1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

clb cầu lông gia đình 80hanoi

Chủ đề trong '1980 Family Hà nội' bởi jilinh09, 15/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cocovu

    cocovu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    0
    Tranh thủ post mấy cái kĩ thuật cho các bác nhà mình tham khảo (sẽ có ảnh sau)
    Kỹ Thuật Phát Cầu
    Phát cầu là động tác kỹ thuật của vận động viên ở khu vực phát cầu (từ trạng thái tĩnh) dùng vợt đánh vào cầu để cầu bay trên không và rơi vào khu đỡ phát cầu của đối phương.
    Phát cầu được coi là sự khởi đầu của tổ chức tấn công. Chất lượng của phát cầu tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giành quyền chủ động hay bị động, dẫn tới thắng được điểm hay mất đi quyền phát cầu.
    Phát cầu có thể chia làm 2 loại: phát cầu thuận tay và phát cầu trái tay. Nếu dựa vào vòng cung đường bay của cầu lại có thể chia thành: phát cầu cao sâu, phát cầu cao nhanh, phát cầu lao nhanh và phát cầu thấp gần lưới ..v..v..

    . Phát Cầu Thuận Tay (Phát Cầu Bằng Tay Phải)
    Người phát cầu đứng ở vị trí khu vực phát cầu gần đường trung tâm, cách đường phát cầu gần khoảng 1m, thân người ở tư thế: vai trái hướng đối diện với lưới. Chân trái phía trước, mũi bàn chân hướng về lưới. Chân phải ở phía sau mũi bàn chân hơi hướng về bên phải, khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng vai. Trọng tâm của cơ thể dồn lên chân phải.
    Khi chuẩn bị phát cầu, tay phải cầm vợt đưa lên ở phía sau bên phải, khủyu tay hơi co, tay trái ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa kẹp chặt cánh cầu, đưa ra phía trước bên phải bụng. Sau đó tay trái thả buông cầu, tay phải vung vợt đánh cầu. Khi đánh cầu trọng tâm cơ thể chuyển từ chân phải lên chân trái.
    Khi thực hiện phát thuận tay với các đường cầu có đường vòng cung khác nhau thì động tác trước đó và tư thế chuẩn bị trước khi đánh cầu cần phải thực hiện giống như nhau, còn ở giai đoạn động tác khi đánh cầu và động tác sau khi đánh cầu là có sự khác biệt.
    - Khi thực hiện phát cầu cao sâu, thì lúc cầu rơi xuống do tay trái buông cầu, tay phải thực hiện chuyển vợt bắt đầu từ cánh tay kéo theo cẳng tay ở phía sau bên phải vung vợt men theo cơ thể lên phía trên đằng trước bên trái.
    Khi tay phải đã duỗi thẳng ra phía dưới đằng trước, cùng lúc với cầu rơi tới là thời điểm tốt nhất để tiếp xúc đánh cầu, lúc này, người phát cầm chặt vợt, đồng thời lợi dụng sức mạnh của gập cổ tay tạo phát lực đánh cầu ra trước và lên trên. Sau đó vung vợt theo đà lên trên sang trái để hoãn sung.
    - Khi thực hiện phát cầu cao nhanh, quá trình thực hiện động tác đại thể cũng giống với phát cầu cao sâu. Chỉ có khác là trong thời khắc đánh vào cầu (tiếp xúc cầu), cẳng tay cần tăng nhanh tốc độ kéo theo động tác vung cổ tay ra trước và lên trên, mặt vợt cầm nghiêng ra trước và lên trên lấy dùng sức ra trước là chính.
    Chú ý: đường vòng cung của đường cầu đánh ra ở độ cao mà đối phương vươn thẳng vợt lên để đánh mà không tới cầu là phù hợp, đồng thời cầu phải rơi vào khu vực sát đường phát cầu xa của đối phương.
    - Khi thực hiện phát cầu lao nhanh ngang bằng, cần phát huy sức mạnh bột phát của cẳng tay kéo theo cổ tay dùng sức đánh cầu ra phía trước, làm cho đường cầu bay thẳng với độ cao bằng hoặc hơn vai của đối phương và rơi vào sân sau (cuối sân). Then chốt của kỹ thuật phát cầu này là động tác đánh cầu cần bất ngờ và nhanh.
    - Khi phát cầu sát lưới, tay cầm vợt cần phải thả lỏng, động tác cánh tay phải nhỏ, chủ yếu dựa vào cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy cầu ra trước, Đường bay vòng cung của cầu phải áp sát lưới để sang sân đối phương. Điểm rơi ở gần đường phát cầu gần. Chú ý cổ tay không có động tác hất lên trên.
    2. Phát Cầu Trái Tay
    Vị trí phát cầu có thể ở phía sau đường phát cầu gần khoảng 10 - 50cm và gần với đường trung tâm. Cũng có thể sau vạch phát cầu gần và gần đường biên dọc. Người phát cầu đứng mặt hướng về lưới.
    Vị trí hai bàn chân đứng tách trước sau (chân trái hoặc chân phải ở trước đều có thể được). Thân người hơi lao ra trước, trọng tâm cơ thể rơi vào chân trước, tay phải co khủyu, sử dụng cách cầm vợt trái tay và đưa vợt ngang ra ở khoảng ngang thắt lưng, mặt vợt ở dưới cạnh bên trái cơ thể. Tay trái, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ chắc 2 đến 3 chiếc lông của cầu , núm cầu chúc xuống. Thân cầu đối diện thẳng với mặt trước của vợt.
    Khi đánh cầu, cẳng tay kéo theo cổ tay cắt đẩy ngang ra trước làm cho đường bay vòng cung của cầu hơi cao hơn mép trên của lưới và rơi vào khu vực gần đường phát cầu gần.
    Khi thực hiện phát cầu nhanh ngang bằng trái tay thì sự phát lực cần phải đột ngột, mặt vợt phải có động tác "ép ngược".
    Được cocovu sửa chữa / chuyển vào 23:44 ngày 13/09/2008
  2. cocovu

    cocovu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    0
    1. Cầu Cao
    Cầu cao là chỉ các quả cầu bay trên cao được đánh từ sân sau của mình đến gần biên ngang ở cuốn sân của đối phương. Cầu cao được phân thành 3 loại kỹ thuật tay là thuận tay, trái tay và đỉnh đầu.
    * Đánh cầu cao thuận tay: trước hết cần phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi của cầu đối phương đánh đến, nghiêng người lùi sau, làm cho cầu ở vị trí phía trên lệch ra trước của vai phải cơ thể mình. Vai trái đối diện với lưới, chân trái ở trước, chân phải ở sau, trọng tâm rơi vào chân phải. Tay trái co khủyu giơ lên tự nhiên, tay phải cầm vợt, cánh tay co khủyu tự nhiên, đưa vợt lên phía trên vai phải, hai mắt chú ý nhìn cầu đến.
    Khi đánh cầu, cánh tay phải đưa ra sau, theo đó khủyu tay nâng lên cao hơn hẳn so với vai để đưa vợt ra sau đầu, cổ tay duỗi tự nhiên (lòng bàn tay hướng lên trên). Sau đó với sự phối hợp dùng sức nhịp nhàng của động tác chân sau đạp đất, quay người hóp bụng, lấy vai làm trục, cánh tay kéo theo cẳng tay nhanh chóng vẩy cổ tay ra trước đánh cầu ở điểm cao nhất khi tay đã vươn thẳng. Sau khi đánh cầu tay cầm vợt có thể theo đà quán tính vung ra trước và xuống dưới phía bên trái rồi thu vợt về trước thân người. Cùng lúc đó chân phải ở sau bước ra trước, trọng tâm cơ thể từ từ rơi vào chân sau chuyển dịch sang chân trước.
    Đánh cầu cao thuận tay cũng có thể thực hiện với bật nhảy để dánh cầu.
    Khi thực hiện tốt động tác chuẩn bị theo đúng các yêu cầu trên, sau đó chân phải bật nhảy lên cao nhanh chóng quay người trên không, đồng thời hoàn thành động tác đưa vợt đánh cầu.
    Động tác đánh cầu được hoàn thành đúng lúc cầu đang ở độ cao nhất trên không chuẩn bị rơi xuống thấp.
    * Đánh cầu cao trái tay: khi đối phương đánh cầu cao sang khu sân sau bên trái của mình thì dùng cách đánh cầu cao trái tay.
    Trước hết cần phán đoán tốt phương hướng và điểm rơi cuủ cầu đến, nhanh chóng đưa cơ thể quay sang hướng bên trái phía sau, di chuyển bước chân, bước cuối cùng sử dụng bước chéo trước để bước tới đường biên ngang cuối sân bên trái, lưng đối diện với lưới, trọng tâm cơ thể rơi lên trên chân phải, sao cho cầu ở phía trên bên phải cơ thể. Trước khi đánh cầu, nhanh chóng chuyển đổi thành cách cầm vợt trái tay, giữ vợt ở trước ngực phải, mặt vợt hướng lên trên.
    Khi đánh cầu, lấy cánh tay kéo theo cẳng tay, thông qua động tác lắc cổ tay, vẩy tay từ dưới lên trên, để dánh cầu đi. Khi dùng sức cuối cùng, cần chú ý lực ép cạnh của ngón cái và sự phối hợp với lực vẩy cổ tay, động tác dùng sức cuối cùng phải có sự phối hợp nhịp nhàng của toàn thân với động tác đạp đất của 2 chân và động tác xoay người.
    * Đánh cầu cao đỉnh đầu: Yếu lĩnh động tác cơ bản giống với kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay, chỉ khác là điểm đánh cầu hơi lệch về phía trên vai trái. Khi chuẩn bị đánh cầu, thân người hơi lệch nghiêng về phía trái. Khi đánh cầu dùng cánh tay kéo theo cẳng tay làm cho vợt đi vòng qua đỉnh đầu ở phía trên bên trái để tạo thêm tốc độ vung vợt ra trước, chú ý phát huy nội lực bột phát đánh cầu của cổ tay.
    Khi chạm đất, chân trái có biên độ lăng chân ra phía sau bên trái hơi lớn một chút.
    2. Treo Cầu
    Treo cầu là cầu được đánh từ sân sau của bên mình đến sân trước của đối phương cầu rơi thẳng xuống. Kỹ thuật treo cầu được chia thành 3 loại phương pháp là: thuận tay, trái tay và đỉnh đầu. Dựa vào đường bay vòng cung của cầu và sự khác nhau của kỹ thuật động tác đánh cầu mà chia thành treo chém, treo chặn và treo nhẹ.
    * Đánh cầu treo chém là kỹ thuật có động tác chuẩn bị giống như động tác đánh cầu cao và đập cầu. Khi đánh cầu, dùng lực nhẹ, có động tác chém cắt, điểm rơi nói chung cách lưới tương đối xa.
    * Đánh cầu treo chặn là kỹ thuật dùng động tác chặn cầu để làm cho đường cầu cao bằng của đối phương đánh sang sẽ quay trở lại sân của họ. Khi đánh cầu, dùng mặt vợt trực diện đối với đường cầu đến, nhẹ nhàng chặn cắt hoặc gõ nhẹ làm cho đường cầu đánh trả sang sân đối phương có đường bay vòng cung tương đối ngang bằng, tốc độ tương đối chậm, sau khi cầu qua lưới sẽ rơi thẳng góc xuống sân.
    * Đánh cầu treo nhẹ là kỹ thuật có động tác chuẩn bị giống như đánh cầu cao. Khi đánh cầu, mặt vợt trực diện với đường cầu đến. Trong thời khắc tiếp xúc cầu, đột ngột giảm tốc độ hoặc cắt nhẹ vào cầu làm cho cầu vừa bay qua lưới đã rơi thẳng xuống sân.
    * Treo cầu thuận tay: động tác chuẩn bị đánh cầu và các động tác ở giai đoạn trước cũng giống với đánh cầu cao thuận tay. Chỉ khác là khi đánh cầu mặt vợt hơi nghiêng vào trong, cổ tay làm động tác cắt miết và ép dưới nhanh, điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu vào sau và cạnh sau của núm cầu.
    Nếu đánh treo cầu đường chéo, thì mặt vợt lúc này phải đối diện phía trước và cắt miết xuống phía dưới.
    * Treo cầu trái tay: động tác chuẩn bị đánh cầu và các động tác giai đoạn trước giống với động tác đánh cầu cao trái tay. Điểm khác nhau là ở chỗ: khi đánh cầu cần có sự vận dụng sức mạnh và nắm vững cách sử dụng mặt vợt.
    Khi treo cầu đường thẳng, dùng mặt trái của vợt cắt miết vào phần giữa phía sau của núm cầu. Phát lực về phía nửa sân trước bên phải của đối phương. Khi treo cầu đường chéo, thì dùng mặt trái của vợt cắt miết vào cạnh trái của núm cầu, phát lực về phía nửa sân trước bên trái của đối phương.
    * Treo cầu đỉnh đầu: động tác chuẩn bị đánh cầu và các động tác ở các giai đoạn trước giống với đánh cầu cao đỉnh đầu. Khi đánh cầu cao đỉnh đầu đường chéo thì ngón giữa , ngón áp út và ngón út co lại để kéo chuôi vợt ra ngoài làm cho vợt xoay trong, mặt vợt ngả ra trước và lấy mặt vợt nghiêng đánh vào phần cạnh trái của núm cầu.
    Khi treo cầu đỉnh đầu đường thẳng thì mặt vợt đánh vào phần chính giữa của núm cầu.
    3. Đập Cầu
    Đập cầu là động tác đánh trả cầu của đối phương đánh sang ở phía trên với điểm đánh cầu cao nhất, đánh cầu chếch xuống sân đối phương. Động tác đánh cầu này có sức mạnh lớn, đường bay thẳng, rơi xuống đất nhanh có sức uy hiếp lớn đối với đối phương.
    Đây là kỹ thuật chủ yếu của tấn công. Kỹ thuật đập cầu được phân thành: đập cầu đường thẳng thuận tay, đập cầi đường chéo thuận tay, đập cầu đường thẳng trên đỉnh đầu, đập cầu chéo góc trên đỉnh đầu, đột kích đập cầu đường thẳng thuận tay trên không và đột kích đập cầu đường thẳng trái tay trên không.
    * Đập cầu đường thẳng thuận tay (phối hợp bật nhảy nghiêng người): tư thế chuẩn bị và yếu lĩnh động tác đại thể giống như đánh cầu cao thuận tay. Sau khi di chuyển bước đến vị trí, co gối hạ thấp trọng tâm chuẩn bị bật nhảy.
    Khi bật nhảy nghiêng người thì nâng vai lên phía trên bên phải kép theo cánh tay, cẳng tay và vợt giơ lên để vươn thân người lên trên. Sau khi bật nhảy, thân người ngửa ra sau, ưỡn ngực thành hình cánh cung ngược. Tiếp đó cánh tay bên phải vung lên phía trên đằng sau bên phải, cẳng tay vung sau tự nhiên, cổ tay duỗi sau, cẳng tay kéo theo vợt đưa từ phía trên xuống phía dưới đằng sau. Lúc này cần cầm lỏng vợt. Theo đó quay người hóp bụng kéo theo cánh tay phải vung về phía trên bên phải, khủyu tay đi trước, cẳng tay dùng toàn bộ tốc độ vung về phía trên đằng trước, kéo theo vợt vung ra trước với tốc độ cao.
    Khi điểm đánh cầu ở phía trên đằng trước vai, cẳng tay xoay trong, cổ tay gập trước và hơi co vẩy cổ tay phát lực đập cầu. Lúc này ngón tay cần đột ngột nắm chặt chuôi vợt, đem lực bộc phát của cổ tay tập trung vào điểm đánh cầu. Góc giữa vợt và phương hướng đánh cầu nhỏ hơn 900. Mặt chính diện của vợt đánh vào phía sau núm cầu làm cho cầu đi thẳng xuống dưới. Sau khi đập cầu, cẳng tay theo quán tính thu vào trước thân, trong quá trình trở về vị trí cũ đưa vợt thu về trước ngực.
    * Đập cầu đường chéo thuận tay (phối hợp nghiêng người bật nhảy): tư thế chuẩn bị và yếu lĩnh động tác giống như đập cầu đường thẳng thuận tay. Điểm khác nhau là sau khi bật nhảy, dùng lực quay người ra phía trước sang bên trái, hỗ trợ cho cánh tay đập cầu bay sang phía góc đối diện sân đối phương.
    * Đập cầu đường thẳng và đập cầu chéo góc trên đỉnh đầu: yếu lĩnh động tác và tư thế chuẩn bị giống với đánh cầu cao đỉnh đầu. Điểm khác nhau là khi vung vợt đánh cầu, cần tập trung toàn sức vào động tác đập cầu đi xuống theo hướng đường thẳng hoặc hướng đường chéo góc . Mặt vợt và phương hướng đánh cầu tạo với nhau một góc nhỏ hơn 90° .
    * Đập cầu đường thẳng trái tay: tư thế chuẩn bị và yếu lĩnh động tác cũng giống như động tác kỹ thuật đánh cầu cao trái tay. Điểm khác nhau ở đây là cần dùng sức vung vợt mạnh trước khi đánh cầu. Thời điểm đập cầu, góc giữa vợt và hướng đập cầu cần nhỏ hơn 90°.
    * Đột kích đập cầu đường thẳng trên không: đầu tiên thực hiện động tác nghiêng người, chân phải lùi sau một bước chuẩn bị bật nhảy. Sau khi bật nhảy đưa thân người lên cao ở phía sau bên phải, thân trên ngửa ra sau ở phía bên phải hoặc thành tư thế cánh cung ngược, tay phải nâng lên phía trên bên phải, vai kéo ra sau hết mức.
    Khi đánh cầu, cẳng tay vung lên trên với tốc độ nhanh nhất, cổ tay từ duỗi sau thực hiện xoay cẳng tay vào trong và gập lại. Đồng thời nắm chặt chuôi vợt, ép cổ tay tạo lực bộc phát đánh cầu ra trước và xuống dưới với tốc độ cao.
    Sau khi đột kích đập vụt cầu xong, khi rơi xuống chân phải chạm đất ở phía beê phải và co gối để hoãn xung. Trọng tâm rơi vào trước chân phải. Chân trái chạm đất ở phía trước bên trái. Lợi dụng chân trái đạp đất để di chuyển trở về vị trí trung tâm. Cánh tay theo quán tính thu về trước thân một cách tự nhiên.
    Được cocovu sửa chữa / chuyển vào 23:52 ngày 13/09/2008
  3. jilinh09

    jilinh09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    0
    á hay quá ta >jilinh sẽ cho tất cả những thứ này vào tiềm thức và nó sẽ là 1 thói quen mới của jilinh .
  4. aloneness

    aloneness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Có bí kíp mà ko dấu đi nhỉ Thế này lần sau thế nào cũng mất chè với tớ
  5. dungkimlien

    dungkimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2008
    Bài viết:
    959
    Đã được thích:
    0
    phải giữ bí quyết chứ khôgn lại MẤT CHÈ :D
  6. cocovu

    cocovu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    0
    Bí kíp này đầy trên mạng. Tớ chỉ làm nhiệm vụ phát tán (cái này là văn hoá phẩm trong lành nhé )
    Với lại đánh cũng phải giữ khách chứ. Để còn có chè ăn lâu dài hihi
    Được cocovu sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 14/09/2008
  7. jilinh09

    jilinh09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Bài viết:
    817
    Đã được thích:
    0
    coco oi nhanh chóng post cả ảnh nữa nhé .nhing ảnh rễ hình dung hơn .
  8. Maihoa3040

    Maihoa3040 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn coco nhá, sẽ cố luyện theo bí kíp để theo kịp mọi người. Hik, nhưng cơ mà đọc mãi thấy khó hỉu quá (chắc tại trình thấp nên đọc mãi vẫn chả hỉu rì cạ ). Khi nào thì có ảnh thía coco???
  9. cocovu

    cocovu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2007
    Bài viết:
    1.863
    Đã được thích:
    0
    Bà con bình tĩnh đừng manh động. em cần đi scan mớ ảnh. Bác nào chịu khó load trên mạng về cho bà con cái

  10. aloneness

    aloneness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Nói đến ảnh mới nhớ. Bạn Trang ơi, ảnh của tớ đâu roài

Chia sẻ trang này