1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chuyện về VN thăm quê hương ...

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ kỹ sư' bởi thuyenxaxu, 28/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn nên đi bằng xe bus từ Hà Nội lên Yên Bái, sang Nghĩa Lộ,
    Lai Châu, vòng xuống Sơn La, Hoà Bình để biết dãy Hoàng
    Liên Sơn, các nơi sông chảy qua hẽm núi sâu thẳm, qua con
    đèo cao nhất, dài nhất, hùng vĩ nhất VN, leo lên đỉnh Phan xi
    păng cao nhất VN .
    Cũng nên đi xe hơi lên Lào Cai, SaPa, Hà Giang .
    Cũng nên đi xe hơi từ Thái Nguyên, Bắc Kạn, qua đèo Gió
    cao nhất Việt Bắc, lên Cao Bằng, rồi dọc theo biên giới qua
    thăm Thác Bản Giốc, vòng về Ải Nam Quan, qua Lạng Sơn
    trở về Chi Lăng rồi về Hà nội.
    Bạn có thể đi xe bus từ Móng Cái, đến Hải Phòng, ngang qua
    Cửa Ông, Cẩm Phả, trên bến Hạ Long, phà Rừng (xưa là Bạch
    đằng)m rồi dọc đường 10 về Phát Diệm, hang Từ Thức, làng cá
    Ba Làng, rồi các bãi biển miền Trung chưa được khai thác . Bạn
    có thể mua một bãi biển ở các tỉnh này với giá rẻ, để rồi mấy
    chục năm sau thành tỷ phú.
    Bạn có thể đi trên đường mòn Hồ Chí Minh, ngày nay đã mở
    mang đi dọc biên giới Việt Lào .
    Chỉ tạm vài nơi hoang vắng cho bạn nghe thấy mà ghê . Những
    chỗ mòn người đi người ngồi rồi thì tôi không bàn .
  2. small_porcupine

    small_porcupine Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    1.807
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ khi bạn mai mỉa thì bạn cũng nên để ý 1 chút và đặt mình vào đấy. Nếu bạn rời khỏi VN khi 8 tuổi và thời gian bạn sống đó bạn ko được đi đâu, nhìn trước, nhìn sau, phải lăn lộn kiếm sống ngoài giờ học và chịu 1 số bất công thì bạn có thể còn nhớ được hình ảnh gì gọi là "hình ảnh quê hương" không? Bạn nói và viết được Tiếng Việt giỏi, bạn biết phong tục người Việt, văn hóa Việt... thì bạn cũng đã là luôn hướng về VN rồi. So với những người ra đi khi 8 tuổi thì với mình đây là chuyện lạ, chuyện đáng để tán thưởng.
  3. TCM

    TCM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/08/2002
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Em này nói chuyện cứ như đùa thôi, nếu mà 8 tuổi rời khỏi Việt Nam làm con nuôi người nước Ngoài thì Ngộ xin khướu trường hợp này vì họ không có ở trong môi trường phù hợp.
    Chứ còn 8 tuổi đi cùng Cha Mẹ thì em nên nhớ là nếu Cha Mẹ chú tâm cho con mình nhớ tới cội nguồn như gia đình nhà Lý mà TCM đã dẫn chứng thì tiếng Mẹ đẻ không bao giờ người con quên được, em ạ. Cho dù có bận đến đâu đi chăng nữa, chỉ sợ mấy Bác ham TÂY học được vài chữ TÂY rồi nói ngọng nghíu ngọng ngó với con mình thì chúng chán, đi nói Mẹ nó tiếng nước mình đang ở cho nó dễ.
    Có thế thôi, thế là mất gốc.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Mất gốc dễ xảy ra ở những gia đình tiếng Việt, văn hoá Việt
    thì kém, mà thù hận thì sâu, tiếng Anh học không nổi, văn
    hoá tốt đẹp của người không học được, khiến con cháu
    không có lòng yêu cái cội nguồn không mấy hấp dẫn ấy,
    mà đi tìm kiếm cái văn hoá tốt đẹp của nước ngoài.
  5. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì nghĩ ngôn ngữ và văn hoá là những phần quan trọng cần thiết trong cuộc sống, và chúng thay đổi theo từng môi trường / xã hội mà mỗi người chúng ta đang sinh sống. Khi chúng ta phải thay đổi môi trường sống, thì việc tìm tòi học hỏi ngôn ngữ & văn hoá mới là chuyện bình thường (nhưng không đơn giản) và cần thiết để thích nghi với cuộc sống mới. Yêu thích cái văn hoá nơi mình đang sinh sống cũng là bình thường, không có gì sai hay xấu.
    Ngôn ngữ & văn hoá không phải bẩm sinh, mà có được qua quá trình học, và giống những thứ được học khác, nếu không có điều kiện sử dụng và tiếp tục hoàn thiện thì không những không tiến bộ mà có thể quên dần. Lấy ví dụ việc lái xe nhé. Học lý thuyết xong chưa hẳn ta có thể lái xe được. Lái được rồi và lái thường xuyên sẽ giỏi và tự tin hơn, ngược lại ngưng một thời gian không lái thì thôi rồi, ... đố mommy dám lái xe gắn máy khi về lại VN đó!
    Nhưng vậy tại sao lúc sang Mỹ tôi không tiếp tục lái xe gắn máy? Chắc chắn không phải vì tôi ghét nó. Thực ra tôi rất yêu xe gắn máy ( và cả xe đạp) và sẽ nhớ hoài cái cảm giác phơi phới trong gió, trong mưa, trong nắng, trong ... bụi khi lái xe ở VN, nó thú vị hơn nhiều so với ngồi (ngủ gục) trong chiếc xe hơi kín mít này. Thỉnh thoảng khi thấy một vài chiếc motocycles len lỏi luồng lách giữa những dòng xe hơi, tôi mơ ước sau này khi rảnh rỗi và bớt vướng bận con cái tôi cũng sẽ sắm một chiếc chạy cho vui ... Chết, lạc đề rồi.
    Ý tôi muốn nói khi thay đổi môi trường sống, việc lao động và học hỏi để duy trì và thích nghi với cuộc sống mới đã là quá bận rộn rồi, chưa kể nếu bắt đầu từ hai bàn tay trắng là thêm một cái khó khăn khác. Thử nghĩ xem, người lớn phải vừa học, vừa làm 1,2,3 jobs, con nít nếu gửi babysitter người VN thì được cho ăn, gửi babysitter người tàu thì chúng học thêm được mớ tiếng tàu, babysitter Mễ thì thêm được tiếng Tây ban Nha, gửi daycare Mỹ là mắc nhất và chúng sẽ được học ngôn ngữ và văn hoá Mỹ. Tối nếu có về được nhà thì cũng đã mệt đừ, lo ăn uống tắm rửa cho lẹ rồi chui lên giường mà ... phê!
    Trong hoàn cảnh như thế, nếu ai có tinh thần và điều kiện để chú tâm duy trì và truyền bá cái ngôn ngữ & văn hoá cội nguồn ấy thì thật đáng khen, còn nếu không thì cũng bình thường chứ không có gì đáng trách.
    Hơn nữa một người không giỏi ngôn ngữ & văn hoá cội nguồn chưa hẳn là họ không yêu cội nguồn hay mất gốc. Việc cố gắng học hỏi, tìm hiểu ngôn ngữ & văn hoá, tham gia đóng góp cho cộng đồng v.v. chứng tỏ họ đã luôn nghĩ và hướng về cội nguồn rồi đó ... tôi nghĩ thế.
    Riêng việc sang Mỹ lúc 8 tuổi mà hiểu và viết tiếng Việt giỏi cỡ này đúng thật là hiếm đó ... hôm nào chắc phải tới phỏng vấn người thật việc thật cái mới được
    @ Anh Levant: Cám ơn anh Thanh cho xem ảnh Cát Bà . Phong cảnh con người đẹp quá ! ... anh và mọi người còn ảnh nữa không post tiếp đi ạ.
  6. thuyenxaxu

    thuyenxaxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    4.201
    Đã được thích:
    1
    Bài viết hay . Hay vì rất đúng với đời sống của đa số những người Việt sống bên Mỹ này với số năm tháng nhiều hơn với số năm tháng ở quê hương nơi sinh ra chào đời .
    Chưa thấm gì đâu . Trong sở làm, có thể Mommy cũng biết, có 1 cô rời VN hồi 4t, tận hồi 1975, nhưng nếu nói chuyện và nhìn bề ngoài thì sẽ nghĩ cô ta mới ở VN sang . She đó nói tiếng Bắc đặc . Học tiếng Việt ở nhà thờ nhưng viết truyện và thơ đăng trên báo hàng tuần . Và cô ta vẫn tự xưng cô ta là DMG whenever she is kind of kidding herself . Nếu có ai thắc mắc, DMG là gi vậy ? (thì các bạn cũng biết rồi đó, telecom chuyên dùng các acronyms viết tắt lắm) cô ta cười hích hích và nói : Dạ, là ... Dân Mất Gốc đó anh !
  7. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    HiHi! Các Bạn kể chuyện hay quá... kể tiếp cho tui biết với!
    u?c lan0303 s?a vo 20:25 ngy 10/05/2006
  8. mommy

    mommy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/11/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Thanks, Thuyền. Hình như mommy không biết Thuyền ơi ... Chị đó tên, họ gì vậy ? Ở đâu để mommy chạy qua ngắm một chút với ... nghe kể ngưỡng mộ quá!
  9. levant57

    levant57 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    1.520
    Đã được thích:
    1
    Nếu ai là đàn ông, khi mà bánh xe cuộc đời lăn những vòng cuối cùng để trước khi dừng hẳn cho ông trời tháo bánh cất đi, thì cũng nên hỏi xem mình đã được đi tới những đâu trên đất nước mình, để có nhắm mắt ta tự hào rằng ta đã không là con ma xó bếp. Câu hỏi này đặc biệt là dành cho những kẻ xa nhà.
    Xa nhà, hai tiếng vang lên nghe trống trải và thiếu thốn làm sao! Tôi cũng đã từng là kẻ xa nhà, xa biền biệt, nhưng là cái xa của kẻ còn có biết ngày trở về. Bi giờ tôi không dám nói rằng khi tôi không còn xa nhà thì tôi là người hạnh phúc hơn những ai xa nhà nhưng trong tâm tư tôi vấn ái ngại cho những người đang sống nơi xứ lạ như thể chuyện xa nhà là một thiệt thòi...Thực ra trong thế giới ngày nay biên giới chỉ còn mang tính tượng trưng, con nhà người ta có thể rời xa nhà mình nửa vòng quả đất để sinh nhai là chuyện bình thường và không gây ra các rối loạn tâm lý. Nhưng đã trót là người Việt thì việc nghĩ về quê hương là nghĩ về điều thiêng liêng hẳn sẽ còn là một tâm tư truyền thống tồn tại trong đầu óc con người Việt mình vài ba thế hệ nữa.
    Tôi đi nhiều, mỗi năm không dưới ngàn cây số lang thang đây đó trên lãnh thổ VN, nhất là các tỉnh phía Bắc nên có đôi chút kinh nghiệm để có thể ban phát dăm bảy lời khuyên. Sự đi là cả một nền công nghiệp đời người con nhà người ta. mỗi người sẽ tìm thấy cái thú khác nhau trong cái sự đi đó, không ai giống ai. Các cụ nhà ta nói Trà Tam Tửu Tứ Du Hành Nhị. Điều tổng kết đó quá đúng. Tuy nhiên, bạn có thể uống rượu với hai người lạ khác và bi bô như thể quen lâu ngày, bạn có thể tìm thấy vị thơm của hương trà cả khi uống cùng với người xa lạ nhưng bạn không dễ gì chia xẻ thú bạn có được khi chu du, cho dù người cùng đi với bạn là chỗ thân tình.
    Nếu ai tìm thấy một đồng điệu ở sự suy nghĩ của tôi thì tôi khuyên người ấy lên có hành trình sau:
    Lên Tây Bắc: Xuất phát từ Hà Nội, tời Hoà Bình, lang thang ở đó khoảng 1 ngày thăm thú những địa danh mà với nó nền văn hoá HB được định danh. Sau đó dành một ngày để vượt qua mấy con đèo Thung Khe Thung Nhuối hiểm trở mà sa chân nghỉ lại Mai Châu một đêm. Mai Châu là một thung lũng nhỏ chứa đựng trong nó rất nhiều điều huyền bí. Huyền bí hơn cả là những cô gái Thái, xinh đẹp trắng muốt đến nỗi bạn đến mà chẳng muốn về.
    Rời Mai Châu bạn có thể xuôi theo đường QL 15 để ra Cẩm Thuỷ Thanh Hoá. Gần 100 km con đường này chạy theo sự uốn quanh của con sông Mã. Tre xanh là ngà và từng đàn **** trắng sẽ theo bạn suốt cả một cuộc hành trình. Bạn có thể ra đường 1 để đi về HN nhưng không nên làm như thế, Bạn nên rẽ phải để hun út vào những cánh rừng đại ngàn trong khu vực huyện Bá Thước, huyện Quan Hoá để tập đánh vần những tên địa danh lần đâu tiên thấy trên đời.
    Ấy là bạn đã bỏ hành trình ban đầu lên Tây Bắc. Sự bỏ như vậy hoàn toàn là dễ hiểu vi lúc ấy không ai có thể đi theo lịch trình dưới sức cuốn hút trên đường thuộc núi rừng Thanh Hoá lớn tới mức làm chệch hướng đi của bạn.
    Thời tiết cuối xuân rất thích hợp cho chuyến đi này.
    Thôi đành quay trở ra HN để làm lại hành trình vậy...
    Viết trong lúc mộng du...
  10. loncon18

    loncon18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Lc có một ngưòi bạn sang Mỹ năm lớp 6, bây giờ nó 25 tuổi, nó sử dụng tiếng việt rất tài, nhiều khi nó còn chỉnh về cách sử dụng ngôn từ cho lc , hic, (xẩu hổ kinh dị). Ngoài ra nó còn sử dụng từ hán việt rất tài tình, hic, cái này lc phải chịu thua nó. Giọng nó vẫn rặt Huế, không pha tạp tý mô. Nghe dễ thương kinh khủng.

Chia sẻ trang này