1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CNSH Nông nghiệp - nuôi cấy mô quang tự dưỡng

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi giaotranquynh, 16/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuytuyet

    xuytuyet Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn!
    Tôi ko rõ lắm vê vấn đề bạn trình bày. Nhưng xin phép cho tôi hỏi:
    Các loại cây bất kì đều có thể nhân giống vô tính băng nuôi cấy mô phải ko? Nếu dùng các thuật ngữ ko đúng mong thông cảm.
  2. giaotranquynh

    giaotranquynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Chào bà con,
    Em vừa bảo vệ khóa luận tốt nghiệp vào ngày 28/7. Thế là rảnh rỗi rồi, lại tiếp tục chủ đề này nhé. Để bà con đợi lâu quá. hìhì
    @ xuytuyet: nếu mà nói tất cả các loại cây đều có thể nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô thì hơi chủ quan, nhưng có thể như thế thật. Tuy nhiên cần tìm ra điều kiện nuôi cấy thích hợp. Chẳng hạn, nếu nuôi cấy mô các loài cây gỗ hoặc cây tiết nhựa thì môi trường nên bổ sung than hoạt tính để giảm thiểu sự tiết phenol (khi ta cắt một đoạn mẫu và cấy vào môi trường thì chỗ vết thương sẽ tiết nhựa là bịt kín các bó mạch khiến mẫu ko thể hấp thu dinh dưỡng từ môi trường đc); nếu nuôi cấy mô các loài thủy sinh (như sen, các loài rong trang trí hồ cá...) thì đôi khi cần phải sử dụng môi trường rắn, phía trên đổ thêm 1 lớp môi trường lỏng cho điều kiện nuôi cấy tương tự như ngoài tự nhiên của cây. Một số loài cây cần nhiều khoáng, một số khác khi môi trường quá nhiều khoáng thì lại phát triển ko tốt... nói chung là có vô vàn điều cần quan tâm khi muốn nhân giống một loài cây trong ống nghiệm. Nhưng khi xét trên quy mô sản xuất lớn thì phương pháp này có rất nhiều ưu điểm. Chúng ta có thể kiểm soát dc các yếu tố môi trường, sâu bệnh; cây con đồng đều, giống nhau và giống cây mẹ.
    Em chỉ là một sinh viên mới ra trường nên không dám nói quá sâu và khẳng định đây là phương pháp tối ưu. Nhưng mọi người cứ đặt câu hỏi, e sẽ cố gắng tìm thông tin và trả lời sớm
    Thân ái.
  3. investip123

    investip123 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2007
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    mình đã thử trồng nấm rơm, khá hiệu quả
    Vừa tận dụng được rơm rạ, lại vừa có thêm thu nhập
  4. haiaubac

    haiaubac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    a. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
    - Đỉnh sinh trưởng (ĐST) là phần chóp đỉnh của chồi ngọn và chồi bên. Tách bằng kính lúp sau khi đã khử trùng mẫu
    - Mẫu được nuôi cấy trong môi trường bổ sung đủ dinh dưỡng khoáng và có chất điều hòa thích hợp: từ 1 ĐST -> 1 hay nhiều chồi -> phát triển thành thân, ra lá, rễ -> chuyển cây con ra vườn cho thích nghi điều kiện ex-vitro
    Nói chung theo kinh nghiệm cá nhân thì mình ko làm cầu kì đến vậy. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thường là để tạo cây sạch bệnh, kĩ thuật này rất khó thực hiện (hì hì, mình cũng chưa làm được bao giờ). Thông thường, mẫu cấy ban đầu lấy từ vườn, chọn đoạn thân gần ngọn sao cho nhìn thấy ở nách lá mấy chồi bên chưa nảy. Nếu mà chồi bên đã nhú dù nhỏ xíu thôi thì khi khử trùng cũng teo hết. Chọn mẫu vừa ý, đem về lặt bớt lá, nên dùng vật bén như dao để cắt, tránh làm dập thân thì khi khử trùng hóa chất sẽ không ăn sâu lắm. Lưu ý là lúc ngắt đoạn thân hay ngắt bớt lá thì phải chừa phần cuống dài 1 chút để sau này khử trùng bị ăn vào thì mình còn có chỗ mà gọt bớt đi, không thì cắt cụt ngủn ko cắm vào môi trường được =) . Mẹo: thường mình cắt đoạn thân sao cho có hình cái ná (chữ Y), phần chữ V ở trên là 2 đoạn cuống lá dư ra, phần I ở dưới là đoạn thân mà sau khi dc cắt ngắn bớt sẽ cắm vào môi trường. với mỗi đoạn thế này, cái chúng ta cần là đảm bảo an toàn cho 2 cái chồi nách. cắt như vầy cũng giúp bạn ko cắm ngược đoạn thân, 1 vấn đề nhỏ nhưng cũng làm đau đầu khi phải cấy số lượng lớn.


    Em không đồng ý lắm với bác về mục này. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng (meristem) là kỹ thuật đòi hỏi phải rất tỉ mỉ. Đầu tiên chọn cây mẹ, sau đó khử trùng và tách đỉnh sinh trưởng (kích thước rất bé, thường nhỏ hơn vài mm nên rất khó). Sau đó chuyển vào nuôi cấy ở môi trường đặc biệt để tạo Calus (mô sẹo). Cuối cùng là chuyển ra để nhân nhanh. Nói chung khó nhất của kỹ thuật này là chọn môi trường thích hợp và tách được đỉnh sinh trưởng ra, là phần mà chưa phân hóa ra Phloem hay Xilem (kiểu như là tế bào gốc ở động vật), như vậy mới tạo ra cây sạch bệnh được (vì quan niệm là Virus di chuyển theo mạch, nếu chỗ chưa phân hóa chức năng hay chưa có mạch thì virus không xâm nhập được). Còn như bác nói thì em thấy giống như là giâm cành trong phòng thí nghiệm trong môi trường nuôi cấy quá.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    em đang làm đề tài về phôi soma ở cây húng chanh. bước đầu tạo phôi, sau đó đưa sang điều kiện quang tự dưỡng cho phôi nảy mầm để đạt hiệu quả ex vitro cao hơn phương pháp truyền thống. hix, đi cả ngày dìa đúi như trái chúi. chỉ lăn đùng ra ngủ thoi =P

    Em thấy bác làm cái này hay đấy. Đây là bước đầu của việc tạo hạt nhân tạo. Nhưng hạt nhân tạo thì người ta đặt phôi vào trong môi trường dinh dưỡng cô đặc, sau đó magn ra gieo. Còn của bác thì tạo phôi sau đó chuyển sang môi trường nuôi cấy thích hợp và cho phát triển thành cây luôn, bác nhỉ? :D
  5. tranthe179

    tranthe179 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    người ta nuôi hạt phấn đơn bội để tạo ra giống mới dựa trên sự sinh sản của đơn tính đực của các hạt phấn đơn nhân tách rời hay trợ dưỡng cùng bao phấn chứa hạt phấn, ở một số loài đơn tính đực có ưu thế rõ rệt và phẩm chất ưu tú về năng xuất, khả năng chống chịu với một ddieuf kiện bất lợi nào đó ví dụ như thuốc lá đơn bội, nho đơn bội...trong khi đó ở những loài thực vật khác 2n, 3n, 4n lại có ưu thế hơn. Nói chung là phải biết lựa chon đới tượng nghiên cứu chứ không phải cứ vậy mà làm để rồi đề tài nghiên cứu xong, nghiệm thu và bỏ vào ngăn kéo
    tôi được đi ra nước ngoài nhiều ở đó nhà khoa học luôn gắn liền với thực tiễn sản xuất
    www.xanhvietbiotech.com
  6. gemini05

    gemini05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    hì chủ đề của bạn rất hay, mình cũng đang làm đề tài tạo phôi soma và cũng đnag có hướng ex vitro :D
    mong bài của bạn để trao đổi ^^

Chia sẻ trang này