1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CLB Yoga tổ chức đi đi tham quan, thiền định và học hỏi tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi TulipMan, 13/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    CLB Yoga tổ chức đi đi tham quan, thiền định và học hỏi tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

    Ngày 18/2, Câu lạc bộ YOGA HN tổ chức đi tham quan, thiền định và học hỏi tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

    Đăng ký tham gia chuyến đi, xin liên hệ giáo viên CLB (hoặc liện hệ theo 04.9135497)

    Lệ phí 80.000đồng/người bao gồm tiền xe và tiền ăn trưa.

    Thời gian: Ngày thứ 7, 18/2/2006 (tức 21 tháng Giêng, Bính Tuất). Tập trung lúc 6.30 sáng

    Địa điểm tập trung: 3B Đặng Thái Thân, Hà Nội.

    Chi tiết xin vui lòng click:

    http://www.yoga.com.vn/inc_tintuc.asp?mt=6
  2. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Xuân này hành hương về Tây Thiên
    (VietNamNet) - Xuân Bính Tuất này, nhân duyên tụ hợp, người Việt Nam hoan hỷ hành hương về Tây Thiên ?o cái nôi của Phật giáo Việt Nam có từ thời vua Hùng? dưới chân Tam Đảo (xã Đại Đình, Tam Đảo - Vĩnh Phúc).

    Hành hương về Tây Thiên.
    Tây Thiên là một trong những ngọn non xanh huyền ảo liên hoàn của dãy Tam Đảo trắng mây trời, suối chảy rầm rì, thác cao tung nước, rừng sâu u tịch, chim kêu, vượn hót, không gian thanh tịnh? mời gọi những ai muốn xoay trở về sống với nội tâm an bình, thả hồn theo trăng gió thênh thang, mây nước hiền hòa, thông reo, hoa nở, đất rừng dạo nhạc, dâng niềm an vui?
    Tây Thiên giờ đây không chỉ là khu danh thắng du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên đã trở lại ?ocảnh Phật? đúng với danh tự Tây Thiên do các nhà tu hành đầu tiên trên đất Văn Lang đặt ra, với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên vừa được khánh thành ngày 26 tháng 10 Ất Dậu( 27-11-2005). Bất kể bạn là ai, hôm nay đến Tây Thiên sẽ có cảm giác như Phật tử Chân Thiện Giáp: Thấy mặt trời rạng rỡ lung linh/ Thấy màu xanh bát ngát yên bình/ Khát khao sống mong cầu giải thoát/? Sáng đạo rồi buông thả dửng dưng/ Yêu tất cả chẳng hề vương vấn/ Không hận thù chẳng sợ khổ đau/ Giữa trần lao gột rửa thân tâm/?? Bạn sẽ thấy đất trời Tây Thiên rạng rỡ : Mây trắng y vàng phấp phới bay, xin gửi lại chút buồn sinh diệt. Nơi cao sơn quay lại chính mình. Nghe thanh thoát trời xanh muôn thuở (Thơ Tỉnh Thuần, nhạc Phạm Hữu Đức).

    Câu chuyện xây Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
    Hòa thượng Thích Thanh Từ chậm rãi kể chuyện xây Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Sau khi xây dựng xong Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, tôi nghĩ tâm nguyện làm sống lại tinh thần Thiền phái Trúc Lâm đã được toại nguyện và coi đây là Thiền viện cuối cùng do tôi chủ trương xây dựng. Qua khảo sát, chúng tôi thấy nơi đây còn có rất nhiều dấu tích của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần: những mảnh tháp thờ Phật bằng đất nung đã tìm thấy ở Yên Tử, những cái tên suối Bát Nhã, am Vân Tiêu, chùa Đồng Cổ ở Tây Thiên giống tên suối Giải Oan, am Vân Tiêu, chùa Đồng ở Yên Tử? Các ngài đã lấy thân giáo? xem ngai vàng như dép rách? để dạy cho con cháu? Hãy sống đời đạo đức( tu Thập thiện) để được quả phúc lành trong đời hiện tại và đời sau.
    Xuân này hành hương về Tây Thiên chúng ta hòa mình vào ?ocảnh Phật? huy hoàng của thời đại văn minh, thỏa mãn ước mơ về hưởng thụ, thực hành tôn giáo, cũng như thư giãn, vui chơi, leo núi, đắm mình cùng trời mây non nước. Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt, người hai năm trước đã chủ trì thiết kế, tổ chức thi công và lo toan mọi thủ tục xây Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nay lại đảm đương xây dựng, hoàn thành công trình trong vòng mười lăm tháng( 31-8-2004> 27-11-2005) với sự công đức của hàng vạn người Việt Nam trong và ngoài nước. Đôi mắt sáng thông tuệ, thấu việc đạo, việc đời; thượng tọa Thích Kiến Nguyệt đã đội gió mưa, nắng nóng thất thường, vượt hết khó khăn này đến trở ngại khác để xây ngôi Thiền viện toát lên đường lối tu hành của Thiền tông: Phật tại Tâm. Khai mở tuệ giác. Phát triển tâm từ, đi đến giác ngộ giải thoát. Không nặng về thần quyền cúng kính.
    Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam thế kỷ XXI:
    Ngoài phần kiến trúc xây dựng cơ bản, phần nề, ngõa mang tính thời đại, chúng tôi còn quan tâm đến mỹ thuật tạc tượng (Phật, Tam tổ Trúc Lâm, Bồ tát). Muốn thực hiện được điều này chúng tôi tìm hiểu đặc điểm của từng làng nghề truyền thống nổi tiếng đương đại, sau đó tìm người có đạo tâm để ký hợp đồng giao việc. Về đá tạc tượng chúng tôi tìm thợ giỏi của làng nghề Non Nước Đà Nẵng, chọn đá sa thạch (loại đá của người Chàm, người Ai Cập thường dùng để tạc tượng), nó có độ nét sâu, tính mỹ thuật cao, độ bền hàng nghìn năm.
    Nhà điêu khắc kiêm họa sĩ Nguyễn Long Bửu,( người được công chúa Thái Lan trao tặng giải thưởng) với bàn tay vàng, Nguyễn Long Bửu đã thổi hồn vào đá, nên khi nhìn vào những pho tượng Phật bằng đá này chúng ta thấy thật sống động, có hồn hơn tượng ngày trước rất nhiều. Nghề đá Ninh Bình đục tạc các loại câu đối, đèn đá, đỉnh hương, cột trụ, bia ký? do bàn tay tài khéo của ông Nguyễn Quốc Toản ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình thực hiện. Ông Nguyễn Hữu Dũng ở làng mộc Hà Tây nổi tiếng, có tay nghề và trình độ thẩm mỹ cao, đã đóng bàn thờ Phật, bàn thờ Bồ Tát và hoành phi, cửa võng trong ngôi chính điện. Ông Nguyễn Văn Dích ở xã An Tường, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện câu đối chính điện dài 6 mét, rộng 0, 90 mét, dày 0,6 mét và câu đối treo trong nhà thờ tổ. Làng nghề Đồng Kỵ( Bắc Ninh) làm bàn thờ và bức hoành phi trong nhà thờ tổ.
    Nhà điêu khắc Lương Xuân Thanh ở Yên Phụ, Hà Nội thực hiện các bức phù điêu Lịch sử Đức Phật, còn lại là ông Trịnh Thịnh ở xã Trịnh Xá huyện Bình Lục, Hà Nam thực hiện. Về thợ hồ, chúng tôi nhờ thợ địa phương và các tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội? Lò đúc Huế nổi tiếng về nghề đúc chuông, chúng tôi chọn ông Nguyễn Văn Sở đúc chuông gia trì 9 tay, ông Nguyễn Văn Tân đúc đại hồng chung nặng 2 tấn. Nha Trang nổi tiếng làm mõ chùa kêu to, âm thanh trầm hùng, nên chúng tôi mời ông Võ Nhu thợ Nha Trang làm mõ chùa đường kính 10 tay. Về trống, nhờ đủ duyên nên mua được khúc gỗ mít ở rừng Gia Lai có đường kính 1,5 mét để làm trống có tang liền, chúng tôi nhờ thợ Long Khánh chuyên làm trống cho các Thiền viện thực hiện?
    Thiền sư Thích Kiến Nguyệt trong buổi đầu hạnh ngộ, đã hẹn gặp lại tôi và nhà giáo Hoàng Đạo Chúc vào tiết thanh minh Bính Tuất để tỏa sáng ánh Thiền Trúc Lâm Việt Nam tại xã Đại Lai (Bắc Ninh), nơi xảy ra thảm án Lệ Chi Viên, tôn vinh Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Ông còn khéo nhắc chúng ta những lời uyên bác:? Hành hương về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, chúng ta hoan hỷ trước ?ocảnh Phật? huy hoàng, trang nghiêm, thanh tịnh, nhưng không quên lời Hòa thượng Thích Thanh Từ dạy? Phật tại Tâm?. Phật dạy ta những kiến thức để tự giải thoát, chứ không cho ta của cải, vàng bạc, châu báu... Biết bao di tích hoành tráng, trang nghiêm nhưng người thừa kế không tu, không có giới đức, không chứng ngộ chân lý để sống đời giải thoát? cuối cùng chỉ là nơi buôn thần, bán thánh, dần dần trở nên hoang phế?.
    Mai Thục
    Source: http://vietnamnet.vn/vanhoa/tintuc/2006/02/541448/
  3. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng thì chuyến đi cũng đã thành công tốt đẹp. Thành thật xin lỗi Atlantic81 và các bạn quan tâm vì máy ảnh của tôi bị trục trặc kỹ thuật nên không ghi lại được một tấm ảnh nào cả. Tuy nhiên một số người trong đoàn cũng có máy ảnh, nếu ai trong số đó có điều kiện vui lòng post lên đây nhé. Xin cảm ơn.
    u?c tatu4tuoi s?a vo 23:24 ngy 16/10/2006
  4. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Theo thói quen, sau mỗi chuyến thăm quan du lịch tôi thường cố gắng ghi lại những cảm xúc của mình. Với box Yoga, là một thành viên khá mới, tôi mong muốn được chia sẻ cảm xúc cùng các bạn như thông qua những topic này như một dạng blog.
    Ngày 18/2/2006, một ngày cuối tháng Giêng trời đột nhiên chuyển rét. Từng đợt không khí mang cái giá lạnh cuối đông khiến đường phố Hà nội lại phảng phất hương vị của những ngày Tết.
    Trời vẫn rét, gió vẫn thổi và người vẫn đi. Những con gió cuối đông như không hề ảnh hưởng tới các thành viên CLB Yoga Hà nội. Họ đã tập trung về tại 3B Đặng Thái Thân, hơn 100 con người, 4 chiếc xe bus, cùng hành hương về Tây Thiên, một chuyến đi về Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên hướng tới một trung tâm Phật giáo quy mô và chính thống.
    Đoàn xe đến chân đồi vào khoảng hơn 9h sáng, mọi người lại hăm hở leo từ chân đồi lên tới Thiền viện. Đoạn đường không xa, chỉ vài trăm mét đường bê tông, vòng vèo quanh co như một bài thể dục nhỏ cho đôi chân sau hơn 2h đồng hồ ngồi ô tô.
    Nhẹ nhàng và khoan thai từng bước trên con đường nhỏ, trong mắt người lữ khách Thiền Viện Trúc Lâm từ từ hiện ra trong những làn sương sớm, những áng mây bồng bềnh.
    Kiến trúc đầu tiên đón chào khách thập phương là cổng tam quan nguy nga, hoành tráng, THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN với 2 câu đối

    Tây Thiên vết cũ còn lưu dấu
    Ấn Độ cao tăng mãi nhớ công​
    [​IMG]
    Chưa khỏi bàng hoàng bởi sự nguy nga của cổng tam quan, trước mặt lữ khách lại là ĐẠI HÙNG BỬU ĐIỆN. Đại hùng bửu điện là một điện khả rộng lớn với 3 bức tượng uy nghi: Tượng Phật Tổ, Tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và tượng Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi. Tất cả các pho tượng đều được tạc bằng đá sa thạch tại Đà nẵng bởi một nghệ nhân có đôi bàn tay vàng. Tượng Phật Tổ, đúng như lời Thượng toạ Thích Kiến Nguyệt nói có một khuôn mặt rất từ bi và một nụ cười đầy hiền hoà dành cho khách thập phương.
    Một niềm vinh hạnh và rất tự hào cho các thành viên trong đoàn thăm quan là đích thân Thượng toạ Thích Kiến Nguyệt đã gặp gỡ toàn thể thành viên trong đoàn và dành cho đoàn 2 buổi nói chuyện về Phật Pháp và lịch sử hình thành Thiền Phái Trúc Lâm, quá trình xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên.
    [​IMG]
    Điều đặc biệt ưu ái là chính Thượng toạ, kiến trúc sư trưởng, tổng công trình sư của toàn bộ khu Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên đã dẫn toàn đoàn đi thăm quan, giảng giải cho mọi người về từng đường nét kiến trúc, từng pho tượng, từng bức phù điêu với những tích về việc tu hành của Đức Phật, những khi Ngài bắt đầu tu hành dưới gốc cây bồ đề, những lúc Ngài giảng kinh Vệ Đà. Với kiến thức vô cùng uyên bác và sâu rộng, Thượng toạ đã đem đến cho đoàn những kiến thức vô cùng bổ ích về lịch sử, về Thiền phái Trúc Lâm, về vị Tổ Thiền của Việt nam Trần Nhân Tông.
    Mọi người vô cùng kinh ngạc và thán phục không chỉ trước kiến thức của Thượng toạ mà còn trước khả năng tổ chức của Thượng Toạ. Toàn bộ công trình với 10 hạng mục được hoàn thành trong vòng 15 tháng với một kinh phí vô cùng tiết kiệm, hơn 10 tỷ đồng. Theo dự toán của kiến trúc sư toàn bộ công trình sẽ tiêu tốn khoảng 40 tỷ đồng nhưng Thượng toạ Thích Kiến Nguyệt đã hoàn thành chỉ với 25% con số đó.
    4h chiều, CLB trở lại Hà nội mang theo trong lòng một khát khao được quay trở lại tham Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên trong một ngày không xa.

    Được tulipman sửa chữa / chuyển vào 23:48 ngày 20/02/2006
  5. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Thêm ít ảnh nhé.
    P/s Đây là ảnh trưng bày trong nhà bảo tàng của Thiền viện, tôi sưu tầm được. Ai hôm đó trong đoàn đi theo nghe thầy Thích Kiến Nguyệt giới thiệu có nhớ tên của mấy bức ảnh này không thì comment hộ 1 tiếng nhé. Xin cảm ơn
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Dear Atlantic81: Mr. Tú đã gửi cho mình 1 số ảnh rồi, sẽ post lên cho mọi người cùng thưởng thức ngay đây, mấy hôm rồi đang bận quá nên chưa post được.
    Tôi có pm cho bạn không biết bạn có nhận được không.
    Vì bạn có được phân quyền đổi tên chủ đề nên vui lòng đổi giúp tên chủ đề này.
    Đổi từ
    CLB Yoga tổ chức đi đi tham quan, thiền định và học hỏi tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên - 18/2/2006. Ai đi thì vào đăng ký nào!
    Thành
    CLB YOGA Hà nội, tổ chức tham quan thiền định và học hỏi tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
    Xin cảm ơn bạn
    u?c tatu4tuoi s?a vo 23:25 ngy 16/10/2006
  7. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0

    Đường lên Tây Trúc quanh quanh
    Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
    Dọc đường đi từ chân đồi lên tới Thiền Viện, quang cảnh thật nên thơ.
    [​IMG]
    Từ dưới chân Thiền viện nhìn lên, cổng tam quan thật uy nghi và trang nghiêm
    [​IMG]
    Cổng tam quan nhìn từ phía sau
    [​IMG]
    Sau cổng tam quan là Đại Hùng Bửu điện, nơi có tượng Đức Phật, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát.
    [​IMG]
    Sự kết hợp hài hoà trong kiến trúc. Đây là một sự cách tân rất của Thiền sư, tổng kiến trúc sư Thích Kiến Nguyệt. Kiến trúc mái đao, một kiến trúc chùa chiền quen thuộc với người Việt nam được kết hợp với hành lang con tiện, một kiến trúc rất phổ biến của các ngôi nhà hiện đại. Sự kết hợp đã khiến cho Thiền viện trở nên rất gần gũi thân thiện với mọi người.
    [​IMG]
    Đền Tổ, nơi thờ vua Trần Nhân Tông, vị ***** của Trúc Lâm Thiền phái tại Việt nam
    [​IMG]
    [​IMG]
    Toàn cảnh Trúc Lâm Thiền Viện Tây Thiên - Một góc nhìn.
    [​IMG]
    Nụ cười hiền từ của Thiền sư Thích Kiến Nguyệt
    [​IMG]
    Được tulipman sửa chữa / chuyển vào 10:26 ngày 26/02/2006
  8. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Sưu tầm thêm được một số thông tin nữa
    ======
    Tiến trình xây dưng Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
    Ghi lời kể của Thượng tọa Thích Kiến Nguyệt
    Giai đoạn khảo sát tìm địa điểm
    Sau ngày Khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (TVTLYT), chúng tôi thưa trình lên Hoà thượng Viện Trưởng để xin xây dựng Thiền viện Ni tại chùa Cầm Thực..
    Sau khi chúng tôi có duyên đi nước ngoài về thì Hoà thượng dạy: ?oBây giờ không xây ở chùa Cầm Thực nữa, mà xây ở Vĩnh Phúc. Vừa rồi Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc vào đây (TVTL Đà Lạt) đề nghị tôi xây dựng Thiền viện tại khu di tích danh thắng Tây Thiên (DTTT). Vậy thì Kiến Nguyệt ra xem như thế nào, nếu tại đây còn có dấu vết cội nguồn của Phật giáo, nay bị hoang sơ, không ai làm, thủ tục xây dựng đơn giản dễ dàng, thì mình làm.
    Tháng 01 năm 2004 chúng tôi ra Bắc được ông Quang, Giám Đốc Sở Văn Hoá Thông tin (GĐS.VHTT) , ông Đức Giám Đốc Bảo Tàng tỉnh Vĩnh Phúc và các vị trong Ban Quản Lý Di Tích Danh Thắng Tây Thiên (BQL DTDTTT) đưa đi tham quan Tây Thiên. Các vị đưa chúng tôi đến chùa Phù Nghì, là một di tích cổ tự lớn của DTTT, nay chỉ còn là phế tích, cây cối mọc um tùm phủ lấp nền móng chùa, mặt bằng nền chùa và khuôn viên khá rộng, cảnh trí u tịch thích hợp cho người tu thiền. Chùa nằm ở độ cao khoảng 700 mét, cách bìa rừng gần 6 km, nên khó khăn cho việc mở đường vận chuyển vật tư xây dựng Thiền viện, do đó chúng tôi nhờ đoàn đưa đi tham quan một di tích nào ở cao độ thấp hơn và gần bìa rừng hơn... Chúng tôi dự định đi tham quan di tích Thiên Ân Thiền tự, nhưng không còn thời gian, vì chúng tôi có hẹn trước với ông Phó Chủ tịch (PCT) Tỉnh (Hoàng Trường Kỳ) lúc 4 giờ chiều hôm đó tại Sở Giáo Dục.
    Qua tiếp xúc trao đổi, làm việc với các cấp lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan ban ngành chức năng, chúng tôi nhận thấy các vị rất chân tình, cởi mở thẳng thắn không né tránh và nhiệt tâm đối với việc mời Hoà thượng ra xây dựng Thiền viện tại chốn Tổ Tây Thiên...
    Hôm sau, chúng tôi trở về Đà Lạt thưa trình lên Hoà thượng Viện Trưởng về kết quả chuyến đi... Ngài hoan hỉ và cho phép chúng tôi trở ra Bắc để khảo sát tiếp và chọn vị trí để tiến hành thủ tục xây dựng Thiền viện.
    Ngày mùng 9 tháng giêng năm Giáp Thân (30.01.2004) quí thầy ở TVTL Yên Tử cùng chúng tôi, Tỉnh Thuần, Tâm Hạnh, Ni sư Thuần Giác, sư cô Trí Đức và các Phật tử Cà Mau tháp tùng để đi tham quan Tây Thiên. 6 giờ sáng chúng tôi khởi hành từ Hà Nội, 7 giờ thì đến nhà Thi Đấu Thể Thao của Tỉnh Vĩnh Phúc, vì có hẹn trước nên chúng tôi được ông Quang đón rồi đưa đi Tây Thiên để họp với Chính quyền Xã, Huyện, Ban QLD T, Bảo Tàng Tỉnh... tại trụ sở của Ban QLDT.
    Trong buổi họp hôm đó, Ông GĐ SVHTT giới thiệu về toàn thể khu di tích danh thắng Tây Thiên trước kia còn ghi lại và tình hình chùa chiền, đền đình hiện nay ở Tây Thiên. Tiếp theo ông nói về chủ trương của tỉnh, dự án đầu tư và qui hoạch của khu di tích DTTT trong những năm sắp tới. Sau buổi họp, chúng tôi đi khảo sát di tích Thiên Ân Thiền tự. Trong lần đi này, vì cây cối rậm rạp bít lối đi, che tầm nhìn, chúng tôi lại ngại xây dựng trên cao, nên không đến được nền chùa Thiên Ân Thiền tự... Do đó chúng tôi chọn một vị trí tương đối bằng phẳng, có cao độ khoảng 120 mét, thuận tiện cho việc mở đường chuyên chở vật tư xây dựng, Thiền viện sẽ xây mặt về hướng tây...
    Chúng tôi về lại Đà Lạt thưa trình sự việc không tìm được nền chùa cũ, nên TV sẽ xây dựng ở vị trí mới, Hoà thượng dạy ?o?"Mình trùng tu, khôi phục lại chốn Tổ thì phải xây trên nền chùa cũ, có như vậy việc làm mới có ý nghĩa và không bị phê phán. Hoà thượng nói tiếp, nghe đến Tây Thiên tôi liền nghĩ đến nơi chư Tổ người Ấn Độ đầu tiên sang Việt Nam truyền giáo, vì theo trong kinh, danh từ Tây Thiên chỉ cho nước Ấn Độ, cũng như từ Đông Độ chỉ cho nước Trung Quốc. Nay mình xây dựng lại chốn tổ ban sơ của Phật giáo mà mọi người đã quên đi, việc làm này có nhiều ý nghĩa: -Nó giúp cho người Phật tử VN biết cội nguồn PGVN, nó khẳng định nguồn gốc PGVN do các nhà sư người Ấn độ đầu tiên đến hoằng pháp tại Việt Nam thời Hùng Vương, và thời Hùng Vương không phải là một huyền thoại, nó tạo tiền đề cho các nhà khoa học, các nhà khảo cổ, các nhà viết sử Phật giáo tìm tòi nghiên cứu Tây Thiên... Vì vậy mà tôi chủ trương xây Thiền viện Tây Thiên.
    Vâng lời chỉ dạy của Hoà thượng, chúng tôi lại ra Bắc lần 3 tìm dấu vết nền chùa Thiên Ân Thiền Tự để xây Thiền viện, tiến hành thủ tục xin phép làm lễ đặt đá. Ngày 24.2.2004 chúng tôi được ông Quang, ông Đức, Ban Quản lý Di tích cùng với dân địa phương biết đường, dẫn chúng tôi đi tìm nền chùa Thiên Ân Thiền Tự. Chúng tôi phải phát quang, dọn đường mở lối đi, vượt qua khe suối cạn đầy lau sậy, gai góc, leo trèo qua từng phiến đá trơn,...cuối cùng chúng tôi gặp nền Thiên Ân Thiền Tự. Chùa ở cao độ từ 250m đến 300m so với mặt biển. Thiên Ân Thiền Tự có mặt bằng tương đối rộng với những kè đá xếp còn tương đối nguyên vẹn, với cấp đi là những khối đá to bằng phẳng, do chư Tổ ngày xưa khéo chọn xếp... nhìn chốn Tổ hoang sơ điêu tàn, trước cảnh đời vô thường ?"mới ngày nào là một danh lam hoành tráng, uy nghiêm mà nay tàn tạ hoang sơ,... nên chúng tôi không tránh khỏi xúc động. Quan sát cảnh trí nền chùa, chúng tôi thầm cảm phục trí tuệ, đức hạnh của người xưa và thấy được ý nghĩa, giá trị những lời dạy sâu sắc của Hoà thượng Viện Trưởng...
    Vì vùng núi Tam Đảo đất đai từ ?ocốt? 100 trở lên thuộc Vườn Cấm Quốc Gia Tam Đảo, nên tỉnh và Bộ Nông Nghiệp không có thẫm quyền ký quyết định cấp đất này, mà phải lập tờ trình xin phép Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, Ủy Ban Nhân Tỉnh, Vườn Cấm Quốc Gia Tam Đảo và Bộ Nông Nghiệp làm tờ trình gởi Văn phòng Thủ tướng Chính phủ để xin phép xây Thiền viện trên nền Thiên Ân Thiền tự... Nhờ sự nhiệt tình hỗ trợ của các cơ quan chức năng mà mọi thủ tục pháp lý đều gọn nhẹ và hoàn thành nhanh chóng.
    Sau đó chúng tôi được tiếp xúc với nhị vị PCT Tỉnh ông Nguyễn Ngọc Phi (nay là CT tỉnh), ông Hoàng Trường Kỳ -PCT phụ trách Văn Xã, ông Quang, ông Thảo Ban Dân tộc Tôn giáo Tỉnh,... tại nhà Khách UB tỉnh. Khi chúng tôi đang trao đổi ý kiến với hai vị PCT thì ông CT Tỉnh Trịnh Đình Dũng (nay là Bí thư Tỉnh Ủy tỉnh Vĩnh Phúc) bước vào phòng Khách, chào chúng tôi rồi hỏi thăm công việc... Qua tiếp xúc và phong cách làm việc của các vị đứng đầu Tỉnh, cởi mở, thẳng thắn và thông suốt vấn đề? đã khiến chúng tôi kính trọng, phấn khởi và thầm nghĩ,- Vĩnh Phúc đã ký được nhiều hợp đồng với các công ty nước ngoài vào đầu tư là phải...
    Được tulipman sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 07/03/2006
  9. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Tiến trình xây dựng .
    Phàm làm Phật sự nào cũng không sao tránh khỏi những khó khăn ban đầu, danh ngôn ta có câu ?ovạn sự khởi đầu nan?. Phật sự càng lớn, công đức càng nhiều thì càng gặp vô vàn khó khăn. Do đó, trong tiến trình xây dựng thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cũng không sao tránh khỏi, có những lúc tưởng chừng như không thể nào vượt qua. Nhưng rồi vì chốn Tổ điêu tàn không người biết đến, vì bản nguyện chủ trương của Hòa Thượng ân sư ?okhôi phục tinh thần Thiền tông đời Trần?, vì xiển dương Chính pháp, và để báo đền ân Phật ?"Tổ mà chúng tôi cố gắng vượt qua mọi khó khăn, mọi chướng duyên, để hoàn thành trách vụ.
    - Ngày 29.2.2004, chúng tôi mời GS Hoàng Đạo Kính (nguyên là Phó Chủ Tịch Hội Kiến Trúc Sư VN) và KTS Nguyễn Hùng Sơn,? đi Tây Thiên khảo sát mặt bằng Thiên Ân Thiền Tự, giúp chúng tôi qui hoạch tổng thể công trình Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Trong thời gian này Sở VHTT giúp chúng tôi mời Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia về nền chùa Thiên Ân để đào các hố thám sát, tìm hiện vật dưới nền chùa và ở khu vực xung quanh. Vườn Cấm Quốc Gia Tam Đảo, Sở Tài Nguyên Môi Trường giúp chúng tôi khảo sát hiện trường để lập thủ tục giao đất, giao rừng, vẽ họa đồ địa chính phần đất dự trù cấp cho Thiền viện xây dựng,...
    Ngày 24.3.2004 Tỉnh mở cuộc họp báo, đài, để thông báo kết quả khai quật. Ông Phạm Hữu Huân -Giám Đốc Viện Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia, trình bày giải thích về niên đại của hiện vật, trên cơ sở đó xác định niên đại của Thiên Ân Thiền Tự có từ thời Lý Trần. Trong buổi họp này chúng tôi được mời phát biểu về dự án xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trên nền chùa Thiên Ân vừa được thám sát khảo cổ.
    - Ngày 14.3.2004 chúng tôi bay trở về Nam để thưa trình sự việc, sau đó xin HT chọn ngày làm lễ đặt đá xây dựng TVTLTT.
    - Ngày 16.3.20004 chúng tôi bay trở ra Hà Nội để khẩn trương triển khai công tác chuẫn bị cho ngày Lễ Đặt Đá.
    - Ngày 4.4.2004 (tức ngày 15 tháng 2 nhuần năm Giáp Thân) Lễ Đặt Đá xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên tại thôn Đền Thỏng, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra đúng theo kế hoạch đã định. Thiên Ân Thiền Tự bao năm im hơi lặng tiếng, nay bỗng chốc tưng bừng sống dậy với ngày hội lớn -nghìn năm hiếm có, với gần 1 vạn người (Tăng Ni Phật tử và nhân dân) gần xa vân tập về đây dự lễ Đặt Đá, -Phật giáo Tây Thiên bắt đầu sang trang sử mới, Thiền Tông đời Trần bắt đầu sống dậy trên mãnh đất Thiền -cội nguồn Phật giáo Việt Nam.
    Sau ngày lễ Đặt Đá, công việc đầu tiên đặt ra cho chúng tôi là phải giải quyết vấn đề nước. Trong ngày lễ đặt đá, Phật tử địa phương gánh từng đôi nước từ dưới chân núi lên chùa cao 250 mét, để có nước nấu ăn đãi khách. Khuôn viên chùa có 1 giếng cạn của chư Tổ ngày xưa và một mạch nước nhỏ mỗi ngày cho vài chục lít, không đủ xài thì lấy đâu xây dựng. Nên có thầy đề nghị lắp hệ thống bơm và xây hồ trung chuyển lấy nước suối Tây Thiên lên lọc xài. Một Phật tử nhà có giếng nước đề nghị chúng tôi xây thêm hồ rồi từ hồ đó bơm nước lên Thiền viện. Để giải quyết trước mắt quí Thầy ngăn suối xây hồ rồi bơm nước lên xài, nhưng mùa khô thì suối, hồ này cạn.
    Sau cùng chúng tôi đi tìm nguồn suối để dẫn nước về.Từ đầu nguồn suối chúng tôi phải dẫn nước vượt qua 3 ngọn núi đất đá cao, có ngọn cheo leo sườn dốc đứng (đồi pháo cao xạ),xuyên rừng rậm rừng rậm với độ cao chênh lệch hơn 400 mét. Ống nước nào chịu nổi áp suất này? Thế rồi nhờ Tam Bảo, chúng tôi vượt qua khó khăn về nước, bài toán nan giải về áp suất được giải đáp như một phép mầu. Đến nay nước về hồ qua bể lắng lọc cát sỏi, than, mỗi ngày hơn một trăm khối. Sau khi đem nước đi kiểm nghiệm, thì kết quả rất tốt, thành phần nguyên tố trong nước đúng tiêu chuẫn, không có độc tố, nên nước có thể uống ngay...
    - Ngày 14.5.2004 tại phòng họp của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trước đại diện các cơ quan chức năng ban ngành, dưới sự chủ toạ của ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Ngọc Phi và Phó Chủ tịch Hoàng Trường Kỳ, Thiền viện trình bày Họa đồ Qui hoạch Tổng thể TVTLTT, với các hạng mục công trình, và mục đích sử dụng của từng hạng mục.... Trong lúc chúng tôi đang trình bày thì ông Bí thư Tỉnh Ủy Trịnh Đình Dũng (nguyên trước đó ông là chủ tịch Tỉnh, kiêm Chủ tịch Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam) đến. Vì là KTS nên ông rất quan tâm về mỹ thuật kiến trúc... Sau khi nghe chúng tôi trình bày công trình TVTL TT sẽ mang dấu ấn về kiến trúc, về thẫm mỹ học Phật giáo của thiên niên kỷ 21 này, nó không sao chép theo những ngôi chùa cổ VN ở thế kỷ 16 ?" 17, nó mang tính kế thừa và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tâm linh của Phật tử ngày nay, bảo vệ được môi trường cảnh quang, nhưng vẫn giữ được những nét đặc thù của ngôi chùa truyền thống PGVN, giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc ... Khi nghe chúng tôi trình bày ông lấy làm hoan hỉ.
    - Đến ngày 31.5.2004, Phó Thủ tướng *************** ký công văn cho phép chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên... Tiếp theo Sở Tài Nguyên Môi Trường vẽ Bản Đồ Địa Chính Hiện Trạng Giao Đất?"Giao Rừng cho TVTLTT, tiếp theo là buổi họp giao đất, giao rừng giữa các cơ quan chức năng nhà nước với Thiền viện tại trụ sở của UBND xã Đại Đình thuộc huyện Tam Đảo.
    - Ngày 23.7.2004 UBND tỉnh ra quyết định số 2530/QĐ-CT v/v chấp thuận thiết kế - dự toán công trình đường lên TVTLTT. Ngày 24.7 Thiền viện nhận được quyết định, thì ngày 25.7 Thiền viện làm lễ động thổ khởi công mở đường lên TVTLTT. Sau một tháng thi công thì con đường này được thông suốt, nhưng vì đường hẹp và có độ dốc quá cao, nên Thiền viện phải làm tờ trình xin nổ mìn phá đá hạ ?ocốt? đường, để làm giảm độ dốc và mở rộng lòng đường từ 4 mét lên 6 mét. Sau 3 tháng thi công thì con đường hoàn thành như ngày nay.
    - Ngày 29.7.2004 UBND tỉnh ra quyết định số 2609/QĐ-UB V/v phê duyệt qui hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng TVTLTT. Ngay sau khi nhận quyết định, Thiền viện triển khai công tác dọn mặt bằng, cất láng trại để kết tập vật tư. Sau đó thất Hoà Thượng Viện trưởng, Nhà Khách Tăng được thi công trước để chuẫn bị đón Hoà Thượng ra sau tết Ất Dậu và chư Tăng có nơi ăn nghỉ.
    - Ngày 31.8.2004 (tức ngày ngày 16.7 năm Giáp Thân) Thiền viện cử hành lễ khai móng xây dựng ngôi Chính điện. Ngôi Chính điện cao 17 mét, với diện tích 673,2 m 2 (20,4m x 33 m), Tiếp theo là xây dựng các hạng mục: Nhà Trưng Bày, cổng Tam Quan, Lầu Chuông, Lầu Trống.
    - Đầu năm Ất Dậu (2005) Nhà Tổ, Nhà Khách Nữ, Trai Đường, nhà Vệ sinh công cộng được triển khai thi công để kịp ngày cử hành lễ Khánh thành... Và sau 15 tháng thi công, các hạng mục công trình đã hoàn thành, mang dấu ấn của thời đại như quí vị đã thấy...
  10. TulipMan

    TulipMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2003
    Bài viết:
    1.766
    Đã được thích:
    0
    Phần mỹ thuật mang dấu ấn của thời đại .
    Ngoài phần kiến trúc xây dựng cơ bản, phần nề ngoã mang tính thời đại, chúng tôi còn quan tâm đến mỹ thuật tạc tượng (Phật, Tổ, Bồ tát), hoành phi, câu đối, cửa võng, phù điêu, sân vườn, cây cảnh...
    Muốn thực hiện điều này, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm của từng làng nghề truyền thống nổi tiếng đương đại sau đó tìm người có đạo tâm để ký hợp đồng giao việc.
    - Về đá - Để cho mỗi Thiền viện có một đặc thù, Ở TVTL Yên Tử các tượng Phật, Bồ tát làm bằng đồng, ở TVTL TT chúng tôi làm bằng đá sa thạch (loại đá mà người Chàm, người Ai Cập thường dùng để tạc tượng), nó có độ nét sâu, có tính mỹ thuật cao, có độ bền hằng nghìn năm. Chúng tôi chọn điêu khắc gia kiêm hoạ sĩ Nguyễn Long Bửu. Nhờ máy móc hiện đại, nên với nghệ nhân có tay nghề cao các tượng bằng đá ngày nay tinh xảo, có hồn và mỹ thuật hơn tượng ngày trước rất nhiều. Xứng đáng là tác phẩm mỹ thuật mang dấu ấn của thời đại chúng ta gởi cho thế hệ mai sau.
    Nghề đá Ninh Bình thực hiện câu đối, đỉnh hương bằng chất liệu đá Thanh Hoá...
    Về mộc - Làng nghề Hà Tây nổi tiếng về đục chạm hoành phi, câu đối, bức màn, cửa võng, tủ thờ, Đồng kỵ nổi tiếng về bàn ghế, để lo phần nội thất trong Chính điện và Nhà thờ Tổ.
    Về thợ hồ - Chúng tôi sử dụng thợ ở tại địa phương, một số thợ ở Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh (nhóm của đạo hữu Tuyên) đã từng giúp chúng tôi xây dựng TVTL Yên Tử, đã được chúng tôi hướng dẫn làm mái đao, lợp ngói, hoa văn, nên lần này lợp ngói làm mái đao tiến bộ hơn, hoa văn có tính mỹ thuật cao hơn.
    Về phù điêu -chúng tôi nhờ nhà điêu khắc Lương Xuân Thanh ở đê Yên Phụ Hà Nội thực hiện các bức Lịch Sử Đức Phật, còn lại là của đạo hữu Trịnh Thịnh ở Phủ Lý thực hiện.
    - Về chuông trống -Lò đúc Huế từ xưa đến nay nổi tiếng về nghề đúc chuông, nên chúng tôi, đúc chuông gia trì và đại hồng chung nặng 2 tấn ở Huế, mỏ chùa thợ Nha Trang
    - Về trống ?"Nhờ đủ duyên nên mua được khúc gỗ mít rừng ở Gia Lai có đường kính 1,5 mét để làm trống có tang liền, sau đó thợ Long Khánh thực hiện.
    Phần kết
    Chúng tôi lược ghi một vài nét đại cương, còn biết bao điều đáng nói về tấm lòng cao quý đã nhiệt tình đóng góp tịnh tài, tịnh vật của Tăng Ni các Thiền viện trong - ngoài nước, của các đạo tràng, Phật tử và nhân dân gần xa, nhờ đó mà công trình TVTLTT hoàn thành như ngày nay. Riêng chúng tôi điều đáng mừng nhất là một công trình lớn như vậy, với hàng nghìn người tham gia đổ mái bêtông Chính điện, Nhà Tổ,... mà không có tai nạn xảy ra. Nhờ hồng ân Tam Bảo, ân đức của Hoà thượng mà chúng tôi có được đầy đủ duyên lành để vượt qua mọi chướng duyên, mọi tai nạn đáng lẽ xảy ra. Sau cùng là nhờ sự nhiệt tình của Tăng Ni, Phật tử địa phương và các đạo tràng đã chịu gian lao vất vã giúp tôi hoàn thành trách nhiệm Hoà thượng ân sư giao phó.
    Đến nay, phần xây dựng vật thể của TVTLTT đã tạm ổn ở bước đầu, muốn hoàn chỉnh công trình theo dự án phải mất nhiều năm sau nữa. Đối với người tu đạo giải thoát, phần xây dựng chùa chiền là phần vật thể (phần xác) không quan trọng bằng xây dựng phần phi vật thể (phần hồn) của TVTLTT. Biết bao di tích hoành tráng trang nghiêm, nhưng người thừa kế không tu, không có giới đức, không chứng ngộ chân lý để sống đời giải thoát,... cuối cùng chỉ là nơi buôn thánh bán thần, dần dần trở thành hoang phế. Đó là điều mà Hoà thượng hằng lưu tâm nhắc nhỡ và là trách nhiệm cao cả cho những người thừa kế sau này muốn báo đáp trọng ân của Hoà thượng Trúc Lâm và của những người đã đóng góp cho công trình này.

Chia sẻ trang này