Chuyện vui thời sinh viên Mấy hôm trước, vui chuyện với vài người bạn là bloggers, nên hứng chí kể lại những chuyện khi còn là sinh viên. Cái thời sinh viên mơ mộng, những chuyến tham gia Mùa Hè Xanh đã rèn luyện cho thằng Boysaigon trở thành 1 tên sinh viên già dặn, ranh ma và càng có nhiều vốn sống hơn. Nó từ bỏ những cuộc trại, những buổi sinh họat tập thể, kỹ năng để dấn thân vào những chuyến đi nhiều thử thách hơn nữa. Thời học sinh, nó cũng tham gia MHX, nhưng chỉ là những buổi dạy xóa mù, hoặc ôn tập hè, cùng lắm là những ngày hè với những trò chơi mà nó đã quá rành rọt. Còn MHX của thời sinh viên khác nhiều lắm! Thử thách đầu tiên là 1 tháng về Trà Vinh năm 2000. Xung quanh không còn cha mẹ, thầy cô, cũng không còn những tiện nghi bình thường nữa. Quanh nó là gần 20 sinh viên cũng ngơ ngác về với 1 ấp nghèo của 1 xã nghèo thuộc 1 huyện nghèo của Trà Vinh, 1 trong những tỉnh nghèo của miền Tây Nam Bộ. Nó phải chèo chống với vai trò Đội Trưởng, phải dung hòa các mối quan hệ phức tạp giữa sinh viên với sinh viên, giữa sinh viên với bà con chòm xóm và cả những mối quan hệ ngoài luồng. Chuyện đầu tiên nó làm là cho phép Đội viên được quyền? vi phạm các quy định mà Thành Đoàn áp đặt. Mặc dù biết là những quy định ấy chỉ để bảo đảm an toàn cho sinh viên, nhưng đi miền Tây mà không được tắm sông, tắm rạch; không được chèo ghe; không được đi hái dừa nước hay xuống ruộng bắt cá đồng, chuột đồng; không được thử thế nào là rượu đế miền Tây nước 1 thì còn gì là học kỳ 3 theo cách nói của Thành Đoàn nữa? Tuy nhiên, tất cả mọi thứ phải nằm trong mức độ cho phép! Tắm sông phải theo hướng dẫn của thanh niên địa phương, chỗ nào cạn, ít nguy hiểm mới được tắm, và luôn được sự theo dõi chặt chẽ của Đội trưởng và các thanh niên địa phương. Nói chung là bảo đảm an toàn tuyệt đối. Sinh viên của Đội lúc ấy đã có 1 chuyến đi sinh động, dù có nhiều vướng mắc và mâu thuẫn, nhưng khi về SG, họ đã có những điều không phải sinh viên nào cũng có. Bên cạnh những họat động có sẵn như ôn tập hè ?" sinh hoạt hè, xóa mù, tuyên truyền pháp luật ?" kế hoạch hóa gia đình ?" bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, đắp đường, mở đường, xây cầu, phá trường học [cái này do Boy tui mần ?" nhắc lại vẫn thấy tức cười, nhưng sẽ kể sau], xây nhà tình nghĩa, tổ chức các đêm văn nghệ kèm tuyên truyền, thì các bạn sinh viên đã biết thế nào là cây cuốc, cây xẻng, thế nào là lá Nàng Hai ngứa đến gãi muốn rách da, thế nào là con Đẻn chứ không phải con Rắn, thế nào là kinh, thế nào là rạch, và thế nào là lúa non, thế nào là cỏ? Những thứ tưởng phải biết thì đến lúc đó mới biết. Có cô đã 23 tuổi mà vẫn chưa phân biệt được con cá trê với con cá lóc. Đến khi nhảy ùm xuống ruộng bắt trúng con cá trê mà cứ la làng là bắt được con cá lóc, làm bà con cứ ôm bụng mà cười sằng sặc. Có người đi xong, về SG là hát vọng cổ như nghệ sỹ thứ thiệt, mặc dù trước đó chẳng biết vọng cổ là gì ráo. Sướng nhất là những đêm trăng sáng, cả đám chui ra con mương gần chuồng heo của bác Trưởng ấp, ở đó có cây cầu dừa bắt ngang qua con mương, thò chân xuống là chạm mặt nước. Cả đám, đứa mắc võng, đứa trải chiếu, đứa nhanh chân thì ngồi trên cầu dừa [vì chỉ được 3 hay 4 đứa ngồi thôi ?" nhiều hơn nó sập], ngóng cổ ngắm trăng. Các anh chị em thanh niên địa phương ra chơi chung, người hát vọng cổ cho nghe, người kể lại chuyện ngày xưa ở ấp. Rồi cử đại diện đi hái dừa nước về chặt ăn tại chỗ. Ôi, nhớ đến là thèm. Bởi vậy mà có 1 câu chuyện nhớ đời: Có 2 cô cậu giành ngồi trên cầu dừa, cậu sinh viên muốn cưa cẩm cô thôn nữ nên mới bày trò dạy tiếng Anh. Cậu ta nói vầy ?oMơi mốt, em gặp riêng anh thì nhớ nói I love you nghen!?. Cô bé thôn nữ chớp chớp mắt ?oAi lốp du là gì anh??. Cu cậu vừa mới nói ?oLà?? thì chả hiểu sao trượt té luôn, nên chỉ kịp la làng ?o? Coi chừng té!?. Từ đó, mọi người hay kể cho nhau nghe câu chuyện đó như 1 kỷ niệm vui: I love you = Coi chừng té! Hay 1 chuyện vui khác nữa, đó là cái nhà vệ sinh. Ngày đầu tiên xuống đến nơi, đứa nào chột bụng, là hỏi luôn chủ nhà chỗ nào để giải quyết? Chủ nhà chỉ vào góc nhà. Các cô cậu nhà ta ngơ ngác nhìn nhau. Chẳng lẽ vào góc đó xả? Kỳ quá ta? Hỏi lại lần nữa, vẫn được chỉ vào góc đó. Cuối cùng chịu hổng nổi, có đứa mếu máo luôn: ?oChỗ đó con đi hổng được. Chú có chỗ khác hông chú?? Thì chủ nhà mới cười ngất ?oTao quên, tụi bây thông cảm tao ít nói. Tụi bây dzô đó có cái cuốc, xách ra ngoài bãi đào cái lỗ, đi xong lấp lại nghen bây!?. Mèn ơi! Thế là cả Đội họp gấp, bàn bạc xong xuôi, quyết định chọn mảnh đất có bụi tre bao quanh để làm WC ?oMade in sinh viên?. Cũng đào hố ga, cũng lấy áo mưa rào chung quanh, cũng có chỗ ngồi, xin được cái lu nhỏ đựng nước để rửa tay, dội nước [chỗ này gần con mương, nên người nào thấy hết nước trong lu phải đổ nước vào]. Nhưng cái gáo để đó là mất! Hổng được, tính cách khác. Thế là đứa nào đi thì xách theo cái gáo nước mà xài. Nên mới có chuyện đứa nào đau bụng thì lận cái ca hay cái gáo sau lưng để đi ra chỗ xả. Thế là ra đời cái biệt danh cho sinh viên lúc đó là? ?oKiếp cầm ca?. Chưa hết, buổi tối thì sao? Chung quanh thì toàn tre là tre, sợ ma thấy mồ, nên phải rủ thêm ai đó đi chung. Mà đứa trong sợ ma, đứa ngoài cũng sợ ma, thế là đang đêm mà chột bụng phải rủ thêm cho đủ 2 đứa, để 2 đứa ở ngoài nói chuyện cho đỡ sợ ma. Đứa ngồi trong thì ngóng nghe 2 đứa nói để bớt? cô đơn. Lâu lâu mà thấy ở ngoài im re là coi như tim đập thình thịch, cuống quít hỏi tùm lum có chuỵên gì hông? Có khi chưa xong mà vẫn phải chấp nhận cho xong. He he? Còn nhiều lắm, sẽ kể thêm cho bà con nghe.
Tiếp tục phóng sự nhiều kỳ về thời sinh viên sôi nổi của Boysaigon, xin mời mọi người tiếp tục theo dõi những kỷ niệm vui của Đội sinh viên tình nguyện ở ấp Giồng Lớn B + ấp Cá Lóc, xã Định An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Hôm qua, mọi người rất háo hức muốn nghe về sự kiện ?oPhá trường học? của Boy, thì hôm nay kể luôn để cùng giải trí. Số là dzầy, Boy được phân công ở nhờ nhà anh Chánh, Bí thư Xã đoàn lúc đó. Nói vậy, chứ ảnh đã hơn 40 và có 3 mặt con rồi. Ngôi trường tiểu học duy nhất của xã được xây trên đất của ảnh, do ảnh hiến đất xây trường. Mùa hè năm 2000, xã có ý định sửa chữa ngôi trường cấp 1 ấy cho tươm tất hơn, vì trường chỉ có 2 phòng học, 1 xây gạch và 1 còn lợp lá. Quyết tâm của Đội lúc ấy là phụ giúp sửa chữa căn phòng lợp lá cho thật chắc chắn và đẹp hơn, chờ ngày gạch vữa về là xây lên ngay. Và Đội trưởng Boysaigon quyết định cùng bạn bè tháo hết phần mái lợp lá đã mục nát xuống để thay bằng lá dừa nước. Lúc đó, trên xã có việc cần và thông báo Boy lên xã gấp [từ ấp lên Ủy ban xã đi khá xa, khoảng 5 hay 6 cây số gì đó nên có khi đi xe gắn máy của anh Chánh nhưng phải cả buổi mới xong]. Boy có dặn lại các bạn sinh viên là dỡ phần lợp lá xuống để đó, nhưng quên khuấy đi mất là chỉ cần phần mái là đủ. Đến trưa, sau khi từ xã về, Boy tui giật mình khi thấy ngôi trường hôm nay lạ quá! Nó trống trống gì đó. Nhìn kỹ lại thì trời đất ơi! Nó còn lại đúng 1 phòng học, phòng còn lại lợp lá đã biến mất không dấu vết. Quýnh quáng, Boy hỏi các bạn thì mới bật ngửa là do chỉ dặn tháo dỡ phần lợp lá mà không dặn kỹ là chỉ cần phần mái, nên các bạn sinh viên và thanh niên địa phương tháo luôn cả phòng học. Sau đó lá dừa cũ được đem đi đốt luôn. Ặc? Boy vò đầu bứt tai, vì nó không chỉ là chỗ ôn tập hè, xóa mù chữ, mà còn là nơi để sinh hoạt của ấp. Thế là phải trình bày với bác Trưởng ấp, rồi anh Chánh. Nghe xong, 2 người cười khục khục rồi đi ra kêu luôn nhóm thanh niên địa phương lại rồi dặn: Phá luôn cái phòng học kia luôn đi, nay mai trên xã xuống xây trường mới gồi. Yên tâm! Thế là cả đám lại hăm hở nhào vào? phá tiếp. Cũng may là sau đó Tỉnh và Huyện có xuống kiểm tra và cho xây 1 trường khác, chứ nếu không là Boysaigon tui thành Tội đồ rùi. Còn 1 chuyện khác cũng vui, đó là đi phát tờ **** tuyên truyền lối sống văn minh, giảm rượu bia ở làng xã. Sinh viên được chia thành 2 nhóm, đi 2 đầu để phát **** và giải thích về tác hại của rượu bia. Mà bà con ta thì đang lúc nông nhàn, ngày nào cũng nhậu, nên cứ ghé vào nhà nào là thấy bàn nhậu ngay tức khắc. Tưởng thuận, hóa ra nghịch. Khi đem tờ **** tới thì bà con nhất quyết hổng thèm nghe, mà cứ đưa ly rồi mời: Dzô 1 cái rồi nói gì tụi tao cũng nghe. Không uống thì không nói được, mà uống thì sao tuyên truyền? Cuối cùng quyết định là thay nhau từng đứa 1, nhà này đứa này uống thì nhà sau đứa khác uống, chắc chắc là không thể xỉn vì chỉ toàn nhấp môi với cưa đều. Ai dè? Hậu quả là sau buổi tuyên truyền về tác hại của bia rượu, gần 100% sinh viên đều? xỉn. Báo hại mấy thanh niên địa phương phải dìu về, rồi làm nước chanh cho uống. Nhớ tới là thấy bực, nhưng lại là 1 kỷ niệm khó quên. Liên quan đến rượu, có 1 câu chuyện truyền miệng nhau như sau: Có 1 bàn nhậu gồm vài chú bác ở ấp và vài sinh viên. Mồi là 1 con gà ta ngon, chắc. Sau 1 hồi nhậu thì hết mồi, chỉ còn lại cái đầu gà, thế là mọi người thỏa thuận, ai uống 1 ly thì cầm đầu con gà mút 1 cái cho có vị. Uống thế nào không biết, sáng hôm sau khi mọi người tỉnh dậy thì tá hỏa khi nhìn vào mâm chẳng thấy cái đầu gà đâu, mà thấy 1 con cóc nằm chết ngắc từ hồi nào. Cái đầu gà thì nằm cách đó 3, 4 thước. Mẹ ơi! Ai cũng móc họng ra mà ói. Điều khó xử là phải cố thi hành câu khẩu hiệu: Đi dân nhớ, ở dân thương! Mà dân có thương thì đôi khi cũng khổ. Các cô sinh viên lúc ấy thì đều ở lứa 19, 20, lại là dân du lịch nên xinh xắn lắm. Boy đã bao phen đi giải quyết chuyện tình cảm của mấy anh thanh niên địa phương với các cô sinh viên nhà mình. Nhất là ở Trà Vinh, chuyện nam nữ có khi phải giải quyết bằng? rượu đế. Có 1 anh chàng, khoảng 17, 18 gì đó, nhờ chiến dịch mà được xóa mù, lại được tham gia sinh hoạt nên khoái lắm, rất quý các anh chị sinh viên. Lâu dần đâm ra? yêu luôn cô sinh viên nhiệt tình nhất, đảm đang nhất Đội. Mà cô ta lớn hơn anh chàng đến 3, 4 tuổi gì đó. Boy nhiều lần khuyên nhủ là Sài Gòn ?" Trà Vinh xa cách, với lại chênh lệch nhiều thứ nên cậu ta nên bỏ qua. Cậu ta đâu có chịu. Ngày về lại Sài Gòn, sau bao lưu luyến, chia tay, nước mắt ngắn dài, bọn sinh viên lên xe về SG. Nhưng xe hổng chạy được, vì anh chàng si tình kia xách 1 can rượu 5 lít để ngay đầu xe, lai rai, tuyên bố là cô sinh viên mà không yêu là không cho xe đi. Bí quá, Boy làm liều, xuống xe ngồi nói chuyện 1 hồi, rồi thách luôn: Em giai dám làm 1 hơi 1 lít, anh gả luôn! Bà con nghe thì lao nhao lên, nhất là cô sinh viên thì phụng phịu ngồi lỳ trên xe. Boy trấn an mọi người ngay vì biết tửu lượng anh chàng này chẳng mạnh gì, nếu để lai rai tới chiều thì cũng gục, nhưng như vậy thì xe sẽ khó chạy được. Anh chàng kia đâu biết gì, nghe Đội trưởng nói dzậy thì chơi luôn, chiết rượu ra 2 chai 0,5 lít, đưa lên miệng tu 1 cái ực hết ráo 2 chai. Mặt của chàng bắt đầu chuyển màu từ đen qua tái, rồi về xanh, rồi? đùng, té luôn xuống đất nôn cho 1 chập rồi? ngủ luôn. Anh em chỉ chờ có dzậy, khiêng anh chàng vào trạm y tế xã kế bên, rồi gửi gắm chủ tịch xã, bí thư xã là anh em quý và gửi lời chúc sức khỏe đến anh chàng ấy. Sau đó lên xe về Sài Gòn. Hú hồn!
Có 1 điều không thể chối cãi là sau khi tham gia MHX xong, các bạn sinh viên đều trưởng thành hơn, nhận thức chính chắn hơn. Đó chính xác là học kỳ 3 theo như đánh giá của đa số các trường và của hầu hết các sinh viên tham gia. Khi trở về, gần như ai cũng học thêm được không ít thì nhiều về kiến thức xã hội, về nơi mình đã sống và làm việc, về những mối quan hệ xung quanh. Nói túm lại là vô cùng bổ ích! Chuyến đi Trà Vinh đấy diễn ra năm Boy chỉ mới 20 tuổi, tuổi của nhịêt tình và hăng hái tham gia các họat động xã hội. Cùng vì chuyến đi ấy mà Boy lớn hơn, nhìn mọi thứ 1 cách chín chắn hơn và hiểu được trách nhiệm của mình đối với tập thể. Năm sau, năm 2001, Boy lại đến với MHX, nhưng tham gia với tư cách khác và địa điểm khác, gặp những sự cố khác. Năm đó, Đoàn trường có sự thay đổi lớn về nhân sự, và dẫn đến rất nhiều tiêu cực và đấu đá nhau giữa các Đoàn khoa. Boy lúc này bước vào chiến dịch với tư cách là Phó chỉ huy chiến dịch cấp trường, phụ trách ?ochiến trường? là xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ. Đây là nơi xa xôi nhất, tận cùng của Sài Gòn và nằm chơi vơi giữa Sài Gòn và Vũng Tàu. Các khoa khác không ai dám chọn, chỉ chọn các xã gần SG, nên Boy yêu cầu Đoàn khoa Du lịch chọn luôn xã đảo TA. Ai dè đâu, khi đưa quân xuống đến nơi mới biết đó là sự lựa chọn đúng đắn. Ở đó, mọi người đều vui vẻ và rất yêu thương các chiến sĩ MHX, nhất là thanh niên địa phương thì cực kỳ quý các sinh viên mà Boy đưa xuống. Lý do cũng đơn giản thôi, gần 20 mạng mà toàn con gái, có 3 tên con trai à, trong đó có Boy nữa. Và ở đấy Boy đã có được những kỷ niệm rất dễ thương và không sao quên. Kỷ niệm đầu tiên là 1 bài hát. Bài hát này khi vừa xuất hiện đã được tập thể chiến sĩ MHX và thanh niên địa phương yêu thích. Sau đó, trong các đêm văn nghệ tuyên truyền bài hát này đều được đưa vào hát và truyền nhau rất nhanh. Đến tận sau này, mỗi khi về thăm lại TA, các anh em cùng ngồi bên nhau, chuyền nhau ly rượu và miếng mồi hải sản, bài hát ấy vẫn được bắt nhịp hát lại dù có đàn hay không. Càng vui hơn khi biết nó là tiết mục đinh của xã mỗi khi đội văn nghệ xã đi thi văn nghệ ở huyện hay thành phố. Bài hát ấy có tên ?oQua đảo Thạnh An?, sau đó đổi lại là ?oDấu chân qua đảo?, và tác giả không ai xa lạ: Boysaigon. Hoàn cảnh ra đời cũng khá lạ: Số là hôm đó, 1 ngày đầu chiến dịch, Boy cùng thằng bạn thân Đình Thọ đang ngồi trên phà Bình Khánh chuẩn bị sang Cần Giờ, thì 2 thằng mới nảy ra 1 ý là nếu qua đảo TA phải đi 2 lần đò. Lần 1 là từ huyện đi đò lớn sang đảo. Nhưng tới nơi thì không cập vào sát bờ được, phải đi thêm 1 lần đò nhỏ nữa. ?oQua đảo Thạnh An phải qua 2 chuyến đò!? Thằng Thọ thốt lên, và nó ngâm ư ử trong miệng theo nhịp bài hát. Boy thấy hay hay, nhớ kỹ câu đó và trên suốt đoạn đường từ phà Bình Khánh về đến xã, Boy và thằng Thọ chỉ bàn nhau về bài hát. Về đến nơi, lấy cây đàn guitare ra và đàn 1 mạch bài hát đó luôn. Nó như vầy: ?oQua Đảo Thạnh An Boysaigon + Đình Thọ Qua đảo Thạnh An đi qua 2 chuyến đò Bỏ lại sau lưng những tháng ngày vui Lên đò, lên đò nhấp nhô qua biển rộng Lấp lánh nắng vàng đưa ta về Thạnh An. Về Thạnh An? đi qua vùng Xóm Mới Xuôi con đò? lên bến Đầu Doi Qua Thạnh Bình, qua Thạnh Hòa, Qua Thiềng Liềng em có nhớ về ai? Về Thạnh An? ăn cá với ăn tôm Có cô gái nhỏ? hớp hồn anh sinh viên. Xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, Chiến dịch MHX 2001? Có dzậy thôi. Và bài hát được cả Đội thống nhất là bài hát của Đội tặng xã đảo trong dịp văn nghệ tối hôm sau. Anh Trung, Bí thư xã Đoàn (sau này là Chủ tịch xã) nghe được cũng nhất trí luôn. (Lúc đó Xóm Mới còn có tên là Xáng Cạp vì các chiếc xáng cạp đang xúc đất và cát lấp biển xây dựng khu dân cư, câu hát đó cũng nhắc đến Xáng Cạp. Cái tên Xóm Mới là do anh Trung đổi lại và từ năm đó được đặt luôn cho khu Xáng Cạp. Đầu Doi là bến đò chính của xã nằm ở mũi của đảo, bên cạnh 2 bến đò khác ở giữa và gần Ủy ban xã. Thạnh Bình, Thạnh Hòa, Thiềng Liềng là tên 3 ấp chính của xã lúc đó, bây giờ có thêm ấp Cán Gáo nữa) Sau này khi được Đội văn nghệ xã tập để đi thi, 2 câu cuối được sửa lại thành: ?oVề Thạnh An? ăn cá với ăn tôm Chung tay chung sức xây dựng quê mình đẹp hơn!? Còn sự tích của cái câu ?oCô gái nhỏ hớp hồn anh sinh viên? là vầy. Hôm đầu tiên xuống Thạnh An, nhà cửa phân công xong hết thì nguyên Ban chỉ huy chưa có chỗ ở. Chỉ huy trưởng và 1 chỉ huy phó thường trực không ở lại được, nhưng cũng lỡ chuyến đò rồi. Đò ở đấy chỉ chạy theo giờ, chuyến sớm nhất là 6g từ đảo qua huyện, trễ nhất là 2g chiều. Trễ chuyến đó là coi như ở lại. Nguyên Ban chỉ huy lỡ đò nên ở lại thật. Ngay cả Boy cũng phải về trường vài ngày đầu chứ chưa ở lại xã, chỉ ở lại từ tuần thứ 2 trở đi thôi. Tình thế cấp bách, mọi người đang tính thì may sao, có nhà dì Tư To rộng rãi mà chỉ nuôi có 4 sinh viên là Hiền, Liên, Thành, Tuấn Anh, thế là nhất trí tất cả đều ở lại 1 đêm thôi. Nhà dì Tư có 2 cô con gái, 1 cậu con trai. Cậu con trai thì đi học thêm bên huyện, chỉ có 3 chị em gái ở nhà. Chị Hai Mi và bé Ba Lệ Hiền thì dễ thương cực kỳ và rất vui vẻ. Đây cũng là lần đầu tiên nhà dì Tư nuôi sinh viên chiến dịch MHX nên tất cả đều mới mẻ và háo hức. Nhất là Lệ Hiền, nhỏ hơn Boy 3 tuổi và có nụ cười rất tươi, cứ làm cho bọn con trai lúc ấy nhìn hoài. Boy chọc: ?oEm có nụ cười hớp hồn sinh viên bọn anh đó nha!?, và bé Hiền bị chọc hoài cho đến giờ cái vụ hớp hồn đó. Và khi bài hát phổ biến rồi thì Hiền cũng khá hãnh diện khi mình được đưa vào bài hát. Còn nhiều nữa nghen bà con. Nhưng mệt rùi, nghỉ chút thôi.
Những chuyện vui có được trong chiến dịch MHX 2001 ở Cần Giờ không nhiều như ở Trà Vinh, nhưng cũng đủ để nhớ mãi và trở thành một phần không thể thiếu của đời sinh viên sóng gió của Boysaigon. Sau sự kiện bài hát tặng cho xã đảo Thạnh An, Boy quyết định ở lại xã và sát cánh bên các bạn chiến sĩ chứ không về trường ngồi tổng hợp thông tin theo chức năng nhiệm vụ được giao nữa. Còn cách tổng hợp thông tin nào hay hơn là ăn dầm nằm dề cùng các bạn sinh viên? Và bao chuyện dở khóc dở mếu cũng từ đây mà ra. Chuyện đầu tiên là buổi nhậu nhớ đời. Mới được 1 tuần, mà sao giữa các bạn sinh viên vẫn chưa có được sự gắn kết cần thiết để tạo ra 1 tập thể chiến sĩ xứng đáng với khoa Du lịch. Đội trưởng thì chưa chứng tỏ được năng lực thực sự của mình. Boy rất lo, và không muốn ¼ chiến dịch trôi qua buồn tẻ như vậy. Cuối cùng, Boy bàn bạc với bạn Đội trưởng Đội thanh niên địa phương là Truyền sẽ tổ chức 1 bữa nhậu đột phá. Kế họach được thực hiện nghiêm túc và trong vòng kiểm soát. Nhờ có vài bạn thanh niên địa phương là ngư dân nên được tài trợ 1 lượng lớn cá lẹp sơ tái chanh chấm tương hột, ốc giác và 1 nồi cháo ốc hòanh tráng. Rượu thì vô tư, nhà nào cũng có và muốn bao nhiêu cũng có. Tối hôm ấy, Boy mời toàn bộ sinh viên và các bạn thanh niên địa phương vào nhà của Đông, 1 bạn rất nhiệt tình tại xã, để dự bữa tiệc nhậu. Trong bữa đó, mỗi người sẽ uống 1 ly rượu và cùng nói cho nhau nghe suy nghĩ của bản thân, những bức xúc và những mâu thuẫn giữa mình và các bạn. Boy và Tr. Rất căng thẳng, vì được ăn cả, còn ngã sẽ về không. Và may mắn thay, các bạn sinh viên bắt đầu uống (ít thôi) và bắt đầu nói. Họ nói rất nhiều, nói về cách làm, về những bất bình và về những điều mà họ mong muốn sẽ tốt hơn. Họ nói nhiều lắm, và có cả nước mắt. Lúc đó, Boy gần như chỉ ngồi nghe. Lắng nghe để hiểu mình nên làm gì. Sau bữa nhậu đó, không khí thay đổi rõ rệt. Các bạn hiểu nhau hơn và gắn bó với nhau hơn. Tất cả đều sẵn sàng chia sẻ cho nhau mà không còn ngại ngùng bất cứ điều gì. Các họat động rộn rã tiếng cười và khá nhiều bạn quyết định ở lại thêm 15 ngày nữa, chứ không về trước như đã đăng ký. (Vì có nhiều bạn đăng ký tham gia 15 ngày chứ không đủ 30 ngày) Sau đó, nhà Boy ở không còn là 5 người nữa, mà có thêm 2 chị em Diễm (Blog Yenny) và Vy (Blog HHXĐ). Tăng số lượng lên 7 người, đông nhất trong số các gia đình có nuôi sinh viên, và là nơi tập trung mọi người từ họp hành đến họp? nhậu. Lúc này bài hát Tuổi Hồng Thơ Ngây lại 1 lần nữa lan truyền đến các bạn sinh viên, cũng giống như hồi ở Trà Vinh vậy. Và Boy ngoài việc họp hành, chỉ huy, ngoại giao, lại phải còn tập cho các em giai, em gái chung nhà đàn guitare nữa. Nhờ tiếng đàn mà nhận thêm được 1 đệ tử là hàng xóm, là dân nhậu thứ dữ và đỡ cho thầy bao trận thua trông thấy. Có 1 kỷ niệm rất khó quên ở Thạnh An, mà sau này nhiều chiến sĩ vẫn còn nhắc lại, đó là Boysaigon lần đầu tiên sa cơ giữa chiến trường! Nghe ghê quá hen, nhưng đúng là như vậy. Trong chiến dịch lần đó, có 2 cô Trang và Lan Anh được đặt biệt danh là Đệ nhất ngất và Đệ nhị ngất, vì 2 cô có thể trạng khá yếu và có thể ngất xỉu bất cứ lúc nào. Một buổi tối gần cuối tháng 7, Sinh viên và địa phương tổ chức 1 chương trình văn nghệ và lửa trại ngoài trời cho thanh niên xã. Một buổi tối hết mình, hết ga và cực kỳ vui. Sau đó, mọi người giải tán và Boy cũng lửng thửng đi về chung với vài sinh viên khác, trong đó có Lan Anh. Bất ngờ, Lan Anh quay qua và nói: Anh Tùng ơi, em mệt? Chưa hết câu thì cô nàng đã ngã 1 cái ạch. Sự cố đến quá nhanh, lại đang giữa đường đi nên Boy chỉ kịp bồng LA vào ngôi nhà ven đường. May quá, đó là nhà của 1 dân quân tự vệ. Anh ấy cho mượn chiếc xe đạp để tôi đỡ LA về. Truyền ngồi xe chở, Boy chạy bộ đỡ cho LA ngồi trên yên sau. Về đến Ủy ban ND Xã, Boy bế luôn LA chạy thẳng vào nhà của anh chị Mười Mẫn kế bên bến đò. Mọi người xúm xít lo lắng, chườm khăn cho LA, còn Boy ngồi dựa vào tường và thở hổn hển, vì LA có nhẹ gì đâu, hơn 40 ký đó chớ. Rồi bỗng nhiên Boy thấy đầu óc quay mòng mòng, mặt nóng bừng, thở cũng khó nữa. Rồi nghe bên tai tiếng của các cô la chói lói: ?oAnh Tùng ơi, anh bị sao dzậy? Anh ơi, anh ơi??. Sau đó là tối thui? Sáng hôm sau, tỉnh dậy thì thấy đang nằm ngủ nhà anh chị Mười, ở phòng khách là Lan Anh và các cô sinh viên ở các nhà khác cũng tề tựu về để ngủ? canh chừng. Mèn ơi, dzậy là Boysaigon tui lần đầu tiên biết ngất xỉu là gì, và nghe nói là bác sĩ ở trạm xá phải vào tận nơi để theo dõi xem Boy tui bị ra sao? Lý do thì dễ quá, chơi suốt buổi tối là ngất ngư rồi, còn bồng bế cô LA nữa thì chết ngắt là phải đạo. Ở Cần Giờ về, bài học thu được rất nhiều. Đó là biết được cách tính giờ thủy triều lên xuống hàng ngày, thế nào là đi lưới cá (Boy cũng nhiều lần theo ghe lưới đi cả ngày trên biển và ăn cơm với cá tươi gỡ từ lưới ra. Ngon tuyệt!), thế nào là ghe Cào, thế nào là ghe Te, nhậu sao cho ít xỉn nhất,? Và quan trọng nhất là cách liều mạng thế nào để có 1 tập thể gắn bó. Và cả cái tên trà ?oThái Đức? nữa. Đã từng ngồi suốt đêm nhâm nhi trà ?oThái Đức? với các anh bạn ở xã, bên tiếng sóng biển nhẹ vỗ vào bờ, gió thổi liu riu vào mặt, nghe tiếng ghe lưới cọ vào cọc kẽo kẹt và ánh trăng sáng rực trên cao. Không thể quên được trận cãi nhau kịch liệt giữa các sinh viên và? bầy ngỗng nhà Đông. Cãi tới mức mà mấy con ngỗng tắt tiếng và ngán ngẫm bỏ đi. Hay những đêm thức trắng ngoài bờ kè, để rồi khi mặt trời lên lại cùng nhảy tưng lên mà hét ?oTrời ơi, đẹp quá!?. Và có nhiều buổi tối, cả đám chui lên chiếc đò máy cặp sát bờ để lai rai rượu đế với cá lẹp sơ tái chanh và khô cá đù, để rồi ngủ quên luôn trên đó. Đến sáng sớm, mở mắt ra là thấy bà con đang ngồi chung quanh chuẩn bị sang huyện. Mắc cỡ gần chết, thế là thu dọn chén dĩa nhảy cái ào xuống đất phi tuốt về nhà. Và còn buổi chiều đi ghe Ủy ban sang giao lưu với đội Đờn ca tài tử ấp Thiềng Liềng [Lúc này mới có lời 2 của bài hát là ?oCó anh sến quá hớp hồn anh sinh viên??]. Cô bạn gái của anh chàng Trường [giờ là công an xã] vì không muốn bạn trai mình đi chung với nhóm sinh viên mà nhảy ào từ ghe xuống biển, mà không biết bơi mới ác nhân chớ. Báo hại anh chàng phải nhảy theo rồi kéo vào 1 ghe nhỏ gần đó để đưa vào bờ. Nó trở thành câu chuyện vui truyền miệng cho đến tận bây giờ mỗi khi anh em ngồi lại với nhau. Rồi sau đó là ngồi ngoài bến đò Thiềng Liềng gần hết đêm để chờ nước lên, các cô cậu bắt đầu ngồi lại để tâm sự, để nói chuyện cho qua giờ. Lúc đó, Boy và Mai Trâm [Blog Tani ?" Sóc Con] đi quậy phá mọi người, rồi lại ngồi bên nhau ngắm trăng và? ngủ gật. Hì hì.