1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CLB Bạn yêu nhạc

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi breezend, 25/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. breezend

    breezend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    CLB Bạn yêu nhạc

    Tại đây, các bạn có thể bàn luận và đưa ra ý kiến về các dòng nhạc, các tác phẩm, các ca sỹ mà bạn yêu thích. Những thông tin bạn chia sẻ với mọi người sẽ làm cho diễn đàn thêm sinh động và hấp dẫn. Welcome !!

    Chủ đề 1: Có ai yêu nhạc VĂN CAO


    Nhạc sĩ Văn Cao

    Sinh ngày: 15-11-1923, Bến Bính, Hải Phòng
    Mất ngày: 10-07-1995
    Sở thích: Cùng bạn bè nhâm nhi rượu, đàm đạo nhạc và thơ
    Thành công lớn nhất: là một nhạc sĩ, nhà thơ hàng đầu trên bầu trời nghệ thuật Việt Nam. Vinh dự là tác giả bài quốc ca hùng tráng của Việt Nam - Tiến Quân Ca.

    Văn Cao sinh ở Hải Phòng. Căn nhà nhỏ của người cai nhà máy nước nhìn thẳng ra bến Bính là nơi cậu bé Văn Cao cất tiếng khóc chào đời. Ông học chữ ở trường Bon Nan (nay là trường Trường học Ngô Quyền) và học nhạc ở trường Xanh Giô Dép (nay là trường Ngô Quyền). Xóm Lạc Viên hẻo lánh khi xưa còn ghi dấu một thời tá túc, khởi nghiệp tân nhạc của ông cùng Phạm Duy. Sau những bài hát đầu tiên, hình như vớiVăn Cao tân nhạc không chỉ là sự ghi ra của 7 nốt nhạc theo kiểu Tây phương. Nó còn ôm chứa sự cộng lại của tam thiên, tứ địa. Nó mang cả cuộc sống vuông tròn của vũ trụ bao la. Nó gắn cùng ông trong mối liên quan thiên - địa - nhân. Vì thế, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi, Văn Cao đã tìm đến "Thiên thai" và "Trương Chi". Cái cô đơn của nhất thể toát ra từ "Ngồi đây ta gõ ván thuyền - ta ca trái đất còn riêng ta" đã đẩy Văn Cao đến tìm sự hòa nhập lớn lao thời ấy - hòa nhập vào cách mạng. Con người lịch sử hướng Văn Cao vào mối tương quan này là Vũ Quý. Chính do yêu cầu của Vũ Quý (thay mặt tổ chức), Văn Cao đã viết "Tiến quân ca" rồi sau cách mạng thì được chọn làm "Quốc ca Việt Nam". Nhưng cái chết bí ẩn của Vũ Quý đã ngấm dần vào Văn Cao, làm rã rời dần cái sự xoắn xuýt ban đầu giữa ông và đám đông. Văn Cao lại cô đơn giữa ồn ào xung quanh. Và cái thế sáng tạo của Văn Cao là cái thế dao động giữa cá nhân và đám đông, giữa đơn vị và toàn thể.

    Do ý thức được điều đó sâu sắc, ngay cả khi đi ra thế giới với tư cách một tác giả quốc ca của nước Việt Nam hay khi bản "Thiên thai" được trở thành một bản nhạc trong băng nhạc của các phi công vũ trụ Mỹ đem theo trong hành trình vũ trụ trên tàu A-pô-lô, Văn Cao vẫn giữ được một tâm niệm: "Tôi không đi qua tôi - không để lại gì".

    Sáng tạo âm nhạc của Văn Cao có thể xem như nằm gọn trong hai thập niên (1938-1958). Sau vụ "Nhân văn giai phẩm", hầu như Văn Cao làm nhạc không đáng kể. Nhưng cuối năm 1959, khi chuyển đến ban nghiên cứu âm nhạc thuộc bộ Văn hóa, chỉ sau một thời gian không lâu, ông đã biên soạn xong công trình nghiên cứu "Điệu thức năm cung trong dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bo?uot;. ở công trình này ông đã nêu lên một luận điểm độc đáo là: Điệu thức Đô-rê-fa-sol-la (tương ứng với điệu thức Chủy trong âm nhạc của người Trung Hoa) là điệu thức gốc trong dân ca đồng bằng và trung du Bắc Bộ. ở đó, âm quãng 4 của điệu thức (tức âm fa) đóng vai trò chủ âm nằm ở bụng điệu thức. Và ông còn một bài viết "Con sáo sang sông theo phong cách Quan họ Bắc Ninh". Bài viết đã khẳng định "Con sáo sang sông" là thực sự Quan họ chứ không phải là mượn "Lý con sáo" như một số nhà nghiên cứu đã vội kết luận. Điều này trong cuộc nói chuyện với bộ đội thông tin ở Cần Thơ, ông đã nhắc đến và kèm theo một câu đùa: "Nhưng hôm nay ở đất Tây Đô này, cao sáo sang sông đã thành lý con sáo".

    Trước cửa căn nhà 108 phố Yết Kiêu của Văn Cao có một cây sấu nhỏ. Sấu nở hoa trắng rồi theo gió rắc đầy căn nhà nhà sĩ vào đầu hè. Sấu vàng lá rồi cũng theo gió rơi đầy căn nhà nhạc sĩ vào cuối thu. Nó hệt như chính tâm hồn ông đứng qua bao thăng trầm....
    Nguyễn Thụy Kha
    (Việt Nam nửa thế kỷ tân nhạc)

    [marquee=slide][​IMG][/marquee]





    "apathy"

Chia sẻ trang này