1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CLB bóng đá 7X Sài Gòn (7XSGFC) - Sáng chủ nhật hàng tuần từ 7g - 8g tại sân 163 Đào Duy Anh, Phú Nh

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi samurai71, 22/04/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Nữ sinh tranh tài trong đêm chung kết vật tay
    Hàng chục nữ sinh xuất hiện trong đêm chung kết khiến nhà thi đấu Cầu Giấy (Hà Nội) như "chảo lửa". Tiếng reo hò, gào thét của các cổ động viên liên tục vang lên mỗi khi thành viên của trường họ chiến thắng.
    Tối 10/5, gần 100 nam, nữ sinh viên xuất sắc đến từ 6 trường đại học diện đồng phục trắng tự tin bước vào trận đấu chung kết. Ngoài những chàng trai có cơ bắp cuồn cuồn, mỗi khi các "bóng hồng" xuất hiện, nhà thi đấu lại như "chảo lửa
    [​IMG]
    Nguyễn Thị Phương Thúy, sinh viên năm thứ nhất đại học Thủy Lợi, có chiều cao 1,70 m, nặng 59 kg đã chiến thắng. Sau 3 hiệp đấu, Thúy trở thành nữ sinh có cánh tay khỏe nhất trong số nữ sinh đến từ 6 trường ở hạng cân trên 50 kg
    Theo Vnexpress
    Kinh! Cao 1,7 m và nặng 59 kg là " bự con " lắm đây, em này mà vật thì chắc thắng đến 2/3 đội bóng của mình
  2. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0

    Nếu như các cầu thủ bóng đá hay bị chấn thương phần mềm và gãy xương chân thì vận động viên chạy rất dễ bị chai chân, phồng rộp chân. Những người chơi tennis dễ bị chấn thương vùng vai còn các đô vật thường bị tổn thương vùng khớp gối.
    1. Các sang chấn thường gặp ở cầu thủ bóng đá
    Các cầu thủ có thể bị tổn thương ở tất cả những thành phần cơ xương khớp của bộ máy vận động.
    Các sang chấn cơ bắp gồm căng giãn cơ, cứng cơ, rách cơ và bong gân. Rách cơ có thể gây chảy máu trong cơ và phản ứng viêm, khiến cầu thủ phải tạm dừng thi đấu. Bong gân khoeo cũng thường xảy ra với cầu thủ bóng đá; triệu chứng có thể đột ngột hay xuất hiện từ từ (thường là do không kéo giãn đầy đủ cơ trước khi chạy), có thể kèm theo xuất huyết dưới da. Sang chấn phần mềm nghiêm trọng hơn là đứt gân, cơ, dây chằng, đặc biệt là ở khớp gối hay gân gót, phải điều trị ngoại khoa.
    Khi bị ngã hoặc va chạm trực tiếp với cầu thủ khác, nguy cơ gãy xương bàn chân, xương cẳng chân, gãy đầu dưới xương quay là rất cao. Còn những cú đánh đầu mạnh ở tư thế gò bó, lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây áp lực đáng kể lên các đốt sống cổ, thậm chí gây gãy hoặc di lệch đốt sống cổ, chèn ép tủy cổ hay rễ thần kinh của nó.
    2. Các chấn thương ở vận động viên chạy[/b
    ]Những người này thường bị chai chân, phồng rộp chân. Sang chấn hay xảy ra hơn ở những người có bất thường về cấu trúc bàn chân như chân bẹt hay quá lõm. Do đó, cần phải sửa giày cho thích hợp bằng cách thêm đệm lót để làm giảm tải trọng lên chân.
    Sau khi chạy đường dài (marathon), vận động viên có thể bị tụ máu dưới ngón chân. Đó là chảy máu do chấn thương dưới móng chân, làm phồng ngón chân và đau nhiều. Nguyên nhân tổn thương là đi giày quá chật. Về điều trị, cần phải rút máu tụ, đôi khi phải lấy bỏ móng chân.
    Đau bàn chân cũng thường xảy ra (đau đầu xương bàn chân, chủ yếu từ ngón 1 đến ngón 3). Đau thường xuất hiện từng đợt sau khi chạy với khoảng cách dài. Để phòng bệnh, cần chuyển sang cách chạy ngón chân - gót chân.
    Các vận động viên chạy đường dài khi đột ngột thay đổi cự ly hay địa hình có thể bị gãy ở vị trí đầu xương chày và xương bàn chân từ 1 đến 3, gãy cổ xương đùi.
    Một loại tổn thương thường gặp nữa là viêm gân Achilles do tăng áp lực kéo dài, có thể đau dọc theo cả chiều dài gân. Gân sưng, nóng, một số trường hợp có thể cảm thấy lạo xạo và hạt trong gân. Bệnh nhân cần hạn chế chạy, dùng nạng trong trường hợp nặng, áp đá, tắm nóng lạnh, dùng thuốc chống viêm không steroid, siêu âm, laser. Đôi khi cần cắt bỏ hạt trong gân.
    Để phòng ngừa chấn thương do chạy, điều quan trọng là phải chọn được loại giày phù hợp. Giày chạy nên có kích cỡ vừa phải, đủ chỗ cho các ngón chân, giúp hạn chế bị cứa chân và gây tụ máu dưới móng chân. Phần lót giày phía mu chân phải đệm bông để tránh tổn thương gân duỗi và kích thích mu chân. Đệm lót dưới đủ dày để tránh va dập, gót giày cần rộng, dày và mềm, đủ cao để tránh tổn thương gân Achilles và đủ dài ở phía trong để phòng những động tác doãi ngoài hay úp bàn chân quá mức. Ngoài ra, vận động viên cần có chương trình thư duỗi thích hợp, tránh bề mặt chạy cứng, không thay đổi đột ngột chế độ chạy.
    3. Sang chấn ở các môn quần vợt, bóng chày...
    Người chơi các môn này phải dơ tay quá đầu nên thường bị chấn thương vùng vai. Tổn thương vai cũng xảy ra khi vận động viên bị ngã chống tay, vai xuống đất. Tổn thương vùng vai rất đa dạng, bao gồm rách bao khớp, bong gân, bong dây chằng vùng vai, gãy xương cánh tay, xương đòn, trật khớp đòn-cùng vai, trật khớp vai.
    Bệnh lý cơ quay vai do quá tải thường xảy ra ở các dạng thể thao đòi hỏi phải nhấc tay quá đầu hay ở những động tác ném phóng. Bệnh nhân thấy đau vùng vai, khó nhấc tay lên trên. Khi khám, có thể thấy teo cơ vùng vai, sờ thấy đau ở bờ trước mỏm cùng vai và dọc cơ trên gai. Để điều trị, cần giải quyết các nguyên nhân gây bệnh, nghỉ ngơi và thay đổi chế độ luyện tập, dùng thuốc chống viêm không steroid trong 2-4 tuần đầu, tiêm steroid trong giai đoạn cấp, chườm đá sau luyện tập hay điều trị, có thể dùng siêu âm, luyện tập để nâng cao sức mạnh và sức bền của vai.
    Ngoài ra, các vận động viên khi thực hiện những động tác đòi hỏi tay đưa qua đầu như ném đĩa, phóng lao, tennis còn thường bị tổn thương ở mặt trong khuỷu tay (viêm điểm bám gân lồi cầu xương cánh tay, tổn thương dây thần kinh trụ, gãy mỏm khuỷu, thoái hóa khớp khuỷu) và mắc hội chứng tennis.
    4. Chấn thương ở các đô vật
    Vùng khớp gối - cẳng chân rất dễ bị tổn thương trong môn thể thao này. Đó là tổn thương sụn chêm và đứt dây chằng chéo trước; biểu hiện là đau, sưng khớp gối, có khi tràn máu khớp. Triệu chứng hạn chế động tác duỗi hoàn toàn có thể gợi ý đến tổn thương rách sụn chêm kiểu quai xô di lệch, gây tắc nghẽn khớp. Đau khi ngồi xổm cũng là triệu chứng tin cậy. Biện pháp chụp cộng hưởng từ hạt nhân là "tiêu chuẩn vàng" cho việc chẩn đoán, cho phép phát hiện tới 95% các trường hợp rách sụn chêm. Soi khớp gối để chẩn đoán và điều trị cũng rất có hiệu quả.
    Khi bị đứt dây chằng chéo trước, bệnh nhân có cảm giác trật khớp gối, yếu chi dưới. Khám thấy sưng nhẹ, đau ở vùng bám trên của dây chằng bên trong. X-quang khớp gối bình thường. Đây là một trong những tổn thương nặng nề nhất trong thể thao. Tùy theo mức độ tổn thương mà có cách xử lý khác nhau. Nếu chỉ bị đứt một phần dây chằng thì chỉ cần điều trị nội khoa. Bệnh nhân cần được đeo băng bảo vệ khớp gối trong 6 tháng. Các biện pháp ngoại khoa được chỉ định khi đứt hoàn toàn dây chằng.
    ThS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Sức Khoẻ & Đời Sống
  3. goalkeeper8x

    goalkeeper8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2009
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    tối nay đá mấy giờ vậy anh bầu? Em còn nợ CTXH 7x 1 lời hứa! a cho e biết giờ để e lên vá lưới cho 7x
  4. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Nước chiếm 60-70% trọng lượng cơ thể người lớn, là thành phần cấu tạo bộ phận cơ thể. Nước không thể thiếu được cho cuộc sống như không khí để thở vậy. Nước tham gia vào mọi hoạt động cơ thể như tuần hoàn, trao đổi chất, hấp thụ dinh dưỡng, bài tiết, ôxy hoá, điều tiết thân nhiệt ổn định.
    Khi vận động lượng nước mất đi do cơ thể tăng mức vận động và do máu vận chuyển nhanh, thở nhanh, ra mồ hôi nhiều, trao đổi chất trong cơ thể tăng. Một vận động viên bị mất trên 2% trọng lượng của mình thì thành tích giảm sút. Vì thế bù sự mất nước với người bình thường đã quan trọng nhưng bù nước khi vận động càng quan trọng hơn nhiều.
    Vì thế khi tập luyện vận động phải theo nguyên tắc tích cực chủ động bù nước. Cụ thể là:
    - Khi bạn cảm thấy khát thì bạn đã mất lượng nước chiếm 3% trọng lượng cơ thể, nhất là khi tập luyện căng thẳng cảm giác khát giảm (không khát), vì thế không thể bạn thấy khát mới uống. Hãy uống nước theo cách sau đây:
    + Trước khi tập 15-20 phút uống 2-3 cốc nước (khoảng 400-700 ml).
    + Trong khi tập và vận động cứ 15-30 phút lại uống thêm 1-2 cốc nước (100-300 ml). Có thể uống vào giờ giải lao nghỉ giữa.
    + Sau khi tập phải uống lượng nước bù đủ lượng nước mất do tập luyện thi đấu. Thường phải uống nhiều hơn số nước bị mất tới 1,5 lần.
    - Nước uống nên là loại bạn ưa thích như nước mát hay nóng nhưng không dùng cà phê, trà đặc, rượu bia, nước có gas. Nếu bạn tập trong khoảng 1 giờ chỉ dùng nước khoáng, nếu bạn tập liên tục trên 1 giờ thì nên dùng nước có đường với nồng độ pha khoảng 5%.
    Bạn nên nhớ đừng ngại uống nước nặng bụng khó vận động trừ khi uống quá nhiều. Khi cần, bạn có thể uống nhiều lần với lượng nước nhỏ. Không được để xảy ra tình trạng thiếu nước gây kiệt sức, mệt lả, chuột rút rồi đột quỵ (ngất).
    Chúc các bạn thành công!
    Tiến sỹ sinh học Phan Hồng Minh
    Anh em ta có vẻ uống nước hơi ít, cần tăng lượng nước lên thôi. Nếu thấy cần uống nước mát + một lượng đường, chúng ta có thể thu xếp với căng tin để phục vụ anh em

    Được bekooool sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 12/05/2009
  5. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    19h tại Kỳ Hòa, sân đầu tiên khi bước vào
  6. BeKooool

    BeKooool Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    2.809
    Đã được thích:
    0
    Thấy chấn thương của Tu_huu có vẻ nặng và kéo dài, post bài này lên hy vọng giúp him và anh em
    Điều trị và phục hồi chấn thương đầu gối
    Đầu gối là khớp dễ thương tổn nhất vì phải mang trọng lượng cơ thể trong khi làm việc cũng như khi sinh hoạt, đi lại. Trong các khớp mang trọng lượng cơ thể thì khớp gối là mỏng manh và dễ bị tổn thương nhất. Với cấu trúc cho phép gập và duỗi, nhưng cử động sang bên hay quay rất hạn chế, nên đầu gối dễ bị tổn thương bởi những chấn thương từ hai bên hay do vặn xoay hoặc tác động từ phía trước. Việc chăm sóc tốt ngay ban đầu các tổn thương đầu gối và hướng dẫn về phục hồi chức năng là rất cần thiết.
    Biểu hiện tổn thương đầu gối
    Tùy theo chấn thương nhẹ hay nặng, bệnh nhân thấy các mức độ triệu chứng là: Đau vừa và nhức nhối, hơi sưng đầu gối, có thể cử động được khớp gối; Đau và nhức nhối dữ dội hơn, sưng vừa, khó bước đi, không ổn định khớp, cử động trung bình thấy đau phải dừng lại; Đau dữ dội, sưng to, chỗ sưng của khớp gối có thể do tích tụ chất hoạt dịch trong bao hoạt dịch hay chất dịch ở trong khớp, biến dạng khớp gối, hoàn toàn không cử động được khớp gối. Khi đứng, các đầu gối bình thường duỗi thẳng, nếu gấp thường xuyên có thể do co cứng đầu gối, hông hoặc thậm chí cả bàn chân. Bệnh nhân đang đi bộ khi có tổn thương cấp tính, chiều dài của sải chân ngắn lại, thời gian mang trọng lượng giảm, dáng đi khập khiễng. Nếu tổn thương mạn tính thấy những biểu hiện của teo cơ, đặc biệt của nhóm cơ tứ đầu đùi.
    Sơ cứu khi bị chấn thương đầu gối
    Ngay sau khi bị chấn thương cần làm giảm sưng và đau cho bệnh nhân bằng các phương pháp: băng ép và chườm đá sớm có thể làm giảm sưng. Nếu quấn băng đàn hồi, tốt nhất là sử dụng loại băng có bề rộng 15cm, băng ép chặt, nên dặn bệnh nhân theo dõi xem nếu có sưng ở phần dưới cẳng chân thì phải nới băng (băng lại với áp lực giảm đi). Chườm đá lạnh có thể làm giảm sưng trong 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương, nên chườm nhẹ trên vùng bị thương trong 15 phút, cách 4 giờ một lần. Sau 48 giờ nên chườm nóng trong 30 phút, 3-4 lần một ngày, có thể dùng một miếng đệm nóng, chai nước nóng, đèn nóng để chườm. Dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân rất quan trọng để bệnh nhân dễ chịu, có thể dùng một trong các loại thuốc sau: acetaminophen, các loại thuốc chống viêm không steroid để làm giảm viêm và mau phục hồi chức năng vận động.
    Biện pháp điều trị
    Tùy mức độ nặng nhẹ của tổn thương mà dùng bó bột, nẹp cố định, phẫu thuật. Nếu nghi ngờ gãy xương hoặc thấy bệnh nhân không thể đứng được cần chụp Xquang để xác định chính xác. Trường hợp có gãy xương, cần phải cố định khớp gối bằng bó bột hay dùng nẹp. Phải bó bột từ vị trí trên cổ chân cho tới tận phần trên của bắp đùi. Hoặc cố định bằng nẹp, phải nẹp từ dưới bắp chân tới khoảng giữa đùi; Nên dùng những thanh cố định có thể tháo ra được có hiệu quả tốt, có thể phòng teo cơ quá mức, tránh phải phục hồi chức năng kéo dài. Dùng nẹp đầu gối có đệm, nịt chặt và khóa kéo Velcro là một lựa chọn tốt vì việc khám lại dễ dàng, chườm đá hay nóng, vận động nhẹ nhàng và có thể vận động sớm hơn. Dù có gãy xương hay không gãy xương, mọi bệnh nhân khi đi đứng mà thấy đau đều phải mang nạng. Chú ý thời gian càng lâu thì bệnh nhân càng không thể mang trọng lượng cơ thể vì đầu gối đau, do đó hầu hết các thương tích đầu gối đều có chỉ định cố định thử và đi nạng.
    Điều trị bằng phẫu thuật trong các trường hợp: tổn thương ở dây chằng, rách hoàn toàn; các tổn thương sụn chêm không lành được.
    Vì khó tiên lượng thời gian để một dây chằng bị tổn thương sẽ trở lại bình thường về mặt giải phẫu cũng như chức năng, nên phải thường xuyên tái khám và theo dõi cho bệnh nhân.
    Phục hồi chức năng
    Bệnh nhân nên cố gắng luyện tập phục hồi chức năng vận động của đầu gối càng sớm càng tốt. Tập phục hồi chức năng là làm giảm sự mất mát không thể tránh khỏi do không hoạt động. Không những cần điều trị cho mau lành lại của cấu trúc bị tổn thương ở đầu gối, mà còn chú ý đến điều kiện của các cơ và dây chằng hỗ trợ khác, cũng như sự khỏe mạnh của toàn bộ cơ thể. Nếu không sớm vận động, sức mạnh của sợi keo, dây chằng và trương lực cơ nói chung, tất cả bị mất đi trong vòng mấy tuần, thậm chí mấy ngày nếu không hoạt động. Vì vậy bệnh nhân cần tập sớm theo các hướng dẫn sau: khi các triệu chứng đã giảm, bệnh nhân có thể tập các bài vận động nhằm làm mạnh nhóm cơ tứ đầu đùi và các cơ khoeo. Bệnh nhân ở tư thế ngồi bắt đầu đặt một chân lên một ghế đẩu thấp và đầu gối duỗi khoảng 150o, tập duỗi đầu gối dần tới 180o, lúc đầu không đeo trọng lượng, cử động 10 lần thì thêm trọng lượng vào cổ chân. Tập tăng dần cả trọng lượng và số lần tùy thuộc sức khỏe và nếu vẫn thấy dễ chịu của bệnh nhân. Nên tập cả động tác gập đầu gối lại, nhưng không nên gập quá tới 40o. Tập động tác: hai bàn chân dạng ra hơi vượt quá chiều rộng của vai, nhảy từ bàn chân nọ sang bàn chân kia tới khi thấy khó chịu thì ngừng lại. Nếu vận động như vậy mà không đau, các hoạt động của đầu gối được xem như đã bình phục
    Hôm CN va đầu gối vào bác D, cả ngày thấy đau và khập khiễng, may mà hôm nay đã đỡ. Bác D có sao ko ?
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Dạ, đúng là chỉ có 1 cô gái đặc biệt mới có thể làm cho Boy em tạm gác 1 trận đấu để làm vui lòng mỹ nhân. Em sẽ đón cô bạn ấy tại nhà bên Thành Thái, chỉ cách sân Kỳ Hòa 1,5km lúc 18g. Đi ăn xong sẽ xem kịch lúc 20g, nên hy vọng là sẽ thuyết phục được cô nàng ghé qua sân Kỳ Hòa 1 tí lúc 19g.
    Cố gắng kéo được thêm 1 fan nữ nữa cho đội vậy.
  8. BiTreeNo99

    BiTreeNo99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2008
    Bài viết:
    882
    Đã được thích:
    0
    anh boy thật là đắt show, ko hổ danh là chủ tịch hội CDV ^^
  9. soccer

    soccer Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.346
    Đã được thích:
    505
    N cũng chưa đuơc khoẻ hoàn toàn, nên đành tái ngộ anh em vào sáng CN vậy, chúc anh em 7XFC tiếp tục chiến thắng nhé...
  10. vo_thuong_man

    vo_thuong_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/01/2005
    Bài viết:
    1.909
    Đã được thích:
    0
    hehe chào anh em pakon
    lâu quá mới vào, đọc hoài muốn lòi con mắt, đc cái là thấy anh em vẫn phẻ mạnh, tinh thần 888 vẫn bất dịch
    hẹn ae chủ nhật heeeee

Chia sẻ trang này