1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CNSH là gì??

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 20/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    CNSH là gì??

    sorry, tui fai chuyển nó thành một topic mớii, chứ để trong cái topic cũ e không hợp

    chuyện phân chia CNSH va SH cũng vậy, ở trong trường DHKHTN của Sàigon cũng i xèo một thời gian, phản đối thì không phản đối, vì đó là xu hướng tất yếu của phát triển xã hội của khoa học việt nam; nhưng người ta ngán ngẫm ở chỗ những người "sáng lập" đã làm việc chẳng tí Công Nghệ gì hết. Giờ thì lứa SV mang nhãn CNSH cũng sắp ra đời. Mà SV ngành CNSH thì lúc nào cũng ở trạng thái "trên mây" vì cứ cho là xịn nhất, giỏi nhất và "có khả năng làm đảo lộn trật tự cuộc sống con người" (nghe mà não ruột, giống nhu Sv Kiến trúc từng bạo miệng tuyên bố "cả thế giới nằm trong tay dân kiến chúng ta"). Tôi không chê SV ngành CNSH, và cái "ý thức hệ" đó là do các thầy các cô của họ "truyền đạt" mà thôi.

    Cô Bách Hợp là quản trị viên của box này có phải là dân CNSH không ??? hay là Sinh học, nên thẳng thắng thú nhận xem. Và nếu cô bới giận dữ vì những gì tôi đã viết thì cô thử bình tâm và giải thích thật rõ ràng tại sao cô đặt tên cái box này là CNSH và cô thử kiểm điểm lại hoạt động trong này (chủ yếu là nội dung bài viết) có cái gì thật sự là CNSH không? Còn nếu cô bận việc gia đình của cô thì thôi vậy (nhưng nhớ gõ vài chữ để mọi người biết rằng cô không "bỏ của chạy lấy người"), công việc tổng kết hoạt động của box để người khác làm. Cô có chút thời gian thì lâu lâu "chỉ đạo" vài cái để mọi người biết là cô vẫn đang tồn tại.

    Còn cô ễng ương cững vậy? cô đã tốt nghiệp chưa hay còn đang "mài ghế nhà trường", chắc là dân CNSH hả, vậy chúc mừng nghen (tại thấy cô "mê tín" chữ công nghệ quá, nên tôi nghĩ cô đang được "nung luyện" trong cái lò này). nếu đúng là cô là dân CNSH thì cô thử chứng minh xem, dễ thôi mà, cô thử lấy ví dụ về một hoặc một vài kết quả nghiên cứu ở VN mà cô cho đó là "thành quả trí tuệ của CNSH" để phân tích xem coi cái Công Nghệ nó nằm chỗ nào. Thì lẽ đương nhiên là vì tui chỉ là dân Biology thôi, nên muốn biết CNSH nó vuông tròn méo mó ra sao, nên mới cần cô chỉ giúp. Nếu cô có thời gian và trình độ, cô "chơi" thêm vài kết quả nghiên cứu của nước ngoài (đủ sức đọc tiếng anh không? nếu thiếu tài liệu nói tui, tui cung cấp cho).

    Còn anh Odanata là dân về sinh thái, tui cũng nhờ anh "marketing" chính ngành của anh đây, giản đơn thôi mà. chẳng hạn anh kể cho chúng tui nghe "trời xui đất khiến thế nào mà anh chọn cái ngành này", nhiêu đó thôi đủ để anh viết vài trang A 4 rồi. Rồi anh cho biết thêm, làm việc trong ngành này, anh có "lớn lên" được tí nào không (kiến thức, công việc đã cho anh những thành quả gì trong cuộc sống). Đó ông viết khéo khéo vô, bảo đảm sẽ có người chạy lại đòi làm "đệ tử chân truyền "của công đó, chỉ sợ ông không đủ sức để truyền đạt mà thôi. À quên, ông chịu khó viết có dấu nghen, chứ vừa đọc vừa đón mệt ghê. Hẹn ông weedkend này có cái để đọc của ông. ông thì tui tin là sẽ viết, chứ mấy vị CNSH lắm mồm kia thì không hy vọng đâu (có đủ sức viết đâu mà viết).

    hẹn gặp lại kỳ sao.
  2. bionline

    bionline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc các bài la hét của các anh (trong bài này và trong ''Mod của box nên từ chức'') mà cảm thấy rất buồn cười. ConCay có biết vì sao tôi cười không không? Mà thôi hỏi là hỏi vậy chức sự nông cạn, hời hợt cộng với một chút ngạo mạn ''ảo'' (ảo vì không có gì để ngạo mạn) và vài hạt ''nhiệt tình'' của anh thì không thể nào hiểu được vì sao người ta lại cười mình đâu. Thế anh có bao giờ soi gương và tự gọi mình là thằng NGỐC chưa ? Nếu chưa thì anh sẽ không lấy gì làm lạ khi người ta gọi mình như vậy. Nói anh đừng buồn, chứ những gì anh thể hiện trên đây đủ thấy anh gần như chưa đạt được những gì tối thiểu nhất của sinh học vì quan niệm của anh tưởng như là những ''đột phá'' nhưng thực ra rất ấu trĩ và thiếu tính logic. Nói một cách khác là anh không phải là dân Sinh học nói chung và Công nghệ sinh học nói riêng. Anh nên đọc nhiều vào, đọc và học theo nghĩa rộng lẫn hẹp rồi sẽ thấy vì sao tôi nói như thế nhé. Chào anh và hẹn gặp lại.
  3. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Co le viec xi va nhau la ai cung gioi thoi, hinh nhu nguoi Viet Nam khong may khi doan ket may.
    Cac vi nao cao sieu cai nhau thi da danh, dung loi toi vao chuyen do. Toi nghi nhung y kien gop y cho cai box nay cung it nhieu co phan dung, du rang viec lam no hap dan hon hay khong chang phai quy het cho mot ca nhan nao ca.
    Toi thi thoi thich tap trung vao viec chueyn mon hon, va cho du rang trinh do hay kien thuc cua toi cung cha co gi la cao sieu nhung cung la so thich (cha dam nhan la dam me) nhung cung la cai gi do ma tat ca moi nguoi o day co ve dang huong toi, hoac it ra la toi dang quan tam. Toi nghi la ai vao day thi cung mang theo nhung hanh trang do chu chang phai hung thu vao day de day do hay xi va ai ca. Toi thay neu tim kiem o day duoc su hop tac de thuc hien muc dich cua moi nguoi thi hay hon la cai co nhau kieu day. Tuy nhien, chuyen nganh va linh vuc nho o day qua khac nhau den muc ma cho du tuong nhu da tim duoc tieng noi chung nhung toi van cam thay don doc. Thuc ra toi khong tin la cai nganh Sinh hoc lai it nguoi hoc den the, toi cung chua biet chinh xac chung ta co bao nhieu thanh vien, va moi thanh vien dang lam ve linh vuc nao. Gia nhu chung ta co the tao lap duoc cac cau lac bo nho nho hoac cac hoi nho nho thi hay.Toi cung biet rang moi nguoi o day chac cung da la thanh vien cua cac hoi lon roi (kieu nhu hoi dang day sinh vat, hoi dong vat, hoi thuc vat, hoi hoa sinh Viet Nam hoac quoc te). Nhung neu chung ta doan ket va thanh lap, hoat dong nhu cac hoi nho nho thi toi nghi cung kha hay, kieu nhu hoi con trung hoc tre, hoi thuc vat hoc tre, hoi hoa sinh hoc tre... Chung ta se co nhieu dip de trao doi kinh nghiem, kien thuc va ca dung cu thi nghiem nua.
    Odonata
  4. bionline

    bionline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Rất lấy làm buồn vì tôi là người mới gia nhập, đang ở xa và thật sự chưa đóng góp gì cho box lại phải ra mặt đi nói những chuyện chẳng ăn nhập gì với chuyên môn. Nhưng quả thật thái độ thiếu thiện chí, không có tính chất xây dựng và ôm một quan niệm ''đột phá'' ấu trỉ một cách quá đáng của member có nick ConCay khiến nhiều người trong đó có phải giật mình. Tuy nhiên bên cạnh sự bức xúc ấy, và sau khi đọc (gần như là hết các topic mà các bạn đã post, hình như đã được gửi từ rất lâu rồi ) tôi thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại sự việc một cách nghiêm túc.
    Chúng ta xây dựng một forum có cái tên rất kêu trên một diễn đàn lớn cũng có cái tên rất nổ (Công nghệ sinh học/Trí tuệ Việt Nam) và ai cũng biết rằng, admin cũng như các thành viên quản trị khác không nhất thiết phải trả lời tất cả các chủ đề và dán một cái mác ''không chịu trách nhiệm''. Nhưng nếu phát sinh một vấn gây nhiều tranh cải và ''bỏ ngỏ'' một cách đáng tiếc như ''bàn về đơn vị so sánh giữa các nhóm sinh vật'' và nhiều vấn đề khác,... thì quả thật cũng cần một ai đó đưa ra một kiến giải thuyết phục. Nếu điều này quá xa tầm của chúng ta thì tại sao các quản trị viên không phải là người liên hệ với các nhà chuyên môn sâu (như mời và thành lập ban cố vấn chẳng hạn) điều này rất thường thấy ở các ''forumonline'' ở...ngoài Việt Nam. Như vậy người tham gia diễn đàn ngoài việc nêu, thảo luận các quan điểm,... còn được học tập nhiều điều bổ ích, có độ tin cậy cao và sẽ hứng thú hơn trong việc tham gia vào forum. Tôi cũng thiết nghĩ diễn đàn này nên đổi tên thành Sinh học chung cho mọi chuyên ngành sinh học (tất nhiên một phần hết sức quan trọng không thể thiếu là công nghệ) để mọi người cùng tham gia; chắc chắn sẽ đông, vui nhưng ... không hao và các thành viên có chuyên môn tốt ở các lĩnh vực thuộc sinh học khác như odonata, gent, vil, caygay, ... (theo ngày gửi bài thì các vị này vắng bóng gần hết) sẽ có điều kiện tham gia và làm thành lực lượng nòng cốt cho các mãng.
    Nói nhiều chỉ tổ khiến người ta nổi nóng nhưng quả thật nếu tham gia vào mà không học tập được điều gì mà lại nghe và chửi nhau loạn xạ thì xin Mod xoá giúp tôi cái nick bionline này
  5. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Đã hơn hai ngày tôi mở forum_257 ra đọc rồi lại đóng lại mà không buồn muốn viết bất kỳ cái gì, nhưng bây giờ đã là gần hết ngày, có lẽ cái dư âm của weekend đã qua (chặc chặc) đành phải viết vậy.
    Tôi vốn là dân hoạt động Đoàn với thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết , nổi tiếng với tài hùng biện và khả năng chọc giận người khác vì lối nói chuyện "sốc óc", và đến giờ bản chất tui vẫn không thay đổi. Nên tui cũng chẳng lạ lùng gì khi có người cũng nói chuyện sốc óc như tui (bioline là điển hình).
    Tôi đang du học ở Đức (học bổng tòan phần do Đức cấp), tôi không khoe điều này, mà nguợc lại cảm thấy TỰ HÀO (chứ không TỰ KIÊU) vì những gì tôi có được là do bản thân tôi nỗ lực, chẳng có một sự giúp đỡ gì từ phía Nhà nước Việtnam. Khi tôi sang đây, chẳng có một SV Việtnam nào trong trường tôi đang học cả, ngoại trừ tui ra. Vì vậy máu hoạt động như hồi còn là cán bộ Đoàn cảm thấy "bực bội" do không có chỗ hoạt động như ở VN. May mắn tìm được cái box này, và tôi đã theo dõi nó từ khoảng tháng 8/2002, nhưng mãi đến giờ tôi mới có thời gian để viết. Và bài viết đầu tiên của tôi lại là ... đòi mod của box này từ chức. Nhân đây cũng xin lỗi anh Odonaty vì anh đã bị "tên bay đạn lạc". Nhưng với bản thân tôi thì tôi không có lý do gì để xin lỗi với nội dung tôi đã viết. Và tôi sẽ còn viết những bài đại loại như vậy dài dài.
    Sinh học không phải là một lĩnh vực dễ học và dễ nói chuyện nếu chỉ mới xong Đại học chứ đừng nói là nếu chỉ mới bập bẹ năm 1 hay năm 2 đại học. Điều này mới nghe qua thì thấy có vẻ "sốc óc" nhưng sự thậy là vậy.
    Khi tôi viết bài Mod nên từ chức tôi đã có một vài ý tưởng để phục hồi hoạt động của forum, và điều đầu tiên là muốn xem coi cô Bách Hợp ra mặt sao thời gian bận chuyện gia đình bỏ bê forum đến tiêu điều thế này. nhưng đáng buồn thay, bặt vô âm tính. Có lẽ cô ấy cho rằng cái bài viết của tôi quá "mất dạy" nên không thèm trả lời. Nhưng tôi vẫn cố chờ xem sau. Khi nào cô ấy trả lời, tôi sẽ ... tính tiếp. Còn vẫn không trả lời ư, coi như tôi đành thắp vài nén hương "thành kính phân ưu" cô ấy vậy.
    Không riêng gì sinh học mà các lĩnh vực khác cũng vậy, VN đã bị thế giới bỏ xa đến hằng 30-50 năm. Hậu quả là sinh viên VN cứ mãi loay hoai học "cái mà các thầy có trong đầu" chứ làm sao có thể học "cái thế giới có". Vì vậy, khi ngành CNSH ra đời, người ta đã "mê tín hóa" cái ngành CNSH này và nhất nhất cái gì hiện đại hơn cái ... cổ điển là được gọi là CNSH. Tôi nói điều này không có mục đích chê bai cái ngành CNSH cả, vì đó là sự phát triển tất yếu của xã hội VN. Nói lạc đề chút xíu, ngành tui đang học ở Đức gọi là BioMed; ở Đức không có ngành BioTech, mà chỉ có các BioTech Company, và trong quá trình học, các SV thường được các công ty Biotech đến trường để "đặt hàng" và khi họ tốt nghiệp là có thể về các Biotech này làm việc ngay. Ngành BioMed là một trong ba ngành luôn được sự quan tâm của BioTech company (Thực vật, di truyền và biomed). Những gì SV học đều dựa trên nhu cầu của các Biotech sẽ cần. Nghĩa là các Prof của Đức dạy cái Xã Hội Cần chứ không "bảo thủ" như các thầy ở VN chỉ dạy cái các thầy có. Nói như vậy để thấy tôi cũng sẽ là người trong lĩnh vực Biotech trong tương lai. Điều mà tôi muốn nói đó là ở đây người ta không mê tín hóa cái CNSH như ở VN. SV Đức được dạy rằng không có cái cổ điển, sẽ chẳng có cái hiện đại. Và Biotech chỉ là những nơi áp dụng những gì mà trường ĐH đã nghiên cứu (Biotech is where university meets company), một khái niệm thật giản dị, dễ hiểu. Nên chương trình họ học cũng cơ bản như chương trình hồi tui học đại học. Chỉ có khi họ làm Diploma hay Ph.D thì căng hơn, cao hơn, chuyên môn hóa, chuyên sâu hơn mà thôi. Ví dụ, để làm tiêu bản embryo development, tui phải ôm cuốn sách Atlas of mouse embryo mà học và phải thuộc từng chu trình phát triển của cái phôi chuột ấy y như hồi tui học năm 1 năm 2 phải vẽ tiêu bản mẫu vật (2 năm trời học động vật, thực vật từ đại cương đến giải phẫu đã giúp tôi rất nhiều khi đụng lại cái vụ embryo này).
    Tui quay lại với vấn đề CNSH ở VN một chút, tui đã nói tui không phản đối CNSH của VN vì đó là xu thế bắt buộc phải có để XH Việtnam phát triển, điều tôi thấy tiếc nuốc là các bạn SV Việtnam đang học cái ngành CNSH thực sự không hiểu "nó là cái gì". Sự thật mích lòng, nhưng đó là sự thật. Điều này cũng hơi tế nhị, nên xin gác lại. và nếu bạn nào muốn làm sáng tỏ, tui xin sẵn lòng.
    Hoạt động ở cái box này chỉ mói dừng lại ở việc là "cắt các bài báo ở đâu đó về mảng tin khoa hoc (sinh học) rồi dán lên cho mọi người đọc" chứ chưa đẩy được lên mức là biện luận, đánh giá, phân tích cái đúng cái sai trong những mẩu tin đó. Nghĩa là chúng ta chưa biến cái của thiên hạ thành cái của mình. Để làm được chuyện đó không phải dễ, nhưng cũng không khó. Chỉ cần chịu khó một chút là được.
    Mảng hoạt động thứ hai là dạng tranh luận (như ông odonata), tiếc là mảng này kém quá do không ít người cùng chuyên ngành. Ngay như tui muốn nói chuyện về cytoskeleton có ai không?? ý kiến đưa ra là mời các chuyên gia đầu ngành cùng tham gia là không khả thi. Vì sao thì xin miễn bàn.
    Mảng hoạt động thứ ba là dạng Hỏi_Đáp, không dễ, vì để giải đáp các câu hỏi đó, đâu phải cứ học sinh học là được. Xin lỗi, phải có kiến thức của chuyên gia mới có thể làm được.
    Mảng hoạt động thứ tư là dạng truyền đạt kinh nghiệm học tập, kinh nghiệm nghiên cứu, cái này là cái nằm trong tầm tay chúng ta và dễ dàng có được. vậy tại sao không phát huy nó?. Tui sẽ nói chi tiết hơn vào lần sau.
    (tôi mỏi tay quá rồi, stop here, hẹn kỳ sau)
  6. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến các bạn đều nói lên đúng thực trạng của box. Thành viên của box còn nhiều người chưa am hiểu về công nghệ sinh học, chỉ mới ở mức tìm hiểu cơ bản và có chút yêu thích. Một số khác thì chưa tâm huyết lắm với box dẫn đến box càng lúc càng vắng lặng. Thật đáng buồn thay.
    Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OCDE) đã định nghĩa :
    Công nghệ sinh học là việc áp dụng các nguyên lý khoa học và kỹ thuật để biến đổi vật chất bằng các tác nhân sinh học nhằm cung cấp sản phẩm và các dịch vụ". Các tác nhân sinh học chính là vi sinh vật, tế bào thực vật và các enzim. Sản phẩm và các dịch vụ chủ yếu có liên quan với nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.

  7. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Đây rồi, tôi cũng đã nghĩ là không tham gia thêm vào chủ đề này nữa nhưng quả là chúng ta cần phải ngồi lại một chút với thảo luận hơi mang tính xã hội học này. Tôi sẽ bắt đầu bằng việc phản đối hay không công nhận sự liên quan nhất thiết giữa hoạt động đoàn và vấn đề khả năng hùng biện. Tôi cho rằng việc không tham gia các hoạt động đoàn không hề làm ảnh hưởng chút nào tới việc thuyết phục hay bảo vệ ý kiến của mình trước đám đông. Không tự nhận là người có chút khả năng hùng biện nào cả, tôi là người không hề thích thú với bất cứ hoạt động đoàn thể nào, tuy nhiên tôi rất thích những buổi thảo luận khoa học, nó giúp mọi người hiểu rõ hơn vấn đề và đơn giản là ở đó chân lý được làm sáng tỏ hơn và phổ biến rộng rãi hơn.
    Nhân thể tôi cũng giãi bày chút tâm sự kể về lý do tại sao tôi lại không chạy theo cái mốt của thời đại như các bạn trẻ bây giờ, không phải với mục đích lôi cuỗn, thu hút hay quảng bá gì cho những chuyên ngành tôi đã học, tôi khẳng định là như vậy, tôi chỉ mong là có thể góp phần mở ra được một góc nhìn thoả đáng hơn đối với chuyên môn của chúng ta.
    Khi mới tập tễnh bước chân vào truờng, tôi cũng như bao người khác, cũng muốn được học hành, khám phá, được thể hiện mình ở một lĩnh vực mà giưới con mắt của một đứa sinh viên năm thứ nhất, đó là những lĩnh vực cao siêu, đầy dẫy những ứng dụng bất ngờ. Nào là chế phẩm này, chế phẩm nọ, những sản phẩm có thể làm đảo lộn cả cuộc sống hiện tại và là động lực cho một buớc nhẩy của một xã hội. v.v... Tôi cũng hững thú với việc học những cái xã hội đang quan tâm, mang tính ứng dụng cao (tóm lại là có vẻ gần gũi với mảng công nghệ). Nhưng tất cả điều đó đã thay đổi hoàn toàn khi tôi bắt đầu nhũng bài học đầu tiên ở bộ môn thực vật học. Không giống với những chuyên ngành khác, không có những thiết bị hay máy móc hiện đại, cũng không có phòng thí nghiệm với những ống nghiệm, máy ly tâm, cái nhỏ nhất chúng tôi có thể quan sát chỉ là băngc một chiếc lúp 2 mắt. Khi mà ở các bộ môn khác, nguời ta làm việc rôm rả, vui nhộn, thời gian chính xác dến từng giây thì ở bộ môn thực vật, mọi thứ chuyển động rất chậm rãi. Trên bàn làm việc ngổn ngang những mẫu vật, chính xác hơn đó là một đống là khô (duới cái nhìn của bất cứ một kẻ nghiệp dư nào). Công việc thì tưởng như đơn giản, chỉ là so sánh, quan sát, gắn tên. Và việc mà mang tính hoạt động nhất đó là buộc hoặc mở những bó mẫu vật cũ kỹ, bụi bặm. Nhưng phải nói là chính ở nơi đó, tôi đã bắt đầu hiểu được nhiều điều, từ những việc nhỏ nhặt như, cách buộc mẫu vật, trình bày mẫu vật, dán nhãn cho mẫu hay cách quan sát, đưọc học về các nguyên lý và nguyên tắc của việc thu mẫu, xử lý mẫu vật, làm tiêu bản, các quy ước đặt tên latin, (danh pháp và quy luật của tiếng latin trong việc gán tên)... Nhưng ngay cho đế cả lúc đó, tôi vẫn chưa hiểu nhiểu rằng người ta làm như thế để làm gì. Những điều sâu xa hơn thì tôi lại được học rất lâu sau đó. Đó là khi tôi va chạm nhiều với thiên nhiên, với các lĩnh vực khác và tôi nhận thấy, cái công việc của những người thầy tôi lúc đó tưởng chừng rất thô sơ, đơn giản nhưng lại là khởi nguồn của những nghiên cứu mang tính ứng dụng rất cao. Tôi không phủ định yếu điểm của công việc nghiên cứu ở Việt Nam là mang nặng tính lý thuyết, thiếu quan tâm tới nhu cầu của xã hội, nhưng ngay cả ở những nước phát triển khác thì việc tiếp cạn với những bộ môn thực vật học, động vật học hay ở các phòng bảo tàng động thực vật thì cũng không hiện đại hơn chúng ta là mấy, và lúc đó dù rằng chưa tin nhưng tôi vẫn được thầy tôi dặn rằng, các ngành công nghệ cao rất kém so với các nước khác nhưng chính khoa học cơ bản là nơi mà chúng ta và họ không có nhiều sự chênh lệch hơn cả. Có thể họ đã am tường về khu hệ động thực vật ở nước họ, nhưng không một chuyên gia nào dám khẳng định điều này ở cái nươc nghèo đói và xa lạ như chúng ta. Và người ta sẽ còn đi tìm những chế phẩm sinh học quan trọng ở những khu rừng rậm nhiệt đới bắt đầu bằng chính những cách mà chúng tôi đã học lúc đó. Và với lòng nhiệt huyết của một đứa sinh viên chưa biết gì, bảo sao làm vậy, tôi đã liều lĩnh và bắt đầu tiến hành những phân tích thô sơ về sự đa dạng của thực vật có hoa ở Lạng Sơn. Càng phân tích mẫu để đánh giá thì tôi lại càng bị lôi cuốn vào mối quan tâm đến các mức độ tiến hoá, về nguyên nhân hình thành loài, nguyên nhân của sự hưng thịnh và suy tồn của một nhóm loài, tôi cảm thấy tôi đã tiếp cận với những quan niệm mà khi học tôi thấy chỉ mang nặng tính lý thuyết. Có thể nói lúc đó tôi đã thật sự thấy hết những ý nghĩa và cái hay của mớ lý thuyết (khi nghe qua tưởng như chả có tính ứng dụng nào cả). Càng học và càng đi thực địa nhiều, tôi càng cảm thấy vui vì tôi đã có thể làm cái điều mà nhiều người không biết tới, đó là khả năng gọi tên được thiên nhiên, hoà mình vào thế giới của cây cỏ và hoa lá... Rồi một lần, khi tôi đọc được cuốn giải phẫu hình thái của thực vật có hoa của Taktagian gì đó (tôi cũng chỉ biết ông này là một nhà thực vật học người Nga), tôi đặc biệt bị thu hút bởi cái giả thuyết về loài cây có hoa đầu tiên được truyền phấn như thế nào, có lẽ đã có một con bọ cánh cứng thích ăn phấn hoa của những cây lưỡng tính đầu tiên, với lá đơn mọc cách, thân gỗ, bó mạch đơn giản, thường xanh... chúng đã trở thành thuỷ tổ của cái thế giới đa dạng và phong phú của thực vật có hoa hiện tại, cũng là nhờ một mối quan hệ thân thiết với những con bọ cánh cứng tham ăn. Vậy là tôi bắt đầu để ý đến nhóm côn trùng từ đó. Dù đó chỉ là một trong những nguyên nhân khiến tôi chuyển sang học về côn trùng học (còn nhiều nguyên nhân khác nữa ví dụ như việc người ta mua bán những con con trùng đặc biệt nào đó với giá rất cao cũng đã kích thích lòng tham của một đứa sinh viên tôi lúc bấy giờ...). Khi học về côn trùng học, tôi mới thật sự thấy được thêm nhiều ứng dụng của khoa học mà trước nay người ta vẫn cho là chỉ toàn lý thuyết suông. Ngay trong lĩnh vực về y tế, côn trùng học chiếm một vị trí quan trọng và nhiều khi người ta không còn cách nào khác ngoài việc buộc phải tìm hiều về đời sống của một vài con muỗi hay ruồi ở những nước nhiệt đới. Việc nghiên cứu vacxin hay ứng dụng các loại thuốc chữa đôi khi tính hiệu quả kém hơn rât nhiều so với việc phát hiện nơi đẻ yêu thích của một vài loài muỗi. Cũng suyt nữa thì tôi đổi hướng sang làm khoa học ứng dụng mà với kiến thức lý thuyết của khoa học cơ bản. Nhưng rồi cho đến nay, tôi vẫn còn cảm hứng khá lớn với những mớ kiến thức lý thuyết suông theo kiểu một số người vẫn gọi. Tôi có thể nói rằng, đôi khi người ta quyết định tìm hiểu một vấn đề không phải chỉ vì ngưòi ta thấy vấn đề đó đem lại ứng dụng gì cho xã hội, mà một phần là vì đeo đuổi những chân lý khoa học, một phần vì ngưòi ta sẽ tìm hiểu xem những hiểu biết đó sẽ ứng dụng như thế nào ở giai đoạn sau. Lợi ích nhiều khi nằm khuất sau những thứ tưởng như sẽ là đồ bỏ đi, vô tích sự. Tôi không phủ nhận những nghiên cứu "ngon xơi", khi mà lợi ích của nó được trông thấy rõ, nhưng tôi cũng muốn nói đến mặt thứ hai của khoa học ở Việt Nam (nó vừa mang khuyết điểm nhưng cũng có ưu điểm). Và tất nhiên rằng, không phải chỉ ở VN, người ta mới thấy những ưu điểm của nó. Tôi phải nói răng, chính ở Đức, nơi ông bạn nào đó ở trên đang học, là một trong những nơi có nhiều tổ chức hay cá nhân nghiên cứu về chuồn chuồn nhất châu âu (ông hãy hỏi họ xem có phải họ làm việc đó cho vui không?). Tôi có thể kể ra một vài ví dụ khác nữa về ngưòi ta ham thích nghiên cứu cơ bản như thế nào, không phải là ở những nước kém phát triển giống chúng ta, mà chính ở những cường quốc, người ta hình như lại rất khoái nghiên cứu cơ bản: Ở Nhật, Úc có nhiều chuyên gia về bọ cánh cứng, chuồn chuồn, ****.... Trung Quốc thì nổi tiếng với việc nghiên cứu khu hệ thực vật, đặc biệt là cây thuốc. Nga cũng có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khoa học cơ bản kiểu này. Còn Mỹ à, tôi thây danh lục khu hệ động thực vật của họ đồ sộ và rất chi tiết, không phải rằng những tổ chức nghiên cứu về thú ở Mỷ hoặc Anh là rất mạnh hay sao?. Vậy chúng ta thì sao, ngoài một vài bộ thực đọng vật chí từ thời Pháp, mà chúng ta lại đang quan tâm đến vấn đề nóng hổi của khoa học hiện đại, đó là ngành công nghệ hàng đầu của thế giới, trong tay chúng ta có gì, kiến thức của chúng ta về khu hệ sinh vật nước mình còn chưa có đủ? Không ai bắt chúng ta làm tuần tự như nước ngoài, nhưng có lẽ, tốt nhât chúng ta nên làm song song hai thứ, đừng bỏ qua kiến thức nền tảng. Tôi thiết nghĩ, cho dù quan điểm của giới trẻ (tôi cũng không tự xếp tôi vào giới già và cũng không có ý định lên giọng dạy bảo ai cả, tôi nói vậy cũng là để nhắc nhở chính mình) hiện nay thế nào, thì việc có hoài bão hay ước mơ đạt được những điều cao siêu trong khoa học cũng là một tham vọng đáng quý, nhưng tôi mong rằng có nhiều bạn không lãng quyên những ngành khoa học giản dị và "cũ kỹ", nó không phải là lĩnh vực đáng bị bỏ qua một cách tàn nhẫn và ngu xuẩn như vậy, chính ý nghĩ đó sẽ làm cản bước đường nghiên cứu của bạn.
    Tất cả trên đây chỉ là những tâm sự của tôi, một người nghiệp dư đã từng đuợc tiếp xúc với những nghiên cứu điều tra cơ bản. Có lẽ vào một dịp khác tôi sẽ nói tại sao tôi lại chọn chuồn chuồn làm đối tượng nghiên cứu tiếp theo của minh.

    Odonata
  8. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    cám ơn ông bạn ODONATA, bai viet cua ông xứng đáng được cho điểm 1000000000000000000 về lòng nhiệt tình của ông đối với khoa học và với cả các bạn trẻ nữa. Có lẽ sau khi viết bài này xong ông đã phải dùng cỡ nửa lít dầu nóng để xoa bóp bàn ta ngà ngọc của ông vì ... mỏi quá (tui cũng vậy thôi). Chuyện nghiên cứu cơ bản, hôm nào rãnh tui sẽ viết tiếp với ông. Tui nghĩ ông nên cắt bài viết của ông ra và đưa sang một topic mới, với tiêu đề đại khái "vì sao tôi thích làm khoa học cơ bản". Như vậy sẽ hay hơn là để trong này, Ok.
    còn các anh chị khác, ai có những "buồn vui trăn trở" với nghề làm khoa học hay không? cùng nói để mọi người cùng biết và từ đó có thể giúp các bạn trẻ sẽ có một cái nhìn mới hơn về khoa học. Nên lắm chứ. Làm được điều này "Tổ Quốc Ghi Công" các anh các chị đấy
  9. daicaruoi

    daicaruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    bác concay qua Đức được bao lâu rồi nhỉ? có quá lâu lắm không? tuy nhiên có vẻ bác rất có nhiệt huyết đấy, nhiệt tình đóng góp và cũng nhiệt tình sỉ vả dân CNSH ở VN nữa.

    tui là dân CNSH trường Tự Nhiên TpHCM nè, nhưng tui không thấy mình có chút gì là "trên mây" như bác nói cả. tui tốt nghiệp, ra trường và đang sử dụng những kiến thức được gọi là CNSH vào công việc của tui rất tốt, vậy sao gọi là trên mây được???
    tui mới tham gia web, đọc nhiều bài viết của bác, thấy có tí chút khâm phục vì kiến thức tương đối rộng của bác, nhưng nói cho cùng "có tài mà không có đức" thì cũng đáng bỏ đi. bác có tài, tương lai bác có thể làm lãnh đạo đâu đó, nhưng chẳng có ai làm lãnh đạo tốt nếu không nhận được sự hợp tác từ mọi người.
    lúc rời trường cấp 3, tui chọn CNSH vì bị mê hoặc bởi những thành tựu vĩ đại của CNSH trên thế giới, nhưng khi rời ĐH, tui bị thuyết phục bởi ý nghĩ: cố làm sao đóng góp chút gì cho xã hội bằng những kiến thức hiện có của mình và không wên nâng cao nó hàng ngày (đừng nghĩ tui lý tưởng hoá chuyện đóng góp cho xã hội, nhưng với tui, tui tin đời công bằng lắm, mình cho thì sau đó sẽ nhận, bằng cách này hay cách khác mà thôi).
    về cái "ý thức hệ" mà bác nói đó, tui có câu này: "anh không thể làm được gì to tát nếu lý tưởng của anh tầm thường".
    bác có kiến thức chuyên ngành rất sâu, nhưng tuy thấy bác còn nông cạn quá, bác đem nước Đức hiện tại ra để so sánh với VN, có lẽ bác chỉ biết đã gọi là CNSH thì phải to tát lắm, thì phải tạo ra cừu Dolly nhân bản, thì phải là giải trình tự bộ gen người hay sao? bác không là dân CNSH, sao bác biết trong đầu dân CNSH chúng tôi nghĩ gì? bác muốn biết một vài thành tựu của CNSH VN thì tui cho bác biết nhá:
    Giáo Sư Cương cùng các cộng sự đã tiến hành cho sinh sản vô tính thành công trên bò.
    bác sĩ Phượng cùng các bác sĩ khác đã tiến hành cho thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm và đã thành công trong một số trường hợp.
    ngay tại trường KHTN TPHCM đã cho ra đời nhiều bộ kit phát hiện virus gây bệnh trên tôm sú.
    và còn nhiều, nhiều công trình nữa, với phần lớn những người làm khoa học ở VN thì đó là thành tựu của CNSH (trừ một số người như bác), tuy nó không làm lay chuyển thế giới, nhưng nó mang đến hạnh phúc cho một số con người ở VN, thế còn hơn...
    à, cũng xin nói luôn về khả năng đọc tài liệu bằng tiếng anh và lục tìm tài liệu trên internet của dân CNSH cho bác biết, nó không kém đâu nhá. chúng tôi đã được thầy cô để cho tự tìm hiểu về bài học cũng nhiều đấy.
    trong box này tui biết có một số bạn cùng lớp tui, nên nếu các bạn có ý trái ngược thì thảo luận nha.
    chút lời gởi bác concay, mong bác cập nhật thông tin chính xác hơn!
    biotechnology is biotechnology!
  10. tenderlion

    tenderlion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Ah... xin chào... lâu quá mới nghe giọng điệu của khoá 99 CNSH ĐHKHTN TPHCM. Bắt tay cái nào chiến hữu ...
    quả là một tin động trời... thầy Cương đã SINH SẢN VÔ TÍNH thành công một con bò hả ? Thế nghĩa là sao ? Thứ lỗi cho tui nếu mà tui hổng hiểu lắm, nghĩa là thầy đã CLONE ra một con BÒ ?? Trời ạ ? Sao tui chưa nghe tin này nhỉ ? Có thật không ? Nhưng tui cũng xin lỗi trước khi nói rằng tui hoàn toàn NGHI NGỜ về thông tin này, bạn biết được ở đâu thế ? tui nghĩ là cần xác minh lại, cũng như cái tin in trên sách giáo khoa cải cách môn Sinh học lớp 8 có một câu : Việt Nam đã thành công ghép da LỢN để trị bỏng cho người từ những năm 1960 ở miền Bắc", đã từng làm cho chúng tôi hoảng hồn, mất vía cho tới khi phát hiện ra , đó là việc đắp da lợn lên vết bỏng để giữ ẩm.
    Và tui cũng xin lỗi luôn khi không cùng quan điểm với bạn về một số chuyện : CNSH chúng ta tui đã có một số thành tựu, nhưng khá buồn khi phải công nhận rằng chúng ta đều làm theo những gì mà người ta đã làm và đã thành công rồi mà thôi. Nó đúng là đã góp phần rất nhiều cho việc hạ giá thành sản phẩm và cho sự phát triển của VN, nhưng nếu hài lòng ở mức độ này thì thật là ... chưa đủ. Giáo trình học của ngành CNSH rất cao, rất hiện đại, nhưng dường như thiếu mất phần cơ bản khiến cho người nghiên cứu cứ phải vừa đi tới, vừa quay lại để củng cố lại phần còn thiếu trong kiến thức của mình. Nếu đã từng tham gia vào công việc giảng dạy, dù chỉ một ngày, bạn sẽ thấy sự lúng túng trong việc biên soạn giáo trình và chương trình học, bạn sẽ thấy những đề tài nghiên cứu xa rời thực tế đến đáng ngạc nhiên, tình trạng thiếu thầy, thiếu lẫn thợ, khiến cho đôi khi công việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức ... hơn kỹ thuật viên một chút.... Nhưng nói chung, ta không tệ, và ta không thể mơ tới việc "đi trước đón đầu" hoàn hảo được, nhưng mà nếu nói hài lòng ở hiện tại , thì ... tui không đồng ý tí nào.
    Ah, và điều cuối cùng : nếu bạn để ý một chút sẽ thấy bài viết của hai đứa mình cách xa các bài viết khác trong topic này đến hơn 1 năm. Vấn đề thảo luận trong này đã cũ lắm rồi, một năm qua có biết bao thay đổi, tui nghĩ những chuyện xích mích đã khép lại từ 1 năm trước, nên đào sâu chôn chặt là hơn, giờ moi ra để nói, hình như là hơi lạc hậu rồi.
    Thân
    Bạn trai tôi có một người yêu tài sắc vẹn toàn! Tôi không buồn, vì đó là TÔI!
    Ta thế đấy, thì sao nào ?!!
    Được tenderlion sửa chữa / chuyển vào 23:39 ngày 10/03/2004

Chia sẻ trang này