1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Club of Urban Planning - Thiết Kế Đô Thị

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi HTYCG, 20/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    anh có thể phân tích xa hơn 1 chút về vấn đề này không, tôi đang muốn tìm hiểu 1 chút về quản lí đô thị,cái này thì đc đào tạo ít quá cọng với hồi trong trường thì chỉ quan tâm mỗi kt công trình
  2. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    trongchương trình học của jam có kĩ về urban planning ko, có thể giới thiệu hưạc phân tích 1 chút về các dạng hay các thủ pháp không ?
  3. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Bài viết tốt,mong có thêm nhiều bài như vậy!
    Having_bath
  4. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Tôi đánh giá đây là bài viết tốt,rõ ràng là chất lượng cuộc sống ở các đô thị lớn đặc biệt là Hà Nội và TPHCM đang càng ngày càng tồi tệ đi,nếu có thể anh cho mấy ý kiến đề xuất để mọi nguời cùng bàn.
    thank
    having_bath
  5. datvn

    datvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    2.981
    Đã được thích:
    1
    Xấu đi ở điểm nào! Tôi thấy tốt lên đấy chứ! Xe bus chẳng hạn, hay không gian đô thị cũng được cải thiện nhiều, vấn đề cây xanh cũng tốt lên....
  6. having_bath

    having_bath Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Thưa anh:
    tệ đi hay tốt lên là dựa vào sự so sánh,
    Tôi không biết năm nay anh bao nhiêu tuổi để đặt câu hỏi ngược lại với anh về một Hà Nội xưa,tôi nhớ cái thời sinh viên buổi chiều sau khi hết giờ học,chúng tôi đi xe đạp lên đường Thanh Niên để ngắm cảnh sunset và hứng gió,lúc bấy giờ đó là một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội chạy giữa hai hồ Trúc Bạch và Hồ Tây,tầm mắt của bạn trải dài tới đường chân trời,phố xá lưa thưa vắng người,cây cối um tùm mát mẻ.. còn bây giờ thú thực tôi không dám đi qua con đường này để về nhà mặc dù là từ chỗ tôi làm việc về nhà thì con đường này là con đường gần nhất,mặt nước Hồ Tây bị lấn chiếm và nhỏ đi rất nhiều,từ đầu đường thanh niên đến cuối đường là gần chục cái nhà nổi,quán ăn,blok toàn bộ tầm nhìn ra hồ ...rồi thì là ô nhiễm tiếng ồn,ô nhiễm không khí do khí tải từ các loại phương tiện,cũng có thể anh quá quen với những thứ ô nhiễm này rồi nên anh không nhận thấy sự tồi tệ,nhưng chỉ cần chủ nhật anh đi đâu đó ra ngoại ô rồi đến chiều anh quay về trung tâm thành phố anh sẽ thấy rất rõ sự khác biệt này.(còn tiếp)
    having_bath
    u?c win_arc s?a vo 13:13 ngy 30/08/2005
  7. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    hề....hề......chỉ 1 vài năm ko xa nữa thì vùng ngoại ô của em và của các bác cũng "phố giăng mắc cửi,đường quanh bàn cờ " thôi.Lúc đấy muốn đi "đâu đó" như lời bác Having thì chỉ có lên vùng rừng núi dạo chơi với Tộc.Ở 1 quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì các đô thị lớn e rằng khó tránh được bệnh "Đầu To".
  8. ivannn

    ivannn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Urbain design là bước mấu chốt từ giai đoạn Quy hoạch đô thị sang thiết kế không gian, trước khi thiết kế kiến trúc công trình. Nói nôm na thi Urbain design là thiết kế không gian đô thị. Không gian đô thị bao gồm 2 mảng chính sau:
    - Không gian công cộng( public)
    - Không gian công trình có ảnh hưởng tới không gian đô thị.
    Ở các không gian công cộng thì thiết kế đô thị tác động triệt để từ tổng thể tới từng chi tiết, có thể hiểu đây là thiết kế cảnh quan đô thị, dưng mà không chỉ dừng lại ở thiết kế cây cảnh sân vườn. Mỗi không gian công cộng được phân tích nhu cầu của khu vực, đưa ra chức năng hoạt động, quy mô hợp lý và nhờ nhạy cảm không gian của KTS để đưa ra thiết kế không gian.
    Về yếu tố của công trình có ảnh hưởng tới không gian đô thị, các dự án quan tâm tới yếu tố này từ giai đoạn thiết kế quy hoạch với tỉ lệ 1/2000, đưa ra quy mô và loại hình công trình: khối tích, tầng cao, mô hình ở hay hoạt động công cộng,.... nhằm đảm bảo hài hoả cảnh quan đô thị cũng như hợp lý về các mô hình đầu tư. Tiếp đó khi chuyển sang thiết kế đô thị ( thông thường ở tỉ lệ 1/500) người ta quan tâm tới quan hệ khối tích giữa các công trình, quan hệ từ bản thân công trình với không gian đô thị kề nó như: đường phố, công viên, sông suối,.... và chú trọng phần không gian Chuyển Tiếp( đối với nhà ở là không gian tầng trệt dành cho nhu cầu giao lưu giữa trong và ngoài công trình ), các thành tố kiến trúc của công trình liên quan tới đô thị nhu phong cách kiến trúc,tỉ lệ mặt đứng, tầng cao, màu sắc, chi tiết kiến trúc, và cả chi tiết tham gia vào kiến trúc như: biển bảng quảng cáo, mái hiên Phú Thành, bồn hoa cây cảnh,.....
    Theo tôi biết hiện nay có 2 xu hướng TKDT lớn, đó là Châu Âu và Bắc Mỹ. TKDT ở châu Âu thì quan tâm tới phân tích các yếu tố xã hội, kinh tế,...từ giai đoạn Quy hoạch Vùng, quy hoạch tổng thể để đưa ra Đề xuất quy hoạch chi tiết, sao đó nhờ vào khả năng nhạy cảm của KTS để đưa Đề xuất đó ra Không gian. Xu hướng này chú trọng kinh nghiệm và khả năng phân tích và design của KTS.
    TKDT ở Bắc Mỹ theo xu hướng Duy Lý triệt để. Các phân tích từ quy hoạch và khảo sát đô thị đều được đưa ra các bản biểu, đưa ra tỉ lệ , con số nhằm có thông số tổng hợp khách quan để đưa ra đề xuất cho Thiết kế đô thị.
    Nhìn chung cả 2 xu hướng nay đều gắn liền với các giai đoạn quy hoạch và phân tích đô thị với sự có mặt của các bộ môn khác( đô thị mà) với 1 bước nhảy mang tính quyết định từ QH sang Thiết kế Không gian. Như vậy vai trò của KTS là không thể thiếu được. Việc tổng hợp các phân tích từ không chỉ phân tích kiến trúc đòi hỏi KTS TKDT có kiến thức xã hội học, kinh tế,.... và bằng nhạy cảm nghề nghiệp đưa được tổng hợp đó thành thiết kế là yếu tố hàng đầu cho TKDT.
    Xin được có một số ý kiến tiếp nối với bài viết rất tốt của bạn ?
    1. thiết kế đô thị
    1.a thiết kế đô thị là một bước tiến lớn của côgn cuộc tiêu chuẩn hoá các hoạt động xây dựng (được thíêt kế bởi các nhà quản lý và dành cho đối tưọng là các nhà thiết kế)
    Urban design là thiết kế hình ảnh đô thị. Đúng như vậy, từ trước tới nay, chúng ta đã có lỗ hổng ở đây và mọi người trong giới kiến trúc tham vấn cho các nhà quản lý như vậy, phải bổ xung phần thiết kế đô thị trở thành một bước không thể bỏ qua của quá trình thiết kế quy hoạch, cũng là một bước nhằm cụ thể hoá tới mức cao nhất có thể của ý tưởng xây dựng đô thị. Rõ rang, trước đây và ngay cả lúc này, với hệ thống quản lý lỏng lẻo, hụt hẫng kiến thức chuyên môn, không được trang bị một công cụ pháp luật cụ thể và đủ mạnh để đáp ứng việc thực thi quy hoạch đô thị theo được đúng với ý tưởng thiết kế của quy hoạch gia ( nên biết là ngay cả khi các thiết kế này không có được chất lượng tốt đi chăng nữa thì việc tuân thủ triệt để thiết kế cũng đã là một thành công đối với đô thị ). Vấn đề là khi bắt tay vào thực hiện, các đơn vị chức năng luôn phải kiêm nhiệm, hệ thống quản lý chưa được chuyên môn hoá một cách sâu sắc, và luật lệ thì lộn xộn, chồng chéo mà về cơ bản thì lại thiếu luật trầm trọng. Trong một xã hội phát triển mọi mặt đặc biệt nhanh như hiện nay, thiếu công cụ luật pháp, đội ngũ cán bộ thì hụt cả lượng lẫn chất, kô thể hy vọng gì hơn. Thêm vào đó còn có cả vấn đề con sâu làm rầu nồi canh là nếu như một quy hoạch không đủ cụ thể tới mức có thể lợi dụng điều đó vào việc vụ lợi cá nhân, thì chắc rằng không bao giờ chúng ta có thể đạt đwojc điều mong muốn là các thiết kế quy hoạch sẽ được góp phần vào việc làm lợi cho bộ mặt đô thị, tất nhiên khi bộ máy thực thi cấp thấp có thể can thiệp vào một quy hoạch thì sẽ làm tha hoá một cách trực tiếp và rất nhanh đại bộ phận cán bộ không có chuyên môn sâu ấy, đây chỉ là một hệ luỵ mà có thể giải quyết cơ bản bởi việc cụ thể hoá tất cả những điều đó bằng luật quy hoạch. Thế cho nên mới nói rằng luật hoá các quy hoạch là một quyết định đúng, nó đảm bảo tính minh bạch cụ thể của đồ án, đảm bảo bộ mặt của đô thị được một đối tượng là kiến trúc sư chịu trách nhiệm, và bộ máy hành pháp cấp thấp chỉ việc tuân thủ chứ không còn quyền quyết định . Túm lại, cải cách hành chính( bao gồm bộ máy hành chính và thủ tục hành chính ) và cải cách luật pháp trên phương diện xây dựng đã và đang được tiến hành đã từng bước khẳng định hướng đi đúng của các nhà quản lý vĩ mô.
    Một số dẫn chứng bắt nguồn từ kinh nghiệm cá nhân của tôi :
    Kô phải vô lý mà trong định mức quy định rõ ràg TKĐT chiếm đến 28% đơn giá thiết kế quy hoạch chi tiết, trong khi thực tế theo quýêt định 06 và đơn giá định mức chi phí thíêt kế QH ban hành kèm theo của BXD thì đơn giá QH xây dựng chỉ tăng them có 18-20 %. Đừng nói là giới thiết kế QH mừng rơn vì được trả công hậu hĩnh hơn ,mà nên biết là nếu đúng theo những gì ghi trong nghị định 08 của chính phủ, công việc của kts thiết kế sẽ nặng nhọc hơn nhiều, có lẽ phải nói là giá trị thiết kế phí QH đã giảm từ 8-10% thì đúng hơn. Tuy vậy, những kts thiết kế qh sẽ được trao một công cụ mạnh giúp cho việc khẳng định chính xác hơn khả năng của chính mình, giống như là anh có them công cụ để khẳng định đứa con của anh sẽ giống anh chứ không giống ông chủ A ông quản B nữa. Giới KTS được trao quyền cũng đi đôi với nghĩa vụ, điều này yêu cầu kts thực sự phải có năng lực và tâm huyết với công việc.
    1.b thiết kế đô thị là gì ? hiểu như thế nào ? và cụ thể ra sao ?
    Đây là một vấn đề khá đặc biệt, qua các bài tham luận của các giáo sư đầu ngành kiến trúc quy hoạch mà tôi có dịp tiếp xúc (Hợp tuyển thiết kế đô thị - Đặng Thái Hoàng chủ biên) tôi hiểu rằng mặc dù phần nào đã thể hiện những bước tiến lớn, thì chúng ta vẫn còn gặp phải một số khúc mắc cơ bản trên cơ sở lý luận. Điều này không phải chỉ có chúng ta gặp phải mà thực tế là trên toàn thế giới các nhà lý luận kiến trúc cũng đang rất không nhất quán về định nghĩa cơ bản của tkđt.
    Trước tiên, thiết kế đô thị là gì? Tôi xin dẫn lời một người tôi rất than phục; Pgs.Ts.kts. Nguyễn Quốc Thông (ĐHKTHN) :Thiết kế đô thị hiểu theo nghĩa hiện đại là một khoa học ứng dụng có nhiệm vụ hiện thực hoá những ý tưởng tạo hình không gian đô thị ở nhiều cấp độ khác nhau.
    (còn tiếp_ vì NET của tôi đang rất tệ, dis liên tục)
    Được ivannn sửa chữa / chuyển vào 18:44 ngày 01/09/2005
  9. firer_man

    firer_man Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    1.239
    Đã được thích:
    0
    tôi biết hiện tại ở VN, người ta đang sửa lại quy trình thiết kế quy hoạch, phần thiết kế đô thị đang đươc quan tâm đặc biệt. Đây là một điều hết sức mới mẻ ở VN. Tôi biêt trong TP HCM có đồ án thiết kế Hồ con rùa làm theo quy trình TK đô thị. Bạn nào biết cái hồ sơ này thì pót lên cho anh em tham khảo học hỏi và cùng nhạn xét bình luận....
  10. TuVaHangTong

    TuVaHangTong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Hai trường phái TKDT Châu Âu và Bắc Mỹ, theo tôi hiểu, có thể ko chính xác lắm, có sự khác biệt mà bắt nguồn từ 2 khái niệm: Urban prorect và urban design.
    Urban project bao gồm cả quá trình nghiên cứu và lập dự án cho 1 urban project và giai đoạn thiết kế dự án ( Design )tuân thủ theo các bước sau:
    1. Nghiên cứu lập dự án
    - Xác định vùng đô thị dự định lập dự án( ví dụ muốn lập dự án cho 1 khu đô thị, lẽ dĩ nhiên phải xác định đô thị mẹ( tạm gọi là như thế như vùng, thành phố, thị trấn,...). Khi xác định được đô thị mẹ rồi thì tiến hành nghiên cứu nó để xác định vị trí cần thiết và có thể để tiến hành dự án.
    + Nghiên cứu ảnh hưởng vùng tới đô thị mẹ : Ảnh hưởng của dân cư, chính trị, giao thông,kinh tế,....
    + Nghiên cứu bản thân cấu trúc của đô thị mẹ, có thể nghiên cứu độc lập các vùng :
    . Trung tâm
    . Vùng lân cận trung tâm
    . Vùng lân cận urban
    . Vùng ngoại ô
    . Vùng nông nghiệp
    ............
    Ở các nghiên cứu này thủ pháp transect được ứng dụng nhiều trong các nghiên cứu về Hình thái đô thị, Kiểu hình học đô thị nhằm đưa ra được hình ảnh rõ nét, các đặc trưng của đô thị mẹ này.
    + Bên cạnh đó qua các phân tích về mật độ dân cư, về tập quán, lối sống,... và về các luật đô thị ban hành cho khu vực để củng cố cho các nghiên cứu về Hình thái và kiểu hình học ở trên.
    + Qua các phân tích cần tổng hợp được các yếu tố đặc trưng của đô thị mẹ:
    . Đặc trưng về cấu trúc giao thông đô thị
    . Đặc trưng về các mối quan hệ giữa không gian công cộng và các khu ở,...
    . Đặc trưng về loại hình công trình
    . Đặc trưng về mô hình, quy mô công trình
    ................................
    2. Mục đích của các nghiên cứu trên để nhằm xác định được những ưu điểm và nhược điểm của tổ chức đô thị, tất nhiên ưu điểm là để quan tâm học hỏi còn nhược điểm là để khắc phục và tránh mắc phải trong dự án sắp tới. Một điểm cần đặc biệt quan tâm là cách ứng xử của đô thị với các điều kiện tự nhiên của vùng như: khí hậu, địa lý, hướng nắng hướng gió, các yếu tố tự nhiên như sông suối, núi đồi,...., và phân tích lý do tại sao? Đây là tiền đề quan trọng cho các đề xuất sau này về hướng phát triển cho đô thị và giúp cho việc lựa chọn vùng dự án chính xác, hiệu quả, tránh việc suy đoán duy ý chí trong " Quy hoạch định hướng"
    3. Đưa ra hướng phát triển cho đô thị mẹ:
    - Hướng phát triển
    - Cấu trúc đô thị: Đô thị hình tia, đô thị hình dải,....
    - Loại hình chức năng đô thị ưu tiên: Ở, công cộng, công nghiệp, ....... và hình thức quy mô cảu các chức năng này.
    - Mật độ cho các vùng đô thị sẽ phát triển cũng như mật độ cần thiết cho đô thị mẹ
    - Tiếp đó lựa chọn các vùng dự án cần can thiệp. Có thể nói giai đoạn này hoàn tất cho quá trình phân tích và chứng minh tính chính đáng của dự án cũng như đưa ra nhiệm vụ thiết kế sơ bộ cho dự án Thiết kế đô thị.
    4. Khi đã lựa chọn được vùng TKDT, tiến hành công việc thiết kế, ở giai đoạn này rõ ràng KTS phải là nhân vật trung tâm như ở bài trên đã nói, công việc bao gồm 2 phần chính:
    - Thiết kế không gian công cộng
    - Thiết kế và khống chế các chỉ tiêu cho các công trình trong tổng thể đô thị. Các bước chi tiết hoá và đẩy sâu hơn không gian bên trong sẽ là nhiệm vụ của các KTS công trình.
    ............................................................................................

Chia sẻ trang này