1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Quãng thời gian vừa theo nghề y vừa làm VĐV của ông Thọ Hanh có nhiều chuyện đáng nhớ. Với ông, có hai kỷ niệm đáng nhớ nhất khiến ông không khỏi tự hào mỗi khi nghĩ đến những gì mà bóng bàn đem lại cho ông?

    * Vượt qua kiện tướng Trung Hoa
    Năm 1962, một đoàn VĐV của thành phố Bắc Kinh sang thi đấu giao hữu tại Việt Nam và Hà Nội là nơi bắt đầu chuyến du đấu của họ. Ngày đoàn VĐV Bắc Kinh thi đấu tại Hà Nội tại Hội trường Bộ Công nghiệp nặng đông nghẹt người xem. Nhưng niềm hưng phấn của khán giả Hà Nội cứ vơi dần khi những cao thủ lúc bấy giờ của bóng bàn Hà Nội như Tô Bỉnh Huy, Mai Duy Diễn, Nguyễn Xuân Hiền đều gác vợt. Lúc bấy giờ kỹ thuật giật bóng đã được các tay vợt áp dụng. Bóng đi nhanh và xoáy khiến các tay vợt Việt Nam trở tay không kịp.

    Ngày ấy, ông Thọ Hanh đã 36 tuổi, già nhất trong đoàn Hà Nội. Chứng kiến các đàn em bị đả bại liên tục bởi lối đánh như vũ bão của các tay vợt Trung Quốc, ông không khỏi gờn gợn. Thậm chí ông đã tâm sự với HLV Lý Ngọc Sơn của đoàn Hà Nội: ?oNgười ta đánh thế này có lẽ em thua mất !?. Ông Lý Ngọc Sơn nghe vậy chỉ nói: ?oCậu cứ đánh hết mình, chơi bằng hết khả năng của mình, thắng thua xét sau?. Nghe vậy Thọ Hanh cũng tự tin hơn khi vào cuộc. Lý do khiến ông tự tin cũng một phần bởi mặt vợt mà ông sử dụng. Đấy là mặt phản xoáy, gai dài, mỏng. Thứ hai, khi đó chưa quy định hai mặt vợt phải khác màu nên cả hai mặt vợt của ông Thọ Hanh đều cùng màu. Khi thi đấu ông xoay mặt vợt liên tục khiến đối thủ không biết đâu mà lần. Nhưng chủ yếu ông vẫn dùng mặt gai là mặt phải (trái với bình thường) mặt mút là mặt trái, thường dùng để phản công. Sau này cũng có nhiều người bắt chước mặt vợt của ông nhưng ít ai đạt đến đẳng cấp của ông. Một học trò từng được ông Thọ Hanh huấn luyện là Phạm Tuyết Minh (tay vợt số 3 khi đánh đồng đội của bóng bàn Hà Nội những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước và đầu thế kỷ này) cũng ảnh hưởng phong cách của ông. Chị từng giúp đội nữ Hà Nội giành HCV đồng đội năm 1998 trước đội TP Hồ Chí Minh (điều hiếm khi xảy ra với bóng bàn Hà Nội) tại Giải vô địch bóng bàn toàn quốc ngay ở TP Hồ Chí Minh.

    Vào khởi động với Âu Thịnh Liên, khi Thọ Hanh đưa bóng bằng mặt gai cho đối thủ giật thì bóng rúc lưới. Quả thứ hai bóng lại bay ra ngoài. HLV phía bên kia thấy vậy thúc giục học trò: ?oNgười ta đánh thế không có gì đâu, cứ tấn công đi?. Trong khi đó ông Thọ Hanh yên tâm với lối đánh phòng ngự - phản công của mình, kiên nhẫn cắt gò và chờ cơ hội phản công hoặc chờ đối thủ tự đánh hỏng. Thế là đối thủ như say đòn càng tấn công mạnh mẽ càng hỏng nhiều và thua 0-2 chóng vánh. Trận sau với Chúc Lệnh Tường cũng có kết cục tương tự. Không khí hội trường Bộ Công nghiệp nặng lúc ấy thực sự ?onóng?, nhiều người muốn vào xem không được. Người vào xem đông như nêm cối, reo hò vang trời. Chuyện một tay vợt Việt Nam thắng cả hai tay vợt Bắc Kinh rõ ràng là lý do đáng để ăn mừng. Sau đấy, còn nhiều bài báo phân tích ca ngợi trận thắng ấy. Với Thọ Hanh, kỷ niệm ấy khiến ông không thể quên, đến giờ nhớ lại vẫn thấy gương mặt ông đầy hưng phấn.

    * Cuộc gặp mặt sau nửa thế kỷ và tình bạn Việt- Pháp
    Năm 1948, Thọ Hanh dự giải vô địch Hà Nội gặp một tay vợt Pháp có tên là Luva, đang là sĩ quan quân đội Pháp ở Hà Nội. Trận đấu ấy với ông Thọ Hanh không có gì ấn tượng bởi ông không mấy khó khăn vượt qua đối thủ để vào chung kết. Nhưng người thua trận lại nhớ mãi thất bại ấy. Sau ngày về nước Pháp, ông tiếp tục tham gia các hoạt động bóng bàn và đã làm cố vấn kỹ thuật cho LĐ bóng bàn Pháp. 50 năm sau thất bại ấy ông trở lại Việt Nam quyết tìm lại đối thủ đã đả bại ông 50 năm trước. Dò hỏi nhiều người, ông gặp được cụ Mai Duy Dưỡng, một cao thủ của bóng bàn Việt Nam những năm 1930 thế kỷ trước. Hỏi đi hỏi lại cuối cùng ông nhớ ra là đối thủ có một nốt ruồi nơi má trái. Lập tức cụ Mai Duy Dưỡng nhớ ra ngay Thọ Hanh và khẳng định: ?oChắc chắn là Thọ Hanh rồi?. Rồi ông bố trí cho ông Luva gặp ông Thọ Hanh. Vừa gặp nhau ông Thọ Hanh đã lên tiếng trước bằng tiếng Pháp, thứ tiếng ông thông thạo như tiếng mẹ đẻ: ?oCó phải Luva đó không ??. Đến lúc này người cựu sĩ quan Pháp 50 năm trước đó mới biết cuộc hành trình tìm bạn của mình đã kết thúc. Cuộc nói chuyện của hai người khỏi phải nói là vui và rôm rả thế nào. Kết thúc cuộc gặp đó là một trận bóng bàn của hai tay vợt đầy duyên nợ. Sau đó hai người liên tục thư từ gọi điện thăm hỏi nhau cho đến tận bây giờ.

    Nhắc đến những chuyện trên ông Thọ Hanh bảo: ?oNếu không chơi bóng bàn thì tôi đâu được một tình bạn đẹp như vậy. Tất nhiên bóng bàn cũng lấy đi của tôi nhiều thứ nhưng đã mê bóng bàn rồi thì phải chịu?. Ông cũng không thể trả lời chính xác câu hỏi ?oTại sao ông lại mê bóng bàn đến vậy ?? mà chỉ giải thích: ?oCầm lấy cây vợt quả bóng là tôi quên hết?. Thậm chí ông còn khẳng định với tôi: ?oĐến bây giờ tôi vẫn không nghĩ là mình 80 tuổi mà còn phải trẻ hơn thế kia. Cũng có thể ngày nào cũng được tiếp xúc với trẻ con, được dạy chúng nên mới thế chăng ??.

    Thùy An (Còn nữa)
  2. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Thọ Hanh chưa bao giờ là VĐV chuyên nghiệp và cũng chưa từng là HLV chuyên nghiệp. Nhưng cuộc đời cầm vợt của ông cũng để lại những dấu ấn nhất định. Trong nghề huấn luyện cũng vậy. Những ?osản phẩm? của ông bao giờ cũng đều có tiếng là chắc về kỹ thuật cơ bản. Chẳng vậy mà đến giờ ?othương hiệu? Thọ Hanh vẫn thu hút nhiều gia đình ở Hà Nội cho con đến thọ giáo ông.
    [​IMG]
    Thầy phải ra thầy!
    Năm ông Thọ Hanh nghỉ thi đấu, 1978, Sở TDTT mời ông tham gia huấn luyện với tư cách cộng tác viên, đào tạo ban đầu lớp VĐV năng khiếu. Không phải tự nhiên mà ông được giao công việc này. Những đường bóng của ông từ lúc còn thi đấu nổi tiếng về sự chuẩn xác, đẹp mắt. Vì vậy đến khi huấn luyện ông cũng yêu cầu khắt khe với học trò. Thậm chí, học trò không hoàn thành bài tập cũng làm ông dằn vặt mình:? Tôi cũng là dân khoa học nên đòi hỏi phải có sự chuẩn xác từng li từng tí một trong từng động tác, nhất là những động tác cơ bản như quả phải, quả trái. VĐV không vững cái này thì khó thành tài?.

    Nghỉ hưu, ông mở lớp riêng. Không bao giờ ông thiếu học trò và sau này trong đám học trò ấy không ít người thành tài. Ông là người dạy những bài học đầu tiên về bóng bàn cho nhà vô địch SEA Games 22 Trần Tuấn Quỳnh. Nhưng trường hợp khiến ông tự hào nhất lại là Nguyễn Thái Ngọc Trình, tay vợt trẻ đang lên của Hà Nội. Khi ông dạy bóng bàn ở Cty in Tiến Bộ, bố Ngọc Trình làm bảo vệ ở đó có nhờ ông dạy cho con mình. Ông nhận lời và đến khi thấy cậu bé học sinh lớp 3 Ngọc Trình thể hiện tư chất thì ông mừng như bắt được vàng, dạy không lấy tiền. Dưới bàn tay nhào nặn của ông Ngọc Trình lọt vào mắt các nhà tuyển trạch bóng bàn Hà Nội, trở thành lớp kế thừa xứng đáng cho đàn anh Trần Tuấn Quỳnh hay Nguyễn Nam Hải. Ông tự hào nói về học trò:? Đi đâu về nó cũng đến đây chào tôi! Sống có tình có nghĩa như thế là điều tôi cần nhất ở học trò?.

    Ngọc Trình chỉ là một trong nhiều trường hợp được ông Thọ Hanh dạy miễn phí. Với ông, cứ học trò nào có khả năng phát triển lên thi đấu đỉnh cao là ông dồn sức đào tạo mà không đòi hỏi thù lao. Trường hợp anh em Trương Minh Đức - Trương Minh Tài cách đây gần 20 năm là ví dụ. Bố của anh em này là giáo viên ở Thường Tín (Hà Tây), mê bóng bàn và quyết định hướng hai cậu con trai theo sở thích của mình. Ông tới các CLB bóng bàn ở Hà Nội và xin cho con theo học ông Thọ Hanh. Sau đó là những ngày mùa đông hai anh em tuần ba buổi đều đặn đạp xe từ Thường Tín ra Hà Nội để tập và điều này đủ khiến ông Thọ Hanh chăm chút cho cả hai mà không lấy tiền. Mùa hè, cả hai chỉ việc góp gạo và ăn ngủ ở nhà ông Thọ Hanh. Năm 1990, khi giải trẻ toàn quốc được tổ chức tại Minh Hải, ông Thọ Hanh tiến cử cậu em Trương Minh Tài cho bóng bàn Hà Nội nhưng không được nhận vì lý do không có hộ khẩu Hà Nội. Ông lại giới thiệu cho đội Công an nhân dân và giải năm đó Minh Tài tạo nên một tiếng vang hệt như đội bóng Camơrun gây bất ngờ ở World Cup 1990 bằng việc đánh bại hàng loạt tay vợt Hà Nội, chỉ chịu thua Đoàn Kiến Quốc (Khánh Hòa). Sau này Tài thi đấu vài năm rồi đi học ĐH dù ông Hanh vẫn tin rằng nếu có môi trường tập luyện tốt hơn, Tài hoàn toàn có thể thi đấu đỉnh cao thêm một thời gian nữa.

    Học trò của ông nhiều, đều quý ông. Còn ông cũng coi tất cả như con cháu trong nhà. Ông bảo:? Thầy phải ra thầy, phải coi trò như người ruột thịt thì mới động viên chúng phấn đấu. Chứ cứ làm cho xong thì vẫn chưa gọi là thầy được?.

    Suýt thành HLV đội An-giê-ri
    Năm 1980, ông Thọ Hanh được cử đi làm chuyên gia tại An-giê-ri. Làm việc ở một địa bàn cách thủ đô Angiê tới 700km, không có điều kiện chơi bóng bàn, ông như ?ocuồng? tay. Nhân một lần tới thủ đô Angiê, ông tìm tới một CLB nổi tiếng và đánh bại tất cả các tay vợt mạnh nhất tại đây. Sau đấy cứ mỗi dịp được nghỉ, ông lại tìm đến các CLB ở thủ đô Angiê để thỏa mãn đam mê. Tài năng của ông được biết nhiều đến nỗi đã có lời đề nghị ông làm HLV đội tuyển bóng bàn nước này, lương cao gấp 3 lần lương chuyên gia mà ông được nhận. Nhưng Bộ y tế, cơ quan cử ông đi không chấp nhận nên mới không có một HLV đội tuyển bóng bàn An-giê-ri có tên là Thọ Hanh.

    Năm 1982 khi về phép, thấy cô cháu ngoại Phạm Thu Hương có năng khiếu bóng bàn, thích quá ông liền xin nghỉ đi lao động hợp tác dù nếu đi thêm 2 năm cũng có một khoản tiền kha khá và xin về hưu luôn. Cũng vì cái ý định khác người ấy, ông suýt bị Bộ y tế kỷ luật, sau rồi mọi việc cũng thu xếp ổn thỏa. Cũng may cô cháu gái không phụ công ông, trở thành VĐV của đội tuyển Hà Nội, cũng sở hữu quả tấn công trái bằng mặt vợt phản xoáy lợi hại hệt như ông. Tuy nhiên ở đội Hà Nội cô không gặp thời, gặp thầy nên thành tích chựng lại, thế mạnh mà ông ngoại dạy dỗ lúc tập năng khiếu lại không có điều kiện phát huy. Nhắc đến chuyện này, giọng ông thoáng buồn pha chút trách móc.

    Có một Thọ Hanh ngoài bàn bóng
    Một số bạn bè của ông đã nói lại rằng Thọ Hanh bên ngoài bàn bóng cũng thú vị lắm. Cũng có một Thọ Hanh chơi đàn giàu cảm xúc như khi chơi bóng bàn. Bây giờ ngày nào ông cũng chơi một bản nhạc piano trong 10-15 phút và ông coi tiếng đàn nó giống như cơm ăn nước uống. Những ngày tham dự GANEFO, lúc các tuyển thủ Việt Nam cần một người đệm đàn thì đã có Thọ Hanh. Còn cuối tuần người ta lại thấy ông khiêu vũ một cách say mê.

    Ông còn một sở thích khác là xe vespa. Khi những đại lý vespa đầu tiên xuất hiện ở Hà Nội vào đầu những năm 1950 (gần Nhà hát Lớn, có tên là Anhđôtô) thì chàng trai Thọ Hanh đã sở hữu ngay một chiếc Sprintz 49,5 phân khối trị giá 1 vạn đồng. Lương của Thọ Hanh dạo đó cũng vào khoảng 5.000-6.000 đồng, thuộc mức cao vào thời, nên mới theo được. Ông kể, dạo đó Hà Nội còn một loại xe thời thượng khác là Lambretta nhưng ông lại thích xe vespa hơn bởi dáng vẻ gọn gàng, thanh thoát cũng như tiếng máy lúc vê ga. Khi ấy Hà Nội cũng đã có những hội chơi xe vespa, chủ nhật lại rủ nhau đi picnic, người chơi cũng chăm chút đến đề- can, cũng chăm đổi xe mỗi khi có xe mới (thường mỗi lần như vậy phải bỏ ra thêm một-hai nghìn đồng). Tất nhiên trong hội đó có Thọ Hanh. Sau giải phóng Thủ đô ông vẫn đi xe vespa, phải đến năm 1973, khi xăng đắt quá ông đành từ bỏ thú đi xe vespa.

    Thói quen đi xe ga đến giờ ông vẫn không bỏ được. Ngày nào ông cũng đến CLB bóng bàn Cty in Tiến Bộ trên chiếc Mio 110cc, chuyện hiếm với một người ở tuổi 80. Còn ông chỉ cười:? Bóng bàn giúp tôi được như vậy đấy, nếu không có lẽ giờ này đã không cảm thấy mình còn có ích người khác?.

    Thùy An
  3. 729_2

    729_2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2006
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Cái topic này rất hay, thank anh Dũng
  4. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Ngô Thu Thủy: ?oCánh chim đầu đàn?
    Sau khi Nguyễn Thị Mai nghỉ thi đấu hơn chục năm, bóng bàn Hà Nội mới có được một tay vợt nữ đủ sức làm mưa làm gió trên đấu trường trong nước và gặt hái huy chương ở Đông Nam Á.
    Đến khi Ngô Thu Thủy nghỉ thi đấu, bóng bàn Hà Nội vẫn chưa biết đến bao giờ mới có được một Ngô Thu Thủy thứ hai. Nhiều chuyên gia trong làng bóng bàn Việt Nam đều khẳng định: ?oNhững VĐV tài năng như Ngô Thu Thủy không phải lúc nào cũng có!?.

    *?oCó lúc tôi đã không được nhận theo học bóng bàn?
    - Khi nào chị bắt đầu biết đến cây vợt, quả bóng?
    - Năm 1979, khi tôi 6 tuổi, bố mẹ cho tôi đi tập bóng bàn ở Cung Thiếu nhi. Lúc ấy bố mẹ tôi cũng chỉ nghĩ rằng cho con đi tập để khỏe người thôi.
    - Người ta vẫn nói đến cặp HLV- VĐV nổi tiếng Đỗ Thúy Nga- Ngô Thu Thủy nhưng ai là người thầy đầu tiên của chị?
    - Đó là thầy Đinh Trọng Bình, nay đã mất. Tôi được học những bài học đầu tiên về bóng bàn từ thầy Bình. Còn để gặp được cô Đỗ Thúy Nga là một câu chuyện dài.
    - Câu chuyện ấy diễn ra thế nào?
    - Tập ở Cung Thiếu nhi được khoảng 2 năm, tôi chuyển về CLB Đường sắt, nơi bố tôi làm việc. Thời gian ấy gia đình tôi vẫn xác định rằng cho tôi đi tập cho khỏe bởi lúc ấy bóng bàn Đường sắt không nổi bật hẳn trên mặt bằng bóng bàn chung của cả nước, phía nam còn được nhiều người biết đến nhưng nữ thì ít.
    Vì vậy trong thời gian tập ở CLB Đường sắt, gia đình đã muốn chuyển tôi về CLB Hà Nội, có nhiều điều kiện phát triển hơn. Nhưng phải đến sau khi bố tôi không may mất sớm vào năm 1987, mẹ tôi mới quyết định đưa tôi chuyển tới tập ở đội Hà Nội...
    - Ở đó chị mới gặp HLV Đỗ Thúy Nga?
    - Chuyện cũng vòng vèo lắm. Ban đầu tôi tới tập ở Trung tâm thể thao Ba Đình. Lúc đó trình độ của tôi chưa tốt nên các HLV không nhận vào đội.
    Sau đó tôi xin chuyển tới Trung tâm Thể thao Hoàn Kiếm và ở đây mới gặp cô Nga. Từ đó, trình độ của tôi mới nâng dần lên. Có thể nói, năm 1987 là một trong những cái mốc quan trọng trong sự nghiệp VĐV của tôi. Đến lúc ấy tôi mới cảm thấy thực sự ham mê bóng bàn và muốn đi theo nó. Cũng phải nói thêm, lúc tập ở Trung tâm Hoàn Kiếm, cùng đội có hơn một chục bạn cùng lứa, cùng trình độ nên sự cạnh tranh cao dẫn đến sự nghiêm túc, sự ham mê bóng bàn được nuôi dưỡng.
    *?oCú sốc thất bại năm 1991?
    - Nhiều người đã thành công ngay trong lần đầu tham dự giải quốc gia. Còn sự thành công đến với chị vào lúc nào?
    - Tôi đã từng dự hai giải trẻ toàn quốc vào năm 1988,1989 nhưng thành tích không đáng kể. Phải đến năm 1990 tôi mới đoạt được chức vô địch giải trẻ toàn quốc. Đó là thành công đầu đời đáng kể của tôi.
    - Thế còn thất bại đầu đời đáng kể từ lúc chị bước vào thi đấu đỉnh cao?
    - Nó diễn ra chỉ một năm sau ngày tôi đoạt chức vô địch giải trẻ toàn quốc. Đấy là lần tham dự giải vô địch toàn quốc năm 1991, giải vô địch quốc gia đầu tiên mà tôi tham dự.
    Năm đó cô Nga và tôi cũng không nghĩ đến việc tôi sẽ đoạt được chức vô địch mà chỉ tính tới việc ít nhất tôi cũng lọt được vào vòng 2. Nhưng mọi việc còn diễn ra ngoài dự kiến của cả hai cô trò. Ngay trận đầu tiên gặp Hồ Tiểu Linh của Công an nhân dân, tôi đã bị thua. Một cái thua ập đến khi tôi vừa có chút tự tin vào trình độ bản thân. Năm đấy có thể coi là một năm thất bại của tôi bởi ngay ở giải trẻ toàn quốc tôi cũng chỉ được xếp thứ 3.
    - Thất bại ở Giải vô địch quốc gia năm 1991 có khiến chị nghi ngờ vào bản thân, sự phát triển trình độ của mình?
    - Thực sự là tôi rất buồn và thất vọng vì thành tích ấy. Ngay cả cô Nga cũng buồn vì chuyện này. Nhưng suy đi nghĩ lại thất bại ấy cũng có cái lý của nó.
    Có thể trên mặt bằng trình độ giải trẻ toàn quốc, tôi trụ được là do các đối thủ cũng còn non nhưng ?osân chơi? Giải vô địch quốc gia lại khác, khắc nghiệt hơn, tính cạnh tranh cao hơn và còn rất nhiều cao thủ vẫn còn thi đấu như Vũ Thị Nô En, Nhan Vị Quân... Nghĩ vậy nên tôi lại tự bảo mình rằng, muốn lên đỉnh cao phải tập nhiều hơn nữa, đổ mồ hôi nhiều hơn.
    - Vì thế chị mới có chức vô địch quốc gia năm 1992, chức vô địch quốc gia đầu tiên trong đời?
    - Năm đó khi vào giải với hành trang là thất bại năm 1991, tôi chỉ nghĩ rằng cứ đánh, được trận nào hay trận đó. Không ngờ, khi tâm lý thoải mái tôi lại đi tới chức vô địch.
    Phải nói rằng ở giải ấy tôi cũng gặp nhiều may mắn. Chị Nô En, Nhan Vị Quân nghỉ thi đấu, chỉ còn Trần Thu Hà (Hải Phòng) nhưng ở vòng bán kết Thu Hà lại thua Mỹ Linh (TP Hồ Chí Minh). Đối với tôi chức vô địch quốc gia năm 1992 là cả một sự bất ngờ.
    Những người chứng kiến Giải vô địch quốc gia năm ấy còn kể lại rằng, ở giải đó có nhiều thời điểm tưởng như Ngô Thu Thủy không còn cơ hội chiến thắng ở giải đơn nhưng nhờ tâm lý thoải mái cộng sự chỉ đạo của HLV nên đã vượt qua.
    Trận gặp Đoan Trang (Khánh Hòa) ở vòng 1, phải chật vật, rượt đuổi suốt Thủy mới thắng 3-2. Đến khi gặp đồng đội Nguyễn Thị Mai ở vòng sau (còn gọi là Mai ?obé?, không phải là Nguyễn Thị Mai từng 12 lần vô địch miền Bắc liên tục), đối thủ được coi là trên cơ, Thủy lại thắng thuyết phục 3-1.
    Thắng Mai Thy 3-0 ở bán kết, Ngô Thu Thủy thắng 3-2 trong một trận đấu nghẹt thở. Năm 1992 ấy cũng được Ngô Thu Thủy coi là một cột mốc đáng nhớ khác trong đời VĐV, mở đầu cho chuỗi thành công sau này.
    BTK-HNM
  5. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Chuyến xuất ngoại đầu tiên của Thể thao Việt Nam
    VTC - Năm 1956, UBTDTT Trung Quốc mời Đội tuyển bóng bàn Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa sang thi đấu với Đội tuyển bóng bàn Trung Quốc trước khi đội tuyển nước này tham dự giải VĐTG. Trải qua 50 ngày trên đất Trung Quốc, dù phải ăn Tết xa nhà nhưng ĐTBB Việt Nam đã thu gom được nhiều kinh nghiệm quý báu.
    Thành lập Đội tuyển Quốc Gia
    Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp nên phong trào bóng bàn miền Bắc gần như chưa có gì. Tuy nhiên xác định đây là chuyến đi vì mục tiêu chính trị nhiều hơn là chuyên môn nên tiêu chí thành lập đội tuyển được ?oquy? về 7 điểm: có VĐV Hoa kiều (vì thi đấu ở Trung Quốc), có VĐV vùng tạm chiếm, có VĐV vùng tự do, có nam, có nữ, có già, có trẻ.
    Trong cuộc thi đấu tuyển chọn được tiến hành tại Hội quán Hàng Bột, những người tham gia tuyển chọn phải là VĐV có thành tích cũ Vô địch tỉnh trở lên.
    Chốt lại, đội tuyển gồm 5 nam là Woòng Tắc Koóng, Nguyễn Khắc Thịnh, Phan Đức Cảnh, Bùi Đức Long, Dương Kỳ Hưng và 3 nữ là Trịnh Thị Nhuận, Lê Tuấn Dung, Lê Cẩm Vinh. Cựu vô địch Đông Dương Mai Duy Dưỡng, người đang phụ trách bộ môn bóng bàn của UBTDTT, làm Trưởng đoàn. Đội tuyển tập luyện từ 13 đến 25/12, ngày 26 lên đường.
    "Chu du" ở Trung Quốc
    Ngày 28/12, đoàn đến Thủ đô Bắc Kinh, 31/12 đón năm mới dương lịch. Tối 1/1/1957, điều khiến mọi người rất ngạc nhiên là ngành TDTT nước bạn tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 20 cho Lê Tuấn Dung. Trưởng đoàn Mai Duy Dưỡng thêm 1 kinh nghiệm trong đối nhân xử thế.
    Tối 2/1, ĐTBB Việt Nam thi đấu với ĐTBB Trung Quốc. Khán giả Bắc Kinh đến rất đông. Phía bạn đưa ra 5 tuyển thủ nam là Vương Truyền Diệu, Khương Vĩnh Ninh, Phó Kỳ Phương, Trang Gia Phu, Hồ Vĩnh Quyền và 3 nữ tuyển thủ là Lâm Tuệ Khanh, Khưu Trung Huệ, Diệp Bội Quyền.
    Lúc đó các VĐV Trung Quốc đã đánh vợt mút mà lớp mút dày 1 cm chứ không phải là 0,2cm như bây giờ, kỹ thuật líp giật của họ đã hoàn hảo còn VĐV Việt Nam vẫn dùng vợt gỗ dán gai cao su nên hầu như không đỡ được bóng. Kết quả ĐTVN thua cả 5 trận nam và 3 trận nữ. Các đối tượng ?ođồng cân? hơn là Tuyển công nhân Bắc Kinh, Dự trữ Quốc gia, ĐTVN cũng vẫn thua, với các tỷ số 1-4 và 0-5.
    Tạm biệt Bắc Kinh, ĐTVN về Thượng Hải tập huấn 1 tháng. UBTDTT Trung Quốc cử 2 HLV đi cùng ĐTVN. Có chuyện là ban đầu, trong lúc tập luyện gần như các tuyển thủ Việt Nam không đỡ được bóng của 2 HLV Trung Quốc.
    Ông Dưỡng tức quá bèn cởi áo ngoài, cầm vợt nhảy vào đánh thay VĐV của mình. Ông giở tài cắt bóng ngày xưa ra và cả 2 HLV Trung Quốc nếu không đưa bóng rúc lưới thì ra ngoài bàn.
    Họ ngạc nhiên lắm, hỏi ông là ai. Ông nói mình là cán bộ chính trị, có biết chút ít về bóng bàn nên nhà nước cử làm Trưởng đoàn. Họ không chịu bèn điện về Bắc Kinh hỏi nguồn gốc của ông. Khi biết ông là cựu Vô địch Đông Dương, từng thắng nhà vô địch châu Á Mai Văn Hòa ở giải Bắc kỳ mở rộng năm 1944.

    Kể từ đó, phía Trung Quốc rất nể trọng ông, cố tìm cách học cách cắt bóng.
    Trong quá trình giúp Việt Nam, Sở TDTT Thượng Hải thường xuyên cử các VĐV hàng đầu là Từ Dần Sinh (người sau này làm chủ tịch LĐBB thế giới), Dương Tuyên Hoà, Tiết Vĩ Sơn, Cổ Hán Chương, Lương Hữu Nam và 4 nữ là Trì Huệ Phương, Đới Long Chu, Chu Bội Dân, Từ Giới Đức thi đấu với ĐTBB Việt Nam.
    Các tuyển thủ Việt Nam lên tay trông thấy, thi đấu với đội tuyển các ngành đã bắt đầu có những trận thắng. Thành công nhất khi đoàn chỉ thua Đội tuyển học sinh Thượng Hải 3-5.
    Trong 1 tháng ở Thượng Hải, lần đầu tiên cán bộ, VĐV ăn tết nguyên đán xa nhà. Sở TDTT Thượng Hải và một số Việt kiều đã làm tất cả để cán bộ, VĐV Việt Nam cảm thấy như đang ăn Tết ở nhà mình. Ông Dưỡng được tặng 2 vợt mút do Trung Quốc sản xuất.
    Sau đó, đoàn Việt Nam về tập huấn ở Quảng Châu 2 tuần. Khi các cán bộ tiền trạm của Quảng Châu tới làm việc với đoàn, Ông Dưỡng có 2 yêu cầu. Một là được đến viếng mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái, người đã ám sát hụt toàn quyền Mec - lanh sau đó nhảy xuống sông Châu Giang tự tử. Hai là được đến thăm một xưởng làm vợt bóng bàn.
    Ông đã nghĩ đến việc tự sản xuất vợt để phát triển phong trào. Sau này, xưởng vợt bóng bàn Đường Sắt ra đời là do sự gợi ý của ông Mai Duy Dưỡng.
    Về đến Quảng Châu, điều ông Dưỡng bất ngờ nhất là Sở TDTT Quảng Châu đã dọn con đường đến mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái để ĐTBB Việt Nam đến thăm. Xung quanh cỏ mọc um tùm, trông rất thê lương, con đường nhỏ dài gần 1 km còn nguyên vết cuốc xẻng. Mộ cũng vừa được cắt cỏ và tu bổ cho gọn gàng.
    Ông Dưỡng được biết những người dân chài trên sông Châu Giang đã vớt xác liệt sĩ và mai táng ngay bên sông nên gần như là mồ vô chủ. Các nhà lãnh đạo Sở TDTT Quảng Châu nói rằng họ sẽ kiến nghị với lãnh đạo tỉnh đưa hài cốt liệt sĩ Phạm Hồng Thái an táng tại nghĩa trang Hoàng Hoa Cương, nơi an táng 72 Liệt sĩ Công xã Quảng Châu.
    Năm sau trở lại Quảng Châu, ông Dưỡng được đưa đến nghĩa trang Hoàng Hoa Cương viếng mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái và được biết Sở TDTT Quảng Châu đã giữ lời hứa.
    Chuyến đi của ĐTBB VN ?" Đội tuyển đầu tiên của Thể thao Việt Nam sau ngày miền Bắc được giải phóng là như thế. Trong thời gian ở Trung Quốc, ông Dưỡng tìm mọi cách để hiểu được Trung Quốc đã làm gì để phát triển bóng bàn sau ngày giải phóng. Những gì tìm hiểu được đã gợi cho ông rất nhiều ý hay để xây dựng và phát triển môn bóng bàn tại miền Bắc trước ngày thống nhất đất nước.
    Kết quả cụ thể là việc ĐTVN tham dự Ganefo, giải quốc tế Á - Phi ?" Mỹ Latin sau đó? thành công ngoài mong đợi. Riêng ở giải Á-Phi-La, đội nam Việt Nam đã đứng thứ 4, một thành tích được đánh giá là rất xuất sắc.
    A.G

  6. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Một người Việt Nam nổi danh trong làng bóng bàn Hà Lan
    (Bài về cậu Vinh con nhà Trường Huy hồi đi du học HL)
    Chàng trai Hà Nội Nguyễn Huy Vinh sang Hà Lan học đại học và ?otiện thể? chơi bóng bàn. Anh nổi danh trong làng bóng bàn Hà Lan vì đã góp phần quan trọng ?ođưa? CLB Torenstard lần đầu tiên lên chơi ở giải ngoại hạng.
    Mới đây báo chí Hà Lan có nhiều bài bình luận nói về đội tuyển bóng bàn câu lạc bộ (CLB) Torenstard thuộc thành phố Zutphen đã có một trận đấu tưng bừng nhất trong lịch sử của mình trước một CLB rất mạnh đến từ thành phố Geleen để giành vé lên ngoại hạng. Đội Torenstard từ lâu đã bị giới bóng bàn coi là những ?ocỗ máy già". Ngược lại, đối thủ của họ - CLB Geleen đang độ sung sức với các tay vợt sừng sỏ. Trước trận đấu, giới hâm mộ đánh giá cao Geleen dự đoán CLB này thắng là cái chắc, còn Torenstard chỉ là "cơ may".
    Nhưng rốt cuộc lại khác: Torenstard đã có một cuộc trình diễn ngoạn mục nhất trong lịch sử của mình đã đánh bại CLB Geleen trước sự sững sờ của giới hâm mộ bóng bàn Hà Lan.
    Mô tả chi tiết trận đấu hay nhất trong mùa giải này, báo chí Hà Lan dành nhiều tranh, ảnh nói về sự đóng góp của Nguyễn Huy Vinh- một sinh viên Việt Nam đang học ĐH Kinh tế tại nước này trong trận thắng danh thủ Antony Van Berden và sau đó lại thắng tiếp Kluis - hai trận quyết định đưa đội Torenstard lần đầu tiên được lên chơi ở giải ngoại hạng.
    Trong các cuộc trả lời phỏng vấn, Nguyễn Huy Vinh lúc nào cũng nói: "Tôi được bố mẹ dành dụm tiền bạc cho du học ở đây là để nâng cao kiến thức văn hóa rồi về phục vụ đất nước; bóng bàn ở Hà Lan chỉ là mối quan tâm thứ hai của tôi thôi". Tuy vậy ngoài giờ học tập căng thẳng anh vẫn hay đến các CLB bóng bàn trong thành phố để xem họ tập luyện. Không ngờ chỉ trong một cuộc đấu "chơi", huấn luyện viên Viemer của CLB Torenstard đã "để mắt" đến anh. Nguyễn Huy Vinh tham gia CLB Torenstard từ đấy...
    Nguyễn Huy Vinh, sinh năm 1982 tại Hà Nội (6 phố Trịnh Hoài Đức), cậu vốn là học sinh trường Hà Nội Amsterdam, liên tục là học sinh giỏi. Thi đậu khoa Kinh tế đối ngoại đại học Quốc gia. Hết năm thứ nhất cậu đi du học tại Hà Lan. Vinh đã từng được tập luyện bóng bàn từ nhỏ, thuộc lớp năng khiếu và đã từng thi đấu ở đội hình đội tuyển trẻ Hà Nội. Nghĩ con trai mình đạt được đỉnh cao trong bóng bàn còn là việc "dài dài" nên bố mẹ Nguyễn Huy Vinh đã quyết định cho Vinh đi học văn hóa cũng là hướng nghiệp cho con.
    Trong một lần trả lời phóng viên của báo chí Hà Lan, Vinh nói: "Định kỳ, tôi phải báo cáo điểm học tập văn hóa cho bố mẹ tôi, chứ không phải báo cáo điểm chơi bóng bàn...". Trường đại học đánh giá tốt về học lực của Vinh. Anh đã không phụ lòng bố mẹ.
    Song, sự đời nhiều lúc cái phụ đôi khi lại trở thành cái chính. Bởi bóng bàn là môn thể thao mà Vinh ưa thích; nó hình như đã ngấm vào mỗi tế bào. Sau mỗi ngày lên giảng đường, tay chân anh vẫn "ngứa ngáy" không yên. Anh lại cầm vợt lại đi chơi, chơi chỗ này không được thì đi chỗ khác. Không ngờ cuộc chơi lành mạnh này đã giúp anh thăng hoa nơi đất khách quê người. Khi được nghe nói về Nguyễn Huy Vinh trong thời gian tới sẽ dời tỉnh Deventer về Amsterdam học tiếp, ông huấn luyện viên CLB Torenstard đã nói đại ý: Vinh đừng bỏ chúng tôi, nhờ anh mà CLB Torenstard đã lên được ngoại hạng. CLB sẽ giúp anh cả về vật chất để anh vừa học tập, vừa đánh bóng bàn cho CLB. Và ông khẳng định: đất nước của ông đã có thêm một đấu thủ ngoại hạng đến từ Việt Nam, cũng tức là sẽ có thêm một ?obông hoa Tulíp? làm tăng sắc mầu rực rỡ trong làng bóng bàn Hà Lan.
    TUẤN VINH
    (Báo Hà Nội mới)
  7. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Chà chà !! Bài về Vinh Ba Tàu hay quá!!!! Còn nhớ lần mới về Việt Nam say máy bay quá còn bị Hư Trúc, Đông Gà đập chết ăn thịt đánh ngang...nhưng từng ngày từng ngày lại tăng dần sau một Tuần Vinh Ba Tàu đã chấp tới 4 quả...Trận kỉ lục Hư Trúc dính phải ..một tai nạn Lên tới 7 quả vẫn chết!!!
  8. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Aguirre - nhà vô địch trẻ nhất của bóng bàn thế giới

    TT - Với danh hiệu vô địch đơn nam tại Giải bóng bàn trẻ Chile mở rộng 2007, VĐV 14 tuổi Marcelo Aguirre (Paraguay) đã trở thành VĐV trẻ nhất giành được chức vô địch đơn nam ở một giải đấu thuộc hệ thống của Liên đoàn Bóng bàn thế giới (ITTF).
    [​IMG]
    Để làm nên lịch sử, Aguirre lần lượt vượt qua các tay vợt có tiếng khác ở châu Mỹ. Anh đã chiến thắng hạt giống số 1 của giải Domingo Cordero (Venezuela) 3-1 trong trận bán kết, tiếp đó đánh bại tay vợt hàng đầu El Salvador - Josue Donado 4-2 trong trận chung kết.
    Sau khi có được danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp của mình, Aguirre cho biết: ?oTôi thật hạnh phúc vì đây là danh hiệu lớn nhất của tôi từ trước đến nay. Từ đây tôi tin mình sẽ có được những thành công lớn hơn nữa ở các giải quốc tế tiếp theo?.
    Dù bóng bàn châu Mỹ vẫn chưa thể sánh với Trung Quốc, Singapore nhưng việc Marcelo Aguirre sớm bộc lộ những tố chất bẩm sinh ở tuổi 14 khiến những quan chức bóng bàn ở Paraguay và châu Mỹ Latin sẽ dành chương trình đặc biệt để đào tạo Aguirre trở thành tay vợt hàng đầu thế giới trong tương lai.
    Q.T
  9. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Triệu Vy có tình yêu mới
    (Dân trí) - Từ khi chia tay với Chú Vũ đến nay, hơn một năm qua Triệu Vy vẫn lẻ bóng, và báo giới không thể moi móc được bất kỳ scandal tình cảm nào của cô. Song, mới đây giới săn ảnh đã ?ochộp" được hình ảnh Triệu Vy hò hẹn với tuyển thủ bóng bàn Trung Quốc Vương Lệ Cần.
    [​IMG]
    Theo báo giới Trung Quốc, hai người thường xuyên hẹn gặp nhau tại một nhà hàng ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Cùng thời điểm này, cư dân mạng Trung Quốc cũng loan truyền tin ?oTriệu Vy đang có người yêu?. So về tuổi tác, Triệu Vy hơn Vương Lệ Cần 2 tuổi.
    Một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, Triệu Vy và tuyển thủ bóng bàn Vương Lệ Cần quen nhau đến nay đã hơn nửa năm. Chính xác là từ tháng 7/2006 khi Triệu Vy đang có mặt ở Thượng Hải để tham gia các bộ phim Đêm Thượng Hải, Cuộc sống hiện tại và sau này của dì và Cám ơn anh đã từng yêu tôi, đúng thời điểm Vương Lệ Cần cũng đang tập huấn tại đây. Qua lời giới thiệu của bạn bè, hai người đã gặp gỡ và giữ mối quan hệ tới bây giờ.
    [​IMG]
    Việc Triệu Vy và Vương Lệ Cần đang hẹn hò đã nhanh chóng lan truyền trên mạng và trở thành chủ đề nóng hổi của báo giới. Kể từ khi tuyên bố chia tay với Chú Vũ vào tháng 7/2005 bởi tin đồn tình cảm của cô với nhà sản xuất phim nổi tiếng Trần Vĩ xuất hiện trên các mặt báo, Triệu Vy chỉ trung thành với cuộc sống độc thân.
    Mới đây, trong một bài phỏng vấn cuối năm 2006, Triệu Vy còn tuyên bố cô chỉ ?okết? cuộc sống độc thân sau bao nhiêu lời đồn thổi về những cuộc tình chớp nhoáng của cô với những đại gia Trung Quốc.
    Trong cuộc phỏng vấn đó, ?oén nhỏ? đã thẳng thắn trả lời những câu hỏi liên quan đến đời tư và dự định lập gia đình của mình. Cô từng phát biểu: ?oThực sự, hiện tại tôi không có một mối quan hệ tình cảm nào. Không có ai theo đuổi tôi và bản thân tôi cũng không mong đợi được người ta bám theo mình. Điều đó thật phiền nhiễu. Học tập và đóng phim mới chính là cuộc sống và đam mê lớn của tôi?.
    Mặc cho báo giới Trung Quốc đoán già đoán non về mối quan hệ tình cảm của mình với Vương Lệ Cần, Triệu Vy vẫn bình thản, không lên tiếng phủ định hay nổi giận đùng đùng như trước. Dường như, 10 năm hoạt động trong làng giải trí, đối đầu với nhiều scandal đã dạy cho Triệu Vy các đối mặt với những tin đồn.
    http://www.dantri.com.vn/giaitri/2007/2/166185.vip
  10. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0

    Vương Lệ Cần- No 1
    Vương Lệ Cần (tiếng Trung Quốc: Z<S<; bính âm: Wáng lìqín; sinh ngày 18 tháng 6 năm 1978 tại Giang Tô, Trung Quốc) là một vận động viên bóng bàn Trung Quốc. Vương Lệ Cần được coi là tay vợt có cú giật phải tốt nhất thế giới.
    Anh bắt đầu chơi bóng bàn từ năm lên 6 tuổi và được chọn vào đội tuyển bóng bàn nam Trung Quốc vào năm 1993 khi mới 15 tuổi.
    Vương Lệ Cần có cú ve và cú giật phải rất mạnh. Chiều cao trên trung bình cho phép anh tăng tốc và tạo ra những cú đánh đầy uy lực.
    Vương Lệ Cần giành huy chương vàng đánh đôi tại Thế vận hội 2000 tại Xít-nây, Úc và huy chương đồng cá nhân tại Thế vận hội 2004 tổ chức tại A-then, Hy Lạp. Anh được xếp là tay vợt bóng bàn số 1 thế giới trong phần lớn năm 2005.
    Vương Lệ Cần giành chức vô địch thế giới lần đầu tiên tại Osaka, Nhật Bản vào năm 2001. Năm 2003, anh vào đến vòng tứ kết và một lần nữa giành chức vô địch thế giới tại giải năm 2005 tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc. Tính đến tháng 12 năm 2006, anh được xếp hạng nhất trong số các tay vợt nam thế giới, theo bảng xếp hạng của ITTF (www.ittf.com).
    Gần đây Vương Lệ Cần vừa giành chức vô địch đồng đội bóng bàn thế giới 2005 sau khi đánh bại Hàn Quốc ở trận chung kết. Anh hiện đang chơi cho đội thành phố Thượng Hải.
    (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 11:41 ngày 19/03/2007

Chia sẻ trang này