1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai biết về dung sai lắp ghép không?Help....help.....

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi zibau153, 20/05/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. zibau153

    zibau153 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2005
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết về dung sai lắp ghép không?Help....help.....

    Bác nào có tài liệu về dung sai lắp ghép(dung sai trục lắp bánh răng,vòng bi,bạc....các loại)ko share cho mình với!Mình ko phải là dân cơ khí nên .....Thanksss!
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    RFS - Regadless of Feature Size: Khi không có chú thích gì thì tự
    nhiên theo luật này, tức là không đếm xỉa gì đến kích thước của vật .
    Ví dụ, một mảnh chân đế có khoan một lồ ở chính giữa . Vậy thì dung
    sai chiều ngang, chiều rộng, chiều dày của nó thế nào, và kích thước
    của lỗ to nhỏ ra sao, thì vị trí của lỗ khoan cũng vẫn ở giữa, chẳng
    lo nó động chạm vào vật khác gì cả . Thường không có chú thích hay
    ký hiệu gì, hay có thể có ký hiệu S trong vòng tròn.
    MMC - hay chữ M nằm trong vòng tròn - Mzximum Material Con***ion .
    Khi có chú thích này, thì dung sai phải theo luật sao cho vật thể
    được nặng nhất, tức là nếu lỗ thì lỗ phải nhỏ, mà nếu là đinh ốc bù
    loong thì phải to . Cùng theo luật này thì đinh ốc bù loong mới lắp
    vào được với nhau vừa khít, không lỏng, không chặt quá.
    LMC - hay chữ L nằm trong vòng tròn - Least Material Con***ion .
    Khi có chú thích này, thì dung sai phải theo luật sao cho vật thể
    được cắt gọt nhiều nhất, khiến nó nhỏ nhẹ nhất, nếu lỗ thì lỗ phải to
    và nếu là bù loong thì phải nhỏ . Nếu bù loong theo luật L (nhỏ) mà
    lỗ ren lại theo luật M (to) thì vặn ốc sẽ lỏng toẹt, khi chịu lực thì
    có thể bị chờn ren . Nếu bù loong theo luật M (to) mà lỗ ren lại theo
    luật L (nhỏ) thì không tài nào nhét vào lỗ được.
    Đấy là bước đầu của dung sai lắp ghép thôi . Đi vào chi tiết thì phải
    dung sai thiết kế và chế tạo nữa mới tí mỉ .
  3. zibau153

    zibau153 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2005
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn rất nhiều về sự giúp đỡ của bạn.Bạn có thể gửi cho mình file đính kềm để mình tham khảo không?Cảm ơn bạn rất nhiều!
  4. tranhan

    tranhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Hi U
    Bạn mua quyển sách Công nghệ chế tạo máy mà tra cứu.
    Thân mến
    Trần Minh Nhân
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không có files nào cả, vì ngày xưa học theo sách .
    Có lẽ người viết sách không đưa nó lên Internet, sợ bị copy mất
    thì không bán được sách nữa.
    Ngoài các dung sai kể trên, còn tính đến nguyên vật liệu để khi
    nhiệt độ thay đổi, thì chỗ lắp ghép không bị quá lỏng, hay không
    bị vỡ bung ra. Ví dụ con buloong đồng mà lắp trong lỗ sắt, thì đồng
    thay đổi kích thước theo nhiệt độ hơn sắt, mà dung sai thì tính ở
    nhiệt độ nào, cách xa nhiệt độ làm việc bao nhiêu, vân vân.
    Điều đáng coi xét nữa là độ bóng bề mặt của những bộ phận lắp ghép.
    Độ bóng càng cao thì càng tốn tiền gia công, nhưng lắp ghép với độ
    dung sai nhỏ hơn và dễ hơn . Vì thế nhà chế tạo phải tính độ dung sai
    sao cho giá thành không cao quá, không cạnh tranh trên thị trường tự
    do được.

Chia sẻ trang này