1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Tất cả các bài báo viết về danh thủ bóng bàn tớ đều cóp nhặt lại trên mạng (trong nước và hải ngoại), chỉ một số ít bài là tự viết thôi.
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 25/03/2007
  2. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
  3. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ có khi cứ phiên âm thế lại hay.
    Sắp tới tớ trúng cử Chủ tịch Liên đoàn Bóng bàn VN, tớ mua mấy tay này về đánh cho VN, để thế cho dễ gọi.
    Đội hình VN mà gồm Bôn, Đơ (J.O. Waldner), Châu Khắc Nghĩa thì bọn Sing chỉ có đi nhặt bóng khẩn trương...
    He he he...
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 08:36 ngày 25/03/2007
  4. tcgroup

    tcgroup Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Gặp lại ?okỳ quan bóng bàn thế giới?
    Đã 66 tuổi nhưng trông ông vẫn còn rất tráng kiện, sáng sáng vẫn cưỡi xe Dream chở vợ đi ăn sáng. Gia cảnh khá giả, nhưng chiều chiều ông vẫn chạy xe trên chục cây số từ quận Tân Phú ra đến gần Lăng Ông (TP Hồ Chí Minh) để dạy kèm bóng bàn.
    Ông bảo: ?oỞ nhà không làm gì hư người. Đi dạy kèm vừa thỏa nỗi nhớ vợt, nhớ bóng; vừa khỏe người và cũng vừa kiếm đồng ra đồng vào ăn sáng?. Ông là Lê Văn Tiết, người từng được cây bút Robert Journal (báo J.E.O) và tờ Nhật Bản Thời Luận gọi là ?okỳ quan của bóng bàn thế giới?...
    ?oHãy coi chừng Lê Văn Tiết!?
    Một năm sau chiến thắng ở Asiad 1958, đoàn Việt Nam lên đường đi Dortmund (Đức) dự giải vô địch bóng bàn thế giới. Sau trận thắng đội Anh, nhà báo Huyền Vũ cùng tháp tùng đã tường thuật như sau: ?oAnh chàng cao lêu nghêu Johnny Leach, cựu vô địch thế giới 1949-1951, là một trong sáu tay vợt hàng đầu thế giới, đương kim vô địch Anh, sau trận thua Việt Nam đã vừa lau mồ hôi trán vừa lắc đầu thở ra. Anh ta cho biết nếu chẳng có gì xui xẻo bất ngờ, đoàn Việt Nam sẽ đứng đầu bảng D. Đặc biệt hãy coi chừng Tiết. Tôi từng sang Việt Nam ăn thua qua lại với Hòa, Được nhiều lần nhưng chưa thấy đấu thủ nào khó chịu như Tiết. Đấu thủ các nước hãy coi chừng, Tiết có thể làm chuyện lớn tại giải vô địch thế giới kỳ này lắm?!
    Đúng như Leach dự đoán vế đầu, đoàn Việt Nam đã đứng đầu bảng D, trong đó trận thắng oanh liệt nhất là hạ số một châu Âu - đội Tiệp Khắc. Vào bán kết còn bốn đội là Nhật, Việt Nam, Trung Quốc và Hungary. Đối thủ của Việt Nam ở bán kết là Nhật. Sau thất bại năm 1958, đội Nhật đã quay phim và nghiền ngẫm lối chơi của các tay vợt Việt Nam nhằm tìm cách khắc chế.
    Đã vậy, căn bệnh cố hữu của các tay vợt Việt Nam là thiếu ổn định vì thể lực không thật tốt, nên Nhật đã phục thù thành công với chiến thắng 5-3. Đội Việt Nam chỉ đoạt HCĐ giải thế giới, nhưng đó cũng đáng gọi là kỳ tích của một nền bóng bàn sinh sau đẻ muộn. Nên nhớ dự giải này có tất cả 40 nước, trong đó châu Á chỉ có bốn đội được tham gia là Việt Nam, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc.
    Rời Đức, tất cả danh thủ bóng bàn thế giới đến Paris tham dự Giải quốc tế Pháp 1959. Đây là một trong những giải uy tín nhất thế giới lúc bấy giờ. Và cái vế dự đoán thứ hai của Leach giờ mới thành hiện thực. Trong khi các đàn anh như Hòa, Được, Liễu đã sớm rơi rụng thì Tiết đi thẳng một mạch vào đến chung kết gặp Murakami (Nhật), người vừa đoạt HCV thế giới đôi nam tại Đức.
    Murakami đã dẫn Tiết 2-0 (21/17, 21/15) và tưởng cầm chắc chiến thắng. Tuy nhiên, ở ván ba và tư, Tiết thay đổi đấu pháp và thắng lại liền hai ván (21/16 và 21/12). Bước vào ván quyết định, Murakami dẫn trước 5-0, rồi 10-5 nhưng Tiết đã bắt kịp 10-10 và bứt luôn để chiến thắng với 21-17. Trong 5.000 khán giả ngồi kín nhà thi đấu lúc ấy có khá đông Việt kiều và mọi người đã trào nước mắt vì hạnh phúc. Tay vợt huyền thoại của Nhật Ogimura chứng kiến trận đấu này đã phải thốt lên: ?oĐây là trận đấu khủng khiếp nhất mà tôi được xem?! Nhờ chiến thắng này, Lê Văn Tiết đã được xếp hạng sáu thế giới trong năm 1959.
    Tuy nhiên, điều khiến báo chí thế giới gọi Lê Văn Tiết là ?okỳ quan bóng bàn thế giới? không phải chỉ nhờ những chiến thắng đó, mà quan trọng hơn là ông được ghi tên vào lịch sử bóng bàn thế giới nhờ ?ophát minh? lối chơi phản công độc đáo. Người Nhật, Ấn Độ đã mất không ít công sức để tìm cách khắc chế lối chơi này, mà họ gọi là ?okhông thể dùng sức để thắng Tiết, khi tấn công càng mạnh thì đòn phản công của anh ta càng ghê gớm do mượn sức để phản đòn?!
    Một gia đình thể thao
    Lê Văn Tiết sinh ngày 13-7-1939 tại Gia Định. Cụ thân sinh của ông là một người rất mê quần vợt. Như cái cách ra đời của bóng bàn, ông cụ đã đóng bàn đặt trong nhà để giải tỏa cơn ghiền quần vợt khi không thể đến sân. Và những lúc như thế, cậu con trai Lê Văn Tiết mới 8 tuổi chính là người được lôi vào để quần thảo.
    Thế rồi vào một ngày đẹp trời, ông xách vợt đến thử tài ở hội quán bóng bàn đường 20 (nay là Điện Biên Phủ) - một lò bóng bàn nổi danh ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Hàng loạt các đàn anh ở đây đã bị Tiết hạ đo ván và trong làng bóng đã xôn xao bàn tán về sự xuất hiện của một thần đồng.
    Lập tức, một ông bầu có tên là Chín Viễn đã mời Tiết về chơi cho hội bóng bàn đình Phú Thạnh của mình và mời thầy Ady kèm cặp cho ông. Năm 11 tuổi, Tiết vào học Trường Taberd và được rèn giũa thêm bởi một ông thầy khác là Gaetan. Đến 14 tuổi, Tiết là tay vợt số một của học sinh thời ấy. Và năm 18 tuổi ông chính thức đăng quang ngôi số một miền Nam, sau khi hạ một loạt các đàn anh khét tiếng như Hòa, Được, Liễu, Hằng và chính thức chiếm một suất trong đội tuyển để dự Asiad 1958. Khi ấy ông vừa tròn 19 tuổi.
    Trong 20 năm cầm vợt, ông đã 19 lần xuất ngoại dự các giải quốc tế lớn nhỏ, được hàng triệu người của các quốc gia từ Á đến Âu ngưỡng mộ. Vô số nhân vật lừng danh của bóng bàn thế giới thời bấy giờ đã trở thành bại tướng dưới tay ông như Tiết Thủy Sơ, Tăng Hùng Bô, Lưu Đức Phương (Hong Kong), Hayashi, Fujii, Tsunada, Tanaka, Murakami (Nhật), Khodaiji (Ấn Độ), Lý Quốc Định (Trung Quốc), Bergman, Johnny Leach (Anh), Markovic (Tiệp Khắc)?
    Nhưng nhà họ Lê không chỉ có mỗi mình ông Tiết mà còn cung cấp hàng loạt tay vợt tài danh khác cho bóng bàn Việt Nam như bốn người em của ông là Lê Văn Inh, Lê Văn Tân, Lê Thị Kim Tiếng và Lê Thị Kim Hoàng. Còn trong các con của mình, ông Tiết có Lê Trung Thành từng đoạt giải vô địch thiếu niên toàn quốc năm 1987, tuy nhiên sau đó đã giã từ nghiệp cầm vợt để lo học văn hóa.
    Nỗi buồn hậu thế?
    Sau khi giã từ bóng bàn, ông Tiết chuyển sang làm công tác huấn luyện cho quận Tân Bình và cũng đã từng dẫn dắt đội tuyển TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mệt mỏi với nhiều chuyện không hay của thể thao, ông đã rút lui vào năm 1986, và giờ đây tìm thú vui tuổi già nơi những tay vợt nhí do gia đình biết tiếng năn nỉ ông kèm cặp tại nhà. Nhìn cơ ngơi khá bề thế là một căn nhà mặt tiền đường Nguyễn Sơn (Tân Phú), cứ tưởng đối với ông như thế đã là mãn nguyện. Thế nhưng hoàn toàn không phải vậy. Ông tâm sự: ?oNhiều lúc lên lầu ngồi nhìn lại một lô một lốc huy chương, cúp, cờ... tôi không khỏi ngậm ngùi. Buồn lắm khi trong lòng cứ day dứt mãi câu hỏi bao giờ thì bóng bàn Việt Nam tìm lại được thời vàng son! Biết là khó nhưng không lẽ lại chịu bó tay khi mà người Việt mình có khiếu lắm với môn thể thao không cần nhiều đến sức vóc này?.
    Buồn nhưng không làm được gì, nên ông dốc sức biên soạn cuốn Giúp bạn hoàn thiện kỹ năng bóng bàn, vốn đã xong nhưng chưa biết tìm ra ai hỗ trợ để xuất bản. Trong cuốn sách này, ông chia làm hai phần: 1- Bày vẽ chi tiết mọi vấn đề về kỹ thuật bóng bàn, cách thức tổ chức thi đấu bóng bàn. 2- Sưu tầm những bài báo viết về thời vang bóng của bóng bàn Việt Nam.
    [​IMG]
    Cựu danh thủ Lê Văn Tiết với chiếc cúp
    vô địch miền Nam đoạt được năm 18 tuổi.
  5. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Trần Huy Bảo: Học giỏi, chơi bóng bàn giỏi
    [​IMG]


    Nhìn dáng vẻ thư sinh, chiếc kính cận dày, ít ai biết Bảo có một bộ sưu tập huy chương đáng nể. Với thành tích 3 năm liền vô địch Giải Thiếu niên Nhi đồng toàn quốc; 1 HCV, 2 HCĐ Giải Bóng bàn trẻ Đông Nam Á năm 2002 và 2004, giới chuyên môn nhận định nhiều năm nay Huy Bảo là tay vợt bất khả chiến bại ở lứa tuổi của em tại VN.
    Cuối tháng 8 -2004, tại Giải 12 cây vợt xuất sắc toàn quốc diễn ra tại Hà Nội, Huy Bảo đã vượt qua các đối thủ lớn hơn em đến 3 tuổi để giành HCV duy nhất cho đoàn TPHCM ở giải trẻ. Nhớ lại những giây phút vinh quang ấy, Bảo bộc bạch: ?oTrước lúc thi đấu, em không tự tin lắm nhưng khi vào trận, em luôn nghĩ mình phải chiến thắng. Chính quyết tâm đó đã giúp em đoạt chức vô địch?.
    Khi chưa đủ tuổi học lớp 1, do cả nhà phải đi làm nên Bảo được gửi theo học bóng bàn ở Trung tâm TDTT quận 1. Từ đó, cậu bé 6 tuổi này bén duyên cùng quả bóng. Trong góc học tập của Bảo luôn có thời khóa biểu hằng tuần, ghi rõ từng việc cụ thể mỗi ngày. Sáng, sau khi tập bóng bàn ở trung tâm, Bảo luôn nhanh chóng về nhà để ngồi vào bàn học, không dám la cà cùng bạn bè. Tối, khi vừa rời tay quyển sách giáo khoa, cậu học trò năm nay vào lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du (quận 1) đã tranh thủ tập luyện bằng cách đánh bóng vào tường. Suốt 10 năm, Bảo luôn nỗ lực cân bằng việc theo đuổi thể thao chuyên nghiệp với việc học văn hóa.
    Bảo tâm sự: ?oĐôi lúc vì quá mê trái bóng, Bảo đã sao nhãng việc học. Thậm chí có thời gian cha mẹ bắt Bảo phải chọn lựa giữa thể thao và học vấn. Nhưng cuối cùng Bảo đã thuyết phục cha mẹ cho tiếp tục chơi bóng bàn với điều kiện phải luôn là học sinh giỏi?.
    Trong những lần ?ođem chuông đi đánh xứ người?, cậu bé này không hề lo lắng, ngược lại rất thích thú vì có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Anh. Một lần tại phi trường Singapore, khi hãng hàng không thông báo phải đổi lịch bay, Bảo một mình nghe thông báo, làm giấy tờ và hướng dẫn mọi người trong đoàn không lỡ chuyến bay. Với vốn ngoại ngữ khá, trong những lần giao lưu với các đoàn quốc tế, Bảo luôn đại diện đoàn VN giao tiếp với các VĐV nước bạn. Tuy thường đạt thành tích nhưng Bảo luôn tự nhận mình còn rất nhiều hạn chế. Theo Bảo, thể lực chưa tốt và tật cận thị đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ ra bóng và khả năng quan sát trong thi đấu.
    Trong kế hoạch đào tạo chương trình thế hệ vàng của thể thao TPHCM, Huy Bảo là ứng cử viên sáng giá nhất cho môn bóng bàn. Nhưng vì không muốn con bị ảnh hưởng đến việc học, cha mẹ Bảo đành từ chối cơ hội này.
    Tuy không tham gia tập huấn ở nước ngoài nhưng trình độ chuyên môn của Bảo đã bỏ xa các đối thủ cùng tuổi. Theo HLV Lê Văn Ninh, Bảo là VĐV có năng khiếu bẩm sinh và có lòng say mê với bộ môn bóng bàn, nhưng vì thiếu cọ xát nên còn hạn chế nhất định. Nhiều chuyên gia nhận định rằng nếu được đào tạo, bồi dưỡng đúng hướng, Huy Bảo còn tiến xa hơn nữa trên con đường thể thao chuyên nghiệp.
    Nhà vô địch bóng bàn trẻ vẫn còn một mơ ước cháy bỏng là trở thành bác sĩ để chữa trị cho các VĐV có cùng niềm đam mê thể thao như mình.
    H.Dung - H.Đào
  6. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Jan-Ove Waldner - tay vợt huyền thoại
    [​IMG]

    Báo chí Trung Quốc thừa nhận VĐV bóng bàn nước ngoài ấn tượng nhất chính là tay vợt bóng bàn người Thụy Điển Jan-Ove Waldner, tay vợt huyền thoại đã từng qua VN dự giải quốc tế các tay vợt xuất sắc thế giới cách đây hơn 10 năm.
    Nhớ lại Olympic Athens 2004, vào đêm 18-8, tay vợt 39 tuổi này đã loại 3 hạt giống hàng đầu người Trung Quốc ở cả nội dung đơn và đôi. Tân Hoa Xã bình luận: Waldner hoàn thành "nhiệm vụ bất khả thi". Anh đánh bại tay vợt số 2 thế giới Ma Lin và giành suất vào tứ kết. Trước đó, anh đã cùng đồng hương J. Persson loại đôi Kong Linghui/Wang Hao để có mặt ở tứ kết đôi nam.
    Tại Thế vận hội năm 1992 tại Barcelona, Jan Ove Waldner đã phá vỡ thế độc quyền này khi giành huy chương vàng ở nội dung đơn nam. Và đó cũng là chiếc huy chương vàng duy nhất của Thụy Điển tại kỳ Olympic này. Anh đã được xem như là một người hùng quốc gia.
    ..............

    Bảng thành tích của Jan Ove Waldner:
    Giải World Championship
    1983 Silver medal in team competition
    1985 Silver medal in team competition
    1987 Silver medal in single, silver medal in team competition
    1989 Gold medal in single, gold medal in team competition
    1991 Silver medal in single, gold medal in team competition
    1993 Bronze medal in single, gold medal in team competition
    1995 Silver medal in team competition
    1997 Gold medal in single, silver medal in double
    1999 Bronze medal in single
    2000 Gold medal in team competition
    Olympic Games

    Gold 1992 Barcelona Singles
    Silver 2000 Sydney Singles
    1988 Final 8 in single
    1992 Gold medal in single
    1996 Final 16 in single
    2000 Silver medal in single
    2004 Fourth in single


  7. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Bóng Bàn Trung Hoa Ðang Ráo Riết Tập Luyện Ðể Tham Dự Thế Vận Hội
    4/1/2007
    Tin Bắc Kinh - Ðội bóng bàn quốc gia của Trung Cộng đang bận rộn tập luyện để tham dự giải Vô địch Bóng bàn Thế giới ở Croatia. Tại Phòng Thể Dục quốc gia ở thủ đô Bắc Kinh, hàng trăm tay vợt đang bận rộn tập luyện để chuẩn bị cho Thế Vận Hội 2008 tại quê nhà.
    Giải vô địch bóng bàn thế giới sẽ được tổ chức tại thành Zagreb ở Croatia từ ngày 21 tháng 5 tới, và các đấu thủ của đội tuyển TQ đang quyết tâm giành chức vô địch về cho đất nước. Các cuộc tranh tài trong nước cũng sôi nổi không kém.
    Cô Chi Hảo, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển nữ bóng bàn quốc gia nói với các phóng viên Reuters rằng danh sánh những đội được tham dự vào giải vô địch thế giới chưa được quyết định, cho đến vài ngày cuối cùng trước khi cuộc thi được khai mạc.
    Mới được bổ nhiệm là huấn luyện viên trưởng, cô Chi Hảo coi giải vô địch thế giới lần này là một cơ hội tuyển chọn các tay vợt được tham gia vào đại hội thể thao mùa Hè tại Bắc Kinh vào năm 2008.
    Cô nói rằng không những chỉ có huấn luyện viên và lực sĩ quan tâm, cả nước đều đang háo hức chờ đợi Thế Vận Hội, vì đây là một cơi hội mà họ mong chờ hàng trăm năm; đối với dân chúng Hoa lục, sự kiện này rất khích động và ở dưới một áp lực rất nặng nề.
    Cô Trương Dĩ Minh, người đoạt huy chương bóng bàn tại Thế Vận Hội Athens vào năm 2004, đã không tự tin là cô có cơ may được vào giải vô địch bóng bàn thể giới cũng như Thế Vận Hội 2008. Nhưng dù sao cô cũng đã đoạt quán quân của hơn 20 giải bóng bàn trên thế giới, vì thế cô nói rằng kỳ này cô cũng tham dự để mang lại vinh quang cho màu cờ sắc áo.
    Cô Trương nói rằng bóng bàn là môn thể thao quốc gia, việc đầu tiên là phải chiến thắng và phải đứng đầu; vì thế họ đang ở dưới những áp lực rất nặng nề. Các huấn luyện viên đã phải dồn mọi nỗ lực để thúc đẩy các tay vợt.
    Trung Hoa là nơi có nhiều người ngưỡng mộ môn bóng bàn nhất thế giới. Các cư dân tại hầu hết các cộng đồng trong thành phố đểu tổ chức các trận tranh tài không chuyên nghiệp...
    Trung Hoa có một liên đoàn bóng bàn đưọc xếp vào hàng cao nhất trên thế giới, với 10 đội nam và 10 đội nữ. Các tay vợt nổi tiếng trong nước và cả ở ngoại quốc đều háo hức và cảm thấy vịnh dự khi được chọn vào 20 đội tuyển này.
    Anh Mã Linh, người đang xếp hạng đầu của thế giới hiện nay đã được đề nghị với giá là 5 triệu nhân dân tệ, tức vào khoảng 650 ngàn mỹ kim để được chuyển về đội Sơn Tây vào năm 2006.

    Theo báo hải ngoại
  8. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Joo Se Hyuk
    [​IMG]
    Joo Se Hyuk là một vận động viên bóng bàn Hàn Quốc, người đã thay đổi cách mọi người nghĩ về lối đánh phòng thủ. Anh là thành viên của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc.
    Lối đánh
    Joo Se Hyuk có lối đánh phòng thủ. Sử dụng một loạt những pha cắt bóng, anh có thể đánh trả bóng ở những khoảng cách rất xa và có độ xoáy rất lớn. Joo Se Hyuk còn rất giỏi tấn công thuận tay. Cách đánh này giúp anh kiểm soát được một phạm vi rộng. Joo Se Hyuk là một trong số ít những vận động viên phòng thủ có trong Top 50 thế giới.
    Thông tin cá nhân
    Joo Se Hyuk sinh tại Seoul, Hàn Quốc ngày 20 tháng 1 năm 1980. Anh cao 1,80 m, nặng 67 kg. Anh thích chơi billiard và thi đấu lần đầu năm 8 tuổi. Anh trở thành vận động viên quốc gia vào năm 2001. Mọi người yêu thích lối đánh phòng thủ chủ động của anh. Theo World Ranking ngày 1 tháng 3 năm 2007 của ITTF, anh xếp hạng 14.
    Thành tích
    2003 Á quân giải vô địch bóng bàn thế giới tại Paris.
    2006 Vào vòng tứ kết giải Slovenia mở rộng.
    2006 Huy chương vàng giải Hàn Quốc mở rộng.
  9. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Thị Mai- ?oTài năng của trời cho?

    [​IMG]
    Nhiều người đã từng chứng kiến vận động viên này tung hoành bên bàn bóng thập kỷ 60 đến 80 của thế kỷ trước đã nhận định như vậy về Nguyễn Thị Mai, một trong những tay vợt để lại dấu ấn đậm nét nhất trong làng bóng bàn Hà Nội cũng như Việt Nam.
    Hơn 40 năm qua đi kể từ lần đầu Nguyễn Thị Mai cầm đến cây vợt, giờ đây người ta vẫn bắt gặp một Nguyễn Thị Mai cháy hết mình với bóng bàn. Bản thân Nguyễn Thị Mai cũng công nhận, bóng bàn như là duyên nghiệp của chị?
    Bén duyên bóng bàn
    Có lẽ, nếu khu tập thể Bộ Tài chính những năm 1960 thế kỷ trước không có cái bàn bóng để người trong khu giải khuây sau những giờ làm việc căng thẳng thì chưa chắc có một Nguyễn Thị Mai nổi tiếng trong làng bóng bàn Việt Nam. Khi đó cô bé Mai mới hơn 10 tuổi, lúc rảnh rỗi được mẹ trao nhiệm vụ trông em. Quanh quẩn trong nhà chán, chị em lại bồng bế dắt díu nhau đi quanh khu tập thể, trong đó có nơi đặt bàn bóng. Xem các chú các bác chơi, cô bé Mai thích lúc nào không hay. Rồi như lẽ tự nhiên, cô bé xin được đánh thử. Thấy vậy, các chú, các bác cũng chiều cô bé, cũng đưa bóng cho cô bé tập chơi. Năng khiếu bóng bàn trong Nguyễn Thị Mai được dịp trỗi dậy. Chẳng mấy chốc cô bé thắng luôn cả những người đã từng dạy mình. Thấy Mai thích bóng bàn, gia đình cho cô bé đi tập ở lớp nghiệp dư tại sân Long Biên. Năm đó Nguyễn Thị Mai tròn 12 tuổi. Chính tại đây, các HLV Hà Nội đã phát hiện một cô bé có khả năng trở thành tay vợt hàng đầu cả nước. Tất nhiên người ấy không ai khác ngoài Nguyễn Thị Mai.

    Thành danh
    Các HLV Hà Nội khi ấy đã không đánh giá nhầm về tài năng của Nguyễn Thị Mai. Chỉ sau một thời gian luyện tập, Nguyễn Thị Mai đã có chỗ đứng vững chắc trong đội tuyển Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô bé mê bóng bàn ngày nào của Khu tập thể Bộ Tài chính có tên trong đội tuyển quốc gia tham dự Giải mời Bắc Kinh mở đầu cho một chu kỳ thành công trong sự nghiệp. Sự nghiệp ấy, kéo dài đến năm 1984, được nhớ đến với những dấu ấn đậm nét với 15 chức vô địch trong 18 lần dự giải miền Bắc và Giải vô địch toàn quốc sau ngày đất nước thống nhất. Còn những chức vô địch các giải nhỏ khác đến giờ bản thân chị cũng không nhớ hết. Những khi thi đấu tại giải vô địch miền Bắc, Nguyễn Thị Mai thắng như chẻ tre và phải đến sau ngày đất nước thống nhất, Nguyễn Thị Mai mới có nhiều đối thủ xứng tầm như Lê Thị Kim Tiếng, Trần Hoa Việt... Những trận đấu giữa họ luôn nảy lửa, làm người xem hồi hộp.
    Trong thành phần đội tuyển quốc gia Nguyễn Thị Mai cũng được thi đấu ở nhiều nước, cả châu á lẫn châu Âu và bao giờ cũng giữ vị trí chủ lực. Năm 1964, ngay trong lần thi đấu quốc tế đầu tiên ở Giải mời Bắc Kinh, Mai đã giành giải nhất nhóm dưới sau khi hạ các cao thủ đến từ CHDCND Triều Tiên, ấn Độ, Malaixia. Tại Giải vô địch châu á lần thứ nhất năm 1982, Nguyễn Thị Mai cũng lọt vào nhóm 16 tay vợt mạnh nhất. Khi dự ASIAD năm 1982, chị cùng đồng đội giành hạng 6.
    Khi đánh giá về Nguyễn Thị Mai, các chuyên gia đều cho rằng đó là một VĐV có lối đánh tiên tiến, hiện đại, kỹ thuật, tư duy chiến thuật tốt và bản lĩnh thi đấu vững vàng. Và yếu tố ?onăng khiếu? của Nguyễn Thị Mai cũng được coi như chuyện đương nhiên. Tuy vậy khi ai đó nhắc đến chuyện ?otài năng là của trời cho?, chị không công nhận nhưng cũng không phủ nhận mà chỉ nói thêm:
    - Đành rằng bóng bàn là môn chơi cá nhân, đòi hỏi sự tự thân vận động, bản lĩnh của từng người nhưng nói rằng năng khiếu quyết định tất cả cũng chưa đủ. Thành tích cá nhân không bao giờ tách khỏi công lao tập thể. Thời của tôi tuy tình hình đất nước có nhiều khó khăn nhưng VĐV vẫn được Đảng, Nhà nước đầu tư mạnh mẽ. Chế độ ăn hơn người khác, lại còn được đi tập huấn nước ngoài, nhất là ở Trung Quốc, liên tục. Thời đó, đi tập huấn Trung Quốc không mất tiền như bây giờ, quan trọng hơn lại được liên tục cọ xát với những VĐV hàng đầu Trung Quốc, nên trình độ VĐV mình chứ chẳng riêng tôi nhanh chóng tiến bộ. Cho đến sau này tôi vẫn ủng hộ cách làm là đưa VĐV mình đi tập huấn tại Trung Quốc. Cũng phải kể thêm là tôi may mắn được thọ giáo những HLV tâm huyết với nghề của bóng bàn Hà Nội, đặc biệt phải kể đến thầy Lý Ngọc Sơn.
    - Thế phương pháp tập luyện có gì đặc biệt khiến chị có bảng thành tích ấn tượng như vậy?
    - Tôi không nghĩ phương pháp tập luyện của mình có gì đặc biệt. Tất cả đều bắt nguồn từ thái độ với nghề, ý nghĩ muốn hoàn thiện mình. Nếu không được cầm đến cây vợt thì tôi thực sự khó chịu. Lúc nào rỗi thì tôi tập thêm. Nếu có người tập cùng thì tập với bóng, không có người tập cùng thì tập bổ trợ như di chuyển, chạy bộ...
    Tất nhiên thái độ tập luyện ấy không đặc biệt nhưng nếu người ta không thực sự đam mê thì không thể làm được. Điều ấy lại không thiếu ở Nguyễn Thị Mai. Vì vậy mới có một Nguyễn Thị Mai hầu như không thể đánh bại trong làng bóng bàn Việt Nam, suốt những năm chị còn thi đấu.

  10. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu thi đấu đỉnh cao từ năm 15 tuổi, nghỉ thi đấu năm 35 tuổi-Nguyễn Thị Mai được đưa vào diện ?ocủa hiếm? về tuổi thọ nghề nghiệp trong làng VĐV nữ bóng bàn Việt Nam .
    Người trong nghề đúc rút, với những người có tuổi thọ nghề nghiệp kéo dài, yếu tố ?onăng khiếu? đóng vai trò quan trọng. Còn với những người không có năng khiếu, thường thì tuổi thọ nghề nghiệp khó mà dài như vậy?
    - Hai mươi năm theo đuổi nghiệp VĐV, có điều gì làm bà tiếc nuối?
    - Thực sự tôi đã làm hết mình, cống hiến hết mình. Có tiếc chăng chỉ là hoàn cảnh đất nước lúc ấy còn khó khăn khiến điều kiện dinh dưỡng, luyện tập không thuận lợi như bây giờ. Nếu được như bây giờ, chắc thành tích của tôi còn tốt hơn. Nhưng cũng phải nói thêm, trong điều kiện khó khăn đất nước lúc ấy, chúng tôi đã được hưởng chế độ tốt hơn mức bình thường rồi. Hơn nữa dạo những năm 1960, 1970 và đầu 1980 thế kỷ trước, Hà Nội mới đầu tư dưới chục môn nên các VĐV càng được chăm sóc, chú ý.
    Liên tục giữ ngôi đầu bóng bàn nữ Việt Nam trong thời gian dài, được mọi người đánh giá cao về chuyên môn cũng như gương mặt ưa nhìn, Nguyễn Thị Mai chẳng quá buồn bã khi chia tay sự nghiệp VĐV.
    Cũng chẳng lạ khi một VĐV hàng đầu như Nguyễn Thị Mai đi theo nghiệp HLV sau ngày thi đấu. Từ Giám đốc Sở TDTT lúc đó là ông Nguyễn Đắc Thọ, đến những người thầy từng dẫn dắt chị như Lý Ngọc Sơn? đều đã muốn hướng Nguyễn Thị Mai trở thành HLV ngay khi chị còn mải mê với các cuộc đấu. Những ngày chị làm HLV, giới bóng bàn Hà Nội thường thấy cựu VĐV nổi tiếng năm nào lọ mọ xuống đủ các ?osới? bóng bàn ở Hà Nội từ Trung tâm TDTT Đống Đa, trường thể thao 10-10, trường THCS Trưng Vương? Đến lúc này bà mới thấm thía cái khó, cái khổ của nghề huấn luyện. Bà bảo: ?oLàm VĐV chỉ lo ăn tập và thi đấu hết mình. Trong khi làm HLV phải lo trăm thứ. Tìm được một VĐV thực sự giỏi đã khó, đào tạo còn khó hơn. Nhưng khó nhất là làm sao để VĐV có được khát vọng, đam mê nghề nghiệp. Điều này chưa bao giờ được đặt ra từ lúc tôi còn thi đấu. Cái khác nhất là ở chỗ ấy?.
    Trong những lần đi tuyển chọn như thế, bà cũng chọn được những học trò ưng ý, đầy đam mê với trái bóng nhựa. Và tất nhiên cũng có những học trò không đi theo hết con đường mà họ đã chọn khi đến với bóng bàn. Cho đến lúc chuyển sang làm Chủ nhiệm CLB bóng bàn Hà Nội, bà cũng kịp để lại dấu ấn với việc tham gia đào tạo nên những tên tuổi được biết nhiều trong làng bóng bàn Việt Nam như Chu Hồng Hạnh, Phạm Thanh Huyền, Thái Thanh Hương? Những cái tên kể trên chưa đình đám như Ngô Thu Thủy hay Nhan Vị Quân, chưa có thành tích đầy người như người thầy Nguyễn Thị Mai nhưng luôn được nhắc đến mỗi khi giải vô địch quốc gia được tổ chức. Ngay như Thái Thanh Hương, dù đã qua tuổi ?obăm?, đã nghỉ thi đấu ở đội Hà Nội và chỉ tập theo mùa vụ để thi đấu cho Vĩnh Long mỗi khi Giải vô địch quốc gia được tổ chức, mấy năm gần đây vẫn còn kịp lọt vào nhóm 8 VĐV hàng đầu, có năm còn đoạt HCĐ.
    Năm 1993 Nguyễn Thị Mai được đề bạt làm Chủ nhiệm CLB bóng bàn Hà Nội. Yêu cầu công việc lại cao hơn, trách nhiệm lại nặng nề hơn. Thời gian ấy, bóng bàn nam Hà Nội có dấu hiệu sa sút, bóng bàn nữ mới có một Ngô Thu Thủy đủ sức trụ vững ở đỉnh cao lâu dài. Khi đó, hướng đi mới của thể thao thủ đô đã được thực thi: đi tắt đón đầu những môn mới được phát triển trên thế giới, nhất là những nội dung của nữ và đặc biệt là cử VĐV đi tập huấn dài hạn ở Trung Quốc. Đã từng được ăn tập ở Trung Quốc, được thấy thành quả của phương pháp này qua những thành công của bản thân nên Nguyễn Thị Mai thực sự tâm đắc với cách làm trên. Giai đoạn ấy là những chuỗi ngày đến nhà VĐV thuyết phục gia đình cho con theo bóng bàn, đi tập huấn quanh năm suốt tháng ở Trung Quốc để mau thành tài. ?oThời chúng tôi, các gia đình hoàn toàn vui vẻ khi cho con đi tập huấn nước ngoài dài hạn bởi đó là một vinh dự, khi tôi làm quản lý và cả hiện tại lại khác, nhiều gia đình muốn con được học hành ổn định ở trong nước chứ không muốn con vừa học văn hóa vừa tập huấn ở nước ngoài. Vì thế làm quản lý thời bây giờ vất vả hơn ở khâu vận động các gia đình cho con theo đuổi sự nghiệp thể thao?.
    Thời Nguyễn Thị Mai làm Chủ nhiệm CLB bóng bàn Hà Nội, từ 1993 đến sau SEA Games 22 năm 2003, cũng có nhiều cái mốc để nhớ như lần đội nữ Hà Nội vượt qua TP Hồ Chí Minh (nhờ công của Ngô Thu Thủy, Phạm Tuyết Minh) giành chức vô địch đồng đội ở Giải vô địch quốc gia năm 1998 ngay tại TP Hồ Chí Minh, chuyện hiếm với làng bóng bàn Hà Nội, rồi hàng loạt tay vợt nam có tài xuất hiện trong đó nổi bật nhất là Trần Tuấn Quỳnh, Lê Huy, Nguyễn Nam Hải? Nhiều người đã khen bà là ?omát tay? còn bà thì nhẹ nhàng: ?oCó lẽ tôi may mắn?. Nhưng cũng có những điều làm bà vẫn còn day dứt: ?oBóng bàn nữ thủ đô không sản sinh thêm được tay vợt nào đủ sức thay thế Ngô Thu Thủy dù các HLV đã cố công đi tìm. Ai cũng biết đó là cái khó chung của bóng bàn nữ Việt Nam nhưng điều ấy vẫn làm tôi băn khoăn?.
    Những ngày này Nguyễn Thị Mai lại đang ở Malaixia cùng các VĐV bóng bàn đội thể thao khuyết tật Việt Nam chuẩn bị cho ĐH thể thao người khuyết tật châu á-Thái Bình Dương. Chuyện bà đến với thể thao khuyết tật cũng tình cờ. Một lần nghe tin bà đã nghỉ hưu, Tổng thư ký Hiệp hội thể thao khuyết tật Việt Nam Vũ Thế Phiệt gọi điện ngay cho bà: ?oBà nghỉ rồi thì về giúp chúng tôi?. Không nghĩ ngợi nhiều, Nguyễn Thị Mai gật đầu ngay. Đối với bà đem đến niềm vui cho những người bị thiệt thòi cũng là đem đến niềm vui cho mình. Lúc rảnh bà lại lại dạy thêm bóng bàn cho mấy cháu nhỏ. ở căn nhà của bà ở phố Bích Câu, bà cũng lập ra một CLB bóng bàn nho nhỏ, được nhiều cao thủ tìm đến. Sắp đi hết một vòng quay của đời người, nhu cầu kiếm tiền không nhiều, cái chính là luôn có được niềm vui tinh thần, niềm vui được tiếp tục theo đuổi niềm đam mê. Đối với nữ VĐV bóng bàn tài danh ngày nào này của thủ đô, thế là đủ!
    Minh Quang (HNM)

Chia sẻ trang này