1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về một HLV Pencak Silat .....?

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi duckhang, 11/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Guess

    Guess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/11/2001
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Theo nguồn tin "tình báo" cho biết:
    1. Vụ việc của Mr Đông là có thật !
    2. Ông Hoàng Vĩnh Giang - Gám đốc sở TDTT HN: Không có lửa làm sao có khói?
    "Cá nhân tôi cũng nhận được 2 luồng thông tin trái ngược nhau, một mặt gia đình em V tố cáo HLV Đông quấy rối ********, mặt khác các VĐV cùng đội với V khẳng định không có chuyện đó. Nhưng tôi nghi chắc là không có lửa thì làm sao có khói được. Nhưng hành động đó thể hiện ở mức nào thì còn phải xem xét lại. "
    Việc "các VĐV cùng đội với V khẳng định không có chuyện đó" là không đúng. Cũng theo tin "tình báo" cho hay. Các VĐV đều biết chuyện và khẳng định là có. Chứ không phải là "không có" như Mr Giang đã nói. Nhưng dù sao Mr Giang cũng đã đưa ra một nhận định mang tính "khôn ngoan" ! Đúng là 1 con người khôn ngoan!

    Tomorrow Never Dies ! &
    I want to spend my lifetime loving you !
  2. duckhang

    duckhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    0
    Võ sĩ Trịnh Thị Mùi - Thời vang bóng đã qua...


    Sau gần 10 năm khoác áo tuyển QG và liên tiếp đóng góp vào thành công chung của Pencak Silat Việt Nam, nhà VĐTG, châu lục, SEA Games Trịnh Thị Mùi đã chính thức xin rút lui khỏi đội tuyển kể từ sau SEA Games 22 để tập trung hơn vào công tác huấn luyện và có điều kiện chăm sóc gia đình.
    Hiện võ sĩ này đang đảm trách huấn luyện đội Pencak Silat trẻ của Sở TDTT Nghệ An. ?oThời vang bóng? đã qua, hiện tại ước mơ lớn nhất của cô là được đào tạo một thế hệ trẻ một cách bài bản và do chính mình tuyển chọn.
    Gia đình có truyền thống thượng võ
    Trịnh Thị Mùi là con gái cả trong một gia đình có truyền thống thượng võ. Bố chị là võ sư Trịnh Đình Tuấn, thuộc võ phái Đông Sơn - Thanh Hoá. Nhà có bốn chị em gái thì Mùi và hai em nữa đều theo nghiệp cha (em ruột của Mùi là Trịnh Thị Ngà cũng là một võ sĩ Pencak Silat. Ngà sinh năm 1984 và có triển vọng nối tiếp được nghiệp của chị gái). Được cha vun đắp, dạy bảo võ thuật từ nhỏ, chị đã sớm lĩnh hội những tinh hoa của võ thuật. Trịnh Thị Mùi theo học Taekwondo từ nhỏ. Mùi học Pencak Silat cũng tự nhiên như khi đến với võ thuật. Năm 1994, chị đoạt HCV giải trẻ Taekwondo, cũng trong năm đó, môn võ Pencak Silat du nhập vào Việt Nam, các thầy ở Sở TDTT Thanh Hóa thấy Mùi có tố chất nên khuyên chị theo học và chị đã sớm chứng tỏ khả năng của mình. Nhưng năm 1994, Mùi lên sàn đấu giải vô địch quốc gia với môn Pencak Silat, và bị loại ngay trận đầu. Bây giờ mỗi lần nghĩ lại, chị vẫn chưa hết ngạc nhiên: "Lúc đó thật tình tôi chưa hiểu Pencak Silat là gì. Các thầy bảo đi thi đấu thì đi, đối thủ mạnh, yếu thế nào cũng không biết. 15 tuổi tôi đâu biết sợ là gì, chỉ biết được thi đấu là thích rồi. Tôi đã thua rất chóng vánh".
    Dù bị thua lần đầu ra quân, nhưng Mùi vẫn không quay lại với Taekwondo. Các HLV quyết định trang bị cho chị đầy đủ hơn về kỹ thuật Pencak Silat và ngay giải vô địch quốc gia 1995, chị đã giành tấm HCV đầu tiên, hạng 60 kg. Thành công đó đã đưa Trịnh Thị Mùi đến với đội tuyển quốc gia, nhưng SEA Games 18 chị không được tham dự vì còn quá trẻ. Hai năm tiếp theo là hai năm kiên trì rèn luyện. Chị luyện cho mình hai ?ongón tử? là đòn đánh ngã và đá ngang. Hai ngón tủ này luôn được Mùi vận dụng thành thạo và hợp lý trong các trận đấu, nhờ nó chị luôn chiến thắng. Đến năm 1997, Trịnh Thị Mùi trở thành thành viên chính thức của đội tuyển quốc gia dự SEA Games 19, và đã giành HCV giải quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp. Chị tâm sự: "Lần đầu tiên đứng trên bục nhận huy chương tại một kỳ quốc tế, nhìn lá cờ đỏ sao vàng kéo lên và nghe quốc ca Việt Nam, tôi không giấu được những giọt nước mắt sung sướng và cảm động. Đó là một trong những kỷ niệm sâu sắc nhất của cuộc đời tôi".
    Bốn lần liên tiếp vô địch SEA Games, giành hai HCV châu Á và hai HCV thế giới
    Bộ sưu tập thành tích của Mùi không thiếu bất cứ một danh hiệu nào, từ cấp quốc gia, khu vực đến châu lục và thế giới. Lần đầu tiên tham dự SEA Games (Indonesia 1997), Mùi đã làm các đối thủ phải ngả mũ thán phục khi chứng kiến cô gái 18 tuổi này lần lượt vượt qua Golbal Syah (Malaysia), Manid Sukkaew (Thái-lan) và Annaliza Bea (Philippines) với tỷ số cách biệt 3-0 để mang về tấm HCV hạng cân 55 kg cho Pencak Silat Việt Nam.
    Đối thủ chính của Mùi ở các kỳ SEA Games 20, 21, 22 luôn là võ sĩ Noviana (Indonesia). Lần nào cũng thế, cứ vào cuộc là Mùi lại tạo thế trận mở cho đối thủ phát huy hết khả năng tấn công, và thế là cô lại có cơ hội giành chiến thắng bằng những cú bắt chân quét trụ sở trường. Ở SEA Games 22, tuy một lần nữa để thua "tượng đài" của Pencak Silat Việt Nam, nhưng Noviana vẫn rất vui vì chỉ cần không bị Mùi đánh ngã là tốt lắm rồi, bất kể thua với tỷ số ra sao.
    Để đạt được thành tích như vậy, Mùi đã phải khổ luyện. TTHLTTQG I (Nhổn) đã từng trở thành "nhà" của võ sĩ này vì trong suốt bảy năm trời (từ năm 1997 đến 2003). Nhớ lại thời đó, Mùi "chóng cả mặt" khi tính ra mỗi năm, Mùi ở Nhổn ít nhất từ 3 đến 4 tháng, thậm chí vào những đợt cao điểm, như đợt tập huấn chuẩn bị SEA Games 22, cô đóng chốt tại đây gần một năm. Xa nhà khổ luyện là vậy nhưng bù lại mọi gian khổ đều được quy ra "vàng". Cô gái xứ Thanh này tạo nên một kỷ lục riêng cho mình trong làng thể thao Việt Nam khi lần thứ tư liên tiếp đăng quang ngôi vô địch SEA Games. Trịnh Thị Mùi đã giành được bảy HCV toàn quốc, hai HCV châu Á, hai HCV thế giới hạng 60 kg.
    Với những thành tích mà ít người làm được, Trịnh Thị Mùi đã bốn lần được bầu chọn là VĐV tiêu biểu trong những năm 1999, 2000, 2001, 2003.
    Trở về với bổn phận làm dâu, làm vợ
    Lập gia đình từ năm 2001, phu quân của nhà vô địch Pencak Silat SEA Games 22 là anh Trần Trọng Cường, cũng từng là tuyển thủ quốc gia Pencak Silat, nay làm HLV ở Nghệ An. Mùi tâm sự: " Vợ chồng trẻ lúc nào cũng mong muốn được ở gần nhau, nhớ hồi tập huấn SEA Games 22, vợ chồng nhớ nhau chỉ có một cách là trò chuyện qua điện thoại. Buồn lắm! Chồng động viên vợ, vợ an ủi chồng, may mắn là bố mẹ chồng cũng động viên con dâu cố gắng tập luyện để mang vinh quang về cho đất nước và gia đình. Nếu các cụ không động viên mà gây khó khăn, chắc chắn tôi đã bỏ đội tuyển về Nghệ An. Đối với người phụ nữ, gia đình rất quan trọng. Tôi rất may có được một người chồng và bố mẹ chồng tuyệt vời. Hiện tại, tôi đã có cơ hội để trở về làm tròn bổn phận của một người con dâu, một người vợ.
    Sau SEA Games 22, Trịnh Thị Mùi đã giã từ sàn đấu để tập trung vào công việc mới - làm HLV tại Sở TDTT Nghệ An.
    Niềm vui với Mùi bây giờ là ngày ngày được nấu cơm thật ngon cho cả nhà. Vậy là Mùi đã có thể dành nhiều thời gian hơn cho tổ ấm bé nhỏ của mình và cũng là để có cơ hội được làm tròn bổn phận của một người con dâu hiếu thảo như chị thường trăn trở.

    LÊ ANH
    Theo Thể thao Việt Nam

    Có người vợ như thế thì chẳng cần tìm thầy cho vất vả...? phải không các bác!
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Nhưng lúc đấy sự vất vả sẽ chuyển từ thầy sang vợ . Bác tưởng tìm được vợ thế dễ à ? j/k
  4. battambattu

    battambattu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2003
    Bài viết:
    812
    Đã được thích:
    1
    Dễ thôi, các bác cứ vào "Nữ hiệp cung" mà tìm
    Được battambattu sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 15/06/2004

Chia sẻ trang này