1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai biết hát văn không nhỉ?

Chủ đề trong 'Nhạc Dân Tộc Dân Gian' bởi ocean_boys, 10/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ocean_boys

    ocean_boys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết hát văn không nhỉ?

    Có dịp mình tình cờ được nghe một người trên Tivi hát Văn thấy rất hay và rất muốn nghe loại nhạc dân gian này , vậy mong mọi người có chia sẻ chút ít thông tin về loại nhạc này và Post mấy bài lên nếu có thể
    Cám ơn!
  2. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Bạn ở đâu vậy nhỉ ? Nếu ở Hà nội tối nay mời bạn đến 456 Hoàng Hoa Thám , tôi cũng chưa dám hứa chắc có hát văn tối nay không , rưng mà sáng nay có mấy bạn chèo gọi điện cho tôi nhờ địa điểm này để tập tành gì đó ... vả có mấy anh chị cũng hay xuống chỗ này không biết tối nay có xuóng không ...
    ......
    .....chân cô đi mà đưa nhẩn đưa nha .... á a a á à à a....cô thương ! cô xinh lắm !
    ..............
    ......bóng cô bé đang dập dìu mà bên suối ... bên đồng thông reo , hoa mơ mà tươi nở ... á a a á à à a.... cô xinh lắm , cô ban tài ban lộc cho mod ...

  3. ocean_boys

    ocean_boys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn loa_ken_den_si nhiều nghen, nhưng rất là tiếc mình bây giờ lại đang o một nơi rất xa, nhưng môi khi nghe nhạc dân ca lại nhớ Việt nam nhớ làng quê ghê gớm! mình sẽ lưu lại địa chỉ quán mà bạn nói, hy vọng sau này có dịp thưởng thức hát văn ở đó.
  4. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Hát Văn
     
    Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc người trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc đã khiến nhiều người say mê loại hình nhạc cổ này...

    [​IMG]Gắn với một phức hợp tín ngưỡng của người Việt, sau nhiều thế kỷ phát triển, hát văn (hoặc hát chầu văn) đã xây dựng được nhiều kiểu gõ nhịp và một hệ thống làn điệu, bài bản phong phú với những quy ước về cách vận dụng cho từng hàng thánh và từng loại phủ.Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình - Cờn, Dọc, Xá, Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác.Nhịp điệu và bộ gõ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt tín ngưỡng này. Chúng tạo nên một không khí hưng phấn cao, góp phần giúp người ngồi đồng có cảm giác thoát xác để nhập thân với các vị thánh, đồng thời kết hợp với yếu tố tâm linh chúng góp phần tạo nên một trạng thái tinh thần đặc biệt khiến người ta có thể thực hiện những việc mà ở trạng thái bình thường khó có thể làm nổi.
    Hát văn cùng với tục hầu bóng tiêu biểu cho một loại hình sinh hoạt tín ngưỡng tồn tại ở nhiều tộc trong nước. Ngoài yếu tố tâm linh, sự hấp dẫn của phần ca nhạc đã khiến nhiều người say mê. Ngày nay những điệu hát văn được giới thiệu với nội dung mới trên các sóng phát thanh và trên sân khấu ca múa nhạc vẫn là những tiết mục được công chúng yêu thích.
    ( Tạp chí Quê Hương )
  5. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0

     
    Chầu Văn , trong miền Nam còn gọi là hát Bóng , được chia làm 2 loại Hát Lên Đồng và Hát Thờ . Chầu Văn gắn liền với hầu bóng (lên đồng) , nói đến hầu bóng phải nói đến tín ngưỡng Tứ Phủ ( Tứ phủ là danh từ để chỉ các bà thần Mây-Mưa-Sấm-Chớp, trong các đền thờ theo tín ngưỡng này phủ chính thờ các thành mẫu : Mẫu Thượng Thiên (Trời) ở giữa, Mẫu Ðịa (Ðất) ở bên phải, Mẫu Thoải (Nước) ở bên trái, Mẫu Thượng Ngàn (Núi, Rừng)) tín ngưỡng đặc thù của người Việt  , 1 tín ngưỡng có rất nhiều nghi lễ đầy màu sắc , là mấu chốt để tạo nên nhièu lễ hội phong phú đa dạng và phức tạp ( Hội Đền Bà Chúa kho, Phủ Dày .........) . Hầu bóng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt . Khi các vị Thánh đã nhập đồng thì Đồng chính là Thánh hiển linh để phán truyền, ban phúc cho các tín dân. Để phục vụ cho nghi lễ quan trọng này người ta đã sáng tạo ra một hình thức lễ nhạc gọi là Hát VZn để phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện  sự hài long bằng động tácvề gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc nầy cũng là lúc, thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng  như: rượu thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cương (khai quang) cho thanh sạch.  Dàn nhạc hầu bóng gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc Hầu Bóng..
    Thời gian hát văn thịnh vượng nhất là cuối thế kỉ 19 , đầu thế kỉ 20 , vào thời gian này , có nhiều cuộc thi hát để chon người hát cung văn được tổ chức thường xuyên . Trước những năm 90, hát văn đã dần dần mai một vì Hầu Đồng bị coi là mê tín dị đoan, bị cấm ngặt , nhưng đến đầu năm 90 các quy định dần được nới lỏng , và hát văn lại có cơ hội phát triển , nhưng ko còn mạnh nữa ( Chầu Văn ở Nam Định và các vùng quanh Hà Nội vẫn còn khá nhiều .......)
    Rất tiếc hiện tại Caneton ko có ở VN nên ko kiếm cho  ocean_boys được các băng đĩa chầu văn, nhưng bạn có thể nghe tại đây :  http://www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/amnhac1/Index.html   ( nhưng âm thanh thực sự ko tốt )
    Được caneton0901 sửa chữa / chuyển vào 07:56 ngày 11/09/2005
  6. ocean_boys

    ocean_boys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Caneton nhiều nghen, mình chỉ thích nghe hát chầu văn thôi chứ chưa thực sự tìm hiểu sâu về loại hình dân gian này, nay được Caneton đưa ra những thông tin thật lý thú về hát Chầu văn, thật sự cảm ơn Caneton nghen, tặng caneton bông hồng coi như để làm wen này .
  7. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Hí hí , có người động viên , thích thật . Lại tiếp tục công cuộc nhạc Dân Tộc nói chung và Chầu Văn nói riêng nào .
    Hôm nay dọn máy tính , lại kiếm được bài viết này , khá thú vị và dễ hiểu
    *********************************************​
    Hát Văn
    #BIGCHAR {background: & strDefaultFontColor &; color: DCDCDC; font-size: 16pt; font-family:Arial; } Hát văn hay còn gọi là hát chầu văn, là một loại hình âm nhạc thiêng, ca ngợi công đức của các vị thần thánh hiển linh trong khái niệm ?oTứ phủ công đồng? của người Việt.

    Khái niệm ?oTứ phủ công đồng? gồm :
    - Thiên phủ (miền trời) : có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
    - Nhạc phủ (miền rừng núi) : có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi giầu có, ban phát của cải cho chúng sinh.
    - Thuỷ phủ (miền sông nước) : có mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
    - Địa phủ (miền đất) : có mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
    Hát văn có hai loại là hát thờ và hát lên đồng :
    - Hát thờ : được hát trước ngày tiệc, đầu rằm, mồng một, ngày tất niên và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
    - Hát lên đồng còn gọi là hát hầu bóng : người theo tín ngưỡng chỉ được hầu bóng từ hàng dưới các đức thánh mẫu quyền uy trong Tứ phủ công đồng, đó là hệ thống chầu các quan hoàng trở xuống.
    Trong hát văn thì cung văn và con đồng được coi là nhân vật chủ đạo :
    - Cung văn : với tiếng đàn và giọng hát đóng vai trò là người ?omôi giới? giữa người trần với thần thánh, là lời thỉnh cầu, là một thông báo hiệu triệu các vị thần thánh về trần để người trần bày tỏ lòng thành kính, mong các vị xá tội, phù hộ cho sức khoẻ, công việc làm ăn ?
    - Con đồng là người được thánh nhập vào để phán bảo tín chủ, đệ tử một thông tin nào đó. Con đồng gồm cả nam và nữ nhưng chủ yếu vẫn là nữ. Nếu con đồng là nữ thì được gọi là cô đồng còn nếu là nam thì gọi là cậu đồng.

    Trang phục trong hát văn :

    - Cung văn và những người đánh trống mặc áo the khăn xếp hay khăn lượt, quần trắng
    - Con đồng : tuỳ thuộc vào sự hoá thân thành các vị thánh khi ngồi hầu bóng. Ví dụ như
    + Thiên phủ (mẫu Thượng Thiên), chầu đệ nhất, quan lớn đệ nhất, ông hoàng một, cô nhất : màu đỏ (áo dài, khăn và thắt lưng).
    + Nhạc phủ (mẫu Thượng Ngàn), chầu đệ nhị, quan lớn đệ nhị, ông hoàng đôi, cô đôi : màu xanh (áo dài, khăn và thắt lưng).
    + Thuỷ phủ (mẫu Thoải), chầu đệ tam, quan lớn đệ tam, ông hoàng ba, cô ba : màu trắng (áo dài, khăn và thắt lưng).
    + Địa phủ (mẫu Địa Phủ), chầu đệ tứ, quan lớn đệ tứ : màu vàng (áo dài, khăn và thắt lưng).
    Đạo cụ dùng trong hát văn : Từng vị thánh có những đạo cụ đi kèm được gắn với huyền thoại của vị thánh đó. Các đạo cụ như quạt, gậy, cung kiếm, long đao, mái chèo, nhạc đồng ?
    - Mồi là một sợi dây tết bằng giấy bản có tẩm nến là đạo cụ dùng cho mẫu Thượng Thiên.
    - Quạt là đạo cụ dùng cho quan đệ tứ ?

    Dàn nhạc trong hát văn
    gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách, 1 thanh la. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt vì không có đàn nguyệt con đồng khó có thể nhập thần. Có thể nói đàn nguyệt là nhạc cụ không thể thiếu trong hát văn.
    Bên cạnh ba hệ thống làn điệu của riêng mình (Cờn, Dọc, Xá), Hát văn còn thu nạp nhiều bài bản, làn điệu từ các thể loại dân ca nhạc cổ khác như dân ca trung du, dân ca đồng bằng bắc bộ, dân ca Nghệ Tĩnh, hát chèo, hát ca trù.
    Tiết tấu trong hát văn : thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.
    Hát văn thường được diễn xướng ở các lễ hội thờ thần, thờ thánh, thờ tam phủ, tứ phủ, các ông hoàng, bà chúa ?
    Nơi diễn xướng hát văn là ở gian giữa ngôi đền, ngôi miếu hay phủ.
    Hát văn là loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền độc đáo, là một trong những di sản văn hoá quý báu trong kho tàng văn hoá phi vật thể của dân tộc ta. Ngày nay hát văn không chỉ được diễn xướng trong các buổi lễ mà còn được đưa lên sân khấu trình diễn.

    (Theo báo Văn hoá nghệ thuật; ?oHát văn?-Thanh Hà, nxb âm nhạc 1995)

    Được caneton0901 sửa chữa / chuyển vào 14:16 ngày 14/09/2005
  8. traitimtinhnguyen

    traitimtinhnguyen Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    nha ban o 456 a
    nha minh o 173
    rat vui dc lam wuen voi nguoi cung duong
  9. Kitukuti

    Kitukuti Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Trên diễn đàn Tathy cũng đang có cuộc trao đổi về Hát văn đấy. Các bạn tham khảo nhé.
    http://www.tathy.com/thanglong/showthread.php?t=4505
  10. caneton0901

    caneton0901 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2003
    Bài viết:
    1.223
    Đã được thích:
    0
    Hí hí .............Bác Kitu " Chỉ có thuyền mới hiểu.........." đã ghé đây rồi cơ đấy . Tiện bác ghé đây, xin bác hôm nào ghé 75 Hàng Bồ thì thu giùm mấy đoạn Chầu Văn , khi nào về Cane hậu tạ bác bánh cuốn nhân thịt gà không cúm Hàng Bồ, Bún&miến&tiết canh ngan không cúm Hàng Bồ ...............Hàng Bồ, và tất nhiên là không thể không theo đuôi bác đến 75 Hàng Bồ rồi [:D}

Chia sẻ trang này