1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

có ai biết lịch sử của ổ đĩa mềm không?xin chỉ giúp!!!

Chủ đề trong 'Hỏi đáp Tin học' bởi khoamusic, 06/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoamusic

    khoamusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    có ai biết lịch sử của ổ đĩa mềm không?xin chỉ giúp!!!

    tôi đang cần tư liệu nói về lịch sử của ổ đĩa mềm,vậy bác nào biết thì xin chỉ giúp tôi với!xin cảm ơn rất nhiều!!!

    khoa
  2. the_sound_of_heart

    the_sound_of_heart Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/03/2004
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Mời bạn xem lịch sử của ổ mềm:
    Năm 1971, lần đầu tiên IBM đưa ra một thiết bị lưu trữ mới và gọi là ?ođĩa nhớ? (memory disk), mà nay ta gọi là đĩa mềm (floppy disk). Chiếc đĩa mềm 8-inch đầu tiên được mạ bằng oxit sắt và nặng 2 oz (khoảng 57 g), có khả năng lưu được 80 KB dữ liệu. Năm 1973, IBM giới thiệu một đĩa mềm dung lượng 256 KB. Có thể nói đĩa mềm là một thiết bị mang tính cách mạng vào thời điểm đó do nó cho phép sao chép dữ liệu từ máy tính, vận chuyển và sau đó có thể sao chép vào một máy tính khác, một cách hết sức đơn giản và dễ dàng.
    Đĩa mềm hoạt động như thế nào? Đó là một đĩa tròn làm bằng vật liệu từ giống như bất kỳ một loại băng từ nào, một hoặc cả hai mặt của đĩa được dùng để ghi dữ liệu. Ổ đĩa giữ chiếc đĩa ở giữa và quay nó giống như máy quay đĩa. Đầu từ có khả năng đọc ghi sẽ tiếp xúc với bề mặt đĩa qua một lỗ nhỏ mở trên vỏ nhựa của đĩa.
    Năm 1976, loại ổ đĩa 5 ¼-inch được tạo ra bởi một kỹ sư phòng thí nghiệm Wang Laboratories. Tới năm 1978, hơn 10 nhà sản xuất đã tham gia sản xuất loại đĩa này.
    Năm 1981, Sony tung ra thị trường loại đĩa mềm đầu tiên có kích thước 3.5-inch. Đây chính là loại đĩa mềm quen thuộc với người dùng máy tính hiện nay.
    ---------------------------------​
    Còn đây là bài viết trên "IT Studying" có nhan đề: "History of floppy disk", xin lược dịch :
    Một phương tiện lưu trữ thứ cấp có thể tháo lắp, và rất thông dụng, nó là một đĩa nhựa mềm có phủ một lớp vật liệu từ tính, và được đựng trong phong bì plastic.
    Các hăng xuất bản phần mềm bán các trình ứng dụng của họ chứa trên các đĩa mềm này. Đă một thời, chúng là phương tiện duy nhất để lưu giữ dữ liệu dùng cho máy tính cá nhân, nhưng sự ra đời của các đĩa cứng không đắt tiền lắm đă đẩy đĩa mềm xuống hàng thứ yếu.
    Sở dĩ đĩa cứng được yêu thích là do nhiều nguyên nhân: ổ đĩa mềm hoạt động chậm hơn gấp mười lần, dễ bị hỏng hơn, và khả năng chứa ít hơn. Tuy nhiên, đĩa mềm là yếu tố thiết yếu để đưa chương trình và dữ liệu vào máy tính cũng để lưu trữ dự phòng.
    Hầu hết đĩa mềm dùng trong điện toán cá nhân đều thuộc hai cỡ: 51 / 4 và 31 / 2 inch. Các đĩa mềm bán trên thị trường có thể là loại một mặt hoặc hai mặt, và loại mật độ kép ( DD) hoặc loại mật độ cao ( HD) theo tiêu chuẩn. Hiện nay, đĩa mềm một mặt ít dùng, và loại HD đă trở nên thông dụng hơn so với loại DD.
    Đĩa mềm một mặt trước đây được sử dụng trong máy IBM PC loại cũ chỉ có 160 K; sau đó người ta đă nhanh chóng chế tạo các ổ đĩa dùng đĩa hai mặt 320 K. Năm 1983, nhờ phần mềm PC DOS Version 2. 0, người ta đã nâng dung lượng đĩa hai mặt lên 360 K. Cùng với máy tính IBM PC AT và hệ điều hành MS-DOS 3. 0, khả năng chứa đĩa mềm 51 / 4 inch, mật độ cao, đã được nâng lên đến 1. 2 m. Sau đó, các loại máy tính tương thích IBM PC đã đưa ra loại ổ đĩa mềm 31 / 2 inch có thể lưu trữ 720 K hoặc 1. 44 M dữ liệu trên đĩa HD.
    Các máy Macintosh đều dùng đĩa 31 / 2 inch. Trước kia, máy Macintosh loại nguyên thuỷ lưu trữ dữ liệu trên đĩa một mặt dung lượng 400 K; phương thức này đã được tăng gấp đôi lên 800 K khi các ổ đĩa hai mặt xuất hiện. Loại ổ đĩa mềm mật độ cao ( FDHD) có khả năng lưu trữ 1. 4 M trên đĩa loại mật độ cao đă được giới thiệu năm 1988; loại ổ đĩa kỹ thuật phức tạp này có thể đọc và ghi trên các đĩa DOS nên đã cung cấp cho những người dùng máy Mac một phương pháp dễ dàng để trao đổi dữ liệu với những người dùng máy tương thích IBM PC.
    Chú ý: Đĩa 51 / 4 dễ bị hỏng hơn đĩa 31 / 2 inch vì loại này được bọc trong một hộp nhựa cứng, có một cửa kéo che cho lỗ truy cập (ổ đĩa sẽ tự mở cửa kéo này khi bạn đút đĩa vào ổ đĩa). Tránh ấn mạnh đầu bút bi khi ghi nhãn lên đĩa mềm 51 / 4 inch, đồng thời cẩn thận không in dấu tay lên mặt đĩa, vì cửa truy cập của nó luôn hở. Luôn nhớ bảo quản đĩa 51 / 4 inch trong phong bì bảo vệ nếu không sử dụng đến nó. Không để đĩa trong ổ đĩa khi tắt máy tính; bụi có thể bám lên mặt đĩa.
    Mặc dù khá hơn, nhưng đĩa 31 / 2 inch cũng có thể bị hỏng. Phải giữ cho cả hai loại đĩa tránh ẩm, nóng, bụi bẩn, và từ trường mạnh.
    ----------------------------------​
    Và còn nhiều bài khác về lịch sử của Floppy disk.....
    Em chân thành cảm ơn những bạn, anh chị em đã vote 5***** cho em!
    Ơ, sao mọi người lại biết em chỉ thích được vote 5***** thôi ạ?
  3. khoamusic

    khoamusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    tôi rất vui khi thấy bài viết của bạn,nếu bạn có nhiều tư liệu gì về nó thì xin post lên cho bà con biết với!một lần nữa xin cảm ơn nhiều!!!
    khoa

Chia sẻ trang này