1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai biết về lớp Gepards 11661

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi provoker, 23/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hungdung75az

    hungdung75az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    nhầm nhọt sang trồng trọt
    u?c chiangshan s?a vo 19:12 ngy 06/12/2005
  2. hungdung75az

    hungdung75az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bà con TTVNOL vì gửi bài nhầm địa chỉ. Tôi đang viết bài chửi mấy thằng cái thằng đạo đức giả bên BBC bên đó không có phông chữ tiêng Việt nên viết nhờ trên topic này để copy sang bên đó , quen tay bấm luôn. Thành thật xin lỗi nhé
  3. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Cuộc rượt đuổi và bứt phá của công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
    "Cách đây hơn 10 năm, khi ngành công nghiệp đóng tàu biển hạ thủy con tàu: "Viettransimex" có trọng tải 3.850 tấn được coi là lớn nhất, hiện đại nhất lúc đó, thì ít người dám nghĩ rằng chỉ một thập kỷ sau, chúng ta có thể đóng được những con tàu viễn dương hàng vạn đến chục vạn tấn? Nhưng hiện nay, điều này đã và đang trở thành hiện thực. Những năm qua, công nghiệp đóng tàu Việt Nam cần mẫn, miệt mài trong công cuộc rượt đuổi và bứt phá để tự khẳng định mình ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
    Kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 69/QĐ-TTg thành lập Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam với nhiệm vụ chính là: "Đầu tư, xây dựng, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam" thì toàn ngành đã bước sang một thời kỳ mới.
    Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Phạm Thanh Bình cho biết:
    - Hiện nay, trải qua một chặng đường xây dựng và phát triển tuy chưa phải là dài, song ngành đóng tàu đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Đó là duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, đổi mới thiết bị công nghệ, tăng năng lực đóng và sửa chữa tàu hàng vạn tấn, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về hiệu quả và năng lực cạnh tranh để tiếp tục vươn lên mở rộng thị phần trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế...
    Có thể nói, trong những năm qua, ngành công nghiệp đóng tàu đã thực hiện hàng loạt biện pháp đồng bộ từ công tác tổ chức, đào tạo đến đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, liên doanh, liên kết, khai thác nội lực, ngoại lực... để phát triển từng bước, rượt đuổi trình độ đóng tàu tiên tiến của các nước trong khu vực. Kết quả là, đến nay ngành công nghiệp đóng tàu đã đóng được những con tàu có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế như: các loại tàu tuần tra cao tốc vỏ thép cường độ cao hoặc vỏ hợp kim nhôm cao cấp, tàu có tải trọng lớn hơn 10.000 tấn. Đặc biệt, ngành đã đóng mới, xuất khẩu thành công tàu hút bùn 1.500m3/h và một số tàu dịch vụ ra nước ngoài. Các công trình trọng điểm quốc gia như đóng mới tàu hàng trọng tải 11.500 tấn, hoán cải tàu Rayna thành tàu Bạch Đằng Giang, trọng tải 32.000 tấn đều đã được thực hiện tốt. Bước sang năm 2003, công cuộc rượt đuổi công nghệ đóng tàu tiên tiến, hiện đại để hòa nhập với khu vực càng diễn ra mạnh mẽ khẩn trương hơn. Công nghiệp đóng tàu đi vào đóng mới các loại tàu contener: 600TEU và 1016TEU, đóng mới 2 tàu chở dầu 13.500 tấn, 2 tàu chở hàng đa năng 15.000 tấn cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam và xuất khẩu. Ngành đóng tàu đang tiến hành đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực đóng tàu theo công nghệ hiện đại, tiên tiến cho 30 nhà máy đóng tàu trên cả nước, trong đó có 7 nhà máy ưu tiên hàng đầu là: Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Bạch Đằng, Phà Rừng, Bến Kiền, Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Công ty đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn. Đồng thời, ngành đóng tàu còn khởi công xây dựng một nhà máy đóng tàu lớn nhất nước ta và trong khu vực ở Dung Quất, Quảng Ngãi. Dự kiến sau khi hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 (2010) Nhà máy đóng tàu Dung Quất có thể đóng mới và sửa chữa được các loại tàu viễn dương có trọng tải tới 100.000 tấn. Sau năm 2010 nhà máy đóng tàu Dung Quất sẽ được đầu tư mở rộng để có đủ năng lực sửa chữa và đóng mới tàu biển có siêu tải trọng, cỡ 400.000 tấn. Trước mắt, công nghiệp đóng tàu nước ta đang khẩn trương triển khai dự án đóng mới tàu 100.000 tấn. Đây là một công trình mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, theo yêu cầu của Chính phủ, phải thực hiện được dự án này trong năm 2005.

    Các loại tàu dịch vụ ở cảng Vũng Tàu
    Theo ông Nguyễn Đình Tâm, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, để đóng mới tàu chở dầu 100.000 tấn, tổng công ty thực hiện công nghệ mới: đóng phân tổng đoạn với sự tham gia của nhiều nhà máy cùng chế tạo. Sau đó, các phân tổng đoạn của con tàu "khổng lồ" này sẽ được lắp ráp với nhau, hoàn thiện con tàu. Cán bộ, công nhân trong Tổng công ty đang quyết tâm phấn đấu hoàn thành con tàu đúng tiến độ.
    Với kết quả sản xuất kinh doanh và những con tàu hiện đại mang thương hiệu Việt Nam phục vụ trong nước và xuất khẩu đã từng bước khẳng định được vị thế của ngành công nghiệp đóng tàu. Tuy chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng cuộc rượt đuổi theo trình độ và công nghệ đóng tàu tiên tiến để hòa nhập trình độ các nước trong khu vực đã bước đầu thành công. Từ nay đến năm 2010, ngành đóng tàu nước ta phải tiếp tục đầu tư, phát triển toàn diện về mọi mặt để bứt phá, vươn lên thành một tập đoàn kinh tế đóng tàu mạnh trong khu vực.
    Báo Quân đội nhân dân
    Ngày 21 tháng 08 năm 2003
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Tạp chí Sự kiện và Nhân chứng
    (Báo Quân đội nhân dân)
    Công nghiệp đóng tàu quân sự, một hướng mới

    Ngày 19 tháng 09 năm 2005
    Sửa chữa và đóng mới tàu thuyền thông thường thì ta có từ trong chống Mỹ. Nhưng đóng mới với một dây chuyền khép kín, sử dụng công nghệ cao, hình thành từng cụm hoàn chỉnh, cho ra đời những con tàu phục vụ những nhiệm vụ quân sự theo ý muốn thì 4-5 năm nay ta mới có. Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, chúng tôi đến gặp Thiếu tướng Nguyễn Đức Lâm, Anh hùng Lao động, Phó chủ nhiệm Tổng cục, một trong những người có đóng góp to lớn cho sự hình thành ngành đóng tàu quân sự Việt Nam và nghe đồng chí kể về sự hình thành của ngành:
    Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng. Mấy chục năm qua, phương tiện phục vụ bảo vệ biển của quân đội ta chủ yếu do các nước anh em viện trợ hoặc mua của nước ngoài, phần đóng mới của công nghiệp nước ta cho sự nghiệp bảo vệ vùng biển của Tổ quốc còn rất khiêm tốn. Đây là điều mà những người công nhân quân giới có nhiều suy nghĩ, băn khoăn. Nguyện vọng của mọi người, từ cán bộ lãnh đạo đến người công nhân là muốn được nhà nước quan tâm, ngành quân giới vươn lên để đóng mới được nhiều phương tiện để trang bị cho bộ đội hải quân, bộ đội biên phòng và các lực lượng khác làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển. Chính từ nguyện vọng này mà những năm gần đây, nhà nước và quân đội ta đã có sự sắp xếp lại sản xuất quốc phòng, xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu quân sự.
    Hiện nay trong quân đội ta có khoảng 20 nhà máy vừa đóng mới vừa bảo dưỡng kỹ thuật tàu thuyền các loại nằm ở các quân chủng, quân khu, tổng cục. Sau khi được Nhà nước qui hoạch, những nhà máy đóng mới tàu được giao cho Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý. Cho đến bây giờ, đó là 4 đơn vị: Ba Son, Hồng Hà, 189 và Sông Thu. Các đơn vị này đều có những truyền thống tốt đẹp. Xí nghiệp liên hiệp Ba Son thành lập từ 80 năm trước, đến nay được trang bị mới, với đội ngũ kỹ thuật viên mạnh, có khả năng sửa chữa được tàu hàng vạn tấn, đóng mới các loại tàu từ 500 tấn đến hàng nghìn tấn. Công ty Hồng Hà là đơn vị có sự đột phá mạnh mẽ trong công nghiệp đóng tàu, trang bị hiện đại, công nhân lành nghề, đóng được các loại tàu tới 500 tấn, tốc độ cao, trang bị mạnh, cơ động nhanh. Công ty 189 chuyên đóng các loại tàu nhỏ phục vụ các đơn vị tuần tra bảo vệ bờ biển, đang xây dựng khu đóng tàu mới ở Đình Vũ (Hải Phòng), khi hoàn thành có thể đóng mới tàu vận tải hàng vạn tấn phục vụ dân sinh và tàu vận tải quân sự hàng nghìn tấn. Công ty Sông Thu đóng được các tàu nhỏ, tàu kéo cứu hộ cứu nạn.
    Trong công nghiệp đóng tàu, các nước phát triển đang có xu hướng chuyển các công nghệ thông thường cho các nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động dồi dào và rẻ, có mặt bằng sản xuất rộng lớn rồi đặt mua lại các tàu vận tải có trọng tải lớn. Tận dụng xu hướng này, những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu của nhà nước ta đã vươn lên mạnh mẽ, có bước phát triển nhanh, đóng mới được hàng chục tàu hàng vạn tấn để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Thuận lợi này có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp đóng tàu quân sự. Tuy nhiên, đóng tàu quân sự là ngành đặc thù, lợi thế khách quan có ảnh hưởng nhất định, nhưng điều quyết định là ta phải định hướng đúng, chọn cách làm thích hợp, đầu tư đúng mức, phải tạo mối quan hệ hữu cơ giữa người sản xuất và người sử dụng.
    Để xây dựng thành một ngành sản xuất thực sự, cần phải hình thành không phải từng nhà máy mà là từng cụm công nghiệp đóng tàu, chuyên môn hóa cao cho từng đơn vị, mỗi đơn vị chỉ sản xuất những chi tiết được giao, tập trung vốn cho từng sản phẩm trọng tâm, tạo sự hỗ trợ cho nhau về kỹ thuật và công nghệ. Từng cụm công nghiệp lại phải xác định cho được các loại sản phẩm phù hợp với đặc điểm kỹ thuật và công nghệ, phù hợp với truyền thống tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân, thích hợp với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị.
    Đến nay, tuy thực hiện chức năng quản lý nhà nước việc đóng tàu thuyền quân sự, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng mới xây dựng bước đầu, mọi việc còn mới mẻ, nhưng trên vĩ mô đã hình thành những ý tưởng về quan hệ giữa thiết kế với sản xuất, hình thành các cụm công nghiệp đóng tàu quân sự, xác định sản phẩm chủ yếu cho từng đơn vị, xây dựng sản phẩm mũi nhọn cho công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam... Ở phía bắc, với Công ty Hồng Hà làm nòng cốt, có Công ty 189 với các mặt hàng truyền thống đã được thị trường chấp nhận, xây dựng thêm khu đóng tàu Đình Vũ và tập hợp thêm các doanh nghiệp quốc phòng khác sẽ hình thành nên cụm đóng tàu quân sự có độ giãn nước từ 500 tấn trở xuống nhưng tốc độ cao, chất lượng tốt, trang bị phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, đóng mới các tàu vận tải phục vụ dân sinh và quốc phòng hàng nghìn, hàng vạn tấn. Ở phía nam, với Xí nghiệp liên hiệp Ba Son làm trung tâm, xây dựng hoàn chỉnh khu sản xuất mới, tập hợp thêm các nhà máy quốc phòng sẵn có trong khu vực, trong tương lai không xa sẽ là cụm công nghiệp đóng tàu quân sự có khả năng đóng được các loại tàu chiến hàng nghìn tấn, tàu vận tải hàng vạn tấn.
    Sự hình thành ngành công nghiệp đóng tàu quân sự sẽ là một sự bổ sung, tiếp tục làm hoàn chỉnh, phong phú cho đội ngũ cán bộ, công nhân Công nghiệp quốc phòng nước ta sau 60 năm ra đời, đã có những đóng góp to lớn cho các cuộc kháng chiến, nhưng trên nhiều lĩnh vực như bảo vệ biển, bảo vệ vùng trời, chiến tranh công nghệ cao... do đất nước còn nghèo mà nay vẫn còn đang thiếu.
  5. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mới nhất: NM đóng tàu Ba Son dời ra Vtàu trên sông Thị Vải... Có khả năng đóng tàu tới 7000t....
    Các pác yên tâm nhé, sắp tới VN đóng được Destroyer!!!
  6. sheva551984

    sheva551984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Cái quan trọng là các đồ phụ tùng đi theo con tàu ấy chứ, chứ có mỗi con tàu ko còn những thứ khác ta kiếm ở đâu ra bi giờ
  7. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Cái lày phải nhờ cậu Tuất và mig19farmer mới xong, hai cậu lày nghiên cứu ra vài loại tên lửa SS, SA, hành trình gì đó gắn lên chiếc destroyer sắp tới. Hai cậu này nghiên cứu chưa xong thì dự án này chắc phải chậm lại lâu đấy.
    Nhưng 2 cậu này cãi nhau hăng quá, không ai ngăn nỗi. Biết làm sao bây giờ!!!???
  8. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    các bác cãi nhau làm gì hả các bác, trang bị trên tàu ta tuy rằng co nghèo nàn nhưng về khoản máu liều và máu chiến thì lính VIệt mình chắc có thừa, em vẫ còn nhớ một câu của một vị tướng trogn quân độih ta nói rằng: cái chính là yếu tố con người, chẳng phải chúng ta đã trải qua bao nhiêu khó khăn nhưng mà ta đã vươịt qua hết hay sao hả các bác
  9. lovelace_the_deflorator

    lovelace_the_deflorator Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2003
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    có tính đạp vịt ra trường sa bắn CKC không nữa đây sư phụ ?? tuỳ thời thôi chớ, bi giờ không có thuyền bè , hay có thuyền mà không có súng ống, dọa cá nó còn không sợ đừng nói tới dọa khựa
  10. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Giá mà bọn Khựa nó nghĩ như cậu này thì tốt biết bao ! Cái chính là con người , đem vài trăm ngàn tàu đánh cá và lính dùng RPG7 và AK đem ra chơi cruiser .

Chia sẻ trang này