1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    VĐV bóng bàn Ngô Thu Thủy: "Tôi đã ngự trị trên đỉnh cao quá lâu"
    Thu Thủy có cá tính mạnh ẩn dưới một vẻ ngoài khá kín đáo. Cô nói: "Mỗi khi gặp vấp váp trong cuộc sống, Thủy rất ít tâm sự cùng ai và thường tự mình gặm nhấm nỗi buồn". 32 tuổi đời, 25 năm cầm vợt, Thủy đã hơn một lần muốn chia tay quả bóng nhựa vì áp lực. Nhưng rồi tình yêu nghề, theo cách nói của Thủy là ?ođắm đuối?, đã mạnh hơn tất cả. Điều níu kéo Thủy còn là những ký ức về bố - người "bắt" Thủy chơi bóng bàn từ năm mới 7 tuổi. Bố ra đi mãi mãi năm Thủy 14 tuổi, cái tuổi đủ lớn để biết đớn đau vì mất mát...
    Dưới đây là tự bạch của tay vợt nữ bóng bàn số 1 VN hiện nay.
    Tôi sợ một cuộc đời bình lặng!
    Tôi có một tố chất bẩm sinh mà theo các thầy là do di truyền: thể lực tốt và nhanh nhẹn. Điều này giúp tôi "nuốt" khá dễ dàng các giáo án tập luyện với khối lượng lớn. Thế nhưng tôi lại không thừa hưởng ở bố sự khéo léo về kỹ thuật! Sau khi bố mất, tôi chuyển từ Trung tâm Thể thao Đường sắt về Sở TDTT Hà Nội, và chính thức làm VĐV chuyên nghiệp từ ấy.
    Một VĐV chuyên nghiệp là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có nỗ lực hết mình của bản thân, công sức của HLV và tình yêu thương của gia đình. Không còn bố, tôi đã có mẹ. Mẹ không bao giờ góp ý với tôi về chuyên môn vì với bóng bàn, mẹ là người ngoại đạo. Nhưng, cũng như bao bà mẹ khác trên đời này, mẹ luôn hy sinh vì con cái, làm tất cả những gì tốt cho sự nghiệp của tôi. Khi tôi đoạt huy chương vàng giải trẻ năm 1990, tấm huy chương vàng đầu tiên trong đời, mẹ không biểu lộ niềm vui một cách ồn ào. Cho đến tận bây giờ, mẹ vẫn rất lặng lẽ với từng tấm huy chương của tôi, và chỉ có tôi mới cảm nhận được niềm tự hào trong đôi mắt mẹ.
    Đã chấp nhận theo đuổi thể thao đỉnh cao, VĐV phải hy sinh nhiều thứ. Trong đó, đôi khi tôi phải chịu đựng những đàm tiếu đầy ác ý. Chẳng hạn như câu chuyện hoàn toàn bịa đặt về quan hệ giữa tôi và anh Cường (tay vợt nam Vũ Mạnh Cường - TN) được đăng tải trên một tờ báo thể thao ngay trước SEA Games 21. Tôi đã rất ngạc nhiên, bực bội, uất ức và sau cùng là nỗi buồn đọng lại. Tôi đã gặp thẳng lãnh đạo Liên đoàn Bóng bàn VN, xin rút không tham dự nội dung đôi nam nữ nữa. Nhưng mọi người đã thuyết phục, khuyên tôi đừng vì những lời đồn thổi mà nóng giận, hãy nghĩ tới cái chung. Gạt bỏ nỗi buồn, tôi lao vào tập luyện và SEA Games năm đó, VN đoạt huy chương đồng đôi nam nữ. Sau khi tĩnh tâm lại, tôi chợt thấy sợ một cuộc đời bình lặng và tẻ nhạt bởi dường như cú sốc này giúp tôi trưởng thành hơn, chín chắn hơn.
    Tất nhiên, sóng gió của đời người còn đến từ những thất bại. Giải vô địch quốc gia năm 1995, chị Trần Thu Hà thắng tôi trong trận chung kết. Thất bại này chỉ để lại một chút xíu dư vị đăng đắng bởi lúc ấy thực lực của tôi thua kém chị Hà rất nhiều. Sau này, 2 lần thua trong trận chung kết năm 1999 và năm 2001 làm tôi đau hơn nhiều. Không phải vì hồi đó cái tên Ngô Thu Thủy đã khá nổi tiếng mà lẽ ra tôi đã có thể thắng cuộc nếu phát huy đúng khả năng.
    Trận đấu đáng nhớ nhất
    Kỷ niệm đáng nhớ nhất không phải là tấm huy chương vàng đôi nam nữ SEA Games 19 năm 1997 của tôi và anh Cường. Tôi cũng vui lắm chứ nhưng cứ cảm giác thành tích cao nhất đó không phải máu thịt của mình nên niềm hạnh phúc đó chỉ như cơn gió thoảng qua. Tôi ao ước giá một lần mình được đăng quang nội dung đơn nữ tại SEA Games. Cơ hội ấy đã từng đến với tôi thật gần, gần lắm nhưng tiếc thay, tôi lại để bay mất. SEA Games 1993, lần đầu tiên tham dự một giải quốc tế lớn, tôi mang trên vai một áp lực nặng khủng khiếp. Khi chưa đủ bản lĩnh để giải tỏa áp lực ấy, tôi đã để thua ngay từ vòng loại nội dung đồng đội nữ, nội dung mà 2 năm trước, chị Hà và Nhan Vị Quân đã đem về cho Tổ quốc tấm huy chương vàng. Bước vào giải đơn, sự hồi hộp không còn nữa, tôi thắng như chẻ tre trước các VĐV Philippines, Indonesia, Thái Lan và lọt vào trận chung kết. Đối thủ của tôi - Rossy đang nổi như cồn khắp Đông Nam Á. Tôi và Rossy rượt đuổi nhau từng séc một. Đến ván thứ 5 quyết định, tôi đã dẫn trước 14 - 12 nhưng Rossy đã thi đấu tuyệt vời hơn tôi tưởng. Lật ngược thế cờ, đối thủ từng mấy lần vô địch SEA Games đã giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 21 - 17. Dù tôi có đoạt thêm huy chương bạc đôi nam nữ cũng tại SEA Games 17 nhưng thất bại này mới thực sự là kỷ niệm đáng nhớ nhất suốt đời tôi.
    Măng cứ mãi còi cọc
    18 năm chơi thể thao chuyên nghiệp, 8 lần vô địch quốc gia. Nhưng chưa lần nào để lại trong tôi cảm xúc buồn vui lẫn lộn như giải năm 2004. Ở nội dung đồng đội nữ, tôi đã thua Lương Thị Tám, VĐV trẻ mới ngoài 20 tuổi vì Tám tấn công rất tốt còn tôi yếu trong phòng thủ và đỡ giao bóng. Nhưng sang trận chung kết đơn nữ, Tám đã thua tôi với tỷ số đậm 0 - 4. Tám hơn tôi về sức trẻ nhưng bản lĩnh thi đấu còn non quá. Chỉ cần đối thủ chỉnh sửa một chút khuyết điểm trong khâu phòng thủ, Tám đã không thể địch nổi một "bà già" như tôi.
    Thắng nhưng tôi cảm thấy lo lắng vô cùng. Trong khi anh Cường, người cùng thời với tôi đã bị lùi lại bởi những Đoàn Kiến Quốc, Trần Tuấn Quỳnh, Nguyễn Nam Hải... thì sau lưng tôi, thế hệ kế cận bóng bàn nữ vẫn chưa đuổi kịp.
    Ai đó đã rất đúng khi nhận định rằng bóng bàn nữ VN đang khủng hoảng VĐV khá trầm trọng. Lý do chính là khâu đào tạo quá kém! Lực lượng đã mỏng, tìm hạt nhân đã khó, giữ lại còn khó hơn. Khi không có kế hoạch huấn luyện lâu dài và bài bản, không ít nhân tài đã vội vã ra đi. Có VĐV vừa trẻ vừa giỏi giang đã xin nghỉ sớm vì thấy nghiệp thể thao sao mà chông chênh quá! Sự thiếu hụt cứ kéo dài từ năm này qua năm khác. Trước đây chỉ nghe nói nhưng qua những chuyến tập huấn tại Trung Quốc, được mục sở thị cách sinh hoạt, luyện tập rất khoa học và chuyên nghiệp của VĐV, tôi càng hiểu vì sao bóng bàn Trung Quốc phát triển đến thế.
    Sau SEA Games 22, Mai Thi, Phương Linh cùng xin rút khỏi đội tuyển quốc gia, và cả tôi nữa. Số nữ chỉ còn lại Mai Xuân Hằng, Lương Thị Tám, Vũ Thị Hà, Đặng Minh Hải chưa thực sự chắc chắn. Tôi có sung sướng gì khi ngự trị trên đỉnh cao quá lâu. Tôi muốn nhìn thấy măng lớn như thổi nhưng măng cứ còi cọc, cứ chậm lớn vì thiếu "dinh dưỡng". Đáng lý tôi chỉ tham gia giải năm 2004 với tư cách là HLV đội Hà Nội nhưng vì không có người, một lúc tôi đành phải đóng hai vai, vừa huấn luyện vừa thi đấu. Sau giải, tôi đã chính thức giải nghệ và sẽ chuyên tâm hơn vào công tác đào tạo. Cuộc đời tôi lại sắp bước sang một thử thách mới, và tôi tin vào bản thân mình...
    Lan Phương
  2. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0

    Phương Linh: ?oTôi học được rất nhiều từ thể thao"
    TTCN - Bóng bàn TP.HCM vừa chia tay với ?ocô gái vàng? cuối cùng Trần Lê Phương Linh. 28 tuổi, cô quyết định gác vợt để lên đường sang Mỹ theo học cao học hai năm ngành quản trị kinh doanh tại Đại học Houston (với học bổng toàn phần) hôm 11-8 vừa qua.
    Để có được một đoạn kết hạnh phúc như vậy, Phương Linh đã nỗ lực hết sức mình để không chỉ đạt thành tích cao trong thi đấu mà còn cả trong học tập (đạt TOEFL 550 điểm và 450 điểm của GMAT).
    Chơi bóng bàn vì... nữ tính
    Vì lý do... sức khỏe yếu, Phương Linh đã quyết định cùng chị Mỹ Linh và cô em Khánh Linh chơi thể thao để có sức khỏe. Và môn thể thao mà ba chị em chọn là bóng bàn vì theo họ đây là môn thể thao ít nhiều vẫn giữ được nét... nữ tính.
    Phương Linh nhớ lại: hồi đó, vì cả ba chị em đều tập bóng bàn nên hằng ngày, người cha sau khi chở hai cô chị đến tập lại phải tiếp tục chở cô út đi học văn hóa. Đón cô út học văn hóa xong lại chở đến nơi tập bóng bàn, rồi lại chở hai cô chị lúc này đã tập xong đi học văn hóa.
    Dù chỉ tập phong trào, nhưng càng chơi cả ba càng tỏ rõ năng khiếu, trong đó Phương Linh là có nét hơn cả. Cô gái nhỏ 6 tuổi lúc đó thường tỏ ra khá bực tức mỗi khi thua trận và càng quyết tâm tập luyện hơn nữa để rồi bắt đầu bước vào con đường chuyên nghiệp lúc nào không hay.
    Kể từ năm lên 10 tuổi, Phương Linh đã bắt đầu nằm trong đội tuyển TP.HCM các lứa tuổi và gặt hái được rất nhiều thành tích trong suốt gần 20 năm cầm vợt của mình. Tuy nhiên, chiến tích ấn tượng của Phương Linh là chức vô địch đơn nữ VN 2001, nhiều năm liền vô địch đồng đội nữ toàn quốc và chiếc HCB đồng đội nữ tại SEA Games 1997.
    Bước ngoặt làm thay đổi cuộc sống
    Tài năng bộc lộ sớm, Phương Linh được Trường Năng khiếu nghiệp vụ TP.HCM gọi vào tập trung khi cô đang học lớp 8 tại Trường THCS Ngô Quyền. Tuy nhiên, nếu vào trường thì Linh buộc phải học bổ túc văn hóa nên thật khó khăn Linh và gia đình mới thuyết phục được trường chấp thuận cho tiếp tục học ở ngoài với cam kết đảm bảo việc tập luyện.
    Quyết định đó đến giờ là đúng đắn. Sau khi hoàn tất cấp II, Linh đậu vào trường THPT nổi tiếng Nguyễn Thượng Hiền và sau đó là Đại học Mở Hà Nội (khóa 1995-1999), song song đó vẫn đem về thành tích cho TP.HCM.
    Tuy nhiên, khoảng thời gian theo học đại học với Linh thật khó khăn khi phải tập trung dài hạn ở Trung tâm HLQG 1 cùng những chuyến tập huấn, thi đấu ở nước ngoài khiến việc học tập luôn bị gián đoạn.
    Vậy là cô đã phải nhờ bạn học photo các bài học rồi gửi phát chuyển nhanh đến nơi Linh đang tập luyện để ôn tập. Rồi mỗi lần thi hết môn hay thi tốt nghiệp đại học, gia đình Linh phải bay ra tận Hà Nội để xin cho cô về thi. Trong suốt bốn năm đại học, Linh chưa từng phải thi lại môn nào và còn tốt nghiệp với tấm bằng loại khá.
    Chưa dừng tại đó, Linh tiếp tục thi đậu ngành quản trị kinh doanh của Đại học Quốc gia liên kết với Đại học Houston (Mỹ) vào năm 2003. Đây cũng là thời gian mà Linh đã ?odũng cảm? xin thôi khoác áo đội tuyển quốc gia tại SEA Games 2003 và sau đó cũng từ chối chuyến tập huấn ở Trung Quốc chuẩn bị cho giải vô địch toàn quốc 2004 của đội tuyển bóng bàn TP.HCM. Điều kỳ lạ ở cô gái này là dù học nhiều như vậy, Linh vẫn đoạt danh hiệu vô địch bóng bàn đồng đội nữ và HCB đôi nữ tại giải VĐQG hồi tháng 5 - 2005 vừa qua.
    Tâm sự trước khi lên đường, Phương Linh cho biết: ?oQua Mỹ thì học hành vẫn là điều quan trọng nhất với Linh. Nhưng nếu có dịp chơi bóng bàn ở bên đó Linh sẽ tiếp tục, bởi nó sẽ giúp mình thỏa mãn niềm đam mê và quan trọng là có sức khỏe để học tốt.
    Thể thao, mà đặc biệt là bóng bàn, đã cho Linh ý chí và nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Sau khi học về Linh sẽ đi làm kinh doanh, nhưng nếu có điều kiện Linh sẽ tiếp tục giúp đỡ bóng bàn TP.HCM vì đó vẫn là nơi đã giúp đỡ Linh rất nhiều trong thời gian qua? .
    NGUYÊN KHÔI
    Làm sao quên được bóng bàn!

    [​IMG]
    Phương Linh thi đấu tại Giải Cây vợt vàng 2005 - Ảnh: N.K.

    TT - Ngoài dòng họ Mai nổi tiếng, bóng bàn TP.HCM còn tự hào với những cô gái nhà họ Trần chơi bóng bàn hay mà học cũng giỏi là Trần Lê Mỹ Linh, Trần Lê Khánh Linh và cô út Trần Lê Phương Linh.
    Hiện tại cả ba chị em đều đang sống và học tập tại Mỹ. Chúng tôi đã chat cùng cựu VĐQG 2001 - Trần Lê Phương Linh.
    * Sau khi gác vợt để sang Mỹ học cao học ngành quản trị kinh doanh tại ĐH Houston vào giữa tháng tám năm ngoái, chuyện học của Phương Linh giờ sao rồi?
    - Linh đã học được một năm và còn một năm gian khổ nữa...
    * Một ngày của Phương Linh bên đó như thế nào?
    - Ngày nào cũng vậy, 8g sáng đến trường, 10g tối về đến nhà và 1g khuya mới ngủ. Bài vở khá nặng nên suốt ngày cứ phải đọc sách và lên mạng để làm bài tập. Chị Mỹ Linh thì ở cùng gia đình tại bang Pennsylvania. Do Phương Linh thuê nhà cùng chị Khánh Linh ở Houston (Texas) nên phải tự lo mọi thứ trong cuộc sống. Nấu ăn thì tiện lúc nào nấu lúc đó vì suốt ngày cứ phải quay cuồng với việc học.
    Cuộc sống của Mỹ Linh
    Mỹ Linh lấy chồng và qua Mỹ từ năm 2002. Cô có một con gái và hiện đang quản lý một cửa hàng cho gia đình. Ông xã Mỹ Linh rất ủng hộ ý kiến để dì Phương Linh trở thành HLV cho cô con gái nhỏ.

    * Vì sao 10g tối mới về đến nhà?
    - Vì phải lấy tiết thêm để học. Ở trường có thư viện nên việc học thuận tiện và dễ tập trung hơn.
    * Phương Linh có phải đi làm thêm không?
    - Thỉnh thoảng nếu có thời gian, nhưng giờ thì phải tập trung nhiều cho việc học rồi.
    * Học nhiều vậy chắc Linh quên mất bóng bàn rồi phải không?
    - Không có đâu. Bóng bàn đã thấm sâu vào cơ thể rồi nên không đánh cũng cảm thấy buồn. Chỉ vài tuần sau khi sang Mỹ, Phương Linh đã tìm ngay một CLB bóng bàn để tập. Thường thì cuối tuần Phương Linh chơi khoảng 3-4 tiếng tại CLB hoặc ở trường và Linh cũng tham gia thi đấu vài giải tại đây.
    * CLB bóng bàn mà Linh tập ra sao?
    - CLB do một người Việt mở, nằm khá gần nhà với khoảng một giờ ngồi xe. Nơi đây tập trung khá nhiều cao thủ, nhất là các tay vợt Trung Quốc.
    * Kết quả thi đấu của Phương Linh với các cao thủ này?
    - Cũng có thua, có thắng thôi. Hi hi hi...

    Phương Linh (trái) và ĐKVĐ SV toàn nước Mỹ 2006 Jasna Reed - Ảnh: CTV

    * Các giải đấu Phương Linh tham dự do ai tổ chức?
    - Có giải do Liên đoàn Bóng bàn Mỹ (USATT) tổ chức và có giải của CLB.
    * Thành tích của Linh ở các giải thế nào?
    - Tháng tư vừa qua, Phương Linh đoạt hạng 3 Giải sinh viên toàn nước Mỹ 2006. Còn giải ở CLB thì cũng có nhất, có nhì.
    * Phương Linh có dự định gì chưa sau khi học xong?
    - Do đang tập trung học nên Linh chưa có một kế hoạch cụ thể trong tương lai. Hi vọng là sẽ làm được một điều gì cho đất nước, đặc biệt là cho bóng bàn TP.HCM.
    * Linh nghĩ gì về những ngày tháng còn cầm vợt?
    - Đối với gia đình Phương Linh, bóng bàn là một niềm đam mê. Vì vậy, cây vợt hình như là vật bất ly thân của Linh. Nó là vật đầu tiên nằm trong túi xách Phương Linh khi sang Mỹ. Phương Linh cũng có những người bạn luôn kể về tình hình bóng bàn TP.HCM và VN.
    Đặc biệt, Phương Linh thấy nhớ thời gian mình thi đấu bên nhà, do bên cạnh luôn có các đồng đội, bạn bè, HLV và cô chú lãnh đạo ủng hộ, động viên trong từng trận đấu. Nhất là buổi chia tay đầy tình cảm mà Liên đoàn Bóng bàn và Sở TDTT TP.HCM tổ chức trước khi Phương Linh rời VN đi du học.
    Nguyễn Khôi - Báo Tuổi trẻ
  3. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Giải vô địch bóng bàn Việt Nam lần đầu tiên, sau ngày thống nhất 2 miền Nam - Bắc:
    Hai tuyển thủ miền Bắc đều vô địch đơn
    Đối với khán giả hâm mộ môn bóng bàn thì giải vô địch toàn quốc 1978 từ ngày 22 đến 26.3 tại thành phố biển Quy Nhơn là mùa giải gây nhiều ấn tượng nhất, vì đây là giải vô địch quốc gia lần đầu tiên sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất và là cuộc hội ngộ đầu tiên của những cây vợt hàng đầu của 2 miền Nam - Bắc.
    Giải diễn ra đầy sôi nổi, cao trào là cuộc đối đầu căng thẳng và đầy kịch tính giữa 2 lối đánh đại diện cho 2 trường phái trong trận chung kết.
    Bên đây là tuyển thủ Nguyễn Ngọc Phan (Trường Đại học Thể dục thể thao Từ Sơn) dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên Nguyễn Danh Thái (nay là Bộ trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao), từng 7 lần vô địch quốc gia và hơn 30 lần đem chuông đi đánh xứ người.
    Bên kia là tuyển thủ Vương Chính Học (TP.Hồ Chí Minh) - đương kim vô địch miền Nam, huy chương Bạc đơn nam SEA Games 1973 tại Singapore.
    Anh Phan cầm vợt ngang (có sử dụng 1 mặt vợt phản xoáy) với lối đánh công thủ toàn diện, sở trường là quả đánh phải tay tuy lực không mạnh nhưng điểm rơi cực kỳ biến hoá.
    Còn anh Học với phong cách đánh hiện đại, ôm bàn tấn công cả 2 mặt phải trái tay nhưng thể lực có phần hạn chế.
    Kết quả phần thắng nghiêng về tuyển thủ miền Bắc Nguyễn Ngọc Phan, trong đó có công rất lớn của huấn luyện viên Nguyễn Danh Thái nhờ chỉ đạo rất sát và thay đổi chiến thuật hợp lý trong từng thời điểm.
    Về nữ vào đến trận then chốt cuối cùng cũng là đại diện của 2 miền: Một là danh thủ Nguyễn Thị Mai - từng vô địch 11 lần miền Bắc và hạng ba giải quốc tế Á Phi, với lối đánh cắt bóng biến hoá, công thủ khá toàn diện. Với bước chân di chuyển nhịp nhàng và khuôn mặt rất tươi trong thi đấu Nguyễn Thị Mai đã chiếm được cảm tình của khán giả có mặt trên khán đài.
    Còn đối diện là cựu vô địch Đông Nam Á vận hội Trần Hoa Việt, có thân hình "hộ pháp" (chị cũng là tuyển thủ bóng rổ) cầm vợt thìa với sở trường giao bóng công né bạt phải dứt điểm đầy uy lực.
    Trong một buổi thi đấu cực kỳ sung sức nên cô gái thủ đô Hà Nội Nguyễn Thị Mai đã giành chiến thắng đầy sức thuyết phục với tỉ số rất đậm 3-0 và đoạt chức quán quân một cách xứng đáng. Rồi đến giải vô địch quốc gia năm 1982 tại sân Bình Thạnh (TP.Hồ Chí Minh), chị đã lập kỷ lục đoạt chức quán quân cả 4 nội dung mà mình tham dự gồm: đồng đội, đơn, đôi và đôi nam nữ phối hợp.
    Hiện nay cả 2 danh thủ đoạt chức vô địch giải toàn quốc 1978 đều đang sống tại Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Mai vừa mới rời chức Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bóng bàn Hà Nội (vì đến tuổi về hưu) và anh Nguyễn Ngọc Phan vẫn thỉnh thoảng cầm vợt tập luyện tại Câu lạc bộ Bóng bàn hưu trí quận 10 (TP.Hồ Chí Minh).
    Ngược lại, chị Trần Hoa Việt đang sống tại Mỹ, còn anh Vương Chính Học đang ngụ tại Đức và đã nhiều lần về Việt Nam với dự định sẽ thành lập công ty.
    Vinh Hiển (Báo Lao động)
  4. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    NGUYỄN ĐÌNH KHOA RẠNG DANH BÓNG BÀN VIỆT NAM HẢI NGỌAI
    - Thứ năm 14-12-06, tuần trước, hội bóng bàn Hoa Kỳ đã vinh danh đấu thủ Nguyễn Đình Khoa, gọi tắt là Khoa Nguyễn, tại một buổi tiệc ở khách sạn Stratosphere của Las Vegas. Tên của Khoa Nguyễn sẽ được lưu danh trong Hall Of Fame, tạm dịch là Nhà Lưu Danh. Trong đêm này có 4 cây vợt bóng bàn được đưa vào danh sách tên tuổi, tổng cộng cho đến nay đã có 109 nhân vật và Khoa Nguyễn là người Mỹ gốc Việt đầu tiên.
    Sinh năm 1966 tại Nha Trang, hồi nhỏ Khoa đã có khiếu bóng bàn. Trước năm 1975, tại hội quán bóng bàn Minh Nghĩa, ông Nguyễn Đình Sơn đã dắt con mình là cậu bé Khoa đến hội quán bóng bàn Minh Nghĩa nổi tiếng của Sài Gòn và cậu đã gây bất ngờ cho những tay cá độ bóng bàn khi đánh thắng một cây vợt thần đồng của hội quán này.
    Qua tị nạn tại San Jose năm 1975, dưới sự dìu dắt của cha, cả mấy anh em cùng đánh bóng bàn để tiêu khiển tháng ngày xa xứ và ông Sơn đã mời nhiều cao thủ bóng bàn tới nhà để cho Khoa có dịp trau dồi tài nghệ. Qua những lần thi đấu các giải thiếu niên bóng bàn tại nước Mỹ, Khoa Nguyễn đã chiếm nhiều giải vô địch và dần dần tên tuổi của Khoa Nguyễn trở nên quen thuộc trong giới bóng bàn của Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    Trong 25 năm tham gia bóng bàn, Khoa Nguyễn đã có những thành tích như vô địch thiếu niên Hoa Kỳ năm 1980, năm 1995 được bầu làm cầu thủ hay nhất với số điểm 2800, năm 2000 đọat giải vô địch Bắc Mỹ ( gồm Mỹ và Canada) đại diện khu vực này đi Quảng Châu thi đấu cùng 16 cây vợt hay nhất thế giới. Cũng năm 2000 này, Khoa Nguyễn được xếp trong phái đòan bóng bàn Mỹ dự Olympic Sydney để đánh đôi cùng Chen Xing Hua. Năm 2004, Khoa Nguyễn đã hạ đương kim vô địch Mỹ là David Wang để dành chiếc vé đi Olympic Athens với tư các đơn nam.
    Phải biết là đi Olympic thì phái đòan Bắc Mỹ gồm Canada và Mỹ, cho nên các cây vợt hai nước này phải thi đấu với nhau để chọn người đại diện. Còn tham gia các giải bóng bàn thế giới tổ chức mỗi hai năm một lần thì dễ hơn và Khoa Nguyễn đã mấy lần có mặt trong phái đòan Hoa Kỳ.
    Xét về trình độ bóng bàn của Hoa Kỳ thì bộ môn này ít được dân chúng thích và những cây vợt gốc Tàu từng là đấu thủ nổi tiếng của Trung Quốc đã sang định cư tại Mỹ và họ chiếm lĩnh các giải thi đấu hàng năm. Trừ một vài cây vợt gốc Aâu châu sang Mỹ sinh sống, thỉnh thỏang thắng vài giải, làng bóng bàn trở nên là của riêng của người Trung quốc, không những tại Mỹ mà còn cả thế giới nữa.
    Và Khoa Nguyễn là người Việt Nam, người Mỹ gốc Việt duy nhất có mặt hầu hết trong các giải thi đấu bóng bàn của Hoa Kỳ và được khán giả cùng các nhà lãnh đạo của hội bóng bàn Mỹ mến phục.
    [​IMG]
    Có lẽ vì bản tính Khoa Nguyễn hiền lành, đẹp trai kiểu thể thao, là một kỹ sư điện tử có trình độ văn hóa hiểu biết khá và tài năng bóng bàn của anh. Với cú líp xóay mặt phải dũng mãnh, rất đẹp, Khoa Nguyễn đã tạo một hình ảnh xoay người giơ cánh tay phải giựt xóay lên cao đưa trái banh đi nhanh và xóay vào mặt bàn làm đối thủ bó tay và những tiếng vỗ tay rào rào tán thưởng của khán giả. Mỗi lần có Khoa Nguyễn thi đấu là nhiều người kéo lại xem trận đấu so với các trận khác trong một giải bóng bàn chứng tỏ sức hút của lối thi đấu dũng mãnh và đẹp mắt của anh.
    [​IMG]
    Ở San Jose, những năm trứơc, trong Hội Tết Fairground có giải thi đấu bóng bàn mời các đấu thủ hay nhất của Hoa Kỳ tham gia và Khoa Nguyễn là niềm vinh dự của cộng đồng VN. Tiết mục bóng bàn hấp dẫn khá nhiều khán giả du Xuân ghé tới xem.
    Chỉ tiếc cho Khoa Nguyễn là ở San Jose anh không có những cây vợt giỏi để cùng tập dợt để tài năng anh tiến bộ hơn nữa để sánh cùng các cây vợt hàng đầu thế giới và công việc kỹ sư ở hãng chiếm khá nhiều thời gian và có thể nói là Khoa Nguyễn vẫn là tay vợt nghiệp dư chứ không phải sống bằng nghề bóng bàn như những vận động viên khác, ngòai thi đấu họ còn là huấn luyện viên bóng bàn.
    Dù sao về bộ môn này, tên tuổi của Khoa Nguyễn đã làm rạng danh cộng đồng gốc Việt. Năm nay tuổi bốn mươi được coi là lão tướng trong thể thao, cuối cùng anh đã được vinh danh trong Hall Of Fame, báo chí Việt hải ngọai đã loan tin và cộng đồng VN tại San Jose cũng vui vì có một đồng hương của Thung Lũng Hoa Vàng làm nở mặt. Và có lẽ ông bà Nguyễn Đình Sơn cũng sung sướng vì đã nhìn thấy thành quả nhiều năm huấn luyện và hỗ trợ cho cậu bé Khoa thành danh trong lãnh vực bóng bàn.
    San Jose cũng còn có danh thủ Trần Cảnh Được đang cư ngụ, từng vô địch VN, từng cùng danh thủ Mai Văn Hòa chiếm nhiều huy chương vàng đôi nam bóng bàn của Á Châu và Đông Nam Á trước năm 1975. Thành tích của bóng bàn VNCH thập niên 50 là vô địch Á châu, từng hạ Nhật Bản và chiếm hạng 3 thế giới mãi mãi là huyền thọai đẹp của bóng bàn VN...
    Chúc mừng Nguyễn Đình Khoa- tức Khoa Nguyễn, cộng đồng hải ngọai lại có thêm một tên tuổi vang danh nước Mỹ, lãnh vực bóng bàn, đóng góp thêm vào sự thành công nhiều phương diện của những người Việt Nam ở hải ngoại.
    Dương Ngọc Lãng

    Những thành tích trong sự nghiệp bóng bàn của Nguyễn Khoa trong hơn hai thập niên, được ghi nhận như sau:
    1980: Huy chương vàng giải thiếu niên Thế Vận Hội Bóng Bàn Hoa Kỳ
    1995: Được hội Bóng Bàn Hoa Kỳ chọn "Tay Vợt Xuất Sắc Nhất Trong Năm"
    1995: Giải thưởng Tinh Thần Thể thao Rich Livingston
    2000: Vô Địch Bắc Mỹ - Đơn Nam
    2000: Thành viên Đoàn tuyển thủ Bóng Bàn Hoa kỳ tham dự Thế Vận Hội Thế Giới - Đôi Nam
    2004: Thành viên Đoàn tuyển thủ Bóng Bàn Hoa kỳ tham dự Thế Vận Hội Thế Giới - Đơn Nam
    Trong bài đáp từ, anh Nguyễn Khoa đã tỏ lời cảm ơn Ủy Ban Lưu Danh đã nghĩ đến anh. Anh cảm thấy rất vinh dự. Anh đã học hỏi rất nhiều từ những người bạn anh đã gặp trong suốt những năm qua. Anh rất yêu thích bóng bàn và đến bây giờ vẫn còn yêu thích nó. Anh đặc biệt trân trọng bố mình là người đã đưa anh đến với môn bóng bàn, đã dạy anh chơi và luôn luôn ủng hộ anh trong sự nghiệp bóng bàn của mình. "Không có bố tôi, không có những hy sinh của bố tôi, tôi hẳn không có mặt ở đây ngày hôm nay. Cho nên, phần thưởng này cho bố tôi nhiều hơn là cho tôi. Bố xứng đáng với danh dự này hơn tôi," anh đã nói như vậy và với bảng danh dự trong tay, anh đi thẳng đến bố của mình và đưa cho bố xem.
    Buổi lễ vinh danh này là một dấu mốc lớn trong sự nghiệp bóng bàn của anh Khoa. Một số tuyển thủ đã từng được vinh danh hiện vẫn còn là tuyển thủ đương thời và thành viên của đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ như Cheng, Yinghua, Yip Lilly, Zhuang, David...
    Nhà Lưu Danh những Nhân Vật Bóng Bàn Nổi Tiếng của Hoa Kỳ (United States Table Tennis Hall of Fame) được thành lập năm 1966 bởi Steve Isaacson. Hiện có 109 nhân vật đã được vinh danh, tất cả những nhân vật này sẽ được đưa vào Viện Bảo Tàng Thể Thao Quốc Gia (National Sports Museum) hiện đang được xây dựng với kinh phí 93 triệu đô la, và dự trù sẽ khánh thành vào năm 2008 ở vùng hạ Manhattan.
    (Theo VietBao)
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 11:49 ngày 09/01/2007
  5. rossicarbon

    rossicarbon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    CO bai bao nao cua VU MANH CUONG o vay?
  6. fanbongban

    fanbongban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0

    Nói một cách công bằng, Hà ''''''''mổ'''''''' - tên thân mật mà bạn bè gọi cây vợt Hải Phòng có quả phát khó chịu, lúc ấy còn bị giới nghề xếp dưới cả cây vợt Ngô Thu Thủy bắt đầu ''''''''phát'''''''' của Hà Nội. Hôm khai mạc, các fan đưa tay chỉ vào góc xa: ''''''''Thu Thuỷ con bà Én đấy, đi Trung Quốc tập với thày giỏi, phen này quân ông Khoa chắc gì chiếm giải''''''''. Ông Tạ Đình Khoa lúc ấy đang là sếp của đội quân đội, còn Thuỷ là trò cô Nga.
    Bác Khoa này đang sinh sống tại Đà lạt nè các bạn, chiều chiều vẫn xách vợt đi tập đó, tuy lớn tuổi nhưng chiến đấu vẫn ghê lắm , thường xuyên thắng độ các VĐV cấp tỉnh tại Đà lạt đó. Bạn nào biết nhiều về Bác Khoa có thể kể thêm ko? Nếu có bạn nào lên Đà lạt thích giao lưu thì mình chỉ chỗ cho, trên này trình độ ko cao nhưng mọi người cũng nhiệt tình lắm.
  7. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Người đánh bóng bàn bằng... bật lửa

    Không phải là tay vợt chuyên nghiệp nhưng Tuấn An có khả năng đánh bóng bàn bằng một chiếc... bật lửa Zippo. Chỉ với cây vợt bé xíu của mình, anh giao bóng, đỡ, tiêu, ve... đủ các kiểu nhưng trái bóng vẫn đi ?ongọt? như bất kỳ tay vợt nào sử dụng loại vợt bình thường.
    Bắt đầu làm quen với môn bóng bàn từ năm 8 tuổi và cho đến nay, sau gần 30 năm chơi bóng bàn, bộ sưu tập của Tuấn An đã có không ít huy chương tại các giải đấu phong trào của thành phố và của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Tuấn An hiện đang công tác tại Xí nghiệp thương mại mặt đất - sân bay quốc tế Đà Nẵng).
    Tuấn An cho biết, trong quá trình tập luyện anh luôn tìm cách để cho cuộc chơi bớt nhàm chán và thêm phần sinh động, dí dỏm. Chìa cho chúng tôi xem ?ocây vợt? của mình là một chiếc bật lửa Zippo đã mòn nhẵn mặt, Tuấn An cho biết anh bắt đầu làm quen với cây vợt bật lửa này từ năm 1990.
    Ban đầu, Tuấn An chỉ tập cho vui nhưng dần dần cảm thấy thích thú nên kiên trì tập luyện đến độ thành thục và có thể thi đấu được bằng ?ocây vợt? Zippo với một tay vợt sử dụng loại vợt bình thường.
    Theo Tuấn An, đánh bóng bằng bật lửa rất khó, bởi không chỉ vì mặt ?ovợt? khá nhỏ (nhỏ hơn cả quả bóng bàn) mà người đánh còn chỉ được đánh bóng bằng nửa dưới của ?ocây vợt? bởi phần nắp trên của bật lửa Zippo bị rỗng bên trong nên khi chạm bóng sẽ không có tác dụng.
    Dĩ nhiên không phải lúc nào Tuấn An cũng đánh bằng ?ovợt? Zippo mà chỉ đánh khi nào có người thách đấu hoặc để thay đổi không khí của buổi tập.
    Bây giờ chỉ với cây vợt bật lửa Zippo, Tuấn An có thể thi đấu với bất kỳ tay vợt nào, dĩ nhiên là phải căn cứ vào trình độ của đối phương mà đánh đồng hay người đánh bằng vợt thường phải chấp lại điểm.
    Bởi theo Tuấn An, khi đánh bằng vợt Zippo, khả năng của anh giảm đến 50% so với khi đánh bằng vợt thường, còn nếu đánh những quả rờ-ve thì chỉ bằng 20%.
    Không chỉ vậy, với bản tính dí dỏm, Tuấn An còn nghĩ thêm ra nhiều cách để đánh như vừa đánh vừa trình diễn các ?okiểu? bật đỏ ngọn lửa từ chiếc bật lửa Zippo. Nhưng độc đáo hơn là không đánh bóng bằng vợt mà đánh bằng ... miệng (thổi cho trái bóng bay qua lưới sang phần bàn đối phương).
    Cách ?ođánh? này cũng rất khó bởi người thổi cần phải thổi rất chính xác đúng tâm quả bóng và đúng lực, trái bóng mới đi đúng ý. Các quả ?othổi? bóng của Tuấn An có độ chuẩn xác khá cao, rất ít khi trái bóng rơi ra khỏi bàn.
    Hơn nữa, Tuấn An còn kết hợp được 2 kiểu đánh này một cách rất thuần thục: xen kẽ đánh trả một quả bằng bật lửa với một quả ?othổi?. Ngoài ra, anh còn có thể đánh bóng bằng đít vỏ chai nước khoáng và cả trói chân để đánh (chỉ áp dụng khi đánh đôi)...
    Theo Hoàng Nguyên
    Sài gòn giải phóng

  8. vua_pha_luoi

    vua_pha_luoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bác cho em spam tí . Ở Đà Lạt đánh bb ở đâu vậy bạn fanbongban? Bạn có thể cho số liên hệ được không để hôm nào lên rủ bạn đi cho dzui? Mình là mình khoái đi DL lắm
  9. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Khổng Lệnh Huy - Rẽ bước từ đây

    Nhà vô định bóng bàn thế giới, người để lại ấn tượng trong lòng nhiều fan Việt Nam với lối di chuyển chân tuyệt vời, xử lý bóng khéo léo, biến hóa, Khổng Lệnh Huy, hôm 12-10 vừa qua đã chính thức tuyên bố giải nghệ và dự định trở thành huấn luyện viên đội tuyển bóng bàn Trung Quốc.
    [​IMG]
    Khổng Lệnh Huy bắt đầu sự nghiệp khi lên sáu tuổi và năm 1986, anh gia nhập đội tuyển tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc , sau đó là tuyển quốc gia, 1991.
    Khổng Lệnh Huy, 31 tuổi, là một trong ba người duy nhất giành huy chương vàng ở cả ba giải uy tín nhất thế giới, Vô địch Bóng bàn Thế giới, World Cup Bóng bàn và Thế vận hội.
    Hai người kia là Lưu Quốc Lượng, đương kim huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc, bạn cũ của Khổng Lệnh Huy, và tay vợt kỳ cựu Thụy Điển, Waldner Jan-Over.
    Từ đầu năm nay, Lệnh Huy đảm trách một phần công tác huấn luyện để giảm sức ép công việc cho đội tuyển nam. Đến nay, Lệnh Huy vẫn chủ yếu tập trung vào huấn luyện và thi đấu.
    Khổng Lệnh Huy, người thứ ba thắng Grand Slam năm 2000, vô địch thế giới 1995, á quân thế giới 2001, huy chương vàng đôi nam Thế vận hội 1996, huy chương bạc đôi nam Thế vận hội 2000, huy chương vàng đơn nam Thế vận hội 2000, Cúp Thế giới 1995, á quân Cúp Thế giới 2002, có lối di chuyển chân tuyệt vời và độ dài trận đấu ngắn đi đã làm anh trở thành một trong những tay vợt giỏi nhất.
    Con đường tới bóng bàn
    Khổng Lệnh Huy từng tự sự về con đường tới bóng bàn của mình:
    ?oCha tôi là huấn luyện viên bóng bàn một trong những huấn luyện viên hàng đầu Trung Quốc . Trong khi tôi phải thừa nhận điều đó góp phần quan trọng trong sự nghiệp của tôi, nhưng vẫn khác với trường hợp Lưu Quốc Lượng và Đặng Á Bình cả hai lớn lên trong gia đình bóng bàn với cha Đặng Á Bình là một trong những huấn luyện viên giỏi nhất Trung Quốc, còn Lưu Quốc Lượng có cha làm huấn luyện viên chuyên nghiệp, anh trai là tay vợt chuyên nghiệp .
    Tôi bắt đầu chơi bóng bàn không phải dưới sự thúc ép của cha mà là quyết định của tôi. Thực tế, tôi gắn bó với bóng bàn từ lâu, trước khi tôi chơi bóng. Từ hồi mẫu giáo, tôi đã ở cùng đội tuyển thể thao tỉnh Hắc Long Giang. Hàng ngày, sau khi cha đón tôi từ nhà trẻ, tôi theo ông tới đội tuyển bóng bàn để xem cho vui. Chẳng có gì vui ở phòng tập nhưng tôi có thể chơi với hàng tá bóng. Phòng tập cực lớn mà với tôi, nó như một mê cung.
    Sau đó, tôi chuyển sang nhà trẻ số 1 của tỉnh, nơi có một lớp học bóng bàn cho trẻ con trước khi tôi tới. Ngay lập tức, cha tôi được mời làm cố vấn của lớp. Điều khác lạ là con trai của huấn luyện viên bóng bàn nhưng tôi thích xem hơn đánh bóng. Tôi không cảm thấy chơi bóng có gì thú vị.

    Và cha tôi không để ý nhiều đến chuyện tôi có chơi bóng bàn hay không. Có thể ông nghĩ dù tôi chơi hay không thì đó chỉ là ý thích trẻ con.
    Khi lên sáu tuổi, tôi quyết định phải học chơi. Ý kiến đó ít hay nhiều là do hướng dẫn của thầy giáo. Điều thú vị là cha tôi không biết tôi đã bắt đầu cầm vợt. Một chiều thứ Bảy, tôi hỏi cha sau khi tan trường: ?oCha ơi, cha có thể cho con một cây vợt, con đã biết chơi rồi?. Và đó là lần đầu tiên cha tôi biết tôi chơi.
    Nói thật thì ông không phải huấn luyện viên đầu tiên của tôi. Mặc dù đẳng cấp của ông cao hơn hẳn thầy giáo của tôi, tôi vẫn thích nghe thầy giảng hơn.
    Khi lên tiểu học, tôi bắt đầu nghiện bóng bàn và không thể làm gì nếu không đụng đến vợt mỗi ngày. Khao khát chiến thắng của tôi để lại một số câu chuyện đáng cười mà sau này, cha tôi thường nhắc tới.
    Đó là năm 1982, khi mẹ tôi làm việc tại văn phòng địa phương, bà quen biết cả đồn cảnh sát ở đó. Khi cảnh sát biết cha tôi là huấn luyện viên đội tuyển tỉnh, họ hỏi bà: ?oLiệu có thể đấu giao hữu với cầu thủ của ông nhà không??. Đồng nghiệp của mẹ trêu họ: ?oNày, đừng nói tới cầu thủ của ông ấy, thử chơi với con trai ông ta trước đã?.
    Cảnh sát rất phấn khích và tất cả đều muốn chơi với tôi. Một trong số họ hứa nếu thua, anh ta sẽ cho tôi huy hiệu của anh. Giải thưởng đó quá hấp dẫn. Tôi không chỉ đánh bại anh mà lần lượt hạ tất cả cảnh sát ở đồn. Nhưng khi hỏi tới lời hứa, anh cảnh sát kia ỉm đi. Thật ngốc khi nghĩ rằng cảnh sát có thể trao huy hiệu của mình.
    Tôi khóc toáng: ?oChú là cảnh sát, chú không nên lừa cháu?. Cuối cùng, sếp của họ đi ra và nói: ?oCháu đúng đấy, cảnh sát không nên lừa dối?. Ông lấy huy hiệu của người cảnh sát kia và trao cho tôi.
    Nếu tôi có những giấc mơ thời thơ ấu thì đó là trở thành người lính, nhà khoa học hay nghề gì đó chứ không phải trở thành tuyển thủ bóng bàn quốc gia và nhà vô địch thế giới.
    Nguyễn Đức (thoibaoviet)
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 11/01/2007
  10. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0

    Ai Fukuhara - Nữ ?oĐại sứ bóng bàn? 17 tuổi Nhật Bản
    TPCN - Hơn một năm qua, tay vợt bóng bàn nữ ít khi cười nhưng gương mặt lại rất tươi Ai Fukuhara của Nhật Bản đi lại như con thoi giữa Nhật Bản và Trung Quốc vì một mục tiêu cao cả - đó là bồi đắp quan hệ hữu nghị và ngoại giao giữa hai cường quốc ở châu á này.
    [​IMG]
    Và nữ VĐV 17 tuổi có gương mặt trẻ thơ này sẽ phải đối mặt với các đối thủ Trung Quốc tại Đại hội thể thao châu á sẽ diễn ra tháng 12 này, giải đấu chuẩn bị toàn diện cho Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Fukuhara đã tranh tài tại các giải đấu bóng bàn lớn và kể cả giải ?oSiêu liên đoàn? của Trung Quốc từ tháng 6 năm ngoái.
    Ai Fukuhara với chiều cao khiêm tốn 1,56 mét hiện là một trong những tay vợt hàng đầu thế giới với thứ hạng 16, kém 7 bậc so với các tay vợt Trung Quốc, trong đó có Zhang Yining, cùng các tay vợt Hong Kong, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc và Croatia.
    Với tài năng của mình và lối tấn công nhanh như chớp đều từ cả hai góc bàn, Fukuhara đã giành chiến thắng tại tất cả các giải vô địch bóng bàn Nhật Bản. Ngoài danh hiệu được tặng là ?oĐại sứ bóng bàn của Nhật Bản ở Trung Quốc? tháng Tư năm ngoái.
    Cô đã đoạt huy chương đồng giải vô địch thế giới bóng bàn nữ tại Bremen (Đức), đánh dấu sự quay trở lại của các VĐV Nhật Bản từng thống trị các giải bóng bàn thế giới hồi thập niên 50 và 60 của thể kỷ trước, nhưng đã thoái trào và không đoạt bất kỳ danh hiệu nào kể từ năm 1979.
    Với tên thánh ?oAi? có nghĩa là ?otình yêu? trong tiếng Nhật, Fukuhara đã trở thành thần tượng của các cổ động viên Trung Quốc và họ đã tranh nhau mặc những tấm áo phông có in hình cô.
    Thông thạo tiếng Hoa, cô đã được biết đến như là một ?obúp bê bằng sứ? vì nước da trắng ngà và được đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản thân mật gọi là ?ođại sứ của nhân dân?.
    Fukuhara bắt đầu mùa giải 2006 với đội tuyển Siêu liên đoàn ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Cô đang nỗ lực luyện tập chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu á tại Doha và sẽ trở thành sinh viên Đại học tổng hợp Waseda ở Tokyo năm tới.
    Cô đánh giá: ?oNgoài Trung Quốc, còn có các đối thủ mạnh khác Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore. Hiện tại tôi không tự tin lắm rằng mình có thể đọat huy chương, nhưng chắc chắn Nhật Bản sẽ có huy chương nếu tôi được tới Olympic?.
    Tại giải vô địch bóng bàn thế giới ở Bremen mới rồi, đội tuyển nữ Trung Quốc đã đánh bại Hong Kong ở trận chung kết. Sáu đội tuyển khác ở châu á, kể cả CHDCND Triều Tiên, đều lọt vào tốp 8 đội hàng đầu.
    Kinji Kondo, HLV trưởng đội tuyển bóng bàn nữ Nhật Bản, cho biết mục tiêu của họ là đánh bại Trung Quốc.
    Đình Thịnh

Chia sẻ trang này