1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CLB Uống trà.

Chủ đề trong '1980 Family Hà nội' bởi DrSlump, 09/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lissette

    Lissette Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    2.619
    Đã được thích:
    0
    nhưng Liss vẫn ko hiểu khi nào thì gọi là trà ( như Dilmah, Qualitie, trà đạo .v.v... ), khi nào thì gọi là chè ( chè mạn mà bố mẹ uống ở nhà í) ... và sự phân biệt giữa trà đạo và mấy loại trà như Dilmah là như thế nào ??? Ai biết thì chỉ dùm nghen, tự dưng Liss đang có hứng thú tìm hiểu về trà và chè ( thứ chúng ta uống hàng ngày mà) (^_^)
    ~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*~*
    Vì sự trong sáng của tiếng Việt thân thương => Click here
  2. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì gọi là Trà, còn Chè là cách gọi dân dã. Ngày xưa người dân gọi là chè xanh, chè mạn...chỉ có vua chúa, người giàu mới nói là trà.
    Nhưng nên gọi là Trà, Chè dùng cho các món ăn khác, như chè ăn, chè nấu...
    Mong sẽ có dịp giải thích kĩ hơn.

    Vì tình yêu kia mong manh như thủy tinh...
  3. DrSlump

    DrSlump Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2001
    Bài viết:
    1.360
    Đã được thích:
    0
    Tôi không phải là người sành uống trà. Cái đó là chắc chắn.
    Nhưng mà cái hương vị của trà thực sự ấn tượng lắm. Trà của Việt Nam cũng thú vị lắm đấy chứ. Nó không dễ uống như Lipton hay Qualiti, những thứ trà đã khử tanin. Một ấm nước sôi, một gói trà ngon, hai cái đó mang lại 1 cảm xúc. Chế nước sôi vào ấm trà, tráng qua cho nóng ấm. Cho trè vào rồi chế nước sôi để tráng trà. Nhấp 1 ngụm trà, đắng ngắt. Chát. Cái vị của trà là thế. Cái đắng trong cổ họng nó chuyển thành vị ngọt lúc nào không hay. Không ngọt như đường, vị ngọt dịu dịu. Cái ngọt của trà quẩn trong cổ họng, rồi nó chợt biến mất cũng như cách nó xuất hiện. Điều đó khiến người uống trà phải nhấp thêm 1 ngụm trà nữa, rồi lại thưởng thức nó.
    Chợt nhớ đến Nguyễn Tuân với tác phẩm Cái ấm đất. Chỉ 1 cái vỏ trấu trong ấm trà mà cũng có thể phát hiện ra. Một cái vỏ trấu nhẹ bẫng, không có vị gì cũng làm thay đổi mùi vị của ấm trà. Quả là không ai có thể cảm nhận được đến mức đó.

    Vì tình yêu kia mong manh như thủy tinh...

Chia sẻ trang này