1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Close support aircraft

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi dhna79, 16/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Bác trách em ghê quá.
    Thứ nhất, để so sánh, cần xem tỷ lệ số máy bay rơi / số giờ hoạt động.
    Thứ hai, loại vũ khí ban đầu của A-10 (GAU-8)hiện không phải là vũ khí chính, do đó, không thể nói nó thích hợp với vũ khí được.
    Khi nói về SU-25, phải nói, các cuộc chiến tranh của nó đều chống lại địch có tên lửa phòng không mạnh, riêng quân Chechen được Nga đào tạo, dùng vũ khí Nga và chiến thuật Nga. Như em nói trên đó, bác đọc kỹ lại xem, ngày cuối cùng SU-25 dính chưởng ở Apga là: 4 chiếc rơi, 2 phi công chết. Sau đó, loại này dừng hoạt động để cải tiến giáp, bổ xung hệ chống thoát hồng ngoại và chống cháy nổ bằng khí trơ. Việc SU-25 chưa cải tiến giáp yếu là chuyện thường, sau cải tiến có chiếc nào dính nữa đâu. 23 chiếc rơi trong 9 năm Apga và cũng tầm 9 năm Chechen, sao mà A-10 đạt được hả bác.
    Trên kia, cũng là đoạn nói về trận SU-25 bị F16 tấn công (SU-25 thì thua đứt anh này về không chiến rồi, em cũng đọc trong link bác đưa đấy). Bác đừng chế AIM-9 Sidewinder là đồ cổ nhé, thật ra, cách đặt tên Nga và Mỹ khác nhau. AIM9 là tên một dòng tên lửa, AIM-9A năm 1956, còn AIM-9L(chiếc hạ SU-25) 1976. Đầu đạn của nó là 10kg cơ đấy, thế mà một quả không hạ nổi con SU-25 chưa cải tiến đâu (chiếc thứ hai mất ở Apga, phát đạn đầu vỡ động cơ phải, phát thứ hai máy bay mới rơi).
    http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/aim-9.htm
    Không còn gì để ăn. Không có gì mà mặc.
  2. ducsnipper

    ducsnipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2003
    Bài viết:
    1.866
    Đã được thích:
    0
    Theo tui biết thì ở Chechnya, Nga mất tổng cộng 5 chiếc Su-25. Hai phe luôn có tuyên bố ngược nhau về nguyên do rớt. Nga thì vì hỏng hóc kỹ thuật hay thời tiết còn phiến quân thì là do chúng nó bắn rơi, có lẽ đều vì mục tiêu tuyên truyền, chẳng biết thực sự thế nào. Nhưng thông tin từ phía Nga thì có lẽ đúng hơn:
    9/9/1999: một Su-25 rơi do rò rỉ ống dầu
    9/10/1999: một Su-25 rơi do bị Stinger (Mỹ sản xuất) bắn
    13/12/1999: một Su-25 rơi do tên lửa bắn ra bị nghẹt lại trên giá phóng
    14/6/2001: hai chiếc Su-25 rơi do thời tiết xấu đâm vào núi
    Ba vụ đầu phiến quân đều nói do họ bắn rơi, Nga chỉ không nói gì vụ bị Stinger bắn. Nhìn chung, Su-25 của Nga ở Chechnya có lẽ không được bảo dưỡng tốt.
    Link Nga nè:
    http://www.aeronautics.ru/chechnya/losses/losses.htm
    http://www.aeronautics.ru/archive/aeronews/conv/article_June_2001_24_116.htm
    BE COOL!
  3. Balls

    Balls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Xin thưa với bác khẩu 7 nòng của A10 vẫn là vũ khí rất quan trọng của nó. Hồi chiến tranh Irag đợt một nó thịt cả ngàn tăng và phương tiện di chuyển của Irag đó. Chủ yếu bằng đạn Uranium. Su 25 đừng có mơ mà sánh được với A10.
  4. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165

    Hết chỗ nói.
    Chiến tranh Apga, Nga rơi 23 chiếc SU-25. Một vài con số là 22 chiếc, đây không phải là quá chính xác, mà người ta kỹ tính. Chiếc thứ hai rơi là vụ trúng 2 AIM-9L em vừa kể trên đấy. Người ta không tính vì đây bị F-16 của Pakistan, chả hiểu mấy ông Nga ngố làm ăn thế nào, vi phạm không phận. Phi công thành POW trong thời gian ngắn(bằng cớ rõ ràng về vi phạm không phận Pakistan). Trúng phát đầu, SU-25 bay về căn cứ, sau đó, một chiếc F-16 xuất hiện và hoàn thành việc bắn hạ. Vì rơi trên Pakistan nên Apga có người chỉ tính là 22.
    Khoảng 61 nghìn giờ bay ở đây, trung bình, 2800 giờ bay một lần rớt.
    Checchen, theo cả hai bên thì tỷ lệ rớt là không đáng kể, sau 10 năm chiến tranh. Su-25 là một trong những máy bay chủ yếu ở đây, vì quân Checchen không có khả năng không chiến. Ở đây, SU-25 đã hoàn thành đợt cải tiến lớn đầu tiên. Trong tất cả các trường hợp, nếu chỉ vỡ một động cơ và vẫn còn khoang nhiên liệu chưa thủng, hệ khí động đủ bay thì Su-25 không cháy, do hệ chống cháy nổ của nó. Máy tính trung tâm cùng khoang với phi công (bướu sau ghế lái), hệ dẫn đường được bọc trong giáp (mũi). Người ta cũng chả buồn tính số giờ bay trên máy bay rớt làm gì nữa, vì nó đã lên đến khoảng chục nghìn. Đây là máy bay phản lực tham chiến nhiều nhất và lâu nhất của Nga ngố (và có lẽ cả của Mỹ khùng) hiện tại. Việc thực tế chứng minh làm Mỹ rất chán A-10. Trên kia, các bác có thể thấy vết đạn SAM-18 vác vai (đặc điểm của nó là vượt qua động cơ một khoảng 2 met, chùm mảnh đạn hình phễu, trong khi SAM-7 nổ cạnh động cơ, chùm mảnh đạn hình nón) , Trong khi đó, Stinger rất khó bắn trúng SU-25 (sau ngày đau khổ, 4 chiếc rơi mất 2 phi công). Do hệ thống trộn khí chống phát xạ hồng ngoại. Nếu có trúng (khi Stinger bắn đuổi theo máy bay góc rất hẹp, và phi công không kịp bật tăng tốc lên M1 chạy thoát) thì động cơ được đặt trung tâm máy bay, với tấm yếm và sườn ống giáp đều làm bằng titanium. Chiếc duy nhất rơi ở Checchen do trúng tên lửa, cũng có người kỹ tính không tính là bị bắn hạ, do máy bay vẫn về được căn cứ, hệ thống lái hỏng hoàn toàn, phi công hạ cánh "thông thường"(bằng cáp, không dầu đỏ và máy tính trợ lực). Cũng có người tính chiếc rời đường băng trúng mìn là bị bắn hạ, do máy bay trục trặc (trúng đạn), sau đó, trượt khỏi đường băng vào bãi mìn, phi công ngồi yên trong buồng lái bọc giáp, máy bay bị mìn phá huỷ (không cháy, có thể do hết nhiên liệu), sau đó phi công được cứu an toàn.
    Cái tên ếch pha cóc phương Tây đặt cho nó, do cái lưng gù một phần, chính là do cấu tạo cánh ngang rộng, khối lượng tập trung ở trung tâm làm nó thực hiện các động tác tấn công mặt đất rất chính xác, chồm chồm như ếch. Tổng thống Checchen cố nhịn được vài tháng, một giây sơ ý, bật điện thoại, thế là xong đời. Kẻ kế nghiệp ông ta cũng vậy, nhưng kịp nghe tiếng o o lạ tai, nhảy qua cửa sổ, căn nhà và vợ con chỉ còn là cái hố lớn.
    Khoảng 20 năm tham chiến, A-10 thì chiến đấu thật sự chỉ tổng cộng vài tháng, với số lượng rất ít ỏi. Hiện tại, chỉ tìm thấy một chiếc xe bọc thép Nam Tư trúng GAU-8, nhưng Mỹ không công bố, họ cũng không phản đối việc các phóng viên nói chiếc xe cháy trước khi có vết đạn này. Hiện nay, tên lửa chống tank Mỹ vẫn không thể bắn và quên thật sự (phi công quên, còn thiết bị dẫn đường vẫn phải lái tên lửa), còn AT-16 thì có hệ dẫn đường, theo dõi ngay trong tên lửa, thực sự bắn và quên. Do đó, một điều nguy hiểm cho A-10, là nó vẫn phải hướng về mục tiêu sau khi tên lửa xuất phát->nó không thể tấn công xe có phòng không mạnh. Tầm bắn tên lửa chống tank tốt nhất của A-10 là 6km. Bác nào bảo hệ dẫn bắn A-10 tốt hơn nên xem lại. Nó được thiết kế, ít tính đến sử dụng radar, hồng ngoại, TV(không có), laser khi tấn công. Để khắc phục nhược điểm này, người ta chế tạo các hệ dẫn bắn treo ngoài như bom, với dẫn đường laser, track (theo dõi) hồng ngoại, sử dụng thông tin số từ radar search trung tâm-mới tấn công cùng lúc nhiều mục tiêu.
    Một nhược điểm bộc lộ trong Checchen, thể hiện trong báo cáo tháng 18-9 -1996, cho thấy hai tháng trong năm SU-25 hoạt động rất tồi, không đảm bảo tính năng "mọi thời tiết", do đó, bản SU-25 TK ra đời, với hệ dẫn bắn và máy tính mới. Sau này, bổ xung hệ báo động "incoming missle". Dù sao, thì với vũ khí ban đầu không phù hợp, A-10 không đảm bảo yêu cầu của máy bay chống tank: rẻ, linh hoạt, lượn tốt, vọt lẹ.
    Không còn gì để ăn. Không có gì mà mặc.
  5. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Xin lỗi các bác nhá, định bôi đỏ có đoạn trích thôi, nhầm lẫn thế nào, đỏ loè loẹt cả ra thế.
    NHầm chút, chiếc máy bay rơi, một số ý kiến không tính vì nghi ngờ khả năng bị bắn hạ, em nhầm thành trở về được.
    Đây là loại SU-25 2 chỗ ngồi, nhiệm vụ của nó bay rất cao, hiếm có khả năng bị vũ khí các nhân mặt đất diệt. Việc nó trúng Stinger hoàn toàn có thể, vì máy bay vẫn phải thực hiện những nhiệm vụ bay thấp, và những nhiệm vụ bay cao trong địa hình Checchen vẫn có thể bị trúng đạn. Phi công nhảy dù, chết, phụ lái sống.
    Không còn gì để ăn. Không có gì mà mặc.
  6. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Giới thiệu tiếp về máy bay close support trong chiến trang Việt Nam tiếp: A-4 Skyhawk. Dạo này không có thời gian dịch ra, mong đồng bào thông cảm. Có gì thì vao đây coi:
    http://www.fas.org/man/dod-101/sys/ac/a-4.htm
     
  7. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1

     
  8. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    IRAQ mất cả ngàn xe tank va xe gi gi nua kia à?

Chia sẻ trang này