1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về các tay vợt bóng bàn nổi tiếng

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Có một đội tuyển bóng bàn đội mũ tai bèo
    Dân hâm mộ bóng bàn Việt Nam có lẽ bây giờ cũng ít ai còn nhớ đã từng có một đội tuyển bóng bàn của Chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam, làm nhiệm vụ "ngoại giao bóng bàn" trong những năm 1972-1976.
    Đội tuyển này được thành lập ngày 23.3.1972 với sáng kiến của Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình. Bà đã cử cán bộ sang bên thể thao gặp ông Tạ Quang Chiến xin một số VĐV bóng bàn phục vụ đối ngoại, dưới sự quản lý của Uỷ ban Thống nhất miền Nam (CP 72).
    Thành phần của đội bóng bàn biệt phái gồm: HLV Tạ Đình Khoa, lúc đó mang quân hàm trung úy, HLV đội quân đội và các VĐV: Nguyễn Thế Ngọc, Nguyễn Văn Hùng (Hùng "bò") đều của Quân đội, Nguyễn Ngọc Lương và Trần Đức Cường (Quân khu Tả ngạn), Nguyễn Quang Huy (QK Hữu ngạn), Mạc Châu Lưu (Hải Phòng).
    Bốn vận động viên nữ xinh đẹp là Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Hồng Nga (Hà Nội), Vũ Thị Hoà (Nam Hà) và một VĐV tên Thuý (Hải Phòng). Đội tuyển được phát quân phục quân giải phóng, đội mũ tai bèo. Để giữ bí mật, cả đội phải thay tên đổi họ, gọi nhau bằng tên đệm; thí dụ Tạ Đình Khoa thì gọi là Đình, Nguyễn Thế Ngọc gọi là Thế... Đội tập trung ở Nhổn một thời gian, sau đó đi tập huấn Bắc Kinh 3 tháng.
    Chuyến thi đấu phục vụ đầu tiên là đi... Quảng Trị, khi tỉnh này vừa được giải phóng. Buổi đấu diễn ra tại một ngôi nhà lợp tôn mới dựng lên, để đại sứ các nước trình quốc thư. Các vị lãnh đạo Chính phủ Cộng hoà miền Nam Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Hữu Thọ, bà Nguyễn Thị Bình... đã đến xem. Đội tuyển bóng bàn miền Nam nói tiếng Bắc này đã thi đấu các giải Á-Phi-La tại Trung Quốc, giải Á - Phi tại Nigeria, giải Châu Á tại Nhật Bản... Tại giải Á - Phi, đội xếp thứ 7 trong số 26 nước tham dự .
    Ông Tạ Đình Khoa kể lại, trong những lần thi đấu có hai lần khó xử, phải tính đến cả chuyện chính trị. Đó là lần ở giải Á - Phi "quân ta đụng quân mình", đụng ngay đội miền Bắc do ông Tạ Quang Chiến làm trưởng đoàn, ông Nguyễn Trọng Trúc làm HLV. Hai bên thu xếp để đội miền Bắc thắng (nhưng vì đội miền Bắc vẫn ít điểm hơn, nên xếp dưới đội Chính phủ CHMNVN).
    Lần thứ hai gay cấn hơn nhiều, vì đụng đội Campuchia dân chủ dưới thời Polpot, các VĐV của họ cũng được đào tạo tại Trung Quốc. Họ muốn ta nhường, nhưng ta quyết phải thắng. Đây là trận đấu trí, đấu tài căng thẳng và đội của Chính phủ CHMNVN (có tăng cường cây vợt dọc Dương Đức Hiếu) đã oanh liệt giành thắng lợi 5-3 (lúc đó thi đấu thể thức 9 trận).
    Đất nước thống nhất, cơ quan CP 72 hoàn thành nhiệm vụ, không tồn tại nữa, đội tuyển bóng bàn đội mũ tai bèo cũng tự giải tán, sau một bữa liên hoan thân mật. Các tuyển thủ lại trở về đơn vị cũ thi đấu, nhiều người trở thành danh thủ bóng bàn. Riêng HLV Tạ Đình Khoa, sau này đưa đội nam Quân đội 5 lần và đội nữ Quân đội 4 lần đoạt chức vô địch đồng đội.
    Ông cũng là người có công phát hiện, đào tạo hàng loạt danh thủ hàng đầu quốc gia. Hiện nay, thượng tá Tạ Đình Khoa nghỉ hưu về Đà Lạt sinh sống. Các danh thủ Nguyễn Thế Ngọc, Nguyễn Văn Hùng... và các danh thủ khác cũng chuyển sang làm HLV hoặc đã nghỉ hưu, Nguyễn Thị Loan làm HLV bóng bàn cho trường Trưng Vương, Vũ Thị Hoà cư ngụ ở Đức, Mạc Châu Lưu ở Anh...
    Ngày 23.3.2007 này, đội tuyển bóng bàn đội mũ tai bèo ấy kỷ niệm 35 năm thành lập. Người viết bài này (có thời gian ngắn được tập luyện chung với đội năm 1973 tại Nhổn) hy vọng rằng thành tích "ngoại giao bóng bàn" của đội sẽ được ghi nhận và góp thêm một trang sử vào truyền thống bóng bàn Việt Nam.
    Huỳnh Dũng Nhân (báo Lao Động)
  2. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    So tài trên bàn bóng

    [​IMG]
    Vương Chính Học Ảnh: Phan Sang

    Đó là những ngày hè đầu tiên của một giải thể thao toàn quốc sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

    Sau ngày 30/4 năm ấy, dù lần lượt có những chuyến viếng thăm và thi đấu giao hữu của thể thao hai miền Bắc-Nam nhưng giới hâm mộ thể thao cả nước vẫn háo hức chờ đợi một giải thể thao cấp quốc gia, để qua đó vừa chứng kiến sự hội ngộ của nền thể thao Việt Nam thống nhất, mặt khác có cách so sánh trình độ chuyên môn của vận động viên hai miền...
    Năm 1978, giải bóng bàn VĐQG được xem là đi đầu cả nước về quy mô tổ chức, giới hâm mộ khắp nơi đều chờ xem giải sẽ được tổ chức ở đâu. Sau khi tính toán, Ban tổ chức của Tổng cục TDTT đã quyết định lấy tỉnh Bình Định là địa điểm tổ chức giải.
    Hơn nửa năm chờ đợi, người hâm mộ nghiên cứu rất kỹ lực lượng bóng bàn cả nước, đặc biệt là các cây vợt thuộc hai trung tâm lớn nhất là Hà Nội và Sài Gòn.
    Điểm binh
    Ngày ấy, bóng bàn miền Bắc đang có những tên tuổi như Nguyễn Ngọc Phan, Hoàng Thế Vinh, Nguyễn Đình Phiên, Trần Văn Quỳnh, Dương Đức Hiếu và Nguyễn Đức Long (tân vô địch miền Bắc)? Còn tại Sài Gòn, đang nổi như cồn là ê-kip bóng bàn của báo Tin sáng với tay vợt hàng đầu Vương Chính Học từng nhiều lần lấy giải cao.
    Cây vợt Vương Chính Học là niềm tự hào của bóng bàn miền Nam cũ, tên tuổi lừng lẫy. Ngày miền Nam mới giải phóng, tôi từng đến thăm CLB bóng bàn của tay vợt họ Vương tại quận Phú Nhuận, tận mắt nhìn thấy chiếc vợt rất đẹp của anh treo tại đây, sau đó lại chứng kiến buổi tập của nhà vô địch miền Nam này và có thể nói là đã có ấn tượng tốt về tay vợt đẹp trai ấy: Kỹ thuật hoàn hảo, bộ pháp rất đẹp, chơi hai bên đều và có quả phát xoáy.
    Trước giải, một bài bình luận trên tờ báo đăng tại Sài Gòn, trong đó đã đề cập đến khả năng ai sẽ là nhà vô địch đơn nam tại giải đầu tiên. Sau khi phân tích về tay vợt Ngọc Phan, tác giả kết luận: ?oCây vợt miền Bắc chơi rất khá, song anh này khó mà đủ sức để vượt qua nhà vô địch miền Nam là Vương Chính Học?.
    Vì thế càng gần đến ngày khai mạc, giải đơn nam càng được sự quan tâm của giới mộ điệu, là vấn đề trung tâm của mọi cuộc trao đổi xung quanh lần chạm trán lịch sử này.
    Tại miền Bắc, đội nam Đại học Từ Sơn là mạnh nhất lúc ấy vì có bộ tứ Phan- Hiếu - Quỳnh - Long. Trận tứ kết đơn nam, Phan sẽ gặp Long. Lúc đó, đoạt giải nhất đơn nam sẽ có một ý nghĩa hết sức quan trọng và Ban huấn luyện tính toán rằng nếu để Long gặp Học trong trận cuối sẽ rất khó giành thắng lợi, tự bản thân Long cũng ý thức được điều ấy khi đã biết tên tuổi danh thủ họ Vương.
    Song vì tay vợt trẻ này lại vừa thắng đàn anh Nguyễn Ngọc Phan tại giải vô địch miền Bắc năm 1977 nên Ban huấn luyện nói mãi vẫn không chịu nghe. Có người nhớ rằng khi ban huấn luyện đề xuất Long nên vì chiến lược đường dài mà nhường cho Phan, tay vợt tỉnh Đông còn nói với HLV trưởng: ?oCháu có ốm cũng vẫn thắng được anh Phan?. Tuổi trẻ mà!
    Quyết đọ thấp cao
    [​IMG]
    Nguyễn Ngọc Phan Ảnh: Phan Sang
    Không thuyết phục được, cả ban huấn luyện vào xem cuộc chơi của Phan - Long với tâm trạng nặng nề. Đức Long trẻ khoẻ đã dẫn 2-1, khiến HLV trưởng nhíu mày. Hiệp 4, Đức Long lại dẫn 19-16 và Phan cầm bóng. Lập tức, HLV của anh chỉ đạo cho Phan phát xoáy về bên trái và khi bóng qua lưới chỉ việc tấn công ngay vào bụng, Phan làm đúng và thắng 21-19. Hai người hoà 2-2 và chơi tiếp hiệp quyết thắng.
    Tại hiệp thứ năm, khi Long đã dẫn 20-19, trong một pha cứu bóng xa bàn, Phan bị ngã và đầu đập vào bàn, bóng bay cao lên, Long chạy tới dùng hết sức ?ođập ruồi? nhưng không may bóng đi ra ngoài, 20-20, sau đó, Phan bình tĩnh thắng lại 22-20 và thắng chung cuộc 3-2.
    Trận bán kết giữa hai tay vợt cùng ?olò? Huy - Phan kết thúc nhanh chóng. Nguyễn Trường Huy thua vì thiếu bản lĩnh. Nguyễn Ngọc Phan được vào chung kết.
    Nhánh bên kia, sau mấy loạt đấu và trận bán kết diễn ra giữa Vương Chính Học và tay vợt đàn em Trần Tuấn Anh mới lên, cây vợt họ Vương đã dễ dàng có trận thắng trước Tuấn Anh - người sau đó trở thành nhà vô địch đơn nam đến 7 mùa và năm 2003 đã là HLV đội nam Việt Nam tại SEA Games 22.
    Quang cảnh trước trận chung kết đơn nam tại nhà thi đấu Bình Định sôi động đến nghẹt thở. Không ai đếm được đã có bao nhiêu người hâm mộ đến xem cuộc thi đấu mà bà con cho là cực kỳ đặc biệt này.
    Còn tại Sài Gòn, do không có điều kiện ra miền Trung dự khán trận đấu kinh điển ấy nên rất nhiều người xem đã đến toà soạn báo Tin sáng, chen chúc ở bên ngoài để chờ nghe tường thuật trực tiếp bằng điện thoại từ miền Trung điện vào.
    Trong khi đó, vị HLV trưởng của đội Đại học Từ Sơn cũng chuẩn bị rất kỹ cho Nguyễn Ngọc Phan, nhắc lại điều anh từng tâm sự sau khi Phan đã được tận mắt nhìn thấy lối đánh của tay vợt Vương Chính Học.
    Nhà thi đấu Quy Nhơn bỗng có môt phút im lặng khi hai tay vợt tiêu biểu cho hai trường phái, nói rộng ra là hai tay vợt đại biểu cho hai nền thể thao mà bao năm qua chưa từng chạm trán, một trận đấu có một không hai. Sau một phút nín thở là những tiếng hoan hô như vỡ ra, ủng hộ cho cả hai tay vợt.
    Hai tay vợt, hai lối đánh và cả hai đã hiểu rõ rằng giới thể thao cả nước đang dõi theo mỗi trái bóng của họ. Họ nhìn thẳng vào mắt nhau trong giây lát và bình tĩnh giao trả những miếng đánh vừa kín kẽ lại vừa nảy lửa. Phan với sở trường chơi đôi công xa bàn bằng mặt vợt phản xoáy, còn Học ôm bàn tấn công như muốn nuốt chửng tay vợt bên kia.
    Cuối cùng, tay vợt Hải Dương Nguyễn Ngọc Phan đã giành thắng lợi chung cuộc ở tỷ số 3-1 rất thuyết phục, cũng là một kết quả làm nhiều người bất ngờ đến khó tin.
    Trận chung kết lịch sử ấy đã thêm ý nghĩa khi ở bên bàn nữ, cây vợt Nguyễn Thị Mai của Hà Nội cũng thắng đối thủ Trần Việt Hoa 3-0 để cùng đồng đội Nguyễn Ngọc Phan bước lên bục vinh quang.
    Khúc vĩ thanh
    Thời gian như bóng câu qua thềm, 39 năm trôi qua kể từ ngày tổ chức giải vô địch toàn quốc Việt Nam thống nhất, những ?ongười năm xưa? nay đã trưởng thành và họ không quên kỷ niệm cũ.
    Tay vợt kỳ cựu Nguyễn Ngọc Phan và Nguyễn Thị Mai hiện đã về hưu, Nguyễn Đức Long từ Chủ nhiệm CLB bóng bàn tỉnh Hải Dương đã trở thành Trưởng bộ môn Bóng bàn (Ủy ban TDTT), Hoàng Thế Vinh, Nguyễn Trường Huy và cả Dương Đức Hiếu là các doanh nhân, Trần Văn Quỳnh là Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 2 thuộc Ủy ban TDTT, còn người HLV năm nào của họ, ngày ấy là Trưởng bộ môn Bóng bàn của trường Đại học TDTT Từ Sơn, hôm nay chính là vị đương kim Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT và Chủ tịch Ủy ban Olympic QG Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Danh Thái.
    Ama Lâm (Tienphngonline)
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 08/05/2007
  3. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    ông Ðinh Văn Ngọc - Một khuôn mặt thể thao lớn của miền Nam VN trước năm 1975 qua đời, thọ 89 tuổi
    Ông Ðinh Văn Ngọc, một khuôn mặt thể thao lớn, cũng là một trong những ký giả thể thao hàng đầu của miền Nam Việt Nam, đã qua đời hôm 24 Tháng Tư 2007- tại bệnh viện Northridge, Los Angeles, California, thọ 89 tuổi.
    Ông Ðinh Văn Ngọc sinh ngày 9 -10-1918 tại Huế. Sau khi đậu bằng Thành Chung tại Sài Gòn, ông theo học trường đào tạo sĩ quan làng Tông, Bắc Việt, vào năm 1940.
    Kể từ năm 1941 trở về sau, ông Ngọc đảm trách nhiều chức vụ quan trọng tại miền Nam Việt Nam, như giám đốc hãng Việt Nam Motors, công cán ủy viên Bộ Tài Chánh, liên tiếp qua bốn vị tổng trưởng, Chánh Sở Tiết Kiệm Sài Gòn Ngân Hàng...
    Tuy nhiên điều đáng ghi nhận hơn, là cùng lúc ông đã hoạt động không mỏi mệt trong làng thể thao của Việt Nam Cộng Hòa, qua suốt 20 năm, từ 1955 cho đến 1975, đưa làng bóng bàn Việt Nam lên các bậc đỉnh cao của Á Châu và cả Thế giới, sau khi hạ được cả các đấu thủ của ?ocường quốc bóng bàn? là Nhật Bản.
    Ông Ngọc từng đảm trách các chức vụ lãnh đạo làng thể thao Việt Nam CH, như chủ tịch Tổng Cuộc Bóng Bàn Việt Nam, chủ tịch Ủy Hội Thế Vận Việt Nam... và cao hơn nữa là chủ tịch Tổng Cuộc Bóng Bàn Á Châu...
    Có thể nhắc lại được rằng, khi ông Ðinh Văn Ngọc đảm nhận chức vị chủ tịch Tổng Cuộc Bóng Bàn Việt Nam (từ năm 1954), thì các danh thủ bóng bàn miền Nam luôn gặt hái được những thành tích rực rỡ, như về Á Châu, chức vô địch toàn đội năm 1957, đã về tay Việt Nam, với thành phần phái đoàn gồm các đấu thủ như Trần Cảnh Ðược, Mai Văn Hòa, Nguyễn Kim Hằng và Lê Văn Tiết, dưới sự dìu dắt của Chủ Tịch Ðinh Văn Ngọc.
    Một năm sau đó (1958), đoàn bóng bàn Việt Nam lại tạo thành tích, khi chức vô địch đơn lọt vào tay của Mai Văn Hòa và vô địch đánh đôi lọt về tay của Hòa và Trần Cảnh Ðược, tại Á Vận Hội-Tokyo, Nhật Bản năm 1958. Và cũng chính năm này, phân bộ ký giả thể thao Việt Nam đã bầu ông Ngọc là ?oNhà dìu dắt số 1? và đấu thủ Mai Văn Hòa là ?oNhà thể thao số 1?, sau khi Hòa đánh bại đấu thủ xuất sắc Ogimura, đương kim vô địch thế giới của Nhật Bản, để đoạt chức vô địch tại kỳ Á Vận Hội này...
    Về bóng bàn thế giới, Việt Nam đứng hạng năm toàn đội tại Stockholm, Thụy Ðiển, năm 1957, với các đấu thủ như Mai Văn Hòa, Trần Văn Liễu, Trần Cảnh Ðược, Nguyễn Kim Hẳng và Huỳnh Văn Ngọc, một đấu thủ trẻ, mới 18 tuổi, nhưng đã oanh liệt chiến thắng được đấu thủ kỳ cựu của Nhật Bản Ogimura với tỷ số 3-2, trong giải đồng đội nam.
    Sau đó vào năm 1959, Việt Nam đã vươn lên đứng hạng ba, khi giải bóng bàn thế giới được tổ chức tại Dortmund, Tây Ðức, vẫn với thành phần đấu thủ như Mai Văn Hòa, được xếp vào hạng 12 của thế giới vào lúc đó, Trần Cảnh Ðược, Trần Văn Liễu, đấu thủ trẻ Lê Văn Tiết, được xếp hạng 6 thế giới vào lúc đó, sau khi đoạt cả chức vô địch của giải vô địch bóng bàn quốc tế tổ chức tại sân De Coubertin, Paris, Pháp cũng vào năm 1959 này, sau khi thắng được danh thủ Murakami, Nhật Bản, với tỷ số 3-2.
    Nhiệm vụ lãnh đạo thể thao cuối cùng của ông Ðinh Văn Ngọc với miền Nam Việt Nam, là vào hôm 24 -4 - 1975, khi đại diện Việt Nam thực hiện chuyến đi tham dự cuộc họp quốc tế ?o Tiền Thế Vận? tại Rome, Ý, để chuẩn bị cho Thế Vận Hội Montreal vào năm 1976.
    ... Vào ngày 30-1975, trong khi ngồi tại Ðài Bắc, chờ phi cơ đi Rome, Ý, thì ông Ngọc nhận được tin giải phóng Sài Gòn ... nên từ đó ông đã sang thẳng Pháp, để xin được tị nạn, và sau đó sang định cư luôn tại San Fernando Valley, Los Angeles, California.
    Ông Ngọc đã là người sáng lập và hoạt động tích cực trong Hội Người Việt tại San Fernando Valley, và đã giữ chức vụ chủ tịch liên tiếp trong 4 nhiệm kỳ, trước khi phải nghỉ vì tuổi quá già và lâm bệnh.
    (Lược ghi)
  4. tuleo

    tuleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc bài về vch làm tuleo cũng rất là nhớ thời đó và nhất là nhớ thằng bạn thân vch ngày nào; bài viết có vài chổ không đúng và không kể hết tình tiết của giải vô đich VN toàn quốc đầu tiên nhưng như vậy đả cũng là được lắm. lâu lắm rồi tuleo cũng có viết một bài như vậy với tựa đề "một chút cho bóng bàn VN". Cám ơn cuongphongchina và vẩn nhớ cái tình bb mà cuongphongchina dành cho tuleo.
  5. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Bác Tư Lèo xem thế nào anh em nhớ bác và Cả thành phố cảng LIVERPOOL của bác quá...Liệu cuối năm nay bác có về được không?..Lần này có lẽ box sẽ chuẩn bị được thêm nhiều RƯỢU NGỌC ...Các loại cho bác thưởng thức!!
  6. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Tuleo,
    Em thì đễn giờ vẫn nhớ Bác lắm với 2 kỷ niệm khó quên:
    + Trong lần dẫn bác đi tập ở trường Trần Hưng Đạo, bác có khuyên em là chơi với các tay vợt phủi thì cứ như chơi đánh cờ thế vậy.
    + Hôm bác ngất ngây với Ngọc Dương, chẳng biết tại sao mà "cô cháu gái của bác" lại có số điện của em. Một giọng nữ trầm ấm nhưng cương quyết :
    - Em ơi cho chị hỏi có anh Hồng ở cạnh em không vậy cho chị gặp chút?
    - Dạ, anh Hồng có đi với tụi em, nhưng anh vừa đi về rùi ạ (nói dối)
    - Vậy em bảo anh Hồng về ngay nhé, còn nếu không về em nói luôn với ảnh đừng có về nữa! (cúp máy)
    Em hoảng quá, cấp tốc gọi taxi đưa bác về Hồ Gươm. Mà đến bây giờ em vẫn không hiểu sao cô em gái của Bác lại có số fone của em???
    Được cuongphongchina sửa chữa / chuyển vào 08:01 ngày 09/05/2007
  7. tuleo

    tuleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hello Cua, tuleo sợ NGOC DUONG muốn chết, nghe mùi Ngoc là muốn nổi da ga.
    To cuongphongchina: bà xả tuleo hiền lắm bàn bè ai cũng mến nhưng chỉ có tội là nghen dử lắm; về VN người đàn bà sợ nhứt là mấy ông đi ăn phở lạ nên ai cũng canh chồng dử lắm; đêm đó tuleo thấy tội nghiệp cho bà xã lắm vì lo lắng cho tuleo quá xá.
    Tuleo có nói là đánh với dân phủi như là đánh cờ thế thiệt sao? tuleo không nhớ, chắc là tuleo đang khua môi múa mỏ chớ gì.
    Để chừng nào dò số trúng thì tuleo nhất quyết offline bắc nam tuleo đều có mặt.
  8. travelagent

    travelagent Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2007
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ trúng độc đắc ở Việt Nam còn khó hơn lên trời, ở bên England chắc không biết đến bao giờ í ạ.
  9. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    ủa nếu mình nhớ ko lầm bác tuleo ở Mỹ mà ta ... sao mấy bác chuyển sang England với cả Liverpool hết nhẩy
  10. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Spam, Cám ơn các bạn đã ghé thăm, hôm nay hơi phê, chẳng có truyện gì cả

Chia sẻ trang này