1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Timo Boll: khắc tinh của các tay vợt Trung Quốc
    Timo Boll - rào cản đáng ngại của các tay vợt Trung Quốc
    TT - Trong bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng bàn thế giới vào cuối năm 2005, tay vợt Timo Boll của Đức đã vươn đến vị trí thứ 2 thế giới sau khi vượt qua hàng loạt tay vợt nam sừng sỏ của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tháng 1-2003, tay vợt 22 tuổi Timo Boll từng đoạt vị trí số 1 của làng bóng bàn thế giới. Nhưng do bị chấn thương, anh đã phải chia tay với các giải đấu đỉnh cao. Tháng 1- 2005, Timo Boll trở lại với những giải đấu lớn và do chưa "nóng máy" nên liên tiếp gặp thất bại.
    Đầu tiên là thua trận ngay tại vòng 2 Giải Liebherr Croatian Open. Sau đó là một loạt trận không thành công tại Liebherr Qatar Open (vào đến bán kết). Tại Giải vô địch bóng bàn thế giới lần 48 2005 tại Thượng Hải, Timo Boll chỉ lọt vào tốp 16 tay vợt hàng đầu... Nhưng ở những tháng cuối năm 2005, mọi sự đã thay đổi với Timo Boll khi anh đánh bại Mã Lâm tại bán kết World Cup bóng bàn 2005 ở Liege (Bỉ) và sau đó là Vương Lệ Cần, tay vợt lúc đó đang là số 1 thế giới, trong trận chung kết diễn ra ngày 22-10-2005 (chỗ này đính chính là ở tứ kết).
    Trong năm 2005, trừ Khổng Lệnh Huy, Boll gần như đã so vợt với tất cả tay vợt hàng đầu của Trung Quốc và nhiều lần giành chiến thắng. Anh đã hai lần liên tiếp hạ Vương Hạo tại Giải Volkswagen Open tại Nhật và World Cup bóng bàn vào tháng 10-2005. Tiếp đó, lần lượt Trần Kỷ, Hào Soái và cả Mã Long - ngôi sao 16 tuổi đang lên của bóng bàn Trung Quốc - đều trở thành bại tướng của Boll tại Giải Liebherr Swedish Open vào tháng 11-2005. Tháng 12-2005 trở thành một điểm son kết thúc một năm thi đấu thành công của Timo Boll với cú đúp vô địch đơn và đôi (đứng chung với Christian Suss) tại Giải Volkswagen Pro Tour Grand Finals.
    [​IMG]
    Điều gì đã giúp Timo Boll trở thành khắc tinh của các tay vợt "cầm thìa" hàng đầu của Trung Quốc? Câu trả lời đầu tiên: thành tích trên xuất phát từ chương trình tích lũy thể lực trong mùa hè 2005 của anh. Ngoài ra, dù chỉ tập luyện trong nước nhưng Boll là tay vợt biết cách giải mã lối chơi của đối phương rất nhanh. Chính nhờ điều này anh đã khống chế được những pha đối giật thông minh lẫn bạt trái tay rất dẻo của Mã Lâm, Vương Lệ Cần lẫn Mã Long để giành lấy chiến thắng trong những lần đối mặt với các tay vợt này trong thời gian qua.
    Chính vì vậy, ngay giới bóng bàn Trung Quốc cũng phải thừa nhận: Timo Boll đang là rào cản khó khăn cho những tay vợt nam Trung Quốc trong việc thu gom các danh hiệu vô địch của bóng bàn thế giới.
    HOÀNG ANH
  2. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Bài trả lời của Toinganamdoi:
    Có 1 vài thông tin cần cải chính lại, thứ nhất Boll không thắng Wang Liqin ở CK World Cup bóng bàn 2005 mà thắng Wang Hao, thắng Liqin là ở TK. thứ 2 nếu bác có theo dõi mới thấy Boll chưa thể là khắc tinh của các cây vợt TQ được bởi cho đến nay anh thường thua nhiều hơn thắng khi đối mặt với những superstar made in China. đơn cử như trận Boll thắng WH tại WC 2005, nếu chỉ vững hơn 1 chút về tâm lí thì WH mới là nhà vô địch, hoặc tại giải Nhật mở rộng, Boll cũng thắng WH 4-3 nhưng có tới 2 séc thua đậm 1-11 (em có xem qua trận này, nói chung là Boll chơi bình thường), hoặc mặc dù anh mới thắng Ma Long 4-2 tại giải Thụy Điển open nhưng trước đó đã thua đậm ML 1-4 ngay trên sân nhà (tỉ số đối đầu là 3-1 nghiêng về ML). Nói theo kiểu Nguyễn Lưu, Boll cũng giống Nam Hải nhà ta, đánh trái tay cực hay (vẩy) nhưng hơi công chức. Em chưa bao giờ thích lối đánh của Boll dù phải công nhận là đánh hay.
    và bài của Haoshoai:
    Mọi người bàn luận về Boll tôi cũng xin góp vài lời.
    Nếu gọi Boll là tay vợt khắc tinh của Trung Quốc có lẽ hơi quá. Người duy nhất trong bóng bàn hiện đại xứng đáng được gọi như vậy là Waldner. Sở dĩ anh này làm được điều đó là do anh ta sử dụng "dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu" như trong Tiếu Ngạo Giang Hồ: tức anh ta biến hoá rất nhanh, công chủ đều mạnh, hai càng đều mạnh & mạnh nhất là cái đầu biết xử lý - ví dụ quả sàn một bên giật xa xéo của Waldner nhiều lúc lại thành giật trực tuyến làm đối phương trơ mắt ếch. Trung Quốc tha hồ xem băng xem dĩa nghiên cứu cách đánh của Waldner nhưng mãi đến sau này khi anh ta già và trình độ bóng bàn thế giới đã qua vài bước tiến dài mới thắng được.
    Tuy nhiên Boll là tay vợt duy nhất trên thế giới hiện nay đã từng đánh bại tất cả các tay vợt Trung Quốc. Trước đây cửa ải duy nhất Boll không vượt qua là Mã Lâm (có nhiều trận Boll thua 11-1) nhưng tại giải Cup thế giới vừa rồi Boll đã xoá được cái ám ảnh lớn này. Tuy có thể nói Trung Quốc đã nới lỏng (các trận World Cup hầu như Lưu Quốc Lương để học trò tự đánh-trừ trận Vương Hào) để các tay vợt ngoại quốc có cơ hội đoạt thành tích, tránh làm khán giả nhàm chán khi Trung Quốc luôn sweep, nhưng việc Boll thắng Mã Lâm có thể là một chiến thắng tâm lý quan trọng để về sau Boll có thể tiếp tục thắng Mã Lâm trong những giải đấu quan trọng.
    Tuy Vương lệ Cần là tay vợt số một hiện nay nhưng có thể nói Boll là khắc tinh của Vương lệ Cần. Trong 7 lần gặp nhau (ở các giải pro Tour) thì Boll thắng 5 và Vương thắng 2. Các tay vợt trẻ còn lại của Trung Quốc đều bị Boll thu phục trừ Vương Hào trước đó có thắng Boll 2 lần (tuy nhiên sau đó chưa thắng Boll trận nào). Quả ve của Boll rất ổn định và gần đây được đẩy lên một bậc là ve trả lại những quả giật phải của các tay vợt Trung Quốc thay vì trước đó chỉ đỡ nên bị TQ khai thác. Quả séc vít xoáy nghịch của Boll cũng là "có một không hai" (chỉ mới thấy Schlager và Maze hay dùng). Quả giật của Boll bóng đi rất sát lưới và ma sát rất lớn nên đối phương không dễ giật trả. Boll từng là học trò của Waldner và ước mong của anh là được chơi bóng đến khi già như Waldner. Chúng ta hy vọng với tuổi tác "gừng" Boll sẽ ngày càng "cay" để các trận đấu thêm phần sôi nổi khi có cả đại diện Á & Âu.

  3. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Schlager với chiến thắng đỉnh cao năm 2003

    [​IMG]
    Năm 2003, giải VĐBB TG tại Paris (Pháp), trước sự chứng kiến của khoảng 12.000 khán giả ở cung thể thao Bercy tại Paris, tay vợt người Áo đã giành ngôi vô địch bóng bàn thế giới nội dung đơn nam. Werner Schlager - hạt giống số 6 của giải vô địch thế giới năm nay, 34 tuổi - đã đánh bại Joo Se-Hyuk của Hàn Quốc với tỷ số 4-2.
    Nhờ chiến thắng này, Schlager đã trở thành cây vợt châu Âu đầu tiên đoạt danh hiệu quán quân thế giới, kể từ sau khi Jan-Ove Waldner của Thụy Điển lập được kỳ tích vào năm 1997. Đây cũng là lần đầu tiên, Trung Quốc không có đại diện ở trận chung kết của nam. Và để lên ngôi "ông hoàng", Schlager đã phải trải qua trận đấu hay nhất của anh , khi đánh bại đương kim vô địch Olympic người Trung Quốc là Khổng Linh Huy tại vòng bán kết.
    [​IMG]
    Còn với Joo Se-Hyuk, việc giành quyền dự chung kết cũng đã là một kỳ tích khó lặp lại. Anh đã tạo nên cú sốc lớn ở giải năm nay khi qua mặt nhiều đại gia trên đường tiến đến trận đấu cuối cùng, dù chỉ được xếp thứ 61 trong bảng xếp hạng thế giới và chơi thiên về phòng thủ.
  4. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Trương Nghi Ninh - Người đẹp bên bàn bóng

    Bị cái bóng khổng lồ của Vương Nam che khuất hết năm này đến năm khác, cuối cùng năm 2004 đã trở thành một năm tuyệt vời nhất với tay vợt nữ trẻ đẹp đầy tài năng Trương Nghi Ninh.
    [​IMG]
    Thế vận hội Athens 2004 là cái mốc, là kỷ niệm và là bằng chứng cho sự trưởng thành ngoài mong đợi của cô gái 22 tuổi Trương Nghi Ninh. Tại Thế vận hội này chính Trương Nghi Ninh là cô gái đã giành được chiếc huy chương vàng thứ 100 của nền bóng bàn vô địch thế giới Trung Quốc kể từ khi Trung Quốc trở thành cường quốc bóng tại các Thế vận hội 20 năm về trước.
    Trương Nghi Ninh sinh năm 1982. Sáu năm sau cô gái nhỏ nhắn này đã chạy trên một tấm bàn gỗ cao hơn mặt đất 30 cm để bắt đầu học đánh bóng bàn. Miệt mài bên bàn bóng trong những năm nhỏ tuổi Trương tiến bộ rất nhanh. Đến năm 1999 lên 17 tuổi cô gái trắng trẻo có cặp chân thon dài bắt đầu nổi tiếng. Tại giải vô địch bóng bàn thế giới năm đó Trương Nghi Ninh bám sát Vương Nam cho tới khi lọt vào tới trận chung kết toàn Trung Quốc. Trương bị Vương Nam đánh bại sít sao trong một trận chung kết được coi là mẫu mực nhất từ nhiều năm nay.
    Trương Nghi Ninh lý ra đã ngời sáng ngay khi cô gái này mới 13 tuổi. Ở độ tuổi này trung tâm bóng bàn Bắc Kinh được mùa với một loạt tài năng rất trẻ nam và nữ, nổi bật có Trương Nghi Ninh. Tuy vậy vào thời điểm đó tài năng chưa thể đánh đổ được một Vương Nam đầy kinh nghiệm. Trương Nghi Ninh chấp nhận tới Athens 2004 mới có thể đánh bại được bậc đàn chị của mình tại Thế vận hội Hy Lạp.
    Sau khi bị Vương Nam dậy cho một bài học về sự nóng vội, hiếu thắng Trương Nghi Ninh liên tiếp gặp phải những thất bại ở cả giải trong và ngoài nước. Những năm thất bại của Trương Nghi Ninh kéo dài suốt từ năm 1999 đến thế vận hội 2004. Những năm này là những năm khó khăn nhất trong sự nghiệp của cô gái trẻ.Tháng 5/2001 trong trận chung kết khác của giải vô địch thế giới Trương Nghi Ninh vẫn bị Vương Nam đánh bại.
    Năm tháng sau tại giải vô địch bóng bàn quốc gia Trương Nghi Ninh lại để thua Vương Nam một lần nữa. Trước khi tới thi tài tại Athens cô gái mảnh mai cắt mái tóc ngắn truyền thống của những đại kiện tướng bóng bàn Trung Quốc đã thề: ?oNhững thất bại trước Vương Nam sẽ quyết không để mắc lại ở Athens.?
    Và tại Thế vận hội ấy Trương đã đánh bại bậc đàn chị của mình trong một trận đấu loại bán kết được coi như một trận chung kết sớm trước khi vào chung kết gặp tay vợt nữ Hàn Quốc Kim Hyang Mi. Kim 25 tuổi vào trận không thể địch nổi Trương chấp nhận thua liên tiếp chỉ trong vòng 25 phút đồng hồ.
    Trương Nghi Ninh đã trở thành nhà vô địch Olympic.
    [​IMG]
    Hai ngày sau đó đánh đôi cùng Vương Nam, Trương Nghi Ninh đã giành được chiếc huy chương vàng đôi nữ, trở thành tay vợt trẻ thứ 3 trong lịch sử bóng bàn Trung Quốc giành được 2 HCV trong 1 Thế vận hội.
    HLV đội tuyển bóng bàn nữ Trung Quốc Cải Trấn Hoa sau tất cả đã nhận xét: ?oNếu nói bóng bàn nữ Trung Quốc đang có một thủ lĩnh mới trẻ và đầy tài năng thì đó là Trương Nghi Ninh. Cô gái này sẽ còn đi xa hơn nữa trong các giải thế giới sắp tới. Trương chính là sự hiện thân trở lại của Đặng Á Bình?.
    Lúc này Trương đang cùng các tay vợt trẻ của trung tâm bóng bàn Trung Quốc miệt mài tập luyện để hướng tới Thế vận hội 2008 mà chính thành phố Bắc Kinh quê hương của Trương làm chủ nhà. Nói trước các nhà báo giống như một lời hứa Trương cho biết: ?oTôi sẽ đi theo những chiến thắng của Đặng á Bình?.
    Đình Thịnh

  5. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    tiếp đi bác hay thật ngồi đọc sướng quá...có Malin Wang Hao Wang Liqin ko post tiếp đi bác...àh mà sao VN ko thấy Vũ Mạnh Cường nhỉ,bác Cường của chúng ta cũng có tiếng lắm mà
  6. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Tay vợt bóng bàn VN Đoàn Kiến Quốc: "Mỗi lần thất bại, tôi suy nghĩ ghê lắm "

    Từ một đứa trẻ nhặt bóng, anh từng bước chinh phục các đỉnh cao trong nước và chói sáng tại đấu trường khu vực, trở thành nam VĐV bóng bàn duy nhất của Đông Nam Á có mặt tại giải đấu danh giá: Olympic Athens 2004. Nổi tiếng và trở thành niềm tự hào của cả nước, song tay vợt người Khánh Hòa - Đoàn Kiến Quốc vẫn còn lắm nỗi băn khoăn.
    [​IMG]
    - Thưa anh Đoàn Kiến Quốc, gần 20 năm cầm vợt, những thành tích nào của anh là ấn tượng nhất?
    - Trước hết là việc tôi giành quyền đại diện Đông Nam Á dự Olympic Athens. Ngoài ra, tôi không bao giờ quên chiếc huy chương vàng (HCV) đầu tiên mà tôi và em trai Đoàn Trọng Nghĩa giành được cho tỉnh Khánh Hòa tại Giải vô địch bóng bàn toàn quốc - Báo Nhân Dân năm 1997. Lần đó, hai anh em tôi thắng hai anh em Lý Minh Triết - Lý Minh Tân 2-1 trong trận chung kết đôi nam. Chiếc HCV sau đó nhiều năm vẫn thuộc về chúng tôi.
    - Anh đến với bóng bàn từ lúc nào?
    - Tôi may mắn sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ đều rất ham thích bóng bàn. Ngay từ khi học mẫu giáo, tôi đã cầm vợt. Đến năm 7 tuổi, tôi hay đi theo anh trai mình là Đoàn Hoài An trong các buổi tập của VĐV năng khiếu tỉnh Khánh Hòa, chủ yếu để... nhặt bóng cho các anh chị lớn tập. Thấy tôi ham thích, có lần HLV Nguyễn Văn Hòa (nay là Phó giám đốc Sở TDTT Khánh Hòa) yêu cầu tôi thử động tác chống đẩy, tôi làm luôn một mạch gần 40 cái nên được nhận vào tập luyện chung với đội luôn. Tôi gắn bó với bóng bàn từ đó. Cha tôi (ông Đoàn Tình, nguyên thiếu tá hải quân - TN) cũng là một VĐV bóng bàn nghiệp dư nên rất ủng hộ tôi tập luyện.
    - Các HLV Khánh Hòa có ý nghĩa như thế nào đối với sự thăng tiến của anh?
    - Chính các HLV Nguyễn Văn Hòa, Hà Duy Trang, Nguyễn Minh Đạt... đã tạo cho tôi những bước đi căn bản để trở thành vô địch trẻ Đông Nam Á năm 1996 và có thứ hạng cao ở khu vực này. Năm 2001 cũng rất đáng nhớ khi tôi cùng đội nam Khánh Hòa lần đầu tiên vô địch toàn quốc, cá nhân tôi vượt qua HCV SEA Games 18 Vũ Mạnh Cường để lần đầu tiên giành HCV đơn nam. Cũng năm đó, hai anh em tôi đứng ở 2 vị trí cao nhất trên bục nhận huy chương đơn nam giải quốc tế các tay vợt xuất sắc (có các tay vợt mạnh của khu vực Đông Nam Á tham dự). HCV đơn nữ lúc đó là Komwong Nanthana (Thái Lan) - tay vợt vừa cùng tôi đoạt vé dự Olympic Athens 2004.
    [​IMG]
    - Theo HLV Nguyễn Đình Phiên, một trong những vũ khí lợi hại nhất của anh là quả giao bóng móc rất biến hóa. Anh đã luyện "độc chiêu" này như thế nào?
    - Riêng về quả giao bóng, tôi đã khổ luyện rất nhiều. Ở Khánh Hòa, tôi học ở các anh Nguyễn Minh Đạt, Trần Ngọc Lâm, Trần Đình Phương Duy... Lúc tập trung đội tuyển trẻ (phía Nam), tôi chú ý rất nhiều đến cách giao bóng của Đàm Việt Hải khi được thầy Tiến (Trung tâm Huấn luyện quốc gia II) dẫn đi thi đấu tại TP.HCM. Trong giải châu Á 1996 (ở Singapore) và giải thế giới 1997 (ở Anh), quan sát kỹ lối giao bóng rất kỹ thuật của danh thủ Lưu Quốc Lượng. Xem, suy nghĩ, hình dung ra kỹ thuật phù hợp với lối đánh của mình, cứ thế tôi kiên trì tập luyện và nhờ đó có được ít nhiều thành công.
    - Nhưng, có lúc "độc chiêu" của anh bị vô hiệu hóa?
    - Các VĐV trẻ bây giờ tiến bộ rất nhanh, dần dần họ biết cách khống chế "độc chiêu" của tôi. Rồi luật che bóng mới - ra đời cách đây gần 2 năm - có lúc làm cho các tay vợt hàng đầu thế giới (của Trung Quốc) phải lao đao, tôi cũng gặp khó khăn không ít. Mỗi lần thất bại, tôi suy nghĩ ghê lắm và lại lao vào tập luyện.
    - Đạt quá nhiều thành tích với bóng bàn, anh còn điều gì băn khoăn?
    - Sau khi đoạt giải vô địch cá nhân và đồng đội thiếu niên toàn quốc, hai anh em tôi được gọi tập trung đội tuyển trẻ quốc gia ở Nhổn, sau đó lên tuyển quốc gia. Lúc đó tôi đang học lớp 9 khá tốt tại Trường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang) nhưng đành phải bỏ dở việc học đến hơn 4 năm. Cho đến năm 2000, cả hai chúng tôi mới được tạo điều kiện đi học chương trình bổ túc văn hóa. Tuy cũng được cái gì đó với bóng bàn" nhưng nhiều lúc tôi cũng có băn khoăn trước tương lai. Bạn bè của tôi (và cả của Nghĩa) nay đã có công ăn việc làm ổn định cả rồi, còn chúng tôi chưa biết ra sao khi chỉ thu nhập mỗi tháng khoảng 1,6 triệu đồng, kể cả tiền ăn (chưa có lương, chỉ có phụ cấp). Tôi mới tốt nghiệp trung học bổ túc năm ngoái, vừa mới học lớp đại học TDTT (hệ tại chức) được 10 ngày sau Tết thì lại bỏ dở để đi thi đấu tiếp...
    - Trở lại với suất đi Athens, anh có hy vọng gì không?
    - Đối đầu với các tay vợt hàng đầu thế giới tại cuộc đấu lớn như Olympic là một việc quá khó khăn, nhưng tôi không xem đó là một cuộc dạo chơi. Tôi sẽ chú ý học hỏi thật nhiều, nỗ lực thật cao trong tập luyện để tạo được một "độ an toàn" cần thiết cho mình, bền bỉ trong mọi cuộc thi đấu. Trong thi đấu thể thao luôn có yếu tố may mắn, nhưng mình phải "tích lũy" thật nhiều mới có cơ hội chớp thời cơ. Chẳng hạn như vòng đấu tranh suất đi Athens, Phakphoom Sanguansin (Thái Lan - hạng 239 thế giới, hơn tôi đến 54 bậc) đánh rất hay ở SEA Games 22, nhưng thua Cai Xiao Li (Singapore - hạng 273 thế giới) ở tứ kết, sau đó Trần Tuấn Quỳnh giúp tôi loại Cai Xiao Li. Thế là cuối cùng tôi được đi Athens !
    - Dự định tương lai của anh?
    - Năm 1996, trong một lần thi đấu tại Hà Nội, tôi có quen với một bạn gái thua tôi 2 tuổi. Bạn ấy gốc ở Nha Trang, theo cha mẹ sinh sống ở Hà Nội và hiện đang học đại học ở Đức. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc tốt nhưng chưa dám tính gì cả - một phần do mình vẫn chưa yên. Thấy các VĐV tỉnh khác đạt thành tích cao ở các giải quốc tế được ưu đãi nhiều, tôi cũng ao ước lắm !
    Nhựt Quang
    (thực hiện

    [​IMG]
    Đoàn Kiến Quốc sinh năm 1979 tại Nha Trang (Khánh Hòa).
    - Nhiều lần vô địch nhi đồng và thiếu niên toàn quốc.
    - Giải đội mạnh toàn quốc: Vô địch đơn nam năm 1999, vô địch đồng đội nam 1998, 1999, 2000.
    - Giải các cây vợt xuất sắc toàn quốc: Vô địch 2001, 2006 nhiều lần hạng nhì và ba.
    - Giải vô địch toàn quốc tranh giải Báo Nhân Dân: Vô địch đôi nam (cùng em ruột Đoàn Trọng Nghĩa) các năm 1997, 1999, 2000, 2002, 2003. Vô địch đơn nam 2001, 2003. Vô địch đồng đội nam 2001.
    - Giải trẻ Đông Nam Á 1996: Vô địch đơn nam, HCB đồng đội nam.
    - Giải vô địch Đông Nam Á 1998: Vô địch đồng đội nam, HCĐ đôi nam (cùng với Đoàn Trọng Nghĩa). 2005: VĐ Đồng đội nam.
    - SEA Games: HCB đồng đội nam 1997, 1999; HCĐ đơn nam 2001.
    - VĐV đầu tiên của bóng bàn Việt Nam dự Olympic Athens 2004.
    - HCB giải sinh viên Đông Nam Á 2006.
    HÀNH TRÌNH ĐẾN ATHENS
    Với phong độ xuất sắc ở vòng loại Đông Nam Á, Đoàn Kiến Quốc đã trở thành cây vợt nam duy nhất của khu vực có mặt ở Olympic Athens. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tham gia vòng loại Thế vận hội, bóng bàn Việt Nam đã đoạt được vé tham dự ngày hội thể thao lớn nhất hành tinh.
    Theo quy định của Liên đoàn Bóng bàn Đông Nam Á, mỗi quốc gia được cử 3 VĐV nam và 3 VĐV nữ tham gia vòng đấu loại tại Malaysia (trong 2 ngày 16 và 17/3/2004) để chọn ra 1 tay vợt nam và 1 tay vợt nữ đại diện cho khu vực Đông Nam Á tranh tài tại Olympic Athens tổ chức vào tháng 8 -2004. Đoàn Việt Nam do HLV Nguyễn Đình Phiên hướng dẫn có 3 VĐV dự tranh là Trần Tuấn Quỳnh, Đoàn Kiến Quốc và Nguyễn Nam Hải.
    Tại vòng loại của nam, Đoàn Kiến Quốc (hạng 293 thế giới) đã có trận thắng vất vả trước tay vợt Thái Lan Phuchong Sanguansin với tỷ số 4-3 (11-5, 7-11, 10-12, 11-7, 7-11, 11-8, 11-5). Với kết quả này, Đoàn Kiến Quốc lọt vào bán kết để gặp Yon Mardiyono (Indonesia) và tiếp tục vượt qua đối thủ này sau 5 séc đấu rất căng thẳng (11-7, 15-17, 11-16, 11-9, 11-9).
    Trong khi đó, ĐKVĐ đơn nam SEA Games 22 Trần Tuấn Quỳnh cũng thi đấu rất thành công khi lần lượt vượt qua các đối thủ mạnh của Đông Nam Á để gặp đồng đội Đoàn Kiến Quốc trong trận chung kết.
    Cuộc chạm trán giữa 2 cây vợt đồng hương đã diễn ra rất kịch tính và nảy lửa trong suốt 50 phút, và cuối cùng nhờ kinh nghiệm thi đấu dày dạn, Đoàn Kiến Quốc đã trở thành chủ nhân tấm vé duy nhất của vòng loại nam với chiến thắng 4-2 (9-11, 11-7, 11-7, 14-12, 2-11, 11-2) trước Trần Tuấn Quỳnh.
    Ở vòng loại nữ, Nanthana Komwong (Thái Lan) sau khi vượt qua Beh Lee Wei (Malaysia) ở bán kết đã tiếp tục giành thắng lợi trước Zhang Xueling (Singapore) trong trận chung kết để cùng Đoàn Kiến Quốc đi dự Olympic Athens 2004 .
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 23:29 ngày 11/01/2007
  7. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    năm 2005 là năm thật sự thành công của Timo Boll ,giành chiến thắng rất nhiều ở các giải protour,vô địch grand final.đặc biệt là chiến thắng giải vô địch thế giới khi lọai Wang Liqin ở tứ kết,lọai tiếp Malin ở bán kết và hạ nốt Wang Hao ở chung kết....nhưng qua năm 2006 thì Timo Boll đã ko còn đc như năm 2005 ,các giải protour vô địch tòan các tay vợt Trung Quốc,duy nhất thắng đc 1 giải Protour khi hạ Wang Liqin 4-2 ở chung kết...
    bây giờ Timo Boll xuống hạng 4 thế giới rồi,vất vả cho hẳn rồi,nếu muốn vô địch phải trầy da tróc vảy khi đánh với những tay vợt Trung Quốc,đặc biệt là Wang Hao đang rất lên tay ...
  8. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Ấn tượng Vũ Mạnh Cường
    Dù Hải Dương không thể vượt qua Hà Nội ở trận chung kết đồng đội nam Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V 2006, nhưng sự trở lại ngoạn mục của Mạnh Cường là nét mới đáng ghi nhận
    [​IMG]
    Từ đầu Giải Bóng bàn Đại hội TDTT toàn quốc lần V - 2006, người ta đã nói nhiều về sự trở lại của Vũ Mạnh Cường khi cho rằng tay vợt kỳ cựu này sẽ là mối đe dọa lớn cho tham vọng vô địch của các tay vợt trẻ. Và cho đến thời điểm này, khi các cuộc tranh tài ở nội dung đồng đội vừa kết thúc vào tối qua, 19-9, ?osát thủ? Mạnh Cường vẫn chứng tỏ được uy lực của mình.
    Dù trong trận chung kết nghẹt thở ở nội dung đồng đội nam kéo dài suốt 3 giờ, Hải Dương không thể vượt qua Hà Nội để giành HCV, nhưng những sự cố gắng của lão tướng Mạnh Cường vẫn nhận được những tràng pháo tay cổ vũ không ngớt của khán giả tại Nhà Thi đấu Phan Đình Phùng (TPHCM).

    Sau 2 năm gác vợt và vắng bóng tại các giải đấu quốc gia, cựu vô địch bóng bàn Đông Nam Á Vũ Mạnh Cường trở lại trên cương vị HLV kiêm VĐV của đội bóng bàn Hải Dương. Ở trận chung kết, Cường lãnh ấn ?ođi tiên? cho Hải Dương, gặp tay vợt xuất sắc của Hà Nội và cũng là một trong số những tay vợt hàng đầu của VN hiện nay - Trần Tuấn Quỳnh.
    Ở ván đầu, Cường để thua Quỳnh 11-13, nhưng bằng lối đánh tỉnh táo và đầy kinh nghiệm, tay vợt cựu số một VN đã khiến người ta phải nhớ lại thời hoàng kim của chính anh khi thực hiện cuộc lội ngược dòng để thắng liền Tuấn Quỳnh 3 ván kế tiếp với điểm số 11-8, 11-6, 11-7. Những cú giật bóng thuần thục bằng tay trái của Cường vẫn là vũ khí lợi hại khiến Tuấn Quỳnh phải thua cuộc.
    [​IMG]
    Cường đã khởi đầu thắng lợi, nhưng với một lực lượng mỏng hơn Hà Nội, đội Hải Dương đã không thể tạo nên một bất ngờ lớn tại giải. Hà Nội sở hữu một dàn VĐV rất đồng đều bởi ngoài Tuấn Quỳnh, họ còn có những tuyển thủ quốc gia khác như Nam Hải, Huy Hoàng.
    AN MỸ
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 11/01/2007
  9. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Đã có người kế tục Vũ Mạnh Cường
    (VietNamNet) - Tấm HCV đơn nam của Trần Tuấn Quỳnh tại SEA Games 22 đã cứu cho bóng bàn Việt Nam tránh một giải đấu thất bát, đồng thời làm người hâm mộ bắt đầu tin tưởng rằng một Vũ Mạnh Cường mới đã xuất hiện.
    [​IMG]
    Trần Tuấn Quỳnh và Vũ Mạnh Cường là 2 VĐV nam VN tham gia giải đơn nam SEA Games 22 nhưng chỉ Tuấn Quỳnh vượt qua vòng đấu bảng. Trong 1 chiều rất "sung", Qùynh đã xuất sắc loại VĐV Cai Xiao Li (Singapore) để có mặt ở trận chung kết gặp Phakphoom, người đã thua Quỳnh ở giải đồng đội. Quá hiểu đối thủ nên Quỳnh đã thắng 4-2 giành HCV, thành tích vừa đủ chỉ tiêu của BBVN tại SEA Games 22.
    Thể lực tốt, chơi ôm bàn và chơi xa bàn đều hay như nhau, Tuấn Quỳnh có nhiều điểm giống VĐV 3 lần HCV bóng bàn SEA Games Vũ Mạnh Cường. Cũng chơi tay trái như đàn anh, cũng biến hoá, khéo tạo thế để vụt ăn điểm, rất ranh mãnh, thích ứng nhanh với đối phương... Tuấn Quỳnh là hình ảnh của Mạnh Cường. Vô địch ĐNA 2002, vô địch SEA Games 22- 2003, Nguyễn Tuấn Quỳnh chính là người kế tục xứng đáng của... đại ca họ Vũ.
    Tuấn Quỳnh tiến bộ vượt bậc trong năm 2003 khi giành quyền tham dự giải bóng bàn thế giới. BBVN chưa thể thi đấu bình đẳng với các VĐV có đẳng cấp cao hơn mình trên trăm bậc, ngay giải VĐBB châu Á vẫn là sân chơi quá sức với VĐV ta, nên lọt được vào vòng đấu chính thức giải BB thế giới một cách thuyết phục và lại thi đấu rất kiên cường, rất phấn chấn trước những "người khổng lồ", VĐV 19 tuổi này thật đáng khâm phục. Tuy nhiên ở vòng đấu chính thức, Tuấn Quỳnh (xếp hạng 265 TG) đã không thích ứng được lối chơi của Aleksandar Karasevic ( hạng 65 TG), đành thua nhanh 0-4, ván thua cao nhất là 8/11.
    Trước đó, tại giải VĐBB ĐNA (11/2002), Tuấn Quỳnh giành HCV. Những thành công đó là cơ sở để Quỳnh thi đấu tốt ở SEA Games 22.
    [​IMG]
    Tuấn Quỳnh có thế mạnh riêng là cầm vợt tay trái. Các quả giật thuận tay của Quỳnh thường "lai" một chút xoáy ngang, khi bóng rơi xuống bàn bao giờ cũng "dạt" sang phía rờ - ve của người cầm vợt tay phải khiến họ rất khó chịu. Với VĐV bóng bàn, rơ -ve (vụt trái tay) bao giờ cũng không bằng vụt thuận tay dù VĐV có tập nhiều bao nhiêu chăng nữa. Cho nên, quả líp giật "lai" xoáy ngang của Quỳnh làm điêu đứng khối anh tài khu vực vì nó luôn đẩy họ ra xa bàn, mà lại xa bàn phía không thuận tay nên rất dễ bị Quỳnh cho ''''''''ăn đòn''''''''. Quỳnh có quả giao bóng khá độc, điểm rơi luôn được khống chế không để đối phương vụt ngay. Nhiều quả giao bóng của Quỳnh ăn điểm trực tiếp. Đánh bóng với Quỳnh đối phương thường bị căng hơn với người khác chỉ vì Qùynh chơi bóng bằng "tay lái nghịch".
    [​IMG]
    Quỳnh vào cuộc thường rất "sung" nhưng cũng rất dễ xẹp. Đó là ưu nhưng cũng là nhược điểm của nhà vô địch. Đang chơi rất hào hứng, lên điểm... tì tì, thế rồi cứ mất điểm 1 cách vô lý, nhiều khi vài ba quả liên tiếp. Thắng đó rồi thua ngay đó khiến HLV không biết đường nào mà chỉ đạo. Liệu đó có phải "bệnh lý" của VĐV tuổi 19? Tuấn Quỳnh cần khắc phục nhược điểm này nếu muốn chơi ngang ngửa với các VĐV hơn mình nhiều bậc trong bảng xếp hạng của LĐBB thế giới.
    D.H.T
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 12/01/2007
  10. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Thọ Hanh - cây đại thụ làng bóng bàn Hà Nội
    31/12/2006 09:49


    Vẫn nguyên vẹn niềm đam mê bóng bàn.
    Ngày nào ông cũng xuất hiện ở CLB bóng bàn ở Nhà máy in Tiến Bộ. Không phải ra chơi mà dạy học trò, để hàn huyên với đám thanh niên đủ chuyện trên đời về bóng bàn với một niềm đam mê còn nguyên vẹn.
    [​IMG]

    Đấy là chuyện bình thường với ông nhưng lại là phi thường trong mắt người khác. Đơn giản ông đã sang tuổi 80. Đơn giản ông là Thọ Hanh, cây đại thụ trong làng bóng bàn Hà Nội.

    Học bóng bàn ở rạp xi nê
    Tên đầy đủ của ông là Nguyễn Thọ Hanh nhưng người đời vẫn gọi ông là Thọ Hanh. Ông kể rằng, lúc đi học ở trường Thăng Long, nơi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng dạy học, ông mới biết đến quả bóng nhựa và cây vợt. Chơi rồi mê lúc nào không hay. Thời ấy không phải ai cũng có điều kiện chơi bóng bàn. Thường chỉ con nhà khá giả mới chơi môn này. Ông Thọ Hanh may mắn có cha mẹ làm trong ngành y, thu nhập cũng đủ đáp ứng nhu cầu của cậu con trai duy nhất.

    Thọ Hanh cứ chơi bóng bàn một cách hồn nhiên, ?othực sự nghiệp dư?- như cách gọi của ông, không có thầy hướng dẫn như nhiều cô cậu bé bây giờ. Không thầy, tài liệu tham khảo lại ít, cách tiếp cận với tài liệu bóng bàn chủ yếu của chàng thanh niên Thọ Hanh là vào rạp xi nê xem bóng bàn. Dạo đó, các rạp thường chiếu lại những trận bóng bàn, những trận đá bóng hay trên thế giới. Mỗi khi rạp chiếu các trận bóng bàn, ngày nào Thọ Hanh cũng mua vé vào xem. Xem để thỏa mãn niềm đam mê, để học tập những đường bóng hay, cách di chuyển. Ông Thọ Hanh khẳng định: ?Tôi đã học được nhiều từ những lần vào rạp như vậy?. Vì vậy, lúc đi học Thọ Hanh đã có chút tiếng tăm về bóng bàn. Mãi đến khoảng năm 1948-1949, Thọ Hanh mới biết thế nào là những kỹ thuật cơ bản của bóng bàn sau một lần đi Pháp trong 3 tháng. Sau đận ấy, trình độ của ông tiến bộ vượt bậc, thường xuyên chiến thắng trong những giải Hà Nội do người Pháp tổ chức. ?oCó được hôm nay cũng phải nhờ phần nào vào những ngày tới rạp xi nê đấy?- ông nói.

    [​IMG]

    Ông Thọ Hanh nhận giải ba đồng đội nam tại GANEFO 1962.

    Chuyên viên X quang- VĐV Thọ Hanh
    Đường đời của ông không như bao VĐV khác. Nếu các VĐV chỉ chuyên tâm ăn tập thì ông lại không trong guồng quay đó. Năm 1950, cha mẹ ông cho con theo nghề y và ông vui vẻ nghe lời. Học xong ông trở thành kỹ thuật viên rồi chuyên viên X quang chuyên về tim mạch. Ra trường, ông làm việc ở bệnh viện Phủ Doãn, sau này gọi là bệnh viện Việt Đức rồi bệnh viện Việt Nam Cu- Ba. Mãi đến 1983, ông mới nghỉ hưu. Trong thời gian làm nghề y, ông vẫn tự tập luyện, thi đấu bóng bàn, thậm chí cả các giải vô địch miền Bắc và toàn quốc. Sau chức á quân Giải vô địch Hà Nội năm 1958 (thua Bùi Đức Long trong trận chung kết), ngay năm sau ông giành chức vô địch giải này rồi vô địch giải Tổng công đoàn. Đến năm 1960-1961, ông liên tiếp vô địch miền Bắc. Năm 1962, ông được gọi vào đội tuyển quốc gia tham dự Đại hội thể thao các nước mới trỗi dậy (GANEFO). Sau đó, ông giải nghệ để chuyên tâm theo nghề y và chơi cầu lông rồi sau đó là quần vợt.

    Năm 1978 trước giải đấu tuyển chọn các tay vợt phía Bắc dự Giải vô địch quốc gia lần thứ nhất kể từ khi thống nhất hai miền tại Quy Nhơn, bùi tai trước lời động viên của HLV Lý Ngọc Sơn- cũng là một tên tuổi lớn của bóng bàn Hà Nội, ông luyện tập trở lại để dự giải. Sau vài ngày tập luyện, khi dự giải ông vẫn vượt qua hàng loạt tay vợt khác để giành quyền đi Quy Nhơn. Năm ấy ông đã 52 tuổi- chuyện hiếm trong làng bóng bàn Việt Nam. Chức vô địch đơn nam giải năm ấy thuộc về một tay vợt tài năng khác của Hà Nội là Nguyễn Ngọc Phan nhưng với Thọ Hanh và nhiều người hâm mộ, chỉ cần ông được dự giải cũng là một kỷ niệm khó quên, là ví dụ cụ thể và đầy đủ nhất về tài năng của ông.

    Ông cũng chỉ dự giải toàn quốc một lần và sau đó chính thức giã từ hẳn các cuộc thi đấu đỉnh cao quốc gia để lại một tấm gương về lòng đam mê, ý chí cầu tiến để tự mày mò, tập luyện bóng bàn tạo nên danh tiếng. Bài học ấy không chỉ cho lứa đàn em của ông mà nhiều lứa VĐV sau này hoàn toàn có thể tham khảo, học tập.

    Nhắc đến Thọ Hanh người ta cũng không thể quên một tay vợt có lối đánh thiên về kỹ thuật, phòng thủ giỏi nhờ bước di chuyển hợp lý, cắt, gò có điểm rơi vào chỗ hiểm và phản công nhanh, chính xác. Người ta cũng phải nhắc đến chiếc vợt của ông với mặt phải là mặt gai, mặt trái là mặt mút. Điều này khác với thông thường và đã làm nên nhiều trận thắng để đời.

    (Còn tiếp)
    Thứy An (Báo Hà Nội mới )
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 05/03/2007

Chia sẻ trang này