai Văn Minh) và Mai Hoàng Mỹ Trang (con chú Mai Văn Quang) đang viết tiếp trang sử của dòng họ.
    Khi Mỹ Trang vừa tròn 4 tuổi, cô bé đã bám theo cha đến lò luyện. Hàng ngày, cô bé ngồi xem ba dạy các học trò. Trong một lần nghỉ giải lao của các anh chị học trò, cô bé Mỹ Trang đề nghị ba cho tập chơi. Chiều ý ?ocông chúa?, chú Quang đã phải kê thêm một cái bục thật cao cho cô bé đứng (vì lúc đó Mỹ Trang chỉ cao hơn mặt bàn có một... chỏm tóc). Trên cái bục đặc biệt ấy, cô bé Mỹ Trang đã chơi rất ?oxung? ngay trong lần đầu tiên cầm vợt. Thì ra trong lúc ngồi xem cha huấn luyện, cô bé đã học lỏm được những kiến thức căn bản, cả cách cầm vợt bằng tay trái của cha. Ở tuổi 17, Cúp và Huy chương mà Mỹ Trang đoạt được qua các giải Trẻ, Thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc và các giải trong khu vực ĐNA nhiều gấp mấy lần số tuổi của mình.
    Mai Xuân Hằng (chị họ Mỹ Trang) cũng nổi danh không kém. Mới 18 tuổi nhưng cây vượt tài hoa này đã đoạt giải ?oTay vợt nữ Việt Nam xuất sắc nhất Giải quốc tế Cây vợt vàng?. Hiện tại, cả hai ?ocách cách? họ Mai đều có tên trong danh sách đội Trẻ của tuyển bóng bàn VN và vừa thi đấu tại SEA Games 23 trở về. Huyền thoại về gia đình họ Mai vẫn đang được viết tiếp bởi chính những ?otài năng trẻ? được ươm mầm trong một gia đình thể thao truyền thống.

  4. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Thu Hà - Vị Quân, bộ đôi bất hủ của bóng bàn VN
    Bóng bàn du nhập vào Việt Nam khá sớm, từng xuất hiện với những gương mặt thành danh khiến bạn bè nể vì, trong đó, nét riêng là hầu như ở mọi thời, bao giờ cũng tồn tại những cặp bài trùng được xem là cực kỳ xuất sắc.
    Các fan từng ghi sổ tay những Ngọc Phan - Đình Phiên, Nô-En - Nguyễn Thị Tuyết trước đây hay Tuấn Quỳnh - Nam Hải bây giờ, tuy nhiên, trong tất cả số này, thật khó tìm cho được một bộ đôi vừa có tài nghệ, lại rất ăn ý và điều quan trọng là họ đã làm bùng nổ thông tin bằng những chiến thắng vang lừng khu vực. Một cặp song tấu như thế, chỉ có thể thấy trên sàn đấu của kỳ SEA Games 16 tại Manila, Philippines, và đó là hai cái tên đã đi vào lịch sử Trần Thu Hà và Nhan Vị Quân.
    Khởi đầu
    Nếu tôi không lầm thì Trần Thu Hà vụt sáng ngay trong năm 91, khi mà nền thể thao Việt Nam bắt đầu tái hội nhập và đang chuẩn bị tham dự SEA Games 16 ở Manila. Đó là các cuộc chơi tại giải bóng bàn Các cây vợt xuất sắc, do báo Thể thao Việt Nam là chủ giải. Khi đó, các cây vợt nam xuất sắc gồm những Lý Minh Triết, Nguyễn Đức Long ở đội tuyển quốc gia, còn ở phía nữ có những cái tên sừng sững của đoàn Quân Đội, là Vũ Thị Nô-En và Nguyễn Thị Tuyết. Thu Hà thuộc lớp đàn em, buổi ban sơ còn nép mình bên cạnh nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức nhìm trộm ''''liền chị'''' khởi động.
    Nói một cách công bằng, Hà ''''mổ'''' - tên thân mật mà bạn bè gọi cây vợt Hải Phòng có quả phát khó chịu, lúc ấy còn bị giới nghề xếp dưới cả cây vợt Ngô Thu Thủy bắt đầu ''''phát'''' của Hà Nội. Hôm khai mạc, các fan đưa tay chỉ vào góc xa: ''''Thu Thuỷ con bà Én đấy, đi Trung Quốc tập với thày giỏi, phen này quân ông Khoa chắc gì chiếm giải''''. Ông Tạ Đình Khoa lúc ấy đang là sếp của đội quân đội, còn Thuỷ là trò cô Nga. Họ lại quay sang bên này: ''Nghe nói Hà ''''mổ" lên tay lắm, chắc gì!''''
    Chẳng có gì chắc cả. Giải ấy mọi dự đoán trật lất. Minh Triết lên ngôi, còn Thu Hà đã toả sáng đến ngạc nhiên khi đánh bại tất cả. Ở trên bục cao, Hà ''''mổ'''' mắt long lanh ngấn lệ. Vậy là vào đội tuyển, chuẩn bị đi SEA Games 16, nếu chơi tốt ở giải vô địch sau đó có 3 tháng - ông Mai Duy Diễn, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng bàn hồi ấy đã phán như vậy. Thế rồi cái phải đến đã đến. Tay chiêu họ Trần với những quả giật thuận tay cầu vồng và có lực xoáy đến kinh người (!) đã đăng quang sau khi thắng Thu Thuỷ 3-1, và ngày ấy tôi đã phấn khích khi viết bài báo ''Đại phá Ngô Thu Thuỷ'''', đăng trên báo Tiền Phong.
    Tuy nhiên, bài báo hay nhất trong năm ở môn bóng bàn, nói cách khác, bài báo xuất sắc về mọi mặt của SEA Games năm ấy đã được để dành đến số Tết, trên tờ Tuổi Trẻ và do nhà báo Hoài Lê thực hiện.
    Chiến thắng lịch sử
    Họ gặp nhau nơi xứ người. Thu Hà mới lên, Nhan Vị Quân đang phát và sau đó mới lấy giải quốc gia, còn Hoài Lê là phóng viên thể thao. Tôi thì cho rằng họ đều là những ''''siêu". Hà đậm người, lông mày rậm, tay chiêu và da trắng, ngoại hình khá dễ thương, lại có chút nam tính của gái Hải Phòng. Còn Quân là cô gái gốc Hoa rất chi xinh gái, ngoại hình nhẹ nhõm và hiền thục, mặt trái xoan và có đôi mắt đen huyền. Vị Quân ra dáng người mẫu, còn Thu Hà mạnh mẽ, song nếu ai xem họ thi đấu bên nhau mới có được cái cảm giác hai người chính là ''''phần còn lại của nhau'''' bên bàn bóng. Vâng, nhà báo Hoài Lê đã nổi danh vì chiến công của đôi bạn này. Từ Đăk Lăk, tôi đọc Hoài Lê, chính bài báo ấy, mà cứ thấy cay cay nơi sống mũi.
    Anh tả rằng trận chung kết của Việt Nam với Indonesia - ''''liền chị'''' khu vực, đã diễn ra cực sôi nổi và giàu kịch tính. Bên kia là J.Rossi, tay vợt hàng đầu Đông Nam Á và đã thắng Vị Quân trận ra quân. Thu Hà lỡ thua trận hai và cả hai gồng mình thắng trong trận đôi (thể thức cũ), tuy nhiên đến trận đơn quyết định giữa hai chủ lực Rossi-Thu Hà mới là tâm điểm, ai thắng đội ấy giành HCV. Nên nhớ ngày ấy, bóng bàn Việt Nam, kể cả các môn khác, ngoại trừ bắn súng, chưa bao giờ có ''''vàng''''. Hoài Lê đã mô tả quả bóng cuối cùng, trái bóng lịch sử đó như thế này: ''''Rossi phát bóng. Thu Hà né người giật nhanh, quả bóng vẽ ra một đường cong nhỏ vừa qua lưới. Hai tiếng ''''Việt Nam'''' vang lên. Rossi ôm mặt, Thu Hà tung cây vợt lên, còn tôi đã đưa tay để chặn ngang nơi trái tim mình. Nhìn qua xung quanh, tôi thấy nhiều người Việt Nam có mặt cũng làm như thế?"
    Đã một con giáp đi qua. Bóng bàn Việt Nam giành thêm những đỉnh cao mới, nhưng chưa thấy có lại được một bộ đôi nào, ăn ý và xuất sắc đến như thế. Hôm nay, Trần Thu Hà đã định cư ở nơi xa ngái, xứ sở của loài chuột túi, còn tại quê nhà, Nhan Vị Quân đã trở nên một phụ nữ hạnh phúc và thành đạt, song trên mặt báo, tôi đồ rằng cũng chưa có lại một bài viết bóng bàn hay và xúc động như bài viết về họ năm nào.
    Ama Lâm
    (Theo VietnamNet)
    TTCN - Tôi lần giở lại những trang báo cũ. 30 năm qua, khó có thể nhớ hết số huy chương mà các VĐV VN đã đoạt được ở đấu trường khu vực và thế giới, nhưng với riêng mình, bộ HCV đồng đội bóng bàn nữ tại SEA Games 16 và chiếc HCB tại Thế vận hội Sydney 2000 quả thật là những kỳ tích. Năm 1991, thể thao VN chính thức trở lại đấu trường SEA Games với một tư thế khác: tranh đoạt huy chương.
    Trên tờ Tuổi Trẻ Chủ Nhật số ra ngày 29-11-1991, tôi đã run lên vì sung sướng khi viết: ?oGiây phút mừng chiến thắng, tôi quay sang những bạn bè đồng nghiệp, những người mà khi trận chung kết đồng đội nữ bắt đầu đã quên mình là nhà báo. Chúng tôi cùng la đến khản cổ, vỗ tay cuồng nhiệt để động viên gà nhà? Tất cả chúng tôi đều ứa lệ bởi giây phút này chúng tôi đã hòa làm một - Việt Nam? Thành tích của đội nữ bóng bàn VN quá lớn. Nó được thể hiện không chỉ bằng bộ HCV quí giá mà còn chính thức đặt một cột mốc mới ?" lần đầu tiên trong lịch sử bóng bàn VN trên đấu trường khu vực, đội nữ đã mang về cho đất nước bộ HCV??.
    Hai thiếu nữ lập nên cột mốc này là Trần Thu Hà và Nhan Vị Quân. 14 năm sau, tôi đã gặp lại Nhan Vị Quân tại văn phòng Công ty dịch vụ vận tải Nghi Phong (An Lạc). Quân bây giờ được nhiều người biết đến như là một nhà doanh nghiệp trẻ năng động. Ở tuổi 32, cô VĐV mảnh khảnh ngày nào với các quả đôi công ?onhư máy? và cú giật bóng ngắn trong bàn cực chuẩn xác? đã là một giám đốc.
    Giám đốc Nhan Vị Quân
    Ngày 28-11 của 14 năm về trước, sau khi để thua trận đầu tiên, chính Quân đã phối hợp thật ăn ý với Thu Hà để giành chiến thắng quan trọng ở trận đôi gặp Lieng Lien - Rossy (Indonesia). ?oThắng ván đầu 21-13, ván thứ hai cả hai cùng hòa ở tỉ số 17-17. Cuộc rượt đuổi tỉ số nghẹt thở bắt đầu. Bạn vượt lên trước 17-19 và Hà thả bóng lỏng, bạn vụt ra ngoài:18-19. Từ sát bàn, Quân bắn chẻ góc, bạn đánh với? vô lưới: 19-19. Cả đoàn VN nhảy lên, bởi nếu thắng ở trận đôi, hi vọng sẽ tràn đầy. Cuộc rượt đuổi giằng co đến tỉ số 23-23 và thời điểm quyết định đã đến. Quả đẩy bóng sâu của Quân khiến bạn giật bóng ra ngoài, đội VN dẫn điểm 24-23, để rồi ở quả tiếp theo Quân giật bóng chuẩn xác ngay trong bàn giành chiến thắng 25-23?.
    Nhắc lại một thời quá khứ, giám đốc Nhan Vị Quân vẫn trầm tĩnh như ngày nào nhưng chỉ có ánh mắt là khác trước: lung linh, tự hào. Thời ấy Quân được coi là một ?ohiện tượng? của bóng bàn VN. Đến với bóng bàn ?ohọc lóm? từ người anh, cô có lối đánh ôm bàn, buộc đối phương phải di chuyển. Chỉ trong một thời gian ngắn, Quân đã có đủ bộ sưu tập cao nhất của bóng bàn nữ VN. Và rồi ngay khi tài năng đang chín, Quân tuyên bố gác vợt, lấy chồng, có con và bước vào kinh doanh.
    Gặp tôi bây giờ Quân cho biết dù khá vất vả với công việc kinh doanh và làm mẹ hai đứa con kháu khỉnh nhưng gần như các giải bóng bàn quốc gia chưa bao giờ cô bỏ sót trận nào. Ngồi trong một góc lặng lẽ trên khán đài, Quân lặng lẽ xem các đàn em của mình thi đấu. Vừa nói chuyện, bà giám đốc trẻ vẫn luôn tay ký giấy tờ, lúc nghe điện thoại điều xe nhưng ánh mắt lại vẫn ngời sáng khi nghe nhắc đến các cuộc chinh phục của một thuở VĐV ngắn ngủi.
    Trần Thu Hà - nhà vô địch trên đất Úc
    Sau khi đoạt HCV đồng đội nữ VN tại SEA Games 1991, Hà vẫn tập luyện chăm chỉ và giành thành tích cao. Nhưng đến năm 1996 bị chấn thương chân, Thu Hà xin nghỉ ở nhà điều trị, và sau đó nghĩ đến tương lai cô đã sang Úc du học năm 1997.
    Sử dụng vợt hai mặt (có mặt phản xoáy), Hà nổi tiếng với cú gài bóng mặt trái và cú bạt thuận tay cực mạnh. Có tên trong danh sách đội tuyển VN tham dự SEA Games vào giờ cuối nhưng Hà đã đóng vai trò quyết định khi thắng hai trận đơn và cùng Quân thắng trận đôi (theo luật cũ, đồng đội nữ thi đấu bốn trận đơn, một trận đôi).
    Ở trận quyết định Hà gặp Rossy. Mạnh mẽ và tự tin như chính vóc dáng của mình, cô thắng ván đầu 21-15. Ở ván thứ hai, ?obi kịch bắt đầu khi Rossy dẫn trước 19-16 rồi 20-16 và lại đang nắm quyền giao bóng. Nhưng nóng ăn, một quả giật vội ra ngoài, 17-20, lại một quả gài mặt trái (mặt vợt phản xoáy) của Hà, Rossy vụt ra ngoài, 18-20? Rossy giao ngắn, Hà quyết đoán né người giật ngay, 19-20, và ngay sau đó là một quả giật xa bàn của Hà, 20-20. Tim tôi như muốn rơi ra vì sau sự hưng phấn thì liên tiếp sau đó Hà luôn bị dẫn trước và gỡ lại để cân bằng ở tỉ số 23-23. Quả giật ngay từ cú giao bóng của Rossy ra ngoài giúp Hà lần đầu tiên dẫn 24-23 thì ngay quả giao bóng của Rossy sau đó Hà đã né người giật ngay. Trái bóng đi một đường cong nhỏ vừa đủ qua lưới. Rossy ôm mặt, Thu Hà nhảy lên và tôi đưa tay chặn ngang ngực mình??.
    Chơi bóng bàn từ năm 10 tuổi thì năm 14 tuổi Hà đoạt chức vô địch thiếu niên Hội khỏe Phù Đổng. Mãi đến năm 19 tuổi, cô mới đoạt HCĐ ở giải quốc gia. Là vô địch các cây vợt xuất sắc toàn quốc năm 1991, Hà được bổ sung vào đội tuyển giờ chót và cô tự hào đã không là người về chót.
    Sang Úc năm 1997, Hà sống cùng anh trai để theo học ngành điện tử. Cô cho biết khi mới sang cô vẫn tập bóng bàn và luôn là nhà vô địch ở các giải không chuyên ở Sydney và Úc. Cũng tại ?ođấu trường? này, Hà gặp một người hâm mộ tài năng là Lâm Đức Tài. Anh thường là fan nhiệt tình xem Hà thi đấu và năm 2000 họ đã không còn là hai mảnh đời riêng biệt. Hà khoe sau khi lập gia đình đến giờ, ngoài công việc Hà vẫn ?olàm thêm? bằng nghề dạy bóng bàn cho các gia đình thích cho con em mình chơi môn thể thao này với mức 40 đôla Úc/giờ (khoảng 480.000 đồng tiền Việt). Đã là công dân Úc, có cuộc sống khá ổn định, nhưng Hà vẫn luôn nhớ khoảnh khắc vinh quang của một phần đời ở đất nước: 4g36 ngày 28-11-1991, cô bước lên bục cao nhất cùng với các VĐV Indonesia, Singapore chào lá cờ Tổ quốc VN trong tiếng nhạc trầm hùng: ?oĐoàn quân Việt Nam đi??.
    Huy Thọ (tuoitre.com)
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 15:10 ngày 08/01/2007
  5. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Trần Song Kiệt - cây vợt chủ lực tuyển Úc
    Dáng người nhỏ bé, nói tiếng Việt "sõi hơn người Việt", ít ai nghĩ anh là VĐV nam chủ lực đại diện cho nước Úc thi đấu tại giải Cây vợt vàng 2006.
    [​IMG]
    Trần Song Kiệt
    Trần Song Kiệt (Kiet Tran) sinh năm 1974 tại Cà Mau. Năm 4 tuổi anh cùng gia đình lên Sài Gòn sinh sống. Đến năm lên 7, niềm đam mê bóng bàn của anh được khơi dậy bởi người thầy Lê Văn Inh (hiện đang sống ở Úc, là em ruột của danh thủ Lê Văn Tiết).
    Thầy Inh là người dạy những kỹ thuật đánh bóng bàn cơ bản đầu tiên cho Kiệt. Anh cho biết: "Sau này, khi gặp nhau ở Úc, hai thầy trò ít có dịp tập luyện với nhau. Thầy vẫn tham gia tập luyện ở đội lão tương".
    Năm 14 tuổi, Kiệt cùng gia đình sang Úc định cư, anh vừa học văn hóa, vừa tập luyện, thi đấu bóng bàn. Tốt nghiệp Đại học Y khoa Sydney và đang là chuyên gia y tế khoa thần kinh.
    Học nhiều, nhưng anh vẫn dành thời gian cho bóng bàn. Anh tâm sự: "Tôi không nhớ hết mình đã dự bao nhiêu giải".
    Theo xếp hạng mới nhất của LĐBB Thế giới (IFTT), Trần Song Kiệt xếp hạng 539. Năm 2006, anh tham gia hai giải trong màu áo đội tuyển Úc: Xếp hạng 37/129 tại giải vô địch đồng đội thế giới ở Đức, vô địch đôi nam giải châu Á - Thái Bình Dương 2006.
    Kiệt cho biết đó là kết quả của quá trình thi đấu, tập luyện cật lực ở nhiều nơi như Trung Quốc, Hồng Kông...
    Trong thành phần đội Úc gồm 4 tuyển thủ dự giải cây vợt vàng lần này, Kiệt chính là cây vợt chủ lực. Về các tuyển thủ VN, Kiệt cho biết, anh chỉ xem họ thi đấu ở SEA Games vừa rồi và ấn tượng với các cú đánh thuận tay rất chuẩn xác của họ.
    Hai năm gần đây Kiệt về VN 2 lần. Mỗi lần về, anh và bạn bè lại tổ chức các giải bóng bàn tại CLB Hoa Lư và CLB Nguyễn Du (TPHCM).
    "Vừa truyền đạt chút kinh nghiệm, vừa có dịp thi đấu với bạn bè ngay tại quê hương...", Kiệt tâm sự.
    [​IMG]
    Đội tuyển bóng bàn Australian
    (Trevor Brown, David Zalcberg, William Henzell, Trần Song Kiệt)
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 08/01/2007
  6. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0

    Tawny Bành ?" 11 năm liên tiếp trong đội tuyển bóng bàn hoa Kỳ
    [​IMG]
    Cả 2 kỳ Thế vận hội Sydney năm 2000 và Athens năm 2004, trong đoàn thể thao Hoa Kỳ đều có mặt 2 tay vợt bóng bàn gốc Việt, đó là Nguyễn Đình Khoa ở nội dung đơn nam và Tawny Bành (tức Bành ái Thu) thi đấu các nội dung của nữ. Trong giới bóng bàn Mỹ quốc, Tawny Bành và Nguyễn Đình Khoa, cả hai đều là những niềm hy vọng của cộng đồng người Việt. Trong các số báo trước, chúng tôi đã đề cập về chàng kỹ sư điện toán tài năng bóng bàn Nguyễn Đình Khoa, số báo này lại tiếp tục thông tin về tay vợt nữ gốc Bạc Liêu ?" cô Tawny Bành.
    Những đấu thủ hàng đầu về bóng bàn trên thế giới thường bắt đầu chơi bóng bàn từ thời 5 hay 6 tuổi, nhưng riêng Tawny Bành, cô khởi sự khá muộn khi đã được 13 tuổi. Đối thủ của cô trong môn chơi này chính là cha cô và 5 người anh lớn. Tawny Bành năm nay đã 32 tuổi, nhớ lại những kỷ niệm ban đầu khi mới cầm cây vợt bóng bàn như sau: ?oĐầu tiên tôi chỉ chơi cho vui và coi như một sinh hoạt gia đình. Nhưng khi bắt đầu đánh bóng bàn tại một câu lạc bộ ở Alhambra thì tài năng của tôi bắt đầu được chú ý?.
    Khi Bành được 18 tuổi, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi cầm vợt, cô đã trở thành một tuyển thủ trong đội bóng bàn quốc gia Hoa Kỳ. Cô nhìn nhận: ?oPhần lớn những đấu thủ bóng bàn cấp quốc gia khác trong đoàn, khởi đầu từ tuổi còn nhỏ. Họ được sắp hạng cao hơn. Nhưng tôi đã tiến bộ mau chóng và bắt đầu hạ họ. Tôi thường xuyên là người đầu tiên được lựa chọn vào đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ?.
    Thế vận hội Sydney năm 2000 không ưu đãi Tawny Bành và Nguyễn Đình Khoa. Trong những trận đánh đơn, Bành thất bại ngay trong vòng loại. Trong các trận đánh đôi, Bành và đồng đội của cô bị loại ngay từ vòng đầu. Nguyễn Đình Khoa cũng không hơn gì, trắng tay ngay từ những vòng đấu đầu tiên. Những kinh nghiệm ấy là bài học mà họ nhớ một cách sâu sắc. Trong cuộc đời mỗi một VĐV, họ chỉ mong muốn có một lần được tham dự một kỳ Thế vận hội.
    Nhưng rồi cả Tawny Bành lẫn Nguyễn Đình Khoa đều có cơ hội lần thứ hai sau khi vượt qua các vòng đấu loại gian khổ để chiếm xuất chính thức đến Olympic Althen 2004. Để chuẩn bị đi Athens, Bành phải luyện tập 4 ngày trong một tuần và 3 giờ một ngày. Bành nhấn mạnh: ?oTôi dày dạn hơn kể từ Thế vận hội Sydney 2000, và khi bước vào Thế vận hội Athens, tôi đã rất quyết tâm khi hiểu rằng đây là cơ hội cuối cùng tham dự Olympic?. Không trông đợi chiếm được huy chương, cả Bành và Khoa đều cho rằng ?oCó dịp tranh tài với những cây vợt lớn chính là những kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời cầm vợt?. Một lần nữa, sân chơi Olympic trở nên quá tầm đối với các tay vợt gốc Việt, toàn bộ các tấm huy chương đều bị các cường quốc bóng bàn lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Thuỵ Điển... thôn tính.
    Tawny Bành đã khá lớn tuổi nên không chắc là cô sẽ còn chơi bóng bàn trong bao lâu nữa. Hiện Bành đang học ngành quản trị thương mại và muốn có bằng cấp, học hỏi kinh nghiệm và được đứng vào vị trí cao trong nghề nghiệp. Tawny Bành cho biết, các cầu thủ bóng bàn có thể duy trì khả năng thi đấu ở tuổi 40, nhưng đối với cô, khó có thể ?odòm ngó? đến Bắc Kinh 2008 được. ?oThế là quá đủ, tôi đã ở đội tuyển quốc gia 11 năm liên tiếp, đã đến lúc cần được nghỉ ngơi? ?" cô gái gốc Việt tâm sự.
    Hoàng Ngân
  7. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Đình Khoa - tay vợt bóng bàn lừng danh nước Mỹ
    Nguyễn Đình Khoa sinh ra tại thành phố Nha Trang trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Tháng 4 năm 1975, khi Khoa được 8 tuổi, cha mẹ đưa gia đình sang Mỹ sống và định cư tại Stockton, tiểu bang California.
    Sang Mỹ, Khoa chỉ chơi ping pong giải trí với bố và các anh em. Gia đình anh rất đam mê môn bóng bàn, nhưng nổi bật nhất là tài nghệ của Khoa. Dần dần, năng khiếu bộc lộ, Khoa được khuyến khích tập luyện nhiều hơn. Năm 1980, anh đã thắng giải đầu tiên Junior Olympics tại thành phố Oklahoma (Nhật Bản).
    Năm 1987, Khoa đoạt huy chương vàng tại giải Pan Am, ở tuổi 21. Khoa có lối cầm vợt ngang và đánh sát bàn. Về mặt tấn công, Khoa có thể tấn công từ cả hai phía phải và trái. Sở trường của Khoa, được thừa nhận là số một của Mỹ và được xếp vào hạng tên tuổi trong làng bóng bàn thế giới, là tấn công bên phải. Khoa có cú giật xoáy bên phải rất dũng mãnh, bóng rất xoáy và mạnh, tư thế rất đẹp.
    [​IMG]
    ở Mỹ, bộ môn bóng bàn không phát triển mạnh, nên Khoa tự luyện tập ở nhà là chính. Vừa tập luyện, anh vừa theo học đại học tại San Jose State ngành CIS (computer information systems) và sau khi ra trường, Khoa làm việc 90 tiếng một tuần tại thung lúc điện tử Silicon Valley.
    Với thời gian eo hẹp, anh cố luyện tập nhưng vẫn bị hụt hỗng trong các kỳ thi tuyển chọn đội hình Mỹ tham dự các kỳ Olympic. Mặc dù đã từng đoạt giải sinh viên toàn quốc Hoa Kỳ, đã từng có mặt trong đội tuyển quốc gia tham dự giải thế giới, đã từng được xếp số 1 nước Mỹ năm 1996, vậy mà Khoa không đoạt được chức vô địch quốc gia mà cũng không được chọn vào đội tuyển Olympic Atlanta 1996. Trong trận đấu tuyển chọn đôi nam tham dự Thế vận hội tại Atlanta, Khoa và đồng đội chỉ thiếu 4 điểm là có thể được nhận vào. Dẫn trước 17-13 trong séc thứ 5, đội anh lại để thua ngược với tỉ số 21-17. Sang nội dung thi đấu đơn nam, lần đầu tiên anh bị 1 tay vợt vô danh đánh bại.
    Bị loại ra khỏi cuộc chơi, nản lòng, anh quyết định giải nghệ. Đến năm 1998, anh cầm lại cây vợt. Quyết tâm mãi, cuối cùng Khoa dành được chiếc vé chính thức tham dự giải đôi nam tại Olympics Sydney cùng với Cheng Yinghua. Cả hai đều bị loại ngay từ vòng đầu.
    Gần 2 năm trời, Khoa không chơi bóng bàn. Năm 2004, công ty Neoforma, nơi Khoa mới nhận việc, đã tài trợ tất cả các chi phí để anh trở lại với bóng bàn. Và một lần nữa, Khoa trở lại thao trường. Anh hy vọng sẽ có cơ hội tham dự bộ môn đánh bóng đơn. Khoa cho biết, trong 4 tay vợt cuối cùng tranh xuất tham dự Olympic Athens nội dung đơn nam, anh là người lép vế nhất. Thế nhưng thật bất ngờ, Khoa đã hạ David Wang, người mà anh chưa từng vượt qua trong 10 năm với tỷ số sát nút 3-2, để dành 1 tấm vé sang Hy Lạp.
    Tranh tài tại Olympic Althen 2004 đều là các VĐV đỉnh cao, được thi đấu thường xuyên nên việc một tay vợt nghiệp dư như Khoa bị loại sớm là điều không tránh khỏi. Mặc dù có mặt tham dự Olympic 2000 và 2004, từng đoạt giải vô địch Bắc Mỹ 2000 và được xếp hạng cao điểm nhất vào năm 1996, nhưng Nguyễn Đình Khoa chưa bao giờ đọat được chức vô địch Mỹ quốc. Anh có một đôi lần vào chung kết nhưng chiếc cúp kia hình như không có duyên với anh.
    Giờ đây, khi đã bước qua tuổi 40, Khoa chính thức không tham dự những giải đấu đỉnh cao, để chuyên tâm vào công việc của một kỹ sư điện toán. Mặc dù xa rời đấu trường, nhưng Nguyễn đình Khoa vẫn mãi là một thần tượng bóng bàn đối với cộng đồng người Việt trên đất Mỹ.
    Hoàng Ngân

  8. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Michelle Đỗ Lan Anh ?" tay vợt Nhiều năm vô địch bóng bàn nước Mỹ
    Michelle Đỗ Lan Anh sinh năm 1983 tại thành phố Milpitas, California trong một gia đình yêu thích môn bóng bàn. Cha và các anh cô, những người chơi bóng bàn nghiệp dư đã thổi vào trong cô tình yêu bóng bàn ngay từ khi còn rất nhỏ. Vào năm 9 tuổi, cô bắt đầu cầm vợt, dưới sự hướng dẫn của cha và anh cô với bàn bóng đặt trong phòng đậu xe.
    [​IMG]
    Với năng khiếu trời phú, Lan Anh tiếp thu rất nhanh nhưng kỹ thuật bóng bàn hiện đại. Cầm vợt chưa bao lâu, cô bé đi dự giải bóng bàn toàn nước Mỹ tổ chức tại Las Vegas và đã đoạt ngay giải thiếu nhi nữ dưới 10 tuổi.
    Những năm kế tiếp, Michelle Đỗ Lan Anh liên tục giành hạng nhất các giải bóng bàn Mỹ quốc dành cho thiếu nữ hạng dưới 12, 14, 16, 18, 22 tuổi. Năm 1999 ngoài chức vô địch nữ dưới 22 tuổi, cô đã cùng với Gao Quing, cây vợt nữ số 1 Mỹ giành chức vô địch đôi nữ. Chính nhờ chức vô địch đôi nữ toàn quốc này mà bộ đôi Lan Anh - Gao Ninh đã giành được chiếc vé tham dự Olympic Sydney 2000. Lần tham dự Thế vận hội đầu tiên là một vinh dự lớn đối với cô bé gốc Việt mới 17 tuổi này. Tuy thất bại ngay từ vòng ngoài, nhưng theo cô, việc tham dự đấu trường lớn nhất hành tinh là một kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời.
    Các bài viết về Michelle Đỗ Lan Anh xuất hiện liên tục trên các tờ báo San Francisco Chronicle, San Jose Mercury News, Oakland Tribune, Seventeen Magazine, International Table Tennis, USATT Magazine. Đài truyền hình địa phương và đài Fox Sport cũng như chương trình TV Live With Regis đã dành nhiều thời lượng để giới thiệu hình ảnh Michelle Đỗ Lan Anh với khán giả toàn nước Mỹ.
    Sự thành công của Lan Anh phần lớn do thân phụ James Đỗ đã bỏ rất nhiều công sức dìu dắt và đầu tư cho cô được thi đấu khắp nơi. Khi lên đội tuyển, Lan Anh được hướng dẫn bởi nhiều HLV nổi tiếng, từ đó sở trường của em được phát huy với lối tấn công dũng mãnh bằng cú giật phải và giật trái rất đều.
    Tuy nhiên thời gian gần đây, nhiều VĐV từ Trung Quốc đã sang di dân sang Mỹ và chiếm giữ các ngôi vị hàng đầu của làng bóng nhựa nước này. Các cây vợt gốc Việt Nam, trong đó có Đỗ Lan Anh đã phải tập luyện rất vất vả mới có thể chen chân vào đội tuyển Mỹ. Ngoài bóng bàn, ước mơ của cô gái có nụ cười khả ái này là trở thành bác sĩ nhi khoa. Michelle Đỗ Lan Anh học rất giỏi và lúc rảnh cô chơi đàn dương cầm, mỗi khi phải đi thi đấu các nơi, Lan Anh thường phải mang theo bài tập để làm trong lúc ngồi trên máy bay, trong khách sạn hay những lúc rảnh chờ ra trận.
    Tuy thất bại tại Olympic 2000 và 2004, nhưng với Michelle Đỗ Lan Anh, con đường bóng bàn vẫn còn hứa hẹn nhiều tương lai phía trước vì cô còn trẻ. Mong muốn của cô là chức vô địch nước Mỹ và một huy chương Thế vận hội cho cuộc đời của mình.
  9. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0

    Bốn tài năng bóng bàn trẻ trên nước Đức
    Sau những năm tháng cống hiến cho quân đội, năm 1989, anh Hoàng Lê và Trần Thị Thoa đã quyết định đi Cộng hoà dân chủ Đức theo diện xuất khẩu lao động. Sống ở xứ người, anh chị đã phải nỗ lực làm việc mới đảm bảo được cuộc sống gia đình. Sau khi nước Đức thống nhất, gia đình anh quyết định ở lại mở quán ăn tại thành phố Magdeburg thuộc bang Sachsen Anhalt.
    Anh chị có bốn cô con gái Nguyễn Thị My Ly (20 tuổi), Nguyễn Thanh Ngọc (18 tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Trang (14 tuổi) và Nguyễn Lan Anh mới lên 9 tuổi.
    Được thừa hưởng gien thể thao của người cha, cả bốn cô đều chơi bóng bàn rất giỏi, lần lượt đoạt hết các giải từ nhà trường đến thành phố, đến cả cấp tiểu bang.
    Cô gái út Lan Anh mới 9 tuổi nhưng đã đoạt giải vô địch bóng bàn bang Sachsen Anhalt và đứng hạng 4 giải bóng bàn Liên bang Đức (U10-12). Có những trận Lan Anh thi đấu với những đối thủ bằng tuổi nhưng to gấp đôi. Để chống lại lợi thế thể lực của đối phương, Lan Anh phải rất vất vả tận dụng mọi khả năng và kỹ thuật. Cô chị Ngọc Trang, năm 2004 đã vô địch bang Sachsen Anhalt ở độ tuổi U12, được chọn tham dự giải đấu bóng bàn không chuyên toàn Liên bang Đức tại Frankfurt và được xếp vị trí thứ 6. Lan Anh và Ngọc Trang đã nhiều lần được mời khoác áo cho đội tuyển bóng bàn của bang Sachsen Anhalt. Trong dịp quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam đầu năm 2006, hai cô bé cũng tham gia thi đấu bóng bàn và xuất sắc giành giải nhất cá nhân, đồng đội. Toàn bộ số tiền thưởng đó các em đã ủng hộ cho các bạn trong nước kém may mắn hơn mình.
    Với tài năng đặc biệt, Ngọc Trang và Lan Anh còn được mời tham gia thi đấu ở những giải quốc tế. Nhưng do điều kiện kinh tế của gia đình và lo ảnh hưởng tới việc học tập nên các cô bé đã từ chối nhiều cơ hội cọ sát, giao lưu với các VĐV trên thế giới.
    Thanh Ngọc năm nay 18 tuổi, tuy thành tích ít hơn nhưng cũng đã đoạt đến 5 giải cấp trường và thành phố. Cô chị cả My Ly - 20 tuổi, người giàu thành tích nhất trong 4 chị em. Tài năng của cô toả sáng gần 5 năm trở lại đây với hàng chục Cúp, Huy chương vàng, bạc, đồng mà cô đoạt được từ các giải cấp tiểu bang và liên bang. Đáng kể nhất là chiếc Cúp vô địch giải ?oNhững cây vợt U18? và tấm HCB giải ?oCác tay vợt xuất sắc nhất bang Sachsen Anhalt? trong năm 2003.
    Tất cả thành tích của các cô bé đạt được đều do công sức huấn luyện của người cha. Anh Hoàng Lê là một cây vợt bóng bàn cự phách ngay từ ngày còn là cậu bé tới trường. Những năm tháng trong quân ngũ đã giúp anh có thêm tính kiên trì, nhẫn nại, tận dụng lối đánh độc đáo mượn sức của đối phương làm đòn phản công. Ban đầu, anh Lê chỉ tập cho các con chơi bóng bàn với mong muôn giúp bọn trẻ có sức khoẻ, nhanh tay, nhanh mắt và đỡ buồn nơi đất khách. Thế nhưng, càng về sau, các con anh đều tỏ ra rất có năng khiếu trong môn thể thao đòi hỏi sự khéo léo này.
    Hiện nay, cả 4 cô bé không chỉ là niềm tự hào của vợ chồng anh Lê, chị Thoa mà còn của cả cộng đồng người Việt ở thành phố Magdeburg xinh đẹp.

  10. rossicarbon

    rossicarbon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Sao o thay bai bao nao dang tai ve LA CAM PHONG vay? LA CAM PHONG la vo dich thieu nien toan quoc VN nam 76, di vuot bien qua HK va dai dien HK tro thanh vo dich thieu nien A CHAU nam 80. Sau khi dinh cu tai UC da dai dien UC tro thanh vo dich Commonwealth nam 84. LA CAM PHONG la hoc tro cua TRAN CONG LAM.
    Tran kiet ma danh bb cai gi? Bay gio La Cam Phong hon 40 tuoi ma TRAN KIET con chua chac danh an nua. TRAN KIET con danh thua ca HUYNH PHU BE (cua tuyen thu cua VN) va QUACH PENG HUY.

Chia sẻ trang này