1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai biết về Vô thức học không ?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi tomytoan, 15/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Mộng du ko hoàn toàn thuộc về Vô thức mặc dù nó được điều khiển bởi Vô thức. Cũng giống như DIỄN TIẾN CỦA GIẤC MƠ ko được điều khiển bởi ý thức mà được điều khiển bởi cái gọi là Tâm sau cùng, cái Tâm đích thực nhất của bạn mà hằng ngày bạn phóng chiếu vào trong đó những gì thì giấc mơ sẽ tái hiện lại những gì bạn đã phóng chiếu vào trong Tâm đó.
    Cái Tâm sau cùng đó cũng không hẳng là tầng Vô thức. Tầng Vô thức của con người là một bộ phận của Cái Tâm sau cùng đó, cũng giống như Ý thức và năm thức của năm giác quan của con người.
    Mộng du có thể được lý giải là một giấc mộng (mộng) mà ở đó người nằm mộng thực hiện những hành động lặp đi lặp lại dựa trên cơ sở những thói quen hay ấn tượng đã có rất sâu và đậm nét, đặc biệt trong tầng Vô thức của người bị mộng du. Có thể nói mộng du chính là một biểu hiện của giấc mơ được kết hợp với hoạt động của hệ xương khớp (di chuyển, hành động) mà hoạt động đó tương thích một cách sát sao với không gian thực tế và thời gian thực tế. Sự tương thích đó có thể được hình dung giống như người bị mộng du có thể đi chính xác con đường để dẫn đến một nơi nào đó, làm chính xác một hành động nào đó ví dụ như mở tủ lạnh, rót rượu, ăn bánh mì,... Và lý do cho điều này hiện giờ vẫn còn là một bí ẩn, TUY NHIÊN, ta có thể hình dung, một đơn cử đơn giản của điều này.
    Khi người bị mộng du cầm cốc nước đưa chính xác lên miệng uống, anh ta hoàn toàn nhắm mắt cũng giống như khả năng tự định vị của miệng và tay của mỗi người thậm chí người đó nhắm mắt, ví dụ như bây giờ bạn thử nhắm mắt lại, thì 100 lần thì y như rằng 100 lần bảo bạn đưa tay lên miệng của mình, bạn đều có thể đưa tay lên miệng của mình một cách chính xác. Còn uống nước? Bạn hãy thử uống nước khi đang nhắm mắt, bạn cảm thấy vẫn rất dễ dàng xác định vùng không gian từ tay đến vị trí của miệng và bạn có thể uống nước rất dễ dàng chỉ bằng một LỆNH uống nước của ý thức phát ra (người bị mộng du, đó là LỆNH do thói quen tích lũy sâu dày và lâu dài cũng như ấn tượng đậm nét của tầng Vô thức hoạt động vừa bỏ lỏng, vừa kiểm soát).
    Đó chỉ là một đơn cử rất điển hình để giải thích cho cái gọi là hiện tượng tương thích với thế giới không gian của người bị mộng du khi họ đang nằm mộng và giấc mộng đó y hệt như ở ngoài cuộc sống lúc họ thức. Chúng ta cũng có thể hiểu, không gian mà họ thấy trong giấc mộng của họ CHẮC THẬT đến mức độ nó giống hệt không gian ở ngoài cuộc sống lúc họ thức, do đó, khi họ di chuyển trong không gian đó, ko có tai nạn nào xảy ra hay sự ko tương khớp nào xảy ra cả.
  2. tomytoan

    tomytoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2001
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    0
    Bạn giải thích hay quá.
    Xin mời bạn tiếp tục về những dạng vô thức và những cách giải thích khác nhau.
  3. __LeaFArT__

    __LeaFArT__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Uhm... nói về mộng du trước đi há.
    Mình không rành lắm về sinh học, nhưng nhớ mang máng là thế này: hiện tượng "sờ tay trúng miệng" mà bạn nói chính là do tiểu não đảm nhận. Thật ra đây là một hiện tượng khá bình thường, tiểu não đảm trách công việc phân tích các khoảng cách, vị trí hay định hướng không gian và có liên hệ một phần nào đấy với mắt. Ví dụ như bạn thấy một cái ly ở trước mặt, trong tầm tay của bạn, thì bạn sẽ cầm trúng nó một cách dễ dàng, đó là nhờ tiểu não đã phân tích chính xác những thông tin về khoảng cách, phương hướng... do mắt chuyển về và cuối cùng truyền tín hiệu cho bộ phận thần kinh hoạt động điều khiển tay bạn chạm đúng vào cái ly đó. Chức năng này của tiểu não không hoàn toàn phụ thuộc vào mắt, hay nói cụ thể hơn là nó chỉ phụ thuộc vào một số lần đầu tiên. Giả sử bạn để cái ly ở y vị trí cũ và thử chạm tay vào nó nhiều lần, thì khi bạn nhắm mắt lại bạn vẫn có thể chạm tay vào đúng cái ly mà không cần nhìn thấy nó --> giống hiện tượng "sờ tay lên miệng" rồi.
    Những người bị bệnh ... (mình quên tên bệnh này rồi) thường không xác định được chính xác vị trí và phương hướng của không gian dù thị giác của họ vẫn bình thường, và do đó thường phải có người ở kế bên vì họ có thể "tông" vào cây cột điện do không xác định được vị trí của nó dù vẫn thấy nó (giống như trò chơi ném xu vào dĩa vậy: bạn thấy cái dĩa, bạn cũng thấy đống xu, nhưng bạn vẫn có thể ném trật đống xu ra ngoài dĩa). Ngược lại, những người khiếm thị có tiểu não khác phát triển do những yêu cầu định hướng trong không gian khi không có thị giác.
    Tóm lại, chức năng này của tiểu não hết sức quan trọng và được sử dụng rất thường xuyên trong cuộc sống, khả năng đoán định khoảng cách, định hươn1g không gian... đều nhờ một phần chính yếu vào nó.
  4. __LeaFArT__

    __LeaFArT__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Còn về vô thức...
    Thực ra vô thức hay còn gọi dưới tên khác là tiềm thức. Nhiều người tưởng rằng ý thức của họ có thể hoàn toàn chi phối được hành động, nhưng thực chất không phải vậy. Mọi hành vi của chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn của tiềm thức mà chúng ta không hay biết. Bình thường, tiềm thức hay tồn tại một phần dưới những dạng "dễ thấy" như tính tình. Khoa học nghiên cứu về tiềm thức như bạn nói còn rất hạn chế.
  5. tomytoan

    tomytoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2001
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    0
    ứ phải tớ muốn hiểu hơn nữa cơ

Chia sẻ trang này