1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai biết khẩu súng này không

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Prince-of-Percia, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Từ trước tới nay, Mỹ vẫn tự cho mình là quốc gia đóng vai trò hàng đầu trong việc cắt giảm các kho vũ khí hạt nhân trên thế giới. Vì thế, người ta thấy Mỹ tất bật ở Trung Đông và Đông Bắc Á, ngăn cản I-ran và CHDCND Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân. Sẽ chẳng có gì để bàn nếu Mỹ cũng làm như vậy với những quốc gia khác đang theo đuổi chương trình hạt nhân trên thế giới, chẳng hạn như I-xra-en và một số đồng minh khác của Oa-sinh-tơn. Trái lại, Mỹ đồng ý để các quốc gia này theo đuổi chương trình hạt nhân, đảo ngược chính sách hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân mà Mỹ từng tuyên bố.
    Vấn đề này được nhắc tới tại Hội nghị xem xét lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) kéo dài một tháng đang diễn ra, với sự tham dự của đại diện từ hơn 180 quốc gia trên thế giới. Đại diện tổ chức Hòa bình xanh phát biểu tại hội nghị đã chỉ trích gay gắt việc làm này của Mỹ, coi đây là hành động giả nhân giả nghĩa, bộc lộ thái độ đạo đức giả. Như vậy chẳng khác nào Mỹ bị giội gáo nước lạnh vì Mỹ đang say sưa với vai trò "đầu tàu" của mình. Tuy không công khai, song dễ nhận thấy, Mỹ đang bật đèn xanh cho một số nước triển khai chương trình hạt nhân như Ác-hen-ti-na, Đức, Nhật Bản và Hà Lan. Theo đó, các quốc gia này có thể thực hiện chương trình chế biến và làm giàu u-ra-ni-um để phục vụ cho mục tiêu sản xuất điện hạt nhân. Khó hiểu là ở chỗ trước đây, chính Mỹ đã đưa ra chính sách hạn chế việc tái chế và làm giàu u-ra-ni-um, plu-tô-ni-um, những vật liệu có thể được dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, I-ran tuyên bố chương trình làm giàu u-ra-ni-um của mình là vì mục đích hòa bình để sản xuất điện hạt nhân lại bị Mỹ kiên quyết chống đối. Vậy xem ra ý kiến của đại diện tổ chức Hòa bình xanh cho rằng, "một số quốc gia đã được giao phó công nghệ hạt nhân, một số khác thì không và quy định được áp dụng với một số nước này song lại bỏ qua một số quốc gia khác", là ám chỉ tới việc Mỹ đang theo đuổi một chính sách thiên vị có mục đích. Mục đích của Mỹ là muốn dùng con bài hạt nhân để chơi ván bài chính trị. Với Mỹ, chế độ chính trị tại I-ran và CHDCND Triều Tiên giống như cái gai trên con đường mà Mỹ gọi là đem tới nền dân chủ. Mỹ dùng lời cáo buộc chế tạo vũ khí hạt nhân hòng gây sức ép về kinh tế, nhằm tiến tới lật đổ chế độ tại hai quốc gia này.
    Mỹ biện minh cho hành động ngăn cản chương trình hạt nhân của I-ran và CHDCND Triều Tiên là nhằm ngăn cản hai nước này chế tạo vũ khí hạt nhân, đe dọa tới an ninh nước Mỹ và hòa bình thế giới. Song nghịch lý là ở chỗ, sự "lo xa" của Mỹ lại đang làm dấy lên làn sóng xung đột mới trên thế giới. Quả bóng xung đột trên thế giới thời gian gần đây trở nên căng phình bởi được bơm thêm bầu không khí căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ với I-ran, CHDCND Triều Tiên và một số nước bất đồng quan điểm với Mỹ chung quanh vấn đề hạt nhân. Người ta từng được chứng kiến giữa Mỹ và Liên minh châu Âu từng có xích mích chung quanh biện pháp giải quyết vấn đề hạt nhân của I-ran. Mỹ ưa dùng vũ lực, tìm kiếm biện pháp trừng phạt của LHQ trong khi EU muốn giải quyết bằng các cuộc thương lượng hòa bình.
    Nghịch lý nữa là trong khi kêu gọi các nước không chạy đua vũ trang, theo đuổi chương trình hạt nhân thì chính Mỹ lại là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này. Theo kế Hiệp ước Mát-xcơ-va năm 2002, Mỹ sẽ phải cắt giảm số đầu đạn đã được triển khai xuống còn 1.700 chiếc vào năm 2012. Như vậy có nghĩa là Mỹ sẽ phải cắt giảm gần 80% số đầu đạn hạt nhân chiến lược đã triển khai trong năm 1990. Song cho tới nay vẫn chưa thấy Mỹ có hành động gì chứng tỏ sẽ tuân thủ hiệp ước đã ký bởi Mỹ vẫn đang theo đuổi các chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân ở trong và ngoài nước. Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Oa-sinh-tơn, cho biết hiện Mỹ có khoảng 480 đầu đạn hạt nhân tại châu Âu, với 130 đầu đạn đã được triển khai ở căn cứ của Mỹ tại Ram-xtên, Tây Nam nước Đức. Mới đây Đức lên tiếng kêu gọi Mỹ đưa các vũ khí hạt nhân ra khỏi lãnh thổ nước Đức. Song một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên cho biết, "các vũ khí hạt nhân vẫn sẽ được duy trì ở mức tối thiểu nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định". Các cường quốc hạt nhân trên thế giới, trong đó có Mỹ từng cam kết "13 biện pháp thực tế" tiến tới giải giáp vũ khí hạt nhân. Song chính quyền Bu-sơ bị chỉ trích là đã không chịu thực hiện đầy đủ và bác bỏ Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân.
    Cũng ngay tại Hội nghị nói trên, Mỹ đã vấp phải làn sóng phản đối của nhiều quốc gia khi lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế trừng phạt I-ran. Tại hội nghị, đại diện của Mỹ tố cáo I-ran đang bí mật tìm cách chế tạo vũ khí nguyên tử và đề nghị cộng đồng quốc tế nên đối phó bằng cách tước đoạt của I-ran quyền tiếp cận công nghệ năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị dường như bác bỏ lời kêu gọi trừng phạt của Mỹ và khuyến khích giải quyết bằng đối thoại. Vì vậy, hy vọng của Mỹ thông qua hội nghị sẽ gia tăng áp lực đối với I-ran bị tắt ngấm.
    Vietnam_flag_large.pngUs_flag_large.png
  2. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Đường Hồ Chí Minh (Tây và Đông Trường Sơn) cho đến khi ký hiệp nghị Pa-ri (1973) đã làm tròn một giai đoạn lịch sử cực kỳ vẻ vang của nó. Những người xây dựng con đường đó bằng ý chí phi thường, bằng đầu óc thông minh và sáng tạo, bằng sức lực hiếm có đã vượt qua mọi thủ đoạn đánh phá vô cùng ác liệt (bằng không quân, bằng bộ binh, bằng chiến tranh điện tử và hóa học) của kẻ địch có sức mạnh với tiềm lực khoa học mạnh nhất thế giới. Những con người vượt qua mưa ngàn thác lũ, vượt qua đói rét bệnh tật xây dựng mạng đường dài hơn 20.000 cây số qua hàng nghìn đèo dốc cực kỳ hiểm trở, qua hàng nghìn sông suối mà địa hình, địa chất phức tạp sách vở chưa thể mô tả hết.
    Hệ thống cầu đường ấy, cùng với hệ thống đường ống xăng dầu, hệ thống đường thông tin dây trần Bắc Nam đã chuyển cho các chiến trường hơn 1,3 triệu tấn vũ khí hàng hóa các loại, đảm bảo cho hơn 1,6 triệu người ra vào chiến trường của ba nước Đông Dương.
    Trước khi hiệp định Pa-ri được ký kết, ý tưởng về một con đường Trường Sơn mới có đẳng cấp phục vụ cho quyết tâm chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam ra đời, kế hoạch xây dựng đường Trường Sơn từ Tân Kỳ đến Bù Gia Mập (Bình Phước) được hình thành.
    Tổ chức lực lượng được cách mạng triệt để. Thế bố trí từ Tân Kỳ vào gồm 28 trung đoàn công binh và hàng chục tiểu đoàn độc lập. Với hàng nghìn xe máy thi công và gần 200 đầu xe máy hiện đại của Nhật Bản do Cu-ba viện trợ, tạo thêm nguồn lực mới cho Trường Sơn.
    Kỹ thuật xây dựng cầu dây văng (Đắk Rông), cầu treo (Bến Tắt), cống bê tông, đập tràn, mặt đường đá, mặt đường nhựa thấm nhập và mặt đường thảm bê tông được đưa vào áp dụng.
    Trong thế triển khai toàn quốc, đoạn đường phía nam từ Đắc Pét, Đức Cơ, I-a-súp, I-a-mơ, Sê-rê-pốk, Đức Lập, Bù Gia Mập được đặc biệt chú ý, được nâng cấp, chất lượng cầu cống mặt đường được tăng cường.
    Sông Sê-rê-pốk có đủ cầu nổi, phà, hai ngầm riêng cho xe tăng. Ba trung đoàn công binh là E4, E574, E575 làm rất khẩn trương (Cũng cần nói thêm, tôi được anh Đồng Sĩ Nguyên giao nhiệm vụ đưa 50 đầu xe máy thi công, xi măng, sắt thép cùng 5 bộ khung đại đội công binh giao cho đồng chí Phan Quang Nhàn tại Nam Sê-rê-pốk cùng các dụng cụ cầm tay khá đầy đủ).
    Thực tế khi chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu, những con người trên, những con đường trên và các trang bị trên đã được phát huy.
    Trên đây là nói về Trường Sơn. Còn sử dụng con đường số 1 từ Quảng Trị vào thành phố Sài Gòn như thế nào chắc anh Đồng Sĩ Nguyên, Tư lệnh và các anh trong Bộ tư lệnh Trường Sơn đã cân nhắc và suy nghĩ.
    Tôi còn nhớ sáng 15-3-1975, anh Nguyên cho gọi tôi và anh Phan Quang Tiệp (Cục trưởng) lên giao nhiệm vụ. Với phong cách ung dung sẵn có, anh nói ngắn gọn một số diễn biến tình hình chủ trương và nói:
    - Tôi giao nhiệm vụ cho Cục Công binh sẵn sàng vào đảm bảo cầu đường cho cánh quân duyên hải. Lực lượng sử dụng ban đầu gồm E99 công binh cầu; E8 cầu đường và D73 vượt sông. Nếu thiếu sẽ bổ sung sau. Anh nói nếu ta đánh địch sẽ bỏ Trị Thiên, phá cầu đường và tháo chạy. Nhiệm vụ cụ thể tôi giao đồng chí Diễn trực tiếp phụ trách. Phải thực hiện đúng tinh thần công binh đi trước về sau.
    Quay về cơ quan, anh Tiệp giao nhiệm vụ cho anh Tạ, anh Luyến, anh Cầu giúp tôi chuẩn bị. Tôi lao xuống đơn vị gặp anh Vũ Như Thường trung đoàn trưởng trung đoàn 99, anh Việt Phúc Trung đoàn trưởng trung đoàn 8 và anh Mãn tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 73 vượt sông để nắm tình hình.
    Chiều 10-3-1975, tôi và một số cán bộ kỹ thuật mang theo một máy 15W lên đường. Chúng tôi dừng lại thôn Nhan Biều, xã Triệu Thượng, Triệu Phong, Quảng Trị. 4 giờ sáng ngày 19-3, chúng tôi được tin địch bị đánh đã bỏ chạy khỏi thị xã Quảng Trị. Mờ sáng ngày 19-3 bộ phận tôi qua phà và vào thị xã Quảng Trị. Thị xã hoang tàn đổ nát sau những trận giành giật quyết liệt năm 1972. Nhân dân thị xã bị địch lừa bịp phần đông chạy vào Huế, chỉ còn lại một số du kích và cơ sở của ta. Việc đầu tiên của chúng tôi là thu thập tình hình cầu đường bị địch phá hoại khi rút chạy. Nhờ nhân dân, chúng tôi tóm được một trung úy công binh của ngụy Sài Gòn. Qua khai thác và các nguồn tin khác chúng tôi nắm được từ Quảng Trị vào Huế, địch phá hỏng mất 5 cầu trong đó nặng nề nhất là cầu Phô Trạch và cầu An Lỗ (cách Huế gần 20km). Thời gian lúc này là vàng ngọc, kế hoạch phân công khắc phục cầu đường được quyết định. Tôi thảo điện báo cáo về Sở chỉ huy Bến Tắt và đề nghị chi viện gấp 250m cầu nổi. Tôi lao xe tiếp vào Phò Trạch gặp cầu hỏng nên quay lại Quảng Trị thì bộ phận cầu nổi đầu tiên đã đến. Bằng động tác khá thuần thục, anh em lắp ghép cầu nổi trong đêm và đến 20 giờ đêm 19-3 bộ cầu nổi dài 220m đã lắp xong và xe chạy thử cầu là xe của E99 công binh. Các đơn vị vượt qua cầu nổi đưa lực lượng vào khắc phục các cầu bị phá hỏng. Anh em phối hợp với công binh của tỉnh đội Quảng Trị cùng khắc phục cầu đường. Riêng cầu An Lộ khắc phục đặc biệt bằng mở đường cho xe leo lên đường sắt và lắp ván trên đường sắt cho xe vượt qua. Ngầm An Lỗ được tăng cường rất chắc chắn đủ cho các loại xe pháo, xe tăng vượt sông được. Đến 16 giờ ngày 23-3, toàn bộ đường từ Quảng Trị vào Huế đã thông suốt. Cũng vào thời gian này pháo của ta nã dồn dập vào cửa Thuận An và sân bay Phú Bài.
    Tình hình ở Huế theo tin tức lúc này rất lộn xộn. Một số đồng bào chạy vào Huế đã quay lại Quảng Trị. Sáng 25-3, bộ phận đầu tiên của tôi vào Huế. Khác với Quảng Trị, thành phố Huế chật ních người. Đã xuất hiện những thanh niên đeo băng đỏ giữ gìn trật tự đường phố. Đường về cửa Thuận An, địch bỏ chạy vứt đầy đường xe tăng, xe pháo, súng đạn, quần áo giày mũ đủ mọi sắc lính. Chúng tôi vượt qua Huế và lên đèo Hải Vân. Đến chân đèo Hải Vân thì bộ phận chốt của Quân đoàn 2 giữ lại. Bên kia đèo, một lữ đoàn địch vẫn ngoan cố chống cự.
    Lúc này các anh Dương Đình Tạ, anh Đào Mậu và một số cán bộ kỹ thuật được tăng cường cũng đã tới. Bộ phận chúng tôi bám sát chốt của Quân đoàn 2 để chờ vào Đà Nẵng.
    Sáng 29-3 khoảng 9 giờ, một tiểu đoàn pháo 130mm của Quân khu 5 vượt đèo. Anh em chốt bộ binh đồng ý ghép 2 xe con của chúng tôi vào đội hình pháo binh. Khi pháo vượt qua đèo Hải Vân đến Bắc Nam Ô thì pháo binh được lệnh triển khai bắn vào bán đảo Sơn Trà.
    Sau khoảng 30 phút nã pháo dữ dội, tôi nhìn thấy phía bắc Đà Nẵng cả một rừng cờ đỏ sao vàng và cờ giải phóng. Tạm biệt pháo binh, xe chúng tôi vào thành phố Đà Nẵng. Trên các đường phố lớn Đà Nẵng tràn ngập xe pháo, quần áo, giày mũ... Trong lúc xe chúng tôi đang dừng lại hỏi đường, một tốp 3 tên lính ngụy đến quỳ trước xe giơ súng cacbin lên trên đầu xin hàng. Chúng tôi thu hồi súng, giải thích chính sách và hỏi tình hình Đà Nẵng hiện giờ ra sao, anh em nói là lính trơn nên không biết gì, chỉ nghe tin tướng Ngô Quang Trưởng chiều hôm qua (28-3) đã trốn ra tàu của Mỹ ngoài biển. Cảnh Đà Nẵng thật hỗn loạn. Các cửa hàng lớn, các nhà băng, các khách sạn bị đập phá cướp bóc. Hỏi thăm tình hình được biết phía nam Đà Nẵng 23km, cầu Câu Lâu bị phá hoại rất nặng nề. Xe chúng tôi chạy về Câu Lâu thì quả nhiên cây cầu dài gần 1.000m bị phá băng 2 nhịp giữa cầu và 2 nhịp phía nam cầu. Và được biết cầu An Tân gần thị trấn Tam Kỳ cũng bị phá hủy hoàn toàn. Ngoài ra các cầu Bà Rén, cầu Ông Bộ cũng bị phá hủy.
    Có thể nói một công trường lớn được tổ chức để khôi phục cầu Câu Lâu. Đồng thời phải chuyển lực lượng vào khắc phục các cầu phía Nam.
    Tại Câu Lâu xe vận chuyển dàn Belley đồng bộ tời múp, con lăn và cần cẩu 4 tác dụng liên tục làm việc ngày đêm. Chúng tôi tìm thêm được một thiếu tá công binh Sài Gòn làm việc tại bộ tham mưu của tướng Ngô Quang Trưởng, tên là Thế Long. Y nắm rất chắc tình hình cầu đường miền Nam và các kho vật tư. Khi hỏi các đơn vị thì đơn vị nào cũng thu nạp được một số sĩ quan, binh lính và nhân viên kỹ thuật công binh ngụy.
    Mặc dù tổ chức phân công khá chặt chẽ anh em lao động không kể ngày đêm nhưng khối lượng quá lớn nên 4 giờ sáng ngày 3-4 mới thông cầu Câu Lâu. Đây là giờ phút đáng ghi nhớ. Có lẽ đến hàng nghìn xe chở bộ binh, pháo binh, xe tăng, thiết giáp, tên lửa vượt qua cầu. Điều đặc biệt là không quân Sài Gòn bận đối phó phía trong nên không có hoạt động gì đáng kể.
    Chiều 2-4 các cầu An Tân và một loạt cầu đến Bình Định đã khắc phục xong. Vượt qua Bình Định chúng tôi vào Đồng Đế (Nha Trang). Lúc này đội hình càng hùng hậu hơn vì có thêm những trang bị thu hồi được của địch, và một bộ cầu nổi 300m mới bổ sung vào để chuẩn bị sẵn sàng khắc phục vượt sông vào Sài Gòn.
    Đoàn quân của chúng tôi tiến song song cùng đoàn công binh trên Trường Sơn đã vượt qua không ít khó khăn gian khổ phối hợp với các đơn vị bạn đã góp phần đảm bảo thắng lợi cho cuộc hành quân chiến đấu của đại quân giành toàn thắng.
  3. Bac_gia

    Bac_gia Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Liên hợp quốc đã bị Mỹ cho ăn quả hớ trước đó với vụ Iraq rồi, nên sẽ cố không để Mỹ lừa thêm quả nưz. Tuy nhiên, mọi việc lại phụ thuộc vào động thái của Iran hay North Korea phản ứng trước những yêu cẩu của cộng đồng quốc tế. Cụ thể là nếu Iran hay North Kỏea chơi con bài mềm dẻo + cương quyết như NK đã có lần chứng tỏ trước đây thì việc Mỹ không nhận được sự ủng hộ của LHQ sẽ là chắc chắn, nhưng nếu NK hay Iran cứ cứng rắn quá đáng thì rồi LHQ sẽ ngả theo chiều của Mỹ sẽ là chuyện một sớm một chiều.
  4. ptlinh

    ptlinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2003
    Bài viết:
    3.355
    Đã được thích:
    3
    Bác iloveyou_octieu_1990 trả lời hộ em câu này: Nếu bác là người lãnh đạo nước Mỹ hoặc nằm trong giới cầm quyền nước Mỹ thì bác sẽ hành xử như thế nào với 2 ông NK và Iran?
    Thứ hai: Nếu bác là người lãnh đạo VN, và VN được Mỹ coi như một đồng minh kiểu Israel, Đức, Nhật... và VN có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân thì bác có làm không?
    Còn LHQ, nói chung chỉ là công cụ của những nước lớn thôi, họ muốn dùng nó như một cái bình phong an toàn để thực hiện những kế hoạch có lợi cho nước họ, cho giới cầm quyền nước học thôi!
    Thế hè, mấy hôm nay Hà Nội nóng quá, uống bia đi các bác !
  5. rekjp

    rekjp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Thế mới gọi là làm chính trị chứ. Không có cái gì đúng tuyệt đối và cũng chẳng có ai sai tuyệt đối. Ai cũng vì lợi ích của đất nước mình cả. Người nào giỏi thì lôi kéo được nhiều kẻ khác theo mình...
  6. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Trong cuộc đời quân ngũ hơn 40 năm được tham gia phục vụ bảo đảm thông tin liên lạc trên các chiến trường: B ngắn, B dài, chiến trường K và biên giới phía Bắc tôi đã gián tiếp hoặc trực tiếp phục vụ nhiều trận đánh với nhiều đối tượng tác chiến khác nhau. Thuận lợi, khó khăn, hy sinh, mất mát và nhiều kỷ niệm vui buồn sâu sắc mà tôi không thể quên. Một trong những kỷ niệm đó là điếu thuốc Điện Biên tại Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Quân đoàn 3, chiều ngày 29-4-1975 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    Chúng ta đều biết, chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam được Bộ Chính trị lấy tên là "Chiến dịch Hồ Chí Minh" với phương châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến: "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng lúc 17 giờ ngày 26-4 và kết thúc vào 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.
    Quân đoàn 3 khi ấy do đồng chí Thiếu tướng Vũ Lăng làm Tư lệnh, đồng chí Đại tá Đặng Vũ Hiệp làm Chính ủy đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu của chiến dịch-hướng tây bắc Sài Gòn.
    Tại Sở chỉ huy của Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 từ lúc 5 giờ 25 phút đến 13 giờ 30 phút ngày 29-4 liên tục nắm được tình hình phát triển chiến đấu của các hướng, đặc biệt là hướng làm nhiệm vụ thọc sâu của Sư đoàn bộ binh 10, nhưng một tình huống đã xảy ra: Đến 13 giờ 30 phút ngày 20-4 thì mất liên lạc với Sư đoàn bộ binh 10. Quân đoàn không nắm được tình hình phát triển chiến đấu của hướng này; Tư lệnh Quân đoàn-Vũ Lăng lúc này rất bực ra lệnh cơ quan thông tin và tác chiến khẩn trương tìm biện pháp giải quyết. Đây là một tình huống khó khăn vì liên lạc của mũi thọc sâu đánh trong hành tiến này chủ yếu bằng vô tuyến điện tiếp sức trên xe. Chủ nhiệm Thông tin quân đoàn-Hồ Trọng Tuyến sau khi được Bộ Tham mưu quân đoàn đồng ý đã cấp tốc điều một xe truyền đạt đi theo hướng nhiệm vụ của Sư đoàn bộ binh 10 để nắm tình hình. Tôi khi đó là trung úy, kỹ sư thông tin quân sự (tốt nghiệp Trường đại học Kỹ thuật quân sự nay là Học viện Kỹ thuật quân sự, vào Tây Nguyên năm 1972) hiện trợ lý phòng thông tin quân đoàn, được phân công trực thông tin tại Sở chỉ huy của Bộ Tư lệnh. Lúc này tại Sở chỉ huy của quân đoàn rất căng thẳng. Trong hầm chỉ huy bán âm của Bộ Tư lệnh chỉ có đồng chí Thiếu tướng Vũ Lăng-Tư lệnh Quân đoàn, Đại tá Đặng Vũ Hiệp-Chính ủy Quân đoàn và tôi-sĩ quan trực thông tin. Tôi thấy tướng Vũ Lăng tâm trạng rất sốt ruột, cặp kính trắng trễ xuống dưới đôi lông mày sâu róm, hai tay chắp sau hông liên tục đi lại quanh chiếc bàn dài thường ngày vẫn để hội họp trong căn hầm bán âm dã chiến làm vội, chiều dài không đầy 8m, chiều ngang không đầy 3m. Dáng vẻ của Chính ủy Đặng Vũ Hiệp lại khác: Lúc thì ông đứng trầm ngâm ở góc hầm nhìn ra khoảng sáng của bìa rừng phía trước vẻ suy tư; lúc thì bước chậm rãi sau tướng Vũ Lăng. Trong căn hầm ắng lặng và căng thẳng, chốc chốc tôi lại nghe giọng của Chính ủy Đặng Vũ Hiệp ấm áp và tự tin: "... Yên tâm anh ạ! Cơ quan đã cử một xe thông tin và một xe tác chiến đi gấp rồi... Tôi chắc tình hình sẽ tốt thôi...". Thời gian cứ lặng lẽ trôi, chốc chốc tướng Vũ Lăng lại hướng sang hầm của sĩ quan trực tác chiến hỏi: "Thế nào rồi!...". Tôi lại thấy đồng chí sĩ quan tác chiến bật lên khỏi hầm: "Báo cáo Tư lệnh chưa có ạ!". Rồi không gian lại trở về ắng lặng. Để bớt không khí nặng nề và căng thẳng, thỉnh thoảng tôi lại quay máy trực tuyến hỏi các tổng đài... nhưng trên hướng tiến công chủ yếu trong hành tiến, mũi thọc sâu của Sư đoàn bộ binh 10 vẫn yên lặng. Thời gian cứ nặng nề trôi. Tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ để bàn của bộ phận trực thông tin như thôi thúc giục giã. Đến 16 giờ 05 phút, bỗng chiếc TA-57 nằm thứ 4 trong dãy máy lẻ trên sở chỉ huy của hướng Sư đoàn bộ binh 10 vang lên hồi chuông. Ôi hồi chuông khát vọng, hồi chuông lịch sử. Tôi vội nhấc máy, chưa kịp hỏi đầu kia đã vang lên giọng reo vui ấm áp: "A lô, tôi Châu đây!..." mới nghe đến đấy tôi vội quay lại: "Báo cáo Thủ trưởng Châu...". Mới nghe vậy, chưa kịp nói hết và đứng lên để trao máy thì tướng Vũ Lăng không biết chạy đến từ bao giờ đã chồm qua người tôi, giằng mạnh tổ hợp trên tay tôi và quát hỏi: "Mày đang ở đâu?...". Lúc này tôi đã kịp đứng nép sang bên và điều khiển núm khuếch đại âm tần trên máy TA-57 cho tướng Vũ Lăng mỗi khi nghe, cho rõ. Đầu kia lại vang lên tiếng reo vui pha chút hài dí dỏm: "Báo cáo Tư lệnh, chúng tôi đang dạo mát trên đường phố Củ Chi...".
    Cả căn hầm Sở chỉ huy ồ lên vui sướng. Lúc này tôi mới nhận thấy xung quanh hầm Sở chỉ huy có khá nhiều sĩ quan từ các hầm xung quanh đến, đứng nghe ngóng tình hình từ bao giờ, có người đã vào cả trong hầm... "Chúng tôi đang dạo mát trên đường phố Củ Chi..." Qua bộ khuếch đại âm tần của máy TA-57 vang lên trong hầm chỉ huy câu nói sảng khoái đó mà từ đồng chí Tư lệnh cho đến cơ quan Bộ Tư lệnh chờ đợi căng thẳng suốt chiều nay. Sau này tôi mới hiểu tâm trạng sốt ruột đến nóng nảy của tướng Vũ Lăng - người cần biết liên tục hướng thọc sâu phát triển đến đâu? Nhất là phát triển chiến đấu trong nội đô Sài Gòn để sẵn sàng chỉ huy Sư đoàn bộ binh 10 xử trí tình huống và quyết định di chuyển Sở chỉ huy quân đoàn vào nội đô (vì tình hình ngày 29 tháng 4 rất sôi động, diễn biến rất mau lẹ, đồng thời trong lúc này có rất nhiều lực lượng cũng đang phát triển chiến đấu vào nội đô Sài Gòn). Suốt buổi chiều, gần 3 giờ đồng hồ mất liên lạc, không biết hướng thọc sâu phát triển đến đâu để kịp thời ra những quyết định quan trọng trong thời khắc rất lịch sử này, làm sao tướng Vũ Lăng không sốt ruột, nóng nảy?
    Câu nói của chính ủy sư đoàn 10 Lã Ngọc Châu "Chúng tôi đang dạo mát trên đường phố Củ Chi..." làm cả Sở chỉ huy bừng lên rạo rực. Trong khi đứng điều khiển núm khuyếch đại để Tư lệnh Vũ Lăng nghe Chính ủy Lã Ngọc Châu báo cáo tóm tắt, tôi thấy không biết từ lúc nào Chính ủy Quân đoàn Đặng Vũ Hiệp với mấy bao thuốc Điện Biên trong tay, một bao đã bóc sẵn rút mời tướng Vũ Lăng, vẫn với giọng nói vui vẻ ấm áp "Mừng chiến thắng đi anh!". Tướng Vũ Lăng vốn là người hút thuốc rất ghê đương nhiên là không từ chối, thậm chí còn rất vui khi được hút thuốc thẳng mà lại là thuốc thẳng Điện Biên lúc này (nói thuốc thẳng vì ở chiến trường hiếm thuốc lắm, nhất là chiến trường Tây Nguyên chúng tôi chủ yếu là hút thuốc lá cuốn của đồng bào dân tộc vừa khét, vừa hôi). Nhớ lại những năm trước ở Tây Nguyên mỗi khi có người ở Bắc vào có thuốc lá thẳng đối với chúng tôi đã là cuộc liên hoan lớn rồi; hơn nữa đây lại là thuốc thẳng Điện Biên mang từ Bắc vào làm sao tướng Vũ Lăng không sướng. Đồng chí vừa châm thuốc hút ngon lành, vừa nghe báo cáo. Trong khi đó Chính ủy Đặng Vũ Hiệp đang phân phát cho cán bộ đứng xung quanh Sở chỉ huy mỗi người một điếu mừng chiến thắng. Tôi cũng được một điếu nhưng chưa hút được vì đang làm việc gần Tư lệnh. Sau đó tôi còn thấy chính ủy đưa thuốc lá cho mấy cán bộ về phát cho anh em các hầm xung quanh Sở chỉ huy. Không khí Sở chỉ huy lúc này thật háo hức, sôi động. Lát sau tôi thấy tướng Vũ Lăng cho gọi đồng chí sĩ quan tác chiến, trực Sở chỉ huy lên lấy chi tiết tình hình của Sư 10 bộ binh. Đồng chí rời máy điện thoại và nói với một cán bộ tham mưu, cho triệu tập ngay cán bộ cấp trưởng lên Sở chỉ huy nghe triển khai nhiệm vụ và chuẩn bị di chuyển Sở chỉ huy Quân đoàn vào Củ Chi trong đêm 29 tháng 4 năm 1975.
    Khi rời hầm chỉ huy của Bộ Tư lệnh về hầm của phòng thông tin để chuẩn bị sẵn sàng di chuyển, lòng tôi cứ bâng khuâng rạo rực vì thời khắc Giải phóng Sài Gòn đến nơi rồi. Đêm nay và ngày mai thôi chúng tôi đã vào đến nội đô Sài Gòn... Tôi nhớ lại không khí căng thẳng và niềm vui tưng bừng tại Sở chỉ huy chiều nay, nghĩ về điếu thuốc Điện Biên của chính ủy trong thời khắc chờ đợi nặng nề, căng thẳng và mừng vui đến phát khóc tại Sở chỉ huy Quân đoàn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh sắp toàn thắng. Ôi! Thời khắc hơn 20 năm, thời khắc mừng vui của toàn dân tộc đang sắp tới trong ít giờ nữa của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    Điếu thuốc Điện Biên thật nhỏ bé, nhưng xuất hiện vào thời điểm thật thiêng liêng, sâu sắc. Với ý nghĩa đó tôi trân trọng ép điếu thuốc trong cuốn sổ nhật ký nhỏ của mình và tự nhủ để làm kỷ niệm. Tiếc rằng cuốn sổ và điếu thuốc Điện Biên sau này khi quân đoàn sang chiến đấu giúp nhân dân Cam-pu-chia thoát khỏi họa diệt chủng, tôi đã để mất trong một trận chiến đấu cũng theo hướng của Sư đoàn 10 bộ binh khi đánh Đầm Be và tiếp sau là trận đánh vượt sông Công-pông-chàm bằng sức mạnh...
    Mới đó mà đã 30 năm trôi qua, với biết bao thăng trầm trong cuộc đời hơn 40 năm quân ngũ của mình. Nhưng kỷ niệm về điếu thuốc Điện Biên năm xưa tại Sở chỉ huy Quân đoàn 3 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mãi mãi in đậm trong trái tim tôi.
  7. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    "Theo kế Hiệp ước Mát-xcơ-va năm 2002, Mỹ sẽ phải cắt giảm số đầu đạn đã được triển khai xuống còn 1.700 chiếc vào năm 2012. Như vậy có nghĩa là Mỹ sẽ phải cắt giảm gần 80% số đầu đạn hạt nhân chiến lược đã triển khai trong năm 1990. Song cho tới nay vẫn chưa thấy Mỹ có hành động gì chứng tỏ sẽ tuân thủ hiệp ước đã ký bởi Mỹ vẫn đang theo đuổi các chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân ở trong và ngoài nước. Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Oa-sinh-tơn, cho biết hiện Mỹ có khoảng 480 đầu đạn hạt nhân tại châu Âu, với 130 đầu đạn đã được triển khai ở căn cứ của Mỹ tại Ram-xtên, Tây Nam nước Đức."
    Cái này không biết lấy thông tin ở đâu! Con số 480 đầu đạn tại Châu Âu không phải 100% là thuộc quyền sở hữu của Mỹ. Điều kế đến con số này đã là giảm khá nhiều so với hồi năm 1990. Và nếu vậy tại sao lại nói là chưa thấy hành động gì!
    Các nghiên cứu hạt nhân đồng ý vẫn phát triển ở Mỹ nhưng nó đi theo 1 hướng khác, 1 hướng "sạch" hơn, các nghiên cứu ứng dụng hầu hết là chuyển hoá năng lượng hạt nhân để vận hành vũ khí chứ không dùng năng lượng hạt nhân làm vũ khí!
    Vấn đề Iran phức tạp hơn! Iran nằm ngay sát 2 cường quốc sở hữu năng lượng hạt nhân là Pakistan và Ấn Độ họ có nhiều động cơ để tiến hành chương trình vũ khí hạt nhân để tự vệ. Về cơ bản Iran không hề thua kém Pakistan bao nhiêu để phải chịu lép vế cả. Giả sử Lào hay Campuchia, hay Philipine sở hữu vũ khí hạt nhân xem VN có nối bước hay không. Chưa kể về cơ sở vật chất kỹ thuật việc làm giàu uranium cho phát điện không cần tới 1 số động thái do vệ tinh do thám ghi nhận được. Do đó hoàn toàn có khả năng nghi ngờ! Như việc gần đây vệ tinh do thám ghi nhận những động thái cho 1 cuộc thử nổ bom hạt nhân tại Bắc Hàn. Tin tình báo có thể d0úng có thể sai nhưng không thể không tin và có 1 hành động đề phòng!
  8. 0123456

    0123456 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    các bác cho em củ chuối một tý:
    -các bác nghĩ thế nào nếu đang lang thang trên đường Nguyễn Huệ, gặp một chú nhóc độ 5-6 tuổi vừa đi vừa vung vẩy một khẩu M-79 đạn đã lên nòng sẵn
    -Nếu Iran là chú bé, khẩu M-79 là bom hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo có đầu hạt nhân và các bác chính là chú SAM.
    thế nên chú SAM xông vô, đè cậu bé và tuớc khẩu M-79, kể cũng hơi tệ nhưng
  9. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    bác đặt cho tui câu hỏi khó trả lời quá :
    Nếu bác là người lãnh đạo nước Mỹ hoặc nằm trong giới cầm quyền nước Mỹ thì bác sẽ hành xử như thế nào với 2 ông NK và Iran?
    Có lẽ tui sẽ mềm mỏng hơn để thuyết phục họ rồi đồng thời tự mình cho tổ chức chương trình cắt giảm vũ khí hạt nhân như vậy họ mới chịu
    còn nếu chơi bằng vũ lực thì hơi khó vì tiềm lực quân sự của 2 nước đều khá mạnh nhất là thằng triều tiên đánh vào chỉ tổ thiệt hại hao giảm kinh tế đồng thwòi mà nó bợ nguyên cái thằng hàn thì coi như toi luôn mà ít ai ủng hộ lắm...
    Nếu bác là người lãnh đạo VN, và VN được Mỹ coi như một đồng minh kiểu Israel, Đức, Nhật... và VN có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân thì bác có làm khôn
    đương nhiên là mình phải chế tạo để tạo nên thế cân bằng hạt nhân chứ chứ đến lúc trâu bò chọi nhau bộ ruồi muỗi chết oan sao..
    mình phải chủ động nước nào cũng chế tạo dại gì mình ko chế tạo...
    và đặc biệt là để khẳng định nên sức mạnh chiến lược trong chiến tranh
  10. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Chuyến ra thăm, kiểm tra quần đảo Trường Sa và nhà dàn DK1 năm nay của đoàn công tác Bộ Quốc phòng còn có nhiều Bộ, ban, ngành và địa phương đi cùng; trong đó có cả các mẹ, các chị, các em là đoàn thanh niên đội xung kích Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn họ đều lần đầu ra với Trường Sa. Khi bước xuống tàu, ai cũng háo hức mong đợi giây phút tàu cập bến. Ra khỏi vịnh Cam Ranh, con tàu lớn là vậy mà vẫn bị chao đảo trước sóng gió của biển cả mênh mông. Hơn 30 giờ đồng hồ lênh đênh trên biển, trừ những thủy thủ, thuyền viên phục vụ trên tàu, còn lại những thành viên trong đoàn công tác đều say sóng. Đại tá Nguyễn Viết Nhiên, Chỉ huy trưởng vùng D, Quân chủng Hải quân, người đã có nhiều năm vật lộn với sóng gió nói với chúng tôi: Đây là đợt gió mùa hiếm thấy. Những năm trước, chuyến đi tháng tư là chuyến "du lịch", tàu đi êm đềm như đi trong vịnh? Câu chuyện của chúng tôi vẫn còn dang dở thì trên boong tàu đã có tiếng ai đó hô to "nhìn thấy đảo rồi". Bình minh trên biển thật tuyệt vời. Mặt trời như ở dưới nước từ từ chui lên làm bừng tỉnh và tiêu tan mọi mỏi mệt cho cả con tàu. Gần như tất cả lên hết trên boong, ai cũng muốn được tận hưởng giây phút đầu tiên trong ngày mới để ngắm những hòn đảo chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc giữa biển khơi.
    Phải rất khó khăn, bằng nhiều chuyến xuồng "bổ nhào" trên sóng biển, đoàn công tác mới vào đảo an toàn. Cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa rất vui mừng mỗi khi có "hơi ấm" từ đất liền đến. Song họ cũng rất vất vả mỗi khi nước thủy triều xuống thấp. Có nhiều đảo như: Đá Tây, Trường Sa Đông, Đá Đông, Phan Vinh, Tốc Tan, Tiên Nữ, Thuyền Chài? bãi san hô rộng, anh em phải đeo kính lặn, mang ống thở đẩy xuồng từ 1 đến 2 hải lý. Trung tá Nguyễn Hồng Quân, Đảo trưởng đảo Trường Sa Lớn tâm sự: Những ngày biển động, bộ đội sẽ vất vả hơn; hơi nước, gió biển làm cho vũ khí, trang bị nhanh bám bụi bẩn hơn; thậm chí nhà cửa, kho tàng, vườn rau? cũng bị hư hại.
    Mặc cho sóng gió biển cả bao la, các chiến sĩ hải quân vẫn ngày đêm vững vàng bám trụ, coi "đảo là nhà, biển cả là quê hương".

Chia sẻ trang này