Em thấy ở đây có nhiều anh chị chuyên ngành CNSH - Y - Dược. Vậy có thể cho em biết cầu nối giữa CNSH và ngành Dược được không? Ngoài ra, có thể chỉ cho em thấy mối quan hệ giữa Hoá Sinh và Sinh học phân tử được không?
Thực ra sự kết hợp giữa CNSH với ngành Dược đã có từ rất lâu rồi. Nguồn dược liệu phong phú nhất phục vụ cho ngành dược là từ tự nhiên, phần lớn là từ sinh vật. Ngày này, con người ngày càng quay về tìm các nguồn dược liệu có nguồn gốc tự nhiên. CNSH tác động vào sinh vật để mang lại lợi ích cho con người, trong đó có việc mang lại nguồn dược liệu cho ngành dược. Huyết thanh kháng nọc rắn là một ví dụ cho mối liên hệ giữa CNSH và ngành Dược, sử dụng sinh vật là ngựa để sản xuất. Nếu như là Sinh Hoá thì nó có mối liên hệ mật thiết với SHPT. Sinh Hoá là nền tảng phát triển SHPT, nó cung cấp cho SHPT các cơ chế hoạt động, đặc tính của các phân tử sinh học cùng các chất hoá học để SHPT có thể xuất hiện những kỹ thuật như PCR, RFLP...
liên hệ giữa CNSH và y dược học được biểu thị mạnh mẽ nhất qua cái gọi là biopharmaceutical. Chúng ta biết rằng phần lớn các hợp chất chữa bệnh chủ yếu là các hợp chất hóa học. Tuy nhiên trong suốt thế kỷ 20, người ta phát hiện, khám phá nghiên cứu và thương mại hóa cá sản phẩm có khả năng chữa bệnh ly trích từ sinh vật. Nhưng mạnh mẽ nhất là các chất tham gia điều hòa trong quá trình sống của tế bào và cơ thể, ví dụ isulin, interferone, interleukine, hormone, ... Khác với các chất gọi là second metabolisms (trao đổi thứ cấp) được vi sinh vật, thực vật sản xuất hàng loạt trong hoạt động sống (penicilne cũng được thuộc dạng này) còn các chất thuộc lĩnh vực biopharmaceutical bình thường cơ thể ít khi tạo ta, nhưng khi có sự rối loạn các con đường hoạt động sinh học, chúng được sản xuất nhằm tái lặp sự cân bằng này. Do vậy chúng không dễ dàng thu nhận, sản xuất thuơng mai. Nếu để sản xuất kháng sinh peniciline, người ta tuyển chọn giống nấm mốc Penicilum có hoạt tính cao, nuôi trong môi trường thích hợp, thì để sản xuất interferone, insuline người ta phải dùng các công nghệ kỹ thuật cao hơn (nôm na gọi là công nghệ sinh học), gen mã hóa cho sản phẩm biopharmaceutical được chuyển vô dòng tb đặc hiệu để sản xuất. Insulin vừa được kỷ niệm 20 năm ngày phát triển thành một biopharmaceutical product. Như vậy khác với pharmaceutical cổ điển là dùng "ngoại đánh nội" thì biopharmaceutical dùng chính "nội trị nội" có thể thấy quan hệ giữa CNSH-Y dược biểu hiện ở ít nhất 2 điểm điểm: - Y dược học đặt hàng cho Sinh học và CNSH nghiên cứu; các kết quả nghiên cứu trong SH, CNSH quay trở lại được ứng dụng trong Y dược học. Nên nhớ bất kỳ 1 kiến thức, kỹ thuật nào trước khi đưa vô giáo khoa y học phải trải qua thời gian kiểm định từ 5-50 năm. Nhưng với sinh học thì phải cập nhật liên tục - điểm chung của y duợc học và sinh học, cnsh là CON NGƯỜI, nói chính xác hơn là sức khoẻ con người. Mọi hoạt động hai ngành này đều nhằm nâng cao sức khoẻ cá thể, cộng đồng. Concay
Theo tôi dùng thuật ngữ "biotechnology medicines", hay là "products of pharmaceutical biotechnology" sẽ rộng hơn là dùng "biopharmaceuticals" để chỉ mối quan hệ giữa y dược học và CNSH vì: - Biopharmaceuticals bao gồm các therapeutic proteins (growth factors, hormones, antibodies..) và gần đây có thêm một số nucleic acids, - Trong khi đó biotechnology medicines bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học, bất kể chúng dược SX theo phương pháp CNSH cổ điển hay hiện đại. Như vậy các dược phẩm như antibiotics ly trích từ VSV trước khi thực hiện các bước tổng hợp hoá học, therapeutic proteins ly trích từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên (VD human chrorionic gonadotropin từ nước tiểu)..cũng được xem như là sản phẩm của CNSH.