1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ciao và Chào

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi neweco, 09/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên, Tôi không khăng khăng bảo vệ ý kiến này đâu nhé. Đây chỉ là đặt ra một giả thuyết chủ quan của tôi thôi. Nếu như vậy, có thể tiếng cổ của châu Âu là ciao. Sau này mất đi, chỉ còn Ý dùng thôi. Nó cũng có thể là một thứ tiếng lóng, không chính thức, chỉ dân đi biển mới dùng. Giống như có những âm của người Kinh mà chỉ khi tìm hiểu người Mường mới biết được nguồn của nó. Bạn nào nghiên cứu sâu cho ý kiến nhé.
  2. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Sao thế được, bạn đọc quyển "Vườn địa đàng Phương Đông" chưa?
    Đông Nam Á và Việt Nam là nguồn gốc của văn minh nhân loại cơ mà!
    Đùa thôi!
    Chứ "Chào" và Ciao tôi cũng chịu, chắc chẳng có gì quan hệ, chỉ vô tình thôi!
    Mà Chào và Che (trong tiếng Tây Ban Nha) chắc có họ hàng với nhau quá
    Che Guevara vạn tuế!
    Được quangtri72 sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 14/01/2007
  3. gentletiger

    gentletiger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2003
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    0
    Người Việt thời xưa gặp nhau thì thưa gởi, sau này mới xuất hiện từ chào hỏi .
  4. ntcbk

    ntcbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2006
    Bài viết:
    994
    Đã được thích:
    0
    Nhầm nhé !
    Các từ này được Việt hoá , và được coi là các từ mượn trong tiếng Việt !
  5. 200tuoi

    200tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/07/2006
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Chưa hiểu ý bạn. Vì ý bạn không hề mâu thuẫn với ý của tôi.
  6. ha_ufa

    ha_ufa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi ! Còn nhiều từ giống nhau ở cả tiếng Nga ..... chẳng qua chúng ta chưa biết hết .
  7. alzaqawi

    alzaqawi Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    8
    Em cũng đã có lúc thắc mắc về cái này, xong lại quên đi. Chả là trước chơi game online ở 1 server Tây ban nha, chủ yếu họ dùng tiếng TBN để chát chít với nhau. Thông thường khi đi ra đi vào thường chào nhau Hola hay adios, lúc lại dùng ciao hoặc chao để chào nhau loạn cả lên, lắm lúc cứ tưởng có người Việt mình , hóa ra kô phải.
    Kô biết các cụ nhà ta trước khi có các Giáo sĩ Châu âu vào truyền đạo có dùng từ Chào với nhau kô nhỉ?
  8. gwens83

    gwens83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    4.549
    Đã được thích:
    2
    Tớ nghĩ là nó như thế từ lúc hình thành ngôn ngữ, không phải du nhập của nhau. Còn tớ đoán (đoán thôi nhé) là nó không hẳn là ngẫu nhiên. Bởi vì ngôn ngữ là để diễn đạt tư duy, nhưng tư duy con người ở các vùng khác nhau vẫn có thể giống nhau, dù không hoàn toàn. Vì thế mà ngôn ngữ sẽ giống nhau.
    Thí dụ như là từ "mẹ" trong rất nhiều ngôn ngữ đều bắt đầu bằng chữ m. Nếu như là có sự trao đổi văn hoá thì cũng không phải cần học tập từ đấy về để dạy cho trẻ sơ sinh nói, các bạn có nghĩ thế không? Nên mình nghĩ nguyên nhân là do phụ âm m là phụ âm dễ nói nhất (Miệng chỉ hơi Mấp Máy là thành chữ M); từ diễn đạt ý mẹ sẽ là từ đầu tiên để dạy trẻ con => nó nên là từ dễ nói nhất có thể=> từ đó thường bắt đầu bằng m.
    Nên sự giống nhau của từ mẹ trong các ngôn ngữ nằm ở tư duy sẽ dạy trẻ về khái niệm mẹ đầu tiên, vốn có ở nhiều dân tộc; và nằm ở cấu tạo cơ quan phát âm, vốn giống nhau ở mọi dân tộc(hoặc không khác nhau nhiều lắm, vì dù có nhiều dân tộc, nhiều chủng người, màu da, nhưng mà tất cả chúng ta vẫn là một "loài", nên các cơ quan không khác nhau nhiều được).
    Tớ đoán đấy là trường hợp của từ cắt. Khi người đầu tiên mà sáng tạo ra việc phát âm "cắt" để diễn đạt khái niệm cắt thì chắc chắn phải có lý do về tư duy (kiểu như nói âm đó lên thì cho ấn tượng liên tưởng đến việc cắt ấy, cái này bọn mình thấy rõ nhất là ở các từ tượng thanh đúng không?). Mà nếu người Việt Nam nào đó tư duy như thế thì rất có thể có một ông Tây nào đó cũng tư duy như thế, thế là cuối cùng ra hai từ phát âm giống nhau cùng chỉ 1 khái niệm.
  9. nqh1

    nqh1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Lúc trước, khi học tiếng Anh, thầy giáo có đưa ra độ gần một chục từ tiếng Anh có cách phát âm gần giống tiếng Việt như: hurry - vội vã (hối hả), busy - bận rộn, lazy - lười biếng, ...
  10. oangia

    oangia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    bạn nào nói trước thưa gửi sau mới sinh ra chào hỏi cũng có 1 phần đúng đấy, mình ở đà nẵng thường hay nói thưa chú, thưa bác, thưa gì con về, thưa ba con đi học, chớ ít khi nói chào ba, chào bác, sau này lớn rồi đi làm với mấy lão sếp mới bắt đầu dùng từ chào anh (dần dần dùng từ chào đỡ ngượng miệng hơn) chớ kêu thưa anh nghe cũng kỳ

Chia sẻ trang này