1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Clone technology và nguyên lý mười hai nhân duyên

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi hello01012000, 26/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Clone technology và nguyên lý mười hai nhân duyên

    Một trong những lý luận cơ bản của Phật giáo nhằm bác bỏ sự tồn tại đâu đó của linh hồn là nguyên lý mười hai nhân duyên.
    Ở trong đó giải thích quá trình hình thành 1 sinh thể sống, tuy nhiên với khoa học bây giờ, mặc dù tôi đã cố suy xét nhưng có vẻ kỹ thuật clone (nhân bản vô tính) đã phần nào phá vỡ logic trong lý nhân duyên thì phải.

    Anh chị nào ở đây có thể giải thích giúp tôi được không, ví dụ 1 con người được clone giống hệt với người cho tế bào gốc - thì tứ đại của clone có phải là tứ đại của người có tế bào gốc không?
  2. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    Theo chủ quan của tôi thi đúng đo'', tứ đại nó năm mọi nơi, tế bào gốc hay nhân bản vô tính là 1 phần nhỏ thôi,
    theo tôi thi bạn đừng băng khoăn làm gì,
    Phật giáo có bác bỏ sự tồn tại của linh hồn à, ??? tôi không biết bạn nói ra từ đâu hay bạn tự suy nghiêm ra .??
    bạn có thể đỉnh chính bài viết của mình.
  3. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi tôi không đề rõ nguồn gốc thông tin, về quá trình tái sinh không có linh hồn tôi đọc ở đây http://www.quangduc.com/DucPhat/35dpls-04a.html tôi xin trích lại 1 phần:
    Quá trình tái sinh không có linh hồn diễn tiến ra sao đã được đức Phật giải thích thật chính xác với đầy đủ chi tiết. Như chúng ta đã thấy, không phải các hành động thực sự (kamma) mà chính là các tư niệm, dự định (cetanà) làm nhân duyên cho tái sanh:
    "Này các Tỳ-kheo, nếu một người còn vô minh dự định làm một thiện hành (sankharà) thì thức (viñ ñ àna) của người ấy sẽ đi đến hướng thiện. Nếu người ấy dự định một ác hành, thức của người ấy sẽ đi đến hướng ác: Nếu người ấy dự định một bất động hành, thức của người ấy sẽ đi đến hướng bất động".(SN 12. 51. 12)
    Các dự định hành động chuyển đặc tính đạo đức qua thức.
    Thức được tô điểm đặc tính như vậy giờ đây là yếu tố thành lập mối liên lạc làm điều kiện cho một đời sống mới: nó tạo nên trong lòng người mẹ sự phát triển một bào thai, tức một vị hữu tình mới, tuy thế, lại không phải luân chuyển vào bào thai này. Thuật ngữ dành cho vị hữu tình mới này là "nàma-rùpa", danh-sắc, trong đó "danh" chỉ phương diện tinh thần, và "sắc" chỉ các thành phần vật chất.
    "Ta đã bảo: "Thức tạo điều kiện cho danh-sắc" (nghĩa là một con người mới sống thực). Ðiều này phải được hiểu như vầy: "Nếu thức của người vừa chết không đi vào lòng mẹ thì danh-sắc (một người mới) có thành hình được chăng?
    - Quả thực không, bạch Thế Tôn", (Tôn giả Ànanda đáp). (DN 15.21)
    Tất nhiên, thức không phải là yếu tố duy nhất tạo điều kiện phát triển một vị hữu tình mới. Ðể có một hài nhi ra đời, ngoài thức đi tìm bụng mẹ - mà trong Kinh Ðiển đôi khi gọi là hương ấm (gandhabba) - cần phải có người đàn bà trong thời kỳ thụ thai và một người đàn ông truyền giống. Chỉ khi nào cả ba điều kiện này gặp gỡ: người mẹ, người truyền giống và hương ấm (= kiết sanh thức) thì một đời sống mới xuất hiện (MN, 38. 26)
    Thức của người đã chết hoạt động trong lòng người mẹ tương lai như một tia lửa châm ngòi cho sự sống. Nó kích động các yếu tố của người mẹ và người cha trở thành một ngọn lửa (là thai nhi), song tia lửa hiện diện trong ngọn lửa kia do nó tạo điều kiện sanh khởi không phải là một thứ có thực thể, mà đó chỉ là một điều kiện tối thiết yếu (sine qua non). Trong tiến trình tăng trưởng, thai nhi phát triển thức của riêng nó, thức này không đồng nhất với thức đã khởi sinh ra nó. Khi Tỳ-kheo Sàti phát biểu quan điểm rằng thức tồn tại mãi qua vòng luân hồi sanh tử (nghĩa là một loại linh hồn bất diệt), đức Phật đã khiển trách vị này thật nghiêm khắc (MN 38. 6).
    Tiến trình "tái sanh không có linh hồn" có thể được trình bày qua biểu đồ như sau:
    Cha
    Hành (ý định) --> Thức ---+
    Mẹ ---> Thai nhi
    Sơ đồ này không chỉ giải thích phương thức tái sanh, mà còn cho thấy nghiệp gây tác động như thế nào trên thai nhi mới thành hình này. Thức đi tìm bụng mẹ không thể lựa chọn bất kỳ bụng mẹ nào, mà phải là bụng mẹ tương ứng với các đặc tính nghiệp lực của nó. Một thức "có phước" về phương diện nghiệp lực sẽ thúc đẩy sự phát triển một bào thai trong người mẹ bảo đảm cung cấp những đặc tính di truyền tốt đẹp cùng những hoàn cảnh xã hội thuận lợi cho con mình. Nghiệp lực gây tác động không phải đối với vị hữu tình mới mà là ở chức năng của vị hữu tình mới ấy:
    "Thân này là nghiệp của quá khứ, do các hành động cố ý, các dự định, các cảm thọ tạo nên". (SN 12. 37)
    Nhiều nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải trình bày sự "tái sanh không có linh hồn" này trong một hình thái thật dễ hiểu và dễ học thuộc lòng. Vì thế, nguyên lý duyên khởi (paticca-samuppàda) do đức Phật khám phá đã được biến đổi thành công thức duyên khởi. Không chắc là chính đức Phật Gotama đã thực sự phát biểu rõ ràng cả chuỗi điều kiện gồm mười hai chi phần liên kết này, mà có lẽ đó là tác phẩm của các vị Tỳ-kheo trong thời nguyên thủy. Về chất liệu, các vị này đã sử dụng ba chuỗi ngắn gọn riêng biệt về tính tùy điều kiện mà bậc Ðạo Sư đã dùng lúc thuyết Pháp, rồi nối chúng lại với nhau, bất kể sự thực là chuỗi liên kết gồm mười hai chi phần được sáng tạo theo cách ấy bao gồm cả ba đời sống riêng biệt trong một loạt tái sanh, nhưng lại dùng các từ ngữ khác nhau để diễn tả mỗi đời sống này. Dẫu sao đi nữa, chư vị Tỳ-kheo thời nguyên thủy xem công thức này là một sự thừa nhận rất quan trọng đến độ khi kiết tập Kinh Tạng Pàli chư vị đã tự cho đó là lời đức Phật dạy.
  4. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Bạn dungwind có thể giải thích cho tôi tiến trình sinh khởi ra đời sống của chú cừu Dolly không, xin lỗi tôi không muốn căn vặn gì cả, vì tôi chưa có một chứng nghiệm nào cả nên tôi muốn ai đó giải thích cho mình về lý 12 nhân duyên mà thôi. Xin cám ơn bạn
  5. TaTu4tuoi

    TaTu4tuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Ủa lạ nhỉ, TaTu tưởng khi chết 5 uẩn bị hoại diệt hết chứ, sao lại vẫn còn Thức ấm đi tìm bụng mẹ nhỉ
    Nếu thế giải thích cho trường hợp này chỉ có thể là : Thức ấm đi tìm bụng mẹ, sau khi gặp bụng mẹ có nghiệp lực phù hợp thì chui vào, nhưng trong quá trình sinh truởng, thức của thai nhi phát triển thành một thể mới riêng biệt không liên quan tới thức cũ của người chết trước đây nữa
    Chuyện cừu Dolly thì bạn chỉ cần hoán chuyển các khái niệm Cha - Thức - Mẹ ... vào các tình huống tượng tự như : Nhà khoa học - Thức - Thiết bị khoa học .... ví dụ thế
    Chuyện cừ Dolly nhân bản vô tính đâu có phức tạp bằng thần thông phân thân . Ngay trong kinh nguyên thuỷ cũng có đoạn Phật nói : "Ta có rất nhiều thần thông, có thể tự thân bay lên cõi phạm thiên, từ một thân biến ra nhiều thân, rồi nhiều thân thu về một thân ,...." . Với khả năng này thì công nghệ nhân bản vô tính khóc thét
  6. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Trời bạn Tatu quả là biện tài vô ngại, chuyển ngay từ Thức - Cha - Mẹ -> Thức - Nhà khoa học - Mẹ , nhưng khi thuyết pháp tớ chẳng bao giờ thấy Đức Phật thị hiện thần thông cả. Nhưng sau khi thuyết xong ai cũng nói: "như dựng đứng những gì bị đổ ngã, như mang ánh sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể nhìn thấy sắc", hơn nữa ai cũng ca tụng Đức Phật là Thế gian giải cơ mà chứ tớ có thấy bao giờ Phật xử dụng thần thông để hấp dẫn chúng sinh đâu. Tớ vẫn chờ Tatu thuyết pháp tiếp đấy nhé
    Được hello01012000 sửa chữa / chuyển vào 11:01 ngày 27/05/2006
  7. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    giáo ngoại biệt truyền
    bất lập văn tự
    trực chỉ nhất tâm
    chánh kiến thanh phật
    tôi xin lỗi bạn hello
  8. hello01012000

    hello01012000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Thanks dungwind, chúng ta chỉ trao đổi thôi mà, người biết (nếu có thể) phổ biến cho người chưa biết trên tinh thần học hỏi lẫn nhau là được rồi.
  9. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ tứ đại của người clone không phải tứ đại của người cho tế bào gốc.
    Cái này em tạm gọi là để đánh dấu linh hồn, chỉ có cách là xem ai điều khiển, hoặc cảm thọ những cảm giác từ cơ thể thì coi như cơ thể là của người đó.
    Một người clone khi đau thì em nghĩ chỉ có người đó đau còn người cho tế bào gốc không đau. Có thể thí nghiệm với cừu Dolly chẳng hạn, đánh nó xem mẹ nó có đau không, và em nghĩ đó là hai người hoàn toàn khác nhau
    Có trường hợp gần giống clone là hai anh em sinh đôi chẳng hạn, sự giống nhau về gen có thể từ ít đến nhiều nhưng vẫn hoàn toàn là hai người khác nhau. Nếu cho cái sụ khác nhau về gen đó tiến đến 0 thì vẫn cứ là hai người khác nhau chỉ có giống nhau về gen thôi có gì đâu
  10. TaTu4tuoi

    TaTu4tuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Ờ cái bác này ... trong kinh nguyên thuỷ ghi thế, đó là lời giảng của Phật , sao bác lại xiên xẹo ý lung tung đi thế
    Mà cậu "thấy" ở đây là "thấy" bằng cái gì thế ?
    Được TaTu4tuoi sửa chữa / chuyển vào 13:39 ngày 29/05/2006

Chia sẻ trang này