1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai biết khẩu súng này không

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Prince-of-Percia, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhbacbo

    vinhbacbo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ xem TV có chiếu về dậy học pháo binh bằng Game "Bảo vệ bờ biền" tập bắn xe tăng thật buồn cười. Nếu như vậy thì đứa cháu tôi đang học lớp 1 cũng chơi được.
    He He
  2. xuxin

    xuxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Cái này cũng không có gì lạ. Hầu hết các nước bây giờ cho lính tập luyện với game. Nhưng mà game của họ là game chuyên dụng không phải game mua 15000 đồng/đĩa . Mấy game này đúng là ai cũng chơi được nhưng khi ra trận, đạn pháo bay vèo vèo ngang tai mà vẫn chơi được đấy là chuyện khác. Game chỉ để tập cho lính quen tình huống thôi.
  3. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: Giải phóng và làm chủ biển, đảo trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975
    Nhiệm vụ giải phóng biển, đảo trong hải phận của Tổ quốc trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã được Bộ Chính trị chỉ đạo từ sớm, rất kiên quyết. Một trong những quyết định lớn, rất cấp bách của Hội nghị Bộ Chính trị ngày 31-3-1975 là: Đồng thời giải phóng đất liền, giải phóng các đảo trong hải phận của Tổ quốc, "nhằm thời cơ có lợi nhất đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam đóng thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng".
    Thực hiện quyết tâm chiến lược của Đảng, quân và dân ta từ Quảng Trị đến Hà Tiên đã kiên quyết giải phóng và làm chủ bờ biển, hải đảo, đồng thời với việc giải phóng và làm chủ các vùng đất của tỉnh.
    Chiến dịch Huế-Đà Nẵng diễn ra từ ngày 21 đến 29-3-1975 trên một địa bàn rộng gồm các tỉnh ven biển miền Trung: Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Để làm tốt nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến chiến dịch và thực hiện quyền làm chủ biển, đảo sau khi chiến dịch kết thúc, trước đó (tháng 2-1975), Quân chủng Hải quân đã bố trí lực lượng tàu thuyền chiến đấu tăng cường hoạt động tuần tiễu ở bắc Vĩ tuyến 17, sẵn sàng đối phó với những hoạt động của hải quân địch và bảo vệ tuyến vận tải biển Cửa Việt-Đông Hà. Đặc công Hải quân hoạt động sâu phía trong Huế đánh sập cầu An Lỗ và đánh chìm hải thuyền địch.
    Trong thời gian chiến dịch đang phát triển mạnh, Bộ tư lệnh Hải quân kịp thời tăng cường lực lượng tàu vận tốc nhanh và Bộ đội Đặc công tinh nhuệ từ sông Gianh vào Cửa Việt để đẩy mạnh khả năng hoạt động trên các chiến trường sông, biển Trị Thiên.
    Bị đánh bại trên mặt trận Huế, quân ngụy tan vỡ, bọn lính ngụy thất trận bỏ chạy ra bờ biển tìm đường vào Đà Nẵng, lập tức một biên đội thuyền máy của Hải quân ta được lệnh vượt qua lưới lửa của địch, thả thủy lôi tại cửa biển Thuận An, bịt cửa biển này không cho địch ra vào cảng. Sự xuất hiện đúng lúc của tàu thuyền hải quân ta tại đây đã cùng với lực lượng chiến đấu trên bộ chặn đứng đường rút chạy của quân địch. Ngày 25-3, mấy vạn tên địch, bao gồm đủ các sắc lính đang co cụm trên bờ biển Thuận An bị ta tiêu diệt và bắt làm tù binh.
    Ngày 26-3, trong lúc các cánh quân trên bộ của ta đang hành quân thần tốc, áp sát Đà Nẵng, hải quân ta đã dùng một biên đội thuyền máy chở một đội Đặc công táo bạo vượt qua làn đạn bắn chặn của địch, chọc thẳng vào bán đảo Sơn Trà, phối hợp tiến công từ hướng biển.
    Ngày 27-3 và 28-3, trước sức tiến công mãnh liệt của pháo binh và hải quân ta, lực lượng tàu thuyền chiến đấu của quân ngụy, của Mỹ đã phải dàn xa bờ, phá bỏ kế hoạch chuyển quân ngụy rút chạy và di tản dân như kế hoạch chúng đã định. Tối 29-3, phân đội đặc công đã đến cầu Thủy Tú, kịp thời phối hợp với các lực lượng chiến đấu trên bộ giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng, tiếp quản bán đảo Sơn Trà và chiếm căn cứ đầu não vùng I duyên hải của hải quân ngụy. Cũng trong ngày, lực lượng đặc công đã phối hợp với các lực lượng chiến đấu khác truy lùng quân địch, quản lý căn cứ Đà Nẵng và tham gia giữ gìn trật tự, an ninh vùng giải phóng.
    Ngày 2-4, biên đội tàu tuần tiễu và phá lôi đầu tiên của Hải quân ta đến quân cảng Đà Nẵng làm nhiệm vụ cảnh giới, rà phá thủy lôi, mở đường cho các phương tiện tàu thuyền quân sự, quốc doanh chở bộ đội, vận chuyển hàng hóa, vũ khí từ hậu phương miền Bắc vào chiến trường. Tiếp theo đó, các ra-đa cơ động của hải quân ta được điều từ miền Bắc vào để quản lý vùng biển, đảo mới được giải phóng và chuẩn bị cho các trận đánh tiếp theo.
    Ngay sau khi giải phóng Đà Nẵng, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chủ trương phải nhằm thời cơ có lợi nhất giải phóng quần đảo Trường Sa-quần đảo chiến lược, vùng lãnh thổ xa nhất của Tổ quốc, nằm cách đất liền 500km. Nhiệm vụ được giao cho Quân chủng Hải quân và Quân khu V. Công tác chuẩn bị cho cuộc chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa khỏi sự chiếm đóng của quân ngụy miền Nam được tiến hành hết sức khẩn trương. Quyết tâm của Bộ Chỉ huy là bám sát tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng quần đảo, kiên quyết không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm đảo trước ta, sử dụng lực lượng tàu chiến đấu và Đặc công Hải quân, phối hợp với Đặc công Quân khu V, tiến công giải phóng đảo; tiến đánh đảo Song Tử Tây trước, tiếp đó giải phóng các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn và các đảo còn lại, không cho địch kịp tăng viện đối phó.
    Ngày 9 và 10-4, trong lúc các cánh quân lớn trên đất liền của ta bắt đầu tiến công mãnh liệt vào thị xã Xuân Lộc, Tập An-những tuyến phòng thủ vòng ngoài của Sài Gòn, thì Bộ tư lệnh Hải quân và Bộ tư lệnh Quân khu V tổ chức lực lượng tiến ra giải phóng các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm giữ. Đảo Song Tử Tây được chọn làm điểm đánh đầu tiên. 19 giờ ngày 13-4, các lực lượng chiến đấu của ta tiếp cận Song Tử Tây. 4 giờ 30 phút ngày 14-4, quân ta nổ súng tiến công quân địch cố thủ trên đảo. Sau 30 phút chiến đấu, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa. 5 giờ sáng ngày 14-4-1975, lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc được các chiến sĩ Hải quân kéo lên cột cờ trước bia chủ quyền.
    Song Tử Tây bị mất, hệ thống phòng thủ của địch trên quần đảo Trường Sa bị đe dọa. Địch liền tăng cường thêm lực lượng từ đất liền ra tăng cường phòng ngự cho các đảo còn lại và tìm cách phản kích hòng chiếm lại Song Tử Tây. Thế nhưng, trước sự bố phòng chặt chẽ và tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao của các chiến sĩ ta trên đảo; mặt khác những thất bại dồn dập, nặng nề của địch trên chiến trường trong đất liền đã làm cho bọn đi tăng viện hoang mang, dao động, không dám tổ chức lực lượng chiếm lại Song Tử Tây mà đành co về phòng thủ ở Nam Yết.
    Sau thời gian củng cố lực lượng, ngày 25-5, quân ta tiến công giải phóng đảo Sơn Ca. Từ 27 đến 29-4, ta lần lượt giải phóng các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa và các đảo khác khỏi sự chiếm đóng của quân ngụy Sài Gòn.
    Cũng trong thời gian tiến hành đợt chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa, lực lượng hải quân ta đã phối hợp chiến đấu giải phóng cù lao Thu, cù lao Ré, Hòn Tre và một vài đảo lớn thuộc tỉnh Ninh Thuận.
    Từ ngày 27-4, trong lúc các cánh quân ta tiến vào giải phóng Bà Rịa, Vũng Tàu... hải quân ta điều lực lượng tàu chiến đấu vào làm chủ Cam Ranh. Ngày 29-4, phối hợp với các cánh quân ta siết chặt vòng vây quanh nội đô Sài Gòn, các tàu chiến đấu của hải quân ta cấp tốc hành quân vào vùng biển Vũng Tàu. Ngày 30-4, khi quân ta đang tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy ở nội đô Sài Gòn, thì Hải quân ta được triển khai trên biển ngăn chặn và truy bắt tàn quân địch chạy trốn.
    Cũng trong ngày 30-4, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương điện cho Bộ tư lệnh Hải quân và Đảng ủy Mặt trận Sài Gòn chú trọng việc giải phóng và đưa anh em tù chính trị của ta ở Côn Đảo và Phú Quốc trở về.
    Ngày 1-5, Trung ương Cục miền Nam và Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho hải quân tiến ra giải phóng Côn Đảo. Khi các lực lượng của ta còn đang hành quân trên biển thì ở Côn Đảo, các chiến sĩ cách mạng của ta đã nổi dậy diệt địch, giải phóng đảo. Hải quân ta và các lực lượng chiến đấu khác đã kịp thời chuyển sang làm nhiệm vụ truy bắt bọn tàn quân địch chạy trốn và phối hợp với các chiến sĩ cách mạng xây dựng chính quyền trên đảo.
    Ở Phú Quốc, khi nghe tin ngụy quyền đầu hàng cách mạng, nhân dân trong huyện đã kéo nhau về thị trấn phối hợp với lực lượng vũ trang giải phóng thị trấn và hoàn toàn làm chủ huyện đảo trong ngày 30-4. Ở các đảo khác thuộc vùng biển phía Nam, phối hợp với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên đất liền, nắm bắt thời cơ bọn ngụy quyền Sài Gòn đầu hàng cách mạng, các tổ chức Đảng đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy tiến công, giành quyền làm chủ trong các ngày 30-4 và 1-5. Tính đến ngày 1-5-1975, quân và dân ta đã giải phóng và làm chủ hầu hết các đảo và vùng biển phía Nam của Tổ quốc.
  4. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Tập kích sân bay Biên Hòa
    Sau khi vào xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã đầu tư xây dựng sân bay Biên Hòa một căn cứ quân sự. Năm 1958, đế quốc Mỹ bắt đầu mở rộng xây dựng thành một sân bay quân sự lớn ở miền Nam. Đến năm 1964, sân bay quân sự Biên Hòa lại được Mỹ đổ tiền của vào xây dựng trên diện tích 40km2 với hai đường băng cất, hạ cánh hiện đại; 5 khu chứa máy bay, lúc cao nhất lên tới 460 chiếc, sân bay Biên Hòa được đánh giá vào loại hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Đây là căn cứ xuất phát của các loại máy bay Mỹ đi đánh phá khắp miền Nam, miền Bắc, Lào và Cam-pu-chia.
    Tháng 4-1964, Bộ tư lệnh Miền quyết định mở trận tập kích vào sân bay Biên Hòa để tạo điều kiện mở một chiến dịch vào cuối năm. Đoàn pháo binh U80 được giao nhiệm vụ tập kích vào sân bay. Để chuẩn bị cho trận đánh lớn, đồng chí Huỳnh Thành Đồng đã chỉ huy một tổ đi trinh sát, điều tra, nghiên cứu cách bố phòng, quy luật hoạt động, lực lượng bảo vệ sân bay. Đây là trận đánh có ý nghĩa quan trọng nên yếu tố bí mật bất ngờ được đặt lên hàng đầu. Các chiến sĩ pháo binh đoàn U80 đã mang vác vũ khí nặng qua nhiều ruộng lầy, vượt qua nhiều đồn bốt, ấp chiến lược của địch, trong đó có khoảng 10km địa hình trống trải ở ngoại vi sân bay. Nhân dân chiến khu B đã cho bộ đội mượn ghe xuống đế bí mật vượt sông.
    Đêm 31-10-1964, đoàn U80 đã đưa 7 khẩu cối 81mm, 2 khẩu ĐKZ75mm, 2 khẩu pháo 70mm với 176 quả đạn vào vị trí, bí mật chiếm lĩnh trận địa. Đúng 23 giờ 20 phút, tất cả 11 khẩu pháo đồng loạt trút bão lửa xuống sân bay Biên Hòa. Các đồng chí Tô Thái, Tiêu Ngọc Tiên cán bộ chỉ huy đơn vị pháo binh đã đứng lên một chạc cây cao để quan sát và hiệu chỉnh cho pháo bắn. Sân bay Biên Hòa bị bao trùm bởi tiếng nổ và khói lửa. Tiếng nổ làm chấn động cả thị xã Biên Hòa và cả thành phố Sài Gòn. Khi máy bay địch từ Tân Sân Nhất lên bắn chi viện xuống các đường băng, các chiến sĩ pháo binh đã rút về chiến khu D an toàn. Kết quả ta bắn cháy, làm hư hại 59 máy bay các loại, một kho đạn pháo 105mm, hàng trăm tên địch bị tiêu diệt. Trận tập kích pháo binh vào sân bay Biên Hòa là đòn đánh bất ngờ choáng váng cho địch. Các báo chí phương Tây đều đưa tin về trận đánh và bình luận "nếu ********* đánh được sân bay Biên Hòa, thì họ có thể đánh bất cứ đâu khi họ muốn".
  5. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Ở hướng thứ năm của chiến dịch Hồ Chí Minh
    Nghi binh để địch tưởng là... nghi binh
    Sau chiến thắng Phước Long, các đơn vị nô nức chuẩn bị cho những trận đánh lớn hơn. Giữa lúc đó Bộ Tư lệnh Miền nhận được điện của Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị cho B2 vừa mở các chiến dịch của chủ lực, vừa đánh phá bình định, mở rộng vùng giải phóng, mở thông hành lang vận chuyển trên đất ta về hướng đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Tổng tư lệnh còn giao một nhiệm vụ quan trọng khác là B2 vừa tác chiến, vừa khẩn trương xây dựng lực lượng ba thứ quân, sẵn sàng đón thời cơ chiến lược.
    ?oĐược lời như cởi tấm lòng?, Bộ Tư lệnh Miền vội huy động các cơ quan và đơn vị triển khai công việc. Phải coi trọng xây dựng cả ba thứ quân, nhưng khối chủ lực được ưu tiên. Quân đoàn 4 được bổ sung đầy đủ quân số và trang bị. Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền quyết định lập thêm một quân đoàn nữa ở Nam Bộ để đón thời cơ lớn. Quân đoàn 232 ra đời ngay sau đó. Với lực lượng hai quân đoàn hùng hậu trong tay, tháng 2-1975, Bộ Tư lệnh Miền quyết định mở 2 chiến dịch ở hai hướng quan trọng khác nhau: Quân đoàn 4 mở chiến dịch ở khu vực Dầu Tiếng, tạo thế uy hiếp Sài Gòn không cho địch dồn lực lượng ra chi viện cho Tây Nguyên. Còn Quân đoàn 232 mới được thành lập, mở chiến dịch ở hướng Tây tỉnh Tây Ninh với nhiệm vụ tiêu diệt và đập tan tuyến phòng thủ biên giới của địch. Trong quá trình chuẩn bị, Quân đoàn 232 chúng tôi tìm mọi cách nghi binh, làm cho Bộ Tổng tham mưu ngụy phán đoán là ?o*********? bày trò đánh biên giới để kéo chủ lực ngụy ra đó rồi bất ngờ quay lại đánh chiếm thị xã Tây Ninh để làm trụ sở ra mắt Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam. Vì vậy họ vội vàng điều toàn bộ sư đoàn 25 ngụy cùng xe, pháo về cụm tại Trảng Lớn ở ngoại thành Tây Ninh. Thế là rất có lợi cho quân đoàn 232 bước vào chiến dịch. Qua nghiên cứu và điều tra kỹ thực địa, chúng tôi chọn đồn Bến Cầu, đồn ?orắn? nhất trong hệ thống phòng thủ biên giới của địch. Nếu dứt điểm được Bến Cầu sẽ làm các đồn, bốt khác hoảng hồn, càng tạo thuận lợi cho các trận sau. Quả nhiên đồn Bến Cầu không trụ nổi, tên chỉ huy bị chết khi quân ta xung phong vào đồn. Những trận tiếp theo là các đồn Mộc Bài, An Thạnh, Trà Cao, Quéo Ba... đều lần lượt chịu chung số phận. Đến cuối tháng 3-1975, quân đoàn 232 đã tiến đến bên ngoài thị xã Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Bộ Tư lệnh Miền lệnh khẩn cấp cho Quân đoàn chuẩn bị khẩn trương mở cuộc tấn công giải phóng thị xã Mộc Hóa càng sớm càng tốt. Chiếm được thị xã Mộc Hóa là cơ sở để giải phóng Đồng Tháp Mười và mở ra cục diện mới ở đồng bằng sông Cửu Long trước thời cơ mới.
    Từ ?ophá cầu? chuyển sang... giữ cầu!
    Ngày 4-4-1975, sắp tới giờ nổ súng thì chúng tôi nhận được bức điện tối khẩn của Bộ Tư lệnh Miền gồm 2 điểm: 1) Lệnh cho Đoàn 232 thôi không đánh Mộc Hóa, mà điều ngay một Sư đoàn xuống cắt lộ 4 và chuẩn bị gấp đánh chiếm thị xã Tân An (thị xã Long An bây giờ). 2) Chỉ đạo đặc công đánh sập cầu Bến Lức nằm trên lộ 4, quyết không cho địch từ đồng bằng kéo về ứng cứu Sài Gòn. Ngoài ra bức điện còn thêm: anh Sáu Nam (Lê Đức Anh, Phó tư lệnh Miền) và anh Hai Lê (Lê Văn Tưởng, Phó chính ủy Miền) đang trên đường đến chỗ các anh để truyền đạt nhiệm vụ mới.
    Sự thay đổi nhiệm vụ quá đột ngột làm chúng tôi ngồi ngẩn ra nhìn nhau. Đảng ủy Quân đoàn họp trong đêm, phân đồng chí Năm Ngà-Tư lệnh Quân đoàn 232 và đồng chí Phó chính ủy Tư Râu báo tin này tới đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kiến Tường và chuẩn bị cho Sư đoàn 5 xuống cắt lộ 4. Đồng chí Phó tư lệnh Hai Nghiêm (Trần Văn Nghiêm) và tôi (chính ủy Tám Trần) lên đường tới Tỉnh ủy Long An.
    Sẩm tối mới tới cơ quan Tỉnh ủy Long An. Ăn qua quýt xong, chủ và khách cùng chui vào họp trong một chiếc màn rộng phủ kín cả gian nhà vì Đồng Tháp Mười vẫn nổi tiếng ?omuỗi vi vu như sáo thổi, đỉa lềnh bềnh như bánh canh?... Chúng tôi ngồi bàn mãi mà chưa tìm ra cách phá cầu. Tới khuya mới thống nhất một cách đánh đầy mạo hiểm là chọn vài chiến sĩ đặc công dày dạn, đội đám bèo lục bình giấu thuốc nổ trong đó, trôi theo dòng nước, bám vào chân cầu mà đánh là chắc ăn.
    Gần sáng mới họp xong. Các đồng chí đặc công xin về để kịp chuẩn bị. Tôi và anh Hai Nghiêm vừa đặt mình nằm xuống là ngủ thiếp ngay. Bỗng có điện của R lệnh ngừng phá cầu Bến Lức và lệnh cho Sư đoàn 5 phối hợp với đặc công và bộ đội tỉnh đánh chiếm thị xã Tân An (Long An bây giờ) và giữ cầu Bến Lức để bộ đội ta sử dụng. Tôi vội điện ngay cho đơn vị đặc công và nhờ Tỉnh ủy Long An cho giao liên chạy bộ, cố đuổi kịp mấy đồng chí đặc công đang trên đường về đơn vị. Sau đó lại ngồi uống trà, hút thuốc vặt để đợi sáng. Tôi nói với anh Hai Nghiêm: Chiến sự diễn biến quá nhanh, ta phải về gấp kẻo không kịp. Anh Nghiêm trêu tôi: Ngộ nhỡ khi điện tới, đặc công đã cử người đi phá cầu Bến Lức rồi thì chính ủy Tám Trần chịu trách nhiệm đấy nhé! Khi tôi và anh Hai Nghiêm về tới chỉ huy sở Quân đoàn 232 thì đồng chí Lê Đức Anh và Lê Văn Tưởng đã ở đó rồi. Các đồng chí phổ biến quyết tâm của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương mở chiến dịch Hồ Chí Minh và Quân đoàn 232 được giao nhiệm vụ phụ trách hướng Tây Nam chiến dịch. Lo nhất là làm cách gì để đưa toàn bộ lực lượng của quân đoàn vượt qua sông Vàm Cỏ và những vùng sình lầy của Đồng Tháp Mười. Nhưng với sức lực, trí tuệ và quyết tâm của bộ đội nên sau đêm 27-4 toàn bộ đội hình Quân đoàn 232 đã vượt sông an toàn, vào vị trí tập kết yên ổn để kịp ngày nổ súng tiến công.
    Đúng 0 giờ ngày 28-4, Quân đoàn 232 đánh chiếm thị xã Hậu Nghĩa, diệt chi khu Đức Hòa, mở đường cho đại quân tiến sát vào Sài Gòn. Đêm 29-4, Sư đoàn 9, Quân đoàn 232 kiểm soát được vành đai phòng ngự đê Đại Hàn. Chớp thời cơ, ngay rạng sáng ngày 30-4, Sư đoàn 9 được lệnh vượt qua ngã tư Bẩy Hiền đánh thẳng vào mục tiêu đã định, chia lửa với đơn vị đi đầu của Quân đoàn 3 tiến về hướng bộ tổng tham mưu ngụy. Lúc đó, trong nội đô quân ngụy vẫn còn những ổ ngoan cố chống cự, nhưng không còn lực lượng ********* nào cản nổi năm cánh quân dũng mãnh từ năm hướng của chiến dịch Hồ Chí Minh tràn ngập vào hang ổ cuối cùng của địch...
  6. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, dân tộc ta phải chống lại kẻ thù có ưu thế về sức mạnh kinh tế và quân sự. Vì vậy, nghệ thuật đánh giặc của ta là: tiến hành chiến tranh toàn dân, động viên sức mạnh cả nước đánh địch và nó được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
    Nghệ thuật động viên sức mạnh cả nước chuẩn bị chiến lược, được tiến hành cả ở hậu phương chiến lược miền Bắc và trên tiền tuyến lớn miền Nam.
    Ở hậu phương chiến lược, các tầng lớp nhân dân miền Bắc đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất nhằm tạo nguồn lực, tiềm lực kinh tế, vật chất quân sự để bảo vệ chế độ XHCN và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam. Nhân dân miền Bắc còn đẩy mạnh đấu tranh trên các mặt trận chính trị và ngoại giao, tạo sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, cũng như nhân dân yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Hàng triệu thanh niên ở miền Bắc đã nhập ngũ, tham gia lực lượng thanh niên xung phong chi viện cho chiến trường miền Nam và làm công tác bảo đảm trên các chiến trường trọng điểm. ở miền Bắc, quân đội ta cũng đã thành lập các quân đoàn chủ lực, các binh chủng kỹ thuật và được trang bị nhiều loại phương tiện tác chiến hiện đại...Điều đó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nghệ thuật phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân ở hậu phương chiến lược miền Bắc.
    Trên tiền tuyến lớn, có sự chi viện và động viên từ hậu phương chiến lược, lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam vừa đẩy mạnh đánh địch, vừa ra sức xây dựng lực lượng, phát triển thế trận, tạo lập sức mạnh kinh tế, chính trị và tinh thần... chuẩn bị cho cuộc tiến công chiến lược. Lực lượng vũ trang ba thứ quân và lực lượng chính trị được xây dựng và phát triển nhanh. Các đơn vị chủ lực được thành lập, đứng chân vững chắc trên những địa bàn chiến lược trọng yếu. Bộ đội địa phương, dân quân và du kích, cũng như các tổ chức chính trị, xã hội, được xây dựng vững mạnh ở nhiều cấp, từ tỉnh ?" thành phố, tới tận xã - ấp. Xây dựng lực lượng mạnh, thế trận hiểm, quân và dân ta đã đẩy mạnh đánh địch trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, binh vận và ngoại giao... tạo ra lực, thế, thời có lợi tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược. Mặt trận quân sự, quân và dân miền Nam đã tiến hành nhiều trận đánh, chiến dịch, vận dụng nhiều loại hình, đánh địch ở nhiều quy mô, trên cả ba vùng chiến lược. Ta đã hình thành thế trận chiến tranh nhân dân cài xen trên toàn chiến trường và thế trận tập trung lực lượng đánh lớn ở hai đầu, đánh hiểm chia cắt chiến lược ở giữa của các binh đoàn chủ lực, đánh dấu bước trưởng thành và lớn mạnh của lực lượng vũ trang giải phóng. Trong hai năm chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công chiến lược, trên mặt trận kinh tế, sản xuất nông nghiệp ở vùng giải phóng miền Nam tăng 20% so với năm 1972. Bên cạnh đó, các tầng lớp nhân dân còn đóng góp hàng vạn ngày công làm đường cơ động, vận chuyển vật chất, tham gia các hoạt động quân sự như nghi binh chiến đấu, đánh địch... Nhiều căn cứ và trục đường vận chuyển của địch đã bị quân và dân ta tiến công. Trên mặt trận binh vận và ngoại giao, ta đã vận động hàng vạn lượt binh sĩ nguỵ đào ngũ, chỉ trong năm 1974, số lượng binh sĩ địch bỏ ngũ đã lên đến hàng vạn lượt người. Phong trào ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam trên thế giới ngày càng lên cao, tạo ra thế và lực mới cho cách mạng.
    Phát huy cao nhất sức mạnh của chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực, tiến hành thành công cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn chiến trường
    Phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, tiếp tục tạo thế có lợi cho chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược, ta đã tổ chức cho lực lượng vũ trang nhân dân ở các địa phương trên toàn chiến trường mở cuộc tiến công tiêu diệt quân địch. Trên mặt trận Tây Nguyên, lực lượng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội chủ lực tiến hành thành công các hình thức nghi binh chiến lược, đánh tạo thế và kéo được phần lớn chủ lực quân địch ra khỏi khu vực đánh trận then chốt chiến dịch. Tiếp đó quân và dân ta còn tổ chức cắt đứt các con đường vận chuyển huyết mạch từ đồng bằng lên Tây Nguyên và giữa các tỉnh Tây Nguyên, cô lập hoàn toàn lực lượng chủ lực quân nguỵ ở Bắc với Nam Tây Nguyên, giữa Tây Nguyên với các tỉnh đồng bằng, tạo thế có lợi cho chiến dịch mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược. Trên mặt trận Trị-Thiên và các tỉnh Trung bộ, quân và dân ta đã tiến công giải phóng nhiều địa bàn quan trọng, phá vỡ tuyến phòng ngự chiến lược mạnh ở đầu chiến tuyến của quân nguỵ, uy hiếp các mục tiêu quan trọng bên trong thành phố Huế. Các tỉnh Trung bộ, quân và dân các địa phương đã đồng loạt tiến công vào các vị trí của quân nguỵ ở vùng ven tỉnh lỵ Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng...tạo thế để phối hợp với chủ lực đánh lớn. Mặt trận miền Đông, miền Tây và đồng bằng Nam bộ, Bộ tư lệnh Quân khu 6, 7, 8, 9 sử dụng lực lượng vũ trang cùng nhân dân các địa phương, tiến công tiêu diệt địch giải phóng nhiều điạ bàn quan trọng ở xung quanh, đánh phá các mục tiêu bên trong thành phố Sài Gòn, thị xã Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ... Bằng nghệ thuật phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân địa phương, ta đã căng kéo, phân tán, làm suy yếu lực lượng, phá vỡ thế trận cơ động tập trung lực lượng, tác chiến hiệp đồng quân-binh chủng của địch. Tạo điều kiện để ta tập trung chủ lực đánh lớn, đánh tiêu diệt và làm tan rã từng mảng lực lượng chiến lược của địch, giành thắng lợi.
    Các binh đoàn chủ lực của ta đã phát huy thế có lợi của chiến tranh nhân dân địa phương, liên tiếp mở nhiều chiến dịch tiến công, trong đó có các chiến dịch chiến lược. Quân và dân ta đã tiêu diệt và làm tan rã từng tập đoàn quân địch, giải phóng từng vùng chiến lược rộng lớn, hỗ trợ cho nhân dân ở các địa phương đồng loạt nổi dậy đánh địch, đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dây trên toàn miền phát triển lên đến đỉnh cao, tạo sức mạnh giành thắng lợi quyết định chiến tranh. Bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân địa phương và một phần của chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực, ta đã lập ra thế trận bao vây, chia cắt, cô lập quân địch ở thành phố Sài Gòn. Đồng thời, còn mở ra thế trận có lợi, để ta nhanh chóng cơ động tập trung lực lượng và phương tiện lớn, tương đương 5 quân đoàn, cùng các sư và lữ đoàn của các quân chủng, binh chủng cùng nhân dân tiến hành chiến dịch quyết chiến chiến lược. Ta đã nhanh chóng lật đổ chế độ nguỵ quân, nguỵ quyền, hỗ trợ cho các tầng lớp nhân dân nổi dậy lật đổ hệ thống chính quyền ở cơ sở của địch, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của chiến tranh nhân dân trong 30 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Cứ tưởng tạp chí Army của Mỹ hay nước nào...
  8. ngovantan_mt

    ngovantan_mt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    TextTextText
    vủ khí (hn)cho viêt nam dó là điêu tất nhiên nhưng kinh tế viêt nam còn quá nghèo nếu triễn khai vũ khí như vây càn làm tăng thêm lòng thù địch thế giói đối vói viêt nam mà thôi theo tôi thì khõang 10-15 năm nữu khi nên kinh tế viêt nam tôt hon thì cũng chưu muộn và lúc đó chúng ta mạnh về quân sư và có nền kinh tế mạnh thì còn gì bằng . phãi không.
  9. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    The United States Army :www.army.mil
    U.S. Army Recruiting:www.goarmy.com
    British Army:www.army.mod.uk
    ArmyTimes:www.armytimes.com
    Army Research Lab:www.aro.ncren.net
    Australian Army:www.army.gov.au
    Army.com - Armies of the World:www.army.com
    United States Army Reserve:www.armyreserve.army.mil/usar/home
    New Zealand''s Army:www.army.mil.nz
    Philippine Army:www.army.mil.ph
    Army Knowledge Online :www.us.army.mil
  10. josemourinho

    josemourinho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn biết về các loại quân hàm của quân đội Việt Nam được không nhỉ ?
    Ví dụ như : Đại tá có quân hàm như thế nào ? một * + gạch hay đại loại như thế ?
    Rồi vị tướng tá đó thuộc binh chủng gì chẳng hạn :
    VD như : Ở ve áo có một cái ...một cái gọi là gì nhỉ ? khó quá, gọi là phù hiệu đi : có hình súng và cái gì đấy bắt chéo nhau : hình như thuộc Binh chủng pháo binh thì phải ? Post cho mọi người cùng biết nhé ! Thank in Advance !

Chia sẻ trang này