1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

có ai biết về đàn harp?

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi doan-hoang-nam, 25/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    harp có 7 bàn đạp(pedal) phía dưới tương đương với 7 nốt,mỗi pedal có 3 nấc:thăng,bình,giáng.Nếu đánh bài giọng La trưởng (ví dụ chương 2 giao hưởng hoang tưởng),2 người đánh sẽ gạt pedal của 3 nốt đô-->đô thăng,fa-->fa thăng,sol-->sol thăng.OK đánh La trưởng.Nếu gặp phải nốt không thuộc gam đó thì tuỳ cơ ứng biến mà đạp thôi.Đánh đàn harp thì ngón 5 được nghỉ ngơi.
  2. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    cho tôi hỏi Harpsichord[/]b nghĩa là gì vậy?
    [​IMG]
  3. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Thực sự ra thì theo ý kiến của em thì nếu muốn tìm hiểu thông tin về một nhạc cụ [hay một vấn đề nào đó của nhạc cổ điển] thì nên search thì sẽ ra rất nhiều trang web chi tiết về nó. Về đàn harp thì đọc các trang web thì cung có đầy đủ các thông tin về thông số kĩ thuật, về hình ảnh. Còn nếu nghe thì chúng ta có thể thấy nhiều tác phẩm viết cho đàn harp lắm. Mấy cái này mọi người nói rồi.
    Ở Hà Nội, không phải không có người chơi harp. Tuần trước Dàn nhạc GH Nhạc viện Hà Nội biểu diễn [chỉ huy Wolfgang Groehs người Áo]. Chương trình có Symphony ''''Millitary'''' của Haydn, Trumpet Concerto của Hummel và ''''Pictures at an Exhibition'''' của Mussorgsky [Ravel chuyển soạn]. Trong tác phẩm cuối cùng, chiếm toàn bộ phần 2 của chương trình, trong biên chế rất lớn của dàn nhạc, có đàn harp. Người chơi nó chắc là cô Bích mà anh Duo_bt nói, vì lần nào có đàn harp cũng thấy cô ấy chơi.
    Đàn harp có dáng rất yêu kiều và mềm mại nên rất nhiều người có ấn tượng mạnh về nó. Tuy vậy trước đây, em có đọc một mẩu chuyện Cà phê chiều thứ bảy trên HHT về đàn harp. Câu chuyện đó rất hay nhưng lại có một chi tiết thể hiện rõ đó không phải là câu chuyện thực. Câu chuyện của một người bác sĩ kể về một trường hợp trong những lần đỡ đẻ của mình. Một lần đó là một ca sinh ngược. Phải rất vất vả, người mẹ mới có thể sinh thành đứa trẻ, nhưng bất hạnh đứa bé có đôi chân bị liệt. Sau này trong một buổi biểu diễn, người bác sĩ đó gặp một cô thiếu nữ chơi đàn harp rất hay, và trùng hợp đó chính là cô bé mà người bác sĩ đó đỡ đẻ năm xưa. Số mệnh đã lấy đi đôi chân cô bé, nhưng lại để lại cho cô đôi bàn tay kì diệu để chơi những khúc nhạc tuyệt vời [Nội dung chính là như vậy, còn chi tiết thì em không nhớ chính xác].
    Điều mâu thuẫn là ở chỗ, về mặt âm nhạc, không thể có chuyện đó. Đàn harp là loại đàn diatonic, tức là các dây của nó được lên dây theo thang âm tự nhiên tức âm giai C dur, đồ rê mi... [Các đàn khác như đàn dây, piano, guitar đều là chromatic, tức là có tất cả các nốt kể cả thăng giáng hay không]. Chúng ta đều biết muốn chơi những tác phẩm một cách dễ dàng, các nhạc cụ phải chơi được các nốt thăng giáng. Vì vậy đàn harp có một hệ thống bàn đạp [Pedal] để thay đổi một dây nào đó về độ cao tăng giảm đến 2 bán cung. Nhờ thế mà nó có thể chơi được tất cả các nốt thăng giáng từ đó chơi các bản nhạc mà không gặp khó khăn. Vì vậy người chơi harp phải dùng cả chân và tay để biểu diễn. Vì vậy chuyện người bị liệt chân mà chơi đàn harp là hầu như không thể có được. Tất nhiên vẫn có một xác suất nhỏ cho chuyện đó có thể xảy ra, nếu như cô gái chơi đàn harp cổ, không dùng chân, hoặc chơi các tác phẩm mà không có sự thay đổi về giọng và không có nốt thăng giáng. Nhưng điều đó khó có thể xảy ra đối với âm nhạc hiện nay.
    Đối với người đọc, biết những điều thế này có thể làm cho họ thất vọng, theo em nghĩ thì những tình huống thế này không nên vứt bỏ đi những ấn tượng tốt về nó, bởi vì câu chuyện không chỉ có mỗi về cây đàn, ý nghĩa của nó cũng khá sâu sắc. Tuy vậy, nếu xét trên quan điểm của một nghệ sĩ chẳng hạn, người viết câu chuyện đó không được đứng đắn khi lợi dụng vẻ đẹp của cây đàn để chiếm cảm tình của người đọc [mấu chốt của câu chuyện là ở chỗ cô gái có đôi chân bị liệt nhưng lại có đôi bàn tay chơi đàn kì diệu là sự kiện bất hợp lí]. Khác với những chi tiết cho phép người viết hư cấu trên thực tế, những chi tiết thế này không chấp nhận những sự bất hợp lí do thiếu hiểu biết của người viết. Việc viết lách mà như thế thì tác phẩm cũng mất đi giá trị của nó. Tuy vậy người đọc vẫn có quyền giữ lại cho mình ấn tượng và cảm xúc ban đầu của mình, bởi vì nghệ thuật là chắt lọc những cái tinh tuý từ những cái phù phiếm, chắt lọc cái đẹp đẽ từ những cái tưởng chừng như xấu xí, tìm ra cái tốt dù hiếm hoi trong hai mặt của bất kì bản thể nào.
    Nói chung thì trừ người khiếm thị các người tật nguyền khó có khả năng chơi các nhạc cụ. Ngoài ra đối với các nhạc cụ chỉ dùng tay như đàn dây, guitar, hoặc các nhạc cụ hơi và một số đàn khác thì những người mất đi đôi chân hoặc liệt chân có thể chơi được, nhưng thực sự em chưa thấy ai đáng phục mà như vậy cả, trong khi rất nhiều người khiếm thị chơi đàn rất giỏi. Tất nhiên nếu không có đôi tay thì không chơi được nhạc cụ nào cả. Thật sự đó là điều bất hạnh.
    Nhưng những người khuyết tật đó vẫn hoàn toàn hưởng thụ được những vẻ đẹp của nghệ thuật, có thể là văn học, có thể là âm nhạc, có thể là hội họa, ... có thể không phải là tất cả vì khuyết tật của họ, nhưng thật đáng cảm phục về sự vươn lên của những con người đó. Cuộc đời của họ thật sự là những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại nhất.
    <P>0 1 4 & 10</P>
    Được TuMinhTran sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 27/03/2004

Chia sẻ trang này