1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai biết bài "Chôn Hoa" của Lâm đại ngọc trong phim "Hồng Lâu Mộng"không?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi VIETHUY80, 09/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lady_in_red82

    lady_in_red82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    0
    Ôi xời...Thì quý vị cứ lấy tôi ra làm Judas mà phỉ báng cũng chẳng vấn đề gì. Bạn nào đó bảo tại trình độ đọc của tôi lùn thì tôi cũng đành lòng vậy cầm lòng vậy chứ chẳng dám ý kiến ý cò gì. Tôi nghĩ vậy thì phát biểu vậy thôi ;-(
    Truyện HLM - theo cái trình độ cảm nhận lùn tịt của tôi - nó có giá trị nhiều đối với những nhà văn hoá học, xã hội học, ẩm thực học, phong tục học... Đối với Văn học Trung Quốc thì nó có giá trị mở đầu cho thể loại tiểu thuyết hiện đại. Nói chung nó có rất nhiều giá trị đối với các nhà nghiên cứu. Còn với tôi - một người đọc thuần tuý - thì nó rất kém hấp dẫn ! Tôi không thấy ở đó niềm tin vào những điều tốt đẹp như Hoàng tử bé, Cánh buồm đỏ thắm, không thấy ở đó sức mạnh tranh đấu tuyệt vời của con người như trong truyện của J London, không thấy ở đó nghị lực và cá tính như trong Cuốn theo chiều gió, nỗi bất công khiến người ta cay mũi như trong Hãy để ngày ấy lụi tàn...
    Mọi so sánh đều khập khiễng, tôi biết thế. Bác nào nói về chữ "tình" và chữ "si" trong HLM. Ừ thì nó có giá trị, tôi công nhận, nhưng nó không phải là gu của tôi
    *****************
    Tôi là khách qua đường. Em hãy nhận lấy ...
    ****************
  2. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13

    Cái kết thúc có hậu của truyện làm mất phần nào cái tên Hồng Lâu Mộng.
    Mộng, một giấc mơ, một hư ảo, thì cuối cùng cũng phải tan, phải tỉnh, phải biến, phải thay. "Dựng lều vạn dặm, cuộc vui nào cũng có khi tàn". "Bao nhiêu gia tộc lớn, có ai quá được một trăm năm".
    Họ Giả từ khi khởi đã được 100 năm, thì đến lúc phải tàn.
    Nếu truyện cho nhà họ Giả lại hồi phục: Giả Chính lại tập tước, Giả Bảo Ngọc có con để nối dõi, các vị ấy lại sung sướng (ít ra về vật chất), thì còn gì là giấc mộng nữa. Có chăng chỉ có mối tình Bảo Ngọc - Đại Ngọc là mộng, như thế chưa đủ. Hoá ra Bảo Thoa, các bà Vương, Hình, Vưu... vẫn oai quyền hống hách, thế thì làm sao họ thấm được ý nghĩa của Mọi việc đều là mộng.
    Cái kết thúc trong phim là kết quả của một sự nghiên cứu cẩn thận.
    Kim Lăng thập nhị thoa, tôi nhớ đã xem những bức tranh vẽ các cô trong những khung cảnh đặc trưng cho mỗi người.
    Lâm Đại Ngọc : hình ảnh chôn hoa, thương cho thân phận : cái chết khô héo cô đơn trong vườn trúc Tiêu Tương.
    Tiết Bảo Thoa : hình ảnh Quý phi đuổi **** đầy sức sống : trở thành kẻ nông dân tầm thường e sợ cả ánh nắng mặt trời.
    Vương Hi Phượng : Oai quyền đảm đang, kiêu sa sắc sảo : chết không lo nổi cho con gái và cho chính mình một cỗ áo quan.
    Xảo Thư : Tiểu thư vàng ngọc : bị mua bán bằng ngọc bằng vàng, đổi tay như hàng hoá.
    Nguyên Xuân : Hoàng phi cao quý đầy kẻ hầu người hạ : chết mà chẳng gặp được người thân.
    Ngênh Xuân : yếu ớt không chính kiến : chết vì sự vũ phu thô bạo nhà họ hổ
    Thám Xuân : Thực tế, không xa hoa : vào đúng vị trí là một Vương phi (dù là phiên bang)
    Tích Xuân : mờ nhạt., không quan tâm đến người khác : đi tu.
    Sử Tương Vân : hình ảnh vô tư ngủ quên giữa lùm hoa : bị vùi dập giữa chốn yên hoa.
    (Đoạn sau không nhớ lắm)
    Tần Khả Khanh : khả ái yêu kiều : chết trong sự thô bỉ loạn luân.
    Diệu Ngọc : tinh khiết thanh cao : (truyện) bị làm ô nhục.
    Chị dâu Bảo Ngọc : thủ tiết nhu thuận : thành đầy tớ nhà người.
    Người thứ 12 thì không nhớ có phải là Tiết Bảo Cầm hay Vưu nhị thư, Vưu tam thư hay ai...?
    Phim đã tạo nên một bối cảnh đúng là giấc Mộng ở kết cục : phần lớn ngược với những gì mà bản thân nhân vật và người khác nghĩ về họ.
    -----------------------------------------------------------
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
  3. HoaManLau

    HoaManLau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2002
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Tại sao có đến hai topic bàn đến truyện và phim HLM cùng lúc vậy ?
    Còn nhớ ngày bé tôi lục hầu như toàn bộ tủ sách gia đình, nhưng chừa lại bộ HLM dày cộp, dù biết rằng nó rât nổi tiếng và giá trị. Không hiểu vì sao, có lẽ vì lúc ấy hình ảnh của những hiệp sĩ nghĩa khí can vân, những nhà khoa học vĩ đại, những cuộc phiêu lưu kỳ thú hoàn toàn chiếm lĩnh đầu óc "trẻ thơ" của mình. Tuy nhiên, khi bộ phim do đài Truyền hình TW Trung Quốc sx (?) ra đời, nó đã gây ấn tượng mạnh với tôi. Từ việc coi qua loa ban đầu do cái thành kiến rất trẻ con là "coi thường" mọi thứ phim truyện tình cảm vớ vẩn, dần dần tôi đã bị bộ phim chinh phục. Hình ảnh những diễn viên tuyệt sắc, những bữa tiệc linh đình, vui nhộn, những buổi đi chơi trong vườn...như trong một thế giới thần tiên ở phần đầu và sự buồn thảm não nề trong phần sau, khi những thành viên trong gia đình lần lượt ra đi... gây cho tôi những cảm xúc trái ngược rất khó tả. Đến giờ mỗi lần khi chợt nghe lại ca khúc trong phim lòng tôi lại dâng lên một nỗi niềm bâng khuâng man mác (không ngờ hồi bé mình lại lãng mạn thế !).
    Về kết thúc của truyện, tôi cũng như bạn Hồng y nữ... (hiệp or lang ? ), chỉ đọc truyện rất lơ mơ nên không dám có ý kiến, nhưng với kết thúc của bộ phim, theo ý kiến của một số người lớn trong gia đình lúc đó thì phải nói rằng đó là phần dở nhất của bộ phim. Khi coi phim tôi cũng bị sốc trước cảnh một Vương Hy Phượng lộng lẫy, tài hoa, uy quyền ngày nào lúc nằm xuống bị lôi đi xềnh xệch như ...xin lỗi, một con dog ! Rõ ràng tư tưởng phê phán những mặt tiêu cực của chế độ phong kiến đã được đưa vào phim một cách quá lố đến mức cực đoan, gây phản cảm cho người xem. Phải chăng những gì Phượng Thư, Thám Xuân, Tương Vân... làm lúc sinh tiền đáng để cho họ được "hưởng" một kết cục bi thảm đến mức như vậy? Tôi chợt liên tưởng, dù rằng rất mơ hồ, đến hình ảnh những địa chủ, dù là không làm gì ác, cũng bị đem ra đấu tố để rồi chết một cách nhục nhã và oan khuất. Việc "tuyên truyền" (hiểu một cách "tế nhị" ) này rõ ràng làm ảnh hưởng đến giá trị của bộ phim đến mức có người nghi ngờ rằng không biết có phải do làm phần đầu quá công phu, hoành tráng đến nỗi kinh phí làm phim cạn kiệt hoặc bị cắt hay không mà đạo diễn làm phần sau lại bôi bác đến như thế !
  4. Butterfree

    Butterfree Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Ừ đúng là phần nhạc trong phim quá tuyệt.
    Em mới học lớp 12 nên không dám bàn nhiều về ý nghĩa truyện, cái này có lẽ về sau khi trải đời sẽ vỡ ra từ từ.
    Nghe bác Chitto nói về Kim Lăng thập nhị thoa chính sách thấy khá thú vị. Trong truyện Tào Tuyết Cần thực ra chỉ phác hoạ 11 người thôi bác ạ. Đây em post lên nhá (Bản dịch của Vũ Bội Hoàng và Trần Quảng).
    **************
    HỒI THỨ NĂM
    Chơi cõi ảo, mười hai thoa chỉ đường mê
    Uống rượu tiên, mộng lầu hồng diễn thành khúc

    ........
    Chợt thấy có một cái tủ đề: "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách".
    Bảo Ngọc hỏi:
    -Sao gọi là "Kim Lăng thập nhị thoa chính sách"?
    Tiên cô nói:
    -Tức là quyển sổ ghi mười hai người con gái đứng đầu trong tỉnh anh, cho nên gọi là chính sách.
    Bảo Ngọc nói:
    -Người ta thường nói Kim Lăng rộng lắm, làm sao chỉ có mười hai người? Ngay trong nhà chúng tôi, trên dưới cũng đã có hàng mấy trăm người rồi!
    Tiên cô mỉm cười nói:
    -Con gái trong tỉnh anh rất nhiều, nhưng đây chỉ biên những người nào cần biên thôi. Hai tủ để hai bên là hạng thứ nhì. Những hạng tầm thường thì không cần biên vào.
    Bảo Ngọc lại xem đến cái tủ đề "Kim Lăng thập nhị thoa phó sách", rồi lại có một cái tủ nữa đề "Kim Lăng thập nhị thoa hựu phó sách". Bảo Ngọc giơ tay mở tủ, thấy một bức vẽ, trên bìa không phải là nhân vật, cũng không phải là sơn thuỷ, chẳng qua màu mực lờ mờ, trên giấy đầy những mây đen mù đục mà thôi. Sau có mấy hàng chữ:
    Trăng trong khó gặp, mây đẹp dễ tan,
    Lòng sao cao quý, phận lại đê hèn,
    Tinh khôn, đài các tổ người ghen,
    Chịu tiếng ong ve thành tổn thọ,
    Đa tình công tử luống than phiền.

    Bảo Ngọc xem xong, không hiểu, lại thấy mặt sau vẽ một khóm hoa tươi, một cái giường trải chiếu rách, có đề mấy câu:
    Nhũn nhặn, thuận hoà uổng cả,
    Lan thơm, quế ngát, thừa thôi,
    Khen cho ưu linh phúc tốt,
    Ngờ đâu công tử duyên ôi!

    Bảo Ngọc xem xong lại càng không hiểu, cất quyển sổ ấy vào tủ và mở tủ đựng "phó sách", lấy một quyển ra xem, thấy trang đầu có vẽ một cành hoa quế, mé dưới có cái ao, nước cạn, bùn khô, cây sen héo khô, ngó sen tàn. Mặt sau có đề thơ:
    Sen thơm liền gốc nở chùm hoa,
    Gặp gỡ đường đời thực xót xa.
    Từ lúc cây trồng hai chỗ đất,
    Hương hồn trở lại chốn quê nhà.

    Bảo Ngọc xem cũng không hiểu. Lại lấy một quyển ở trong tủ "chính sách" ra xem, thấy trang đầu vẽ hai cây khô, trên cây treo một cái đai ngọc; dưới đất có đống tuyết, trong tuyết có cái trâm vàng. Có bốn câu thơ:
    Than ôi có đức dừng thoi,
    Thương ôi cô gái có tài vịnh bông.
    Ai treo đai ngọc giữa rừng,
    Trâm vàng ai đã vùi trong tuyết dày?

    Bảo Ngọc vẫn không hiểu, muốn hỏi cho ra, nhưng biết rằng tiên cô chẳng chịu tiết lộ cơ trời, muốn cất sổ đi, nhưng lại tiếc, liền giở ra xem những trang sau, thì thấy vẽ một cái cung, trên cung treo một quả phật thủ. Có đề bài thơ:
    Sau tuổi hai mươi đã trải đời,
    Kìa hoa lựu nở cửa cung soi.
    Ba xuân nào được bằng xuân mới,
    Thỏ gặp hùm kia giấc mộng xuôi.

    Mặt sau lại vẽ hai người thả diều, một vùng bể lớn, một cái thuyền lớn, trong thuyền có một cô gái đang bưng mặt khóc. Sau bức hoạ có bốn câu:
    Chí cao tài giỏi có ai bì,
    Gặp lúc nhà suy, vận cũng suy,
    Nhớ tiếc thanh xuân ra bến khóc.
    Gió đông nghìn dặm mộng xa đi.

    Mặt sau, vẽ mấy đám mây bay, một dòng nước chảy, có đề mấy câu:
    Giàu sang cũng thế thôi,
    Từ bé cha mẹ bỏ đi rồi.
    Nhìn bóng chiều ngậm ngùi,
    Sông Tương nước chảy mây Sở trôi.

    Mặt sau thấy vẽ một viên ngọc quý, vất ở đống bùn. Có mấy câu phán:
    Muốn sạch mà không sạch.
    Rằng không chửa hẳn không.
    Thương thay mình vàng ngọc,
    Bùn lầy sa vào trong.

    Mặt sau lại vẽ một con lang dữ đuổi bắt một mỹ nữ, định ăn thịt. Dưới có câu:
    Rõ ràng giống sói Trung Sơn,
    Gặp khi đắc ý ngông cuồng lắm thay.
    Làm cho hoa liễu thân này,
    Hoàng lương giấc mộng mới đầy một năm.

    Mặt sau lại vẽ một toà miếu cổ, trong có một mỹ nhân ngồi xem kinh, có mấy câu phán:
    Biết rõ ba xuân cảnh chóng già,
    Thời trang đổi lấy áo cà sa.
    Thương thay con gái nhà khuê các,
    Một ngọn đèn xanh cạnh Phật bà.

    Mặt sau vẽ một núi băng, trên có một con phượng mái. Có mấy câu phán:
    Chim phượng kìa sao đến lỗi thời,
    Người đều yêu mến bực cao tài,
    Một theo, hai lệnh, ba thôi cả,
    Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi.

    Mặt sau vẽ một cái nhà trong vùng thôn quê vắng vẻ, có một mỹ nhân dệt cửi. Có mấy câu phán:
    Vận suy đừng kể rằng sang,
    Nhà suy chớ kể họ hàng gần xa,
    Tình cờ cứu giúp người ta,
    Khéo sao Lưu thị lại là ân nhân.

    Sau bài thơ vẽ một chậu lan, bên cạnh có một mỹ nhân đội mũ phượng, đeo cái khoác vai màu ráng trời, và có mấy câu phán:
    Gặp xuân đào lý quả muôn vàn,
    Rốt cuộc sao bằng một chậu lan
    Nước sạch, băng trong ghen ghét hão,
    Tiếng tăm còn để lại nhân gian.

    Lại có một toà lầu cao, trên có một mỹ nhân treo cổ tự tử. Có mấy câu phán:
    Trời tình, bể tình là mộng ảo,
    Mà tội dâm kia cũng bởi tình.
    Đầu têu nào phải "Vinh" hư hỏng,
    Mở lối khởi nguồn thực tại "Ninh".

    Bảo Ngọc còn muốn xem nữa. Tiên cô biết Bảo Ngọc tư chất thông minh, tính tình mẫn tuệ, sợ lộ thiên cơ, bèn gấp sổ lại, cười bảo:
    -Hãy đi theo ta vào xem phong cảnh, sao lại ở đây đoán vơ đoán vẩn làm gì?
    ......
    **************
    Do đây toàn là những mỹ nữ ở Kim Lăng nên quyết không thể bao gồm Tiết Bảo Cầm, Sử Tương Vân, Lý Ỷ, Lý Văn và Hình Tụ Yên.
    Mời mọi người đoán xem bài thơ nào, bức tranh nào nói về ai và có ý nghĩa gì. Đây quả là một việc hết sức thú vị. Đoán người thì chắc dễ thôi, nhưng đoán nghĩa mới thật hay. Lần đọc truyện đầu tiên khó có thể nắm bắt ngay được, nhưng sau khi nghiền ngẫm cả cuốn kĩ càng thì thầy lời thơ sâu sắc, nét vẽ đều có chủ ý. (Ui mỏi tay quá thôi hẹn mọi người lần sau ).
    '......Spread Your Wings And Prepare To Fly, For You Have Become A Butterfly .....'
  5. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Cái link này chết rồi, vào link này này:
    http://www.maihoatrang.com/forums/viewtopic.php?t=11120
    Còn truyện HLM bằng tiếng Việt trên mạng, hình như mới chỉ có ở coithienthai thôi. Nhưng mà nếu có firewall thì ko vào được. Mình bị vướng firewall nên chưa được xem bao giờ, nên cũng chẳng biết đó là bàn scan hay là bản text.
    http://www.coithienthai.com/HongLauMong.html
    Đương thì nhược ái Hàn công tử
    Mai cốt thành khôi hận vị hưu.
  6. happychocolate

    happychocolate Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.327
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã post cái này lên. Lâu rồi không đọc, chỉ nhớ rất lờ mờ
    Tôi thích truyện hơn. Truyện đã tạo cho người đọc 1 không gian rất mộng, rất hư ảo. Có ai đọc bộ cũ của truyện không? bộ 8 tập có cả đoạn nói về kiếp trước của Bảo Ngọc và Đại Ngọc ấy? Bảo Ngọc là hòn đá ngũ sắc bị thừa, không được Nữ Oa dùng để vá trời, Đại Ngọc là cây hoa(không nhớ rõ hoa gì) nép và hòn đá kia để tránh khỏi gió mưa. Hai vật vô tri mà hữu tình đã cảm hoá được 2 vị đạo sĩ. Chúng đầu thai, mong có mối lương duyên dưới trần gian. Nhưng sự đời đâu thể theo ý người....
    Tôi cũng như bạn nào đó, cảm giác mình quá giống ĐN. Không dám nói đến nhan sắc, mà chỉ ở nỗi lòng. Phải chăng mình quá luỵ tình?
    Lâu lắm lại vào box, lại gặp ngay một cái bàn về HLM. Cũng lại lâu lắm mới gặp heoconlôntn, người cùng t/y LĐN và Scarlet với mình dạo nào
    3&7- Forever.

Chia sẻ trang này