1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai biết khẩu súng này không

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Prince-of-Percia, 22/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. iloveyou_octieu_1990

    iloveyou_octieu_1990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2005
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    4
    Theo phong tục cổ truyền của dân tộc, Canh Dần-1950 là cái Tết rất hệ trọng với năm tuổi của Bác Hồ: tròn 6 can, 3 chi, 1 hoa giáp-60 tuổi. Vậy mà Người không được ăn Tết "ở nhà", để thực hiện chuyến công tác rất hệ trọng bí mật sang Bắc Kinh và Mát-xcơ-va:
    Ngày 1-1-1950, ông Lâm Kính cùng hai cán bộ quân đội là Lê Phát-kiêm phiên dịch, Ngô Vi Thiện-điện đài, rời ATK đi làm nhiệm vụ. Bác đã viết một bức thư bằng chữ Hán, giới thiệu đồng chí Lâm Kính sang Trung Quốc trước "chuẩn bị lộ trình cho đoàn cán bộ Đảng CS Đông Dương sang Bắc Kinh tiếp xúc trao đổi với TƯ ĐCS Trung Quốc". Thư có đóng dấu BCHTƯ ĐCS Đông Dương. Chiều ngày 2-1-1950 (tức 14-11 năm Kỷ Sửu), Bác rời Tân Trào - châu Tự Do-Tuyên Quang đi Trùng Khánh. Đi cùng với Bác có đồng chí Trần Đăng Ninh, bác sĩ Chánh và đồng chí Nhất bảo vệ. Đoàn đi ngựa và cuốc bộ, khi qua biên giới tại Thủy Khẩu sang đất Trung Quốc thì phải đi bộ khoảng 40km để tới Long Châu. Chuyến đi của Bác được giữ tuyệt mật và bố trí bảo vệ chu đáo, vì quân Pháp vẫn còn chiếm đóng thị xã Cao Bằng, dọc hai bên biên giới Việt-Trung và đường đi lên Nam Ninh của bạn mới giải phóng nên tàn quân Quốc dân đảng và những toán thổ phỉ còn hoạt động. Bác mặc quần áo nâu chàm của người Nùng, dùng chiếc khăn che nửa khuôn mặt...
    Khi Bác tới Long Châu tối 16-1, nhờ đã liên lạc được với Văn phòng TƯ ĐCS Trung Quốc, nên sáng 17-1 bạn bố trí dùng xe ô tô của Quân giải phóng đến đón. Ngày 18-1, đoàn nghỉ trưa ở hương Vĩnh Thiện, chiều đi tiếp, tới Nam Ninh vào buổi tối. Bác nghỉ lại và làm việc ở đây đến 21-1, ô tô chở tiếp tới Lai Tân mới có xe lửa đón đi Bắc Kinh.
    Trong khi Bác bí mật lên đường, ngày 14-1, Chính phủ ta ra "Lời tuyên bố" gửi các nước, một lần nữa khẳng định chủ quyền độc lập thiêng liêng của Việt Nam, công bố rộng rãi chính sách ngoại giao của Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới, và nêu rõ: "Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam DCCH sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới" (1).
    Sau tuyên bố, ngày 15-1, Bộ trưởng Ngoại giao Hoàng Minh Giám gửi thông điệp "công nhận chính phủ nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo" và quyết định kiến lập quan hệ ngoại giao chính thức. Ngày 18-1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Chu Ân Lai có thông điệp "nguyện ý kiến lập quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam DCCH và trao đổi Đại sứ để củng cố lại bang giao hai nước". Đến 30-1 thì Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Về thắng lợi của sự kiện ngoại giao quan trọng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: "... Mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất trên thế giới -Liên Xô và Trung Quốc dân chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam DCCH là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân chủ thế giới... Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này"(2).
    Ngày 21-1, tại nhà giao tế (nhà khách) Nam Ninh, gặp đồng chí Trần Canh trên đường đi nhận nhiệm vụ lãnh đạo tỉnh Vân Nam, Bác đã làm bài thơ Đường luật tặng "chú" Trần Canh, rồi tự dịch bài thơ ra tiếng Việt để giải thích cho các cán bộ cùng đi:
    Khi xưa gặp chú thanh niên
    Nay chú cầm quân giữ soái quyền
    Trăm vạn hùng binh theo lệnh chú
    Giữ gìn cách mạng cõi Điền Biên (3).
    Không ngờ, sau chuyến đi của Bác trở về thì Trần Canh đã được bạn cử làm Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc sang giúp Việt Nam đánh Pháp. Khi Bác đến Bắc Kinh, Mao Trạch Đông đã tới Mát-xcơ-va từ 16-12-1949; Chu Ân Lai cũng rời Bắc Kinh từ 10-1 sang Mát-xcơ-va đàm phán và ký hiệp định hợp tác với Liên Xô. Hơn một tuần lưu lại ở Bắc Kinh, tiếp đón và làm việc với Bác có các đồng chí Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Nhiếp Vĩnh Trăn, Lý Duy Hán, Liêu Thừa Chí. Tại Bắc Kinh, sau khi gửi điện mừng Xta-lin, ngày 25-1, Bác nhận được điện của Thống chế Xta-lin trả lời, cám ơn: "Nhân dịp lễ sinh nhật của tôi, được điện chúc mừng của Chủ tịch, tôi kính gửi lời cảm tạ". Ký tên: Xta-lin. Ngày 1-2-1950, Trung ương Đảng CS Trung Quốc tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đảng CS Việt Nam và chiêu đãi Bác... Để phát huy thắng lợi ngoại giao mới đạt được, Bác quyết định và ngày 3-2 bí mật lên đường tiếp tục chuyến đi sang Mát-xcơ-va bằng tàu liên vận của Trung Quốc. Đồng chí Trần Đăng Ninh được cùng đi với Bác, còn các đồng chí khác ở lại chờ...
    Tại Mát-xcơ-va, làm việc với các đồng chí lãnh đạo Liên Xô, Bác trình bày rõ tình hình Việt Nam và yêu cầu bạn viện trợ cho Việt Nam chủ yếu là vũ khí, đạn dược để đánh Pháp. Trước đây, Liên Xô không hiểu rõ tình hình Việt Nam, sau khi nghe Bác trình bày, Xta-lin đồng ý với đường lối chiến lược và sách lược của Đảng ta trong những năm qua. Về quân sự, Xta-lin khuyên ta "nên chú trọng toàn bộ vùng núi phía tây, vì nắm được vùng này thì sẽ nắm được quyền làm chủ đất nước". Xta-lin cũng khuyên ta sớm làm "cách mạng thổ địa"...
    Ngày 16-2, tức đúng 30 tháng chạp Kỷ Sửu, là ngày tất niên có ý nghĩa trọng đại theo phong tục cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc, Xta-lin tổ chức đại tiệc để mừng Hiệp ước hữu nghị-tương trợ-đồng minh Xô-Trung vừa được ký kết, nhân đó cũng là để chúc mừng năm mới dịp Tết cổ truyền của hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam, trước khi tiễn khách. Xta-lin tự sắp xếp, ngồi gần với Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai. Dự cuộc tiếp này còn có cả Ma-len-cốp, Mô-lô-tốp, Bun-ga-nin và nhiều nhân vật khác của Liên Xô, trong đó có Khơ-rút-xốp mà về sau là Tổng bí thư Đảng CS Liên Xô. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Xô Vương Gia Tường cũng được mời dự vì có liên quan đến việc Liên Xô thông qua Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam và Xta-lin cũng yêu cầu Trung Quốc trực tiếp viện trợ cho Việt Nam kháng chiến...
    Tại cuộc chiêu đãi, Bác kể với khách về cuộc hành trình của Bác từ núi rừng Việt Bắc vượt qua biên giới Trung Quốc đến Liên Xô, về cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Pháp xâm lược, cảm ơn Đảng và Chính phủ Liên Xô đứng đầu là đồng chí Xta-lin đã hứa giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam... Trong không khí vui vẻ, thân tình của bữa tiệc, Bác chăm chú nhìn Xta-lin rồi nói:
    - Thưa đồng chí Xta-lin, tôi xin được thỉnh thị của đồng chí!
    Xta-lin cười vui vẻ:
    - Hồ đồng chí ơi! Tôi làm thế nào có thể có ý kiến cho đồng chí được. Đồng chí là Tổng thống-Chủ tịch Việt Nam, to hơn tôi. Chúng ta chỉ nên trao đổi ngang nhau mới đúng.
    Bác cười, cám ơn rồi nói tiếp nửa đùa nửa thật với Xta-lin:
    - Các đồng chí đã ký hiệp ước với các đồng chí Trung Quốc. Nhân dịp tôi có mặt ở đây, chúng ta cũng ký một bản hiệp ước Xô-Việt được chứ?
    Xta-lin biết Bác Hồ có đầu óc thích hài hước, hóm hỉnh, nên cười ngất:
    - Hồ đồng chí ơi! Đồng chí đến Liên Xô thăm chúng tôi lần này là chuyến đi bí mật. Nếu ký hiệp ước, người ta hỏi đồng chí ở đâu đột ngột đến, thì sao?
    Bác cười, vui vẻ:
    - Cái đó dễ thôi. Đồng chí cứ cho một chiếc máy bay đưa tôi liệng một vòng trên trời, sau đó tìm vài người ra sân bay đón tôi, báo chí đưa các tin, thế là xong.
    Xta-lin cười:
    - Thật là tưởng tượng độc đáo của người phương Đông các anh!
    Xta-lin lúc này thật hiền hậu, thân thiết nói tiếp:
    - Tuy nhiên, chúng ta có thể bí mật "ký trước" với nhau một bản "khẩu ước" ngay tại đây, trước sự chứng kiến của các quan khách và bạn bè, rằng...
    Bác Hồ tiếp ngay lời Xta-lin:
    - Việt Nam nỗ lực hết mình để đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi.
    Xta-lin rất vui, nói tiếp:
    - Liên Xô bằng mọi khả năng của mình sẽ ủng hộ Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp. Việt Nam sẽ hoàn toàn độc lập.
    Cả phòng tiệc rung lên vì tiếng vỗ tay và tiếng hô "Hu-ra!"- Hoan hô!... khi "chứng kiến" bản "khẩu ước" của hai vị lãnh tụ Liên Xô-Việt Nam. Từ lúc đó cho đến mãn tiệc, Bác liên tục nhận được nhiều lần cụng ly chúc mừng của các đồng chí chủ nhà và nước bạn Trung Quốc. Trước khi rời Mát-xcơ-va, Bác gửi thư yêu cầu Liên Xô cho thêm thuốc ký ninh chống sốt rét. Xta-lin ra vẻ rộng lượng, nói đùa: "gửi cho ông ta nửa tấn"...
    Hôm sau, 17-2, Bác lên tàu liên vận cùng Mao Trạch Đông. Về tới Bắc Kinh ngày 4-3, Bác ở lại làm việc tiếp cho đến 11-3, đã 23 tháng giêng năm Canh Dần, mới cùng đồng chí Trần Đăng Ninh rời Bắc Kinh, tiếp tục cuộc hành trình trở về Tân Trào. Tại đây, sáng 10-4, Bác đã dự phiên họp của Hội đồng Chính phủ...
    Chuyến đi bí mật của Bác từ Á sang Âu giữa những ngày Tết cổ truyền dân tộc ấy rất thành công cả hai mặt chính trị và ngoại giao, đã phá vỡ vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, đưa cách mạng Việt Nam hòa nhập vào "gia đình" các nước XHCN. Từ đây cuộc kháng chiến của nhân dân ta được tiếp thêm sức mạnh của cách mạng thế giới và góp phần quan trọng cho biết bao sự kiện tiếp theo trong kháng chiến. Tháng 4-1950, Đại sứ quán Việt Nam đã mở ở Mát-xcơ-va với vị đại sứ đầu tiên là Nguyễn Lương Bằng. Và từ đó thông qua Trung Quốc, hàng loạt pháo cao xạ, xe vận tải Mô-lô-tô-va... xuất hiện trên chiến trường Việt Bắc. Thu-đông năm ấy, chiến dịch Biên Giới của ta đại thắng, mở toang biên giới nối liền nước ta với các nước XHCN anh em...
    Những trang đầu trong lịch sử quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Việt-Xô nói riêng được Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng như thế, ngày càng phát triển vượt bậc.

    Chú thích: 1, 2: Hồ Chí Minh toàn tập-T6-NXBCTQG-1996-Tr81-82.
    3. Điền Biên là tên cũ của Vân Nam.
  2. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
  3. hongbangchu

    hongbangchu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
  4. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    trong cuốn hồi ký của Đại tướng VNG do Hữu Mai biên có nhắc đến đoạn này khi Bác về nói lại với Đại tướng. Có nhắc đến đoạn Stalin phê bình chậm làm cải cách ruộng đất. Về sự chi viện, Bác cho biết trước mắt LX cho ta 1 trung đoàn pháo cao xạ 37 ly, 1 số xe vận tải và thuốc quân y, còn lại Trung Quốc sẽ lo.
    Còn về tờ hoạ báo có chữ ký Stalin, còn nói là có chữ ký của Môlôtốp, Kazanovich.
  5. josemourinho

    josemourinho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    3. [​IMG]
    4.[​IMG]
    5.[​IMG]
  6. josemourinho

    josemourinho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    6. [​IMG]
    7.[​IMG]
    8.[​IMG]
    9.[​IMG]
    10.[​IMG]
  7. josemourinho

    josemourinho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Trước khi mở 1 topic mới đề nghị bác tham khảo phần: [topic] 197762[/topic] kẻo trùng chủ đề. Hiện có rất nhiều chủ đề về súng trong đó.
    [topic]155464[/topic]
  9. kidfriendct

    kidfriendct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2005
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác vào đây cho ý kiến về việc lấy lại Hoàng Sa và TS từ tay thằng Tàu xem nào!
    Quyết tâm chống Tàu đến cùng
  10. ReadOnlyMemory

    ReadOnlyMemory Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2005
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Nói ra thì cũng hơi buồn nhưng chắc là không lấy được đâu, chuyện mình với Tàu chắc cũng giống Nhật Bản với Nga, tụi Nga chiếm mấy đảo của Nhật mà tụi Nhật có lấy lại được đâu,mặc dù tiềm lực quân sự của Nhật cũng không phải là kém, có lẽ nếu VN mà phát tiển kinh tế đứng thứ 1-2 thế giới thì lúc đó mình dùng áp lực về kinh tế (tất nhiên là quân đội cũng đã mạnh rồi) để ép tụi Tàu phải trả, chắc cũng còn lâu lắm

Chia sẻ trang này