1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai có thể giúp mình làm tiểu luận môn ISO14000

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi votinh2005, 15/10/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    6. Ðánh giá sự tác động lên chu kỳ sống
    Công cụ Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống được phát triển với mục đích tạo điều kiện để đánh giá được những tác động lên môi trường của một sản phẩm qua đó có thể so sánh một sản phẩm này với một sản phẩm khác để lựa chọn. Ðánh giá sự tác động lên chu kỳ sống là một phương pháp có hệ thống nhằm đánh giá những tác động lên môi trường của một sản phẩm sử dụng biện pháp tiếp cận từ đầu đến cuối thông qua đó mọi giai đoạn của một sản phẩm từ việc sử dụng nguyên liệu thô cho đến khâu cuối cùng là xử lý chất thải đều được xem xét.
    Nhu cầu đối với những thông tin khách quan nhằm phục vụ cho công việc lựa chọn khía cạnh tương lai môi trường của những sản phẩm và nguyên liệu và khâu thiết kế sản phẩm là rất lớn. Một trong những ví dụ điển hình là sự lựa chọn giữa việc sử dụng cốc cà phê bằng nhựa có thể tái sử dụng được và cốc sành (Làm bàng đất nung) tại một căn tin của một công ty hay giữa cái tã lót bẵng vải lanh hoặc vải coton với cái tã bằng giấy tái sinh. Từ trước đến nay những nghiên cứu về Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống thường mỗi một nghiên cứu lại đem lại một kết quả khác nhau. Do có nhiều phương phápÐánh giá tác động lên chu kỳ sống, nhu cầu về một sự thống nhất trong lĩnh vực này đã cho thấy rằng việc tiêu chuẩn hoá là rất cần thiết
    Tiểu ban số 5 của tổ chức ISO /TC 207 đang xây dựng một bộ tiêu chuẩn về chủ đề Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống. ISO14040 Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống : Những nguyên tắc và cơ cấu, là một văn bản tổng hợp đưa ra những nguyên tắc và cơ cấu chung của Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống. ISO 14040 đề cập đến những vấn đề như sau:
    ã Những khái niệm và định nghĩa trong lĩnh vực Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống
    ã Những giai đoạn khác nhau của Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống (Xem bảng 4)
    ã Cơ cấu phương pháp luận của các giai đoạn khác nhau
    ã Báo cáo và xem xét các Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống

    ISO 14040 hướng dẫn về những giai đoạn khác nhau của Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống. Trong ISO 14041Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống: Phân tích bảng kê chi tiết chu kỳ sống và 14042 Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống: Ðánh giá tác động có chứa những hướng dẫn riêng biệt nhưng rất chi tiết về bảng kê các chu kỳ sống và các đánh giá tác động lên chu kỳ sống. Những cuộc thảo luận gần đây đã cho thấy để đạt được sự thống nhất chung về những phương pháp khoa học sử dụng trong việc phân tích tác động và bảng kê chi tiết chu kỳ sống là rất khó khăn
    [​IMG]
    Bảng 4: Những giai đoạn củađánh giá tác động lên chu kỳ sống theo ISO 14040
    Do vậy đôi khi việc đưa ra những phương pháp thực nghiệm tối ưu cũng như là kỹ thuật dễ chấp nhận nhất là rất khó. Ðối với những nhà nghiên cứu việc hiểu rõ về những nguyên tắc, khái niệm cơ bản và những tác động của chúng lên kết quả của Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống sẽ là một bước tiến tới sự thống nhất về phương pháp luận của Ðánh giá tác động lên chu kỳ sống
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 20:52 ngày 17/10/2004
  2. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    7. Những định nghĩa và khái niệm:

    Trong khi xây dựng những tiêu chuẩn việc đảm bảo tính rõ ràng và tính thống nhất của các thuật ngữ và khái niệm trong suốt bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là một điều bắt buộc. Tiểu ban số 6 của ISO/TC207 đã tổng kết tất cả các khái niệm sử dụng trong các tiểu ban và nhóm làm việc khác nhau của tổ chức ISO/TC207 và kết hợp chúng cho một tiêu chuẩn về thuật ngữ: ISO 14050, Quản lý môi trường: Ðịnh nghĩa và khái niệm. ISO/TC7/SC6 đóng vai trò là một trung gian giữa các tiểu ban khác nhau với mục đích là để đạt được thống nhất trong việc sử dụng các thuật ngữ trong bộ tiêu chuẩn ISO14000. Tiểu ban này cũng hướng dẫn làm thế nào để định nghĩa được một số đối tượng nhất định theo tiêu chuẩn về thuật ngữ của ISO.

    8. Khía cạnh môi trường của tiêu chuẩn sản phẩm
    Tổ chức ISO đang nghiên cứu phát triển nhiều tiêu chuẩn về các thông số của các sản phẩm trong các ngành công nghiệp. Công việc này được thực hiện bởi rất nhiều tiểu ban khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của ngành Công nghiệp. Chúng ta đều biết rằng trong việc xây dựng những tiêu chuẩn đó thì công tác xem xét khía cạnh về môi trường là vô cùng quan trọng. Ví dụ: Một thực tế là chúng ta vẫn phải sử dụng Amian đối với một số dạng nhất định của nguyên liệu chống cháy đặc biệt hoặc chúng ta vẫn phải sử dụng những nguyên liệu tinh khiết khác trong khi chỉ cần những nguyên liệu tái sinh là đủ. Nhóm hoạt động của ISO TC207 đã đưa ra hướng dẫn cho những nhà xây dựng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo rằng khía cạnh môi trường của các tiêu chuẩn về thông số sản phẩm đã đựoc xem xét đến một cách đầy đủ trong quá trình phát triển Bộ tiêu chuẩn. Những hướng dẫn này có thể đựoc tham khảo trong Hướng dẫn của tổ chức ISO về phương pháp xây dựng tiêu chuẩn quốc tế với việc này các tiểu ban kỹ thuật của ISO sẽ phải có trách nhiệm áp dụng những hươngs dẫn đó khi xem xét lại những tiêu chuẩn của mình theo chu kỳ 5 năm môt lần
    Tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn Bộ ISO 14000 đối với giới kinh doanh, chính phủ và người tiêu dùng. Giới kinh doanh trên thế giới là những người đi đầu trong việc phát triển Bộ ISO 14000, chính họ đã có những nhu cầu về việc phát triển về những tiêu chuẩn quản lý môi trường phù hợp với những tiêu chuẩn của ISO trước đây về quản lý chất lượng (Bộ ISO 9000). Cơ cấu và nội dung của hệ thống quản lý cùng với những tiêu chuẩn thanh tra của bộ ISO 14000 đã cho thấy mục tiêu trên chúng ta đã đạt được những mục tiêu trên.
    ISO 14000 đã có những ảnh hưởng quan trọng trong lĩnh vực quản lý môi trường và có thể so sánh được những ảnh hưởng của ISO 9001 trong việc đảm bảo và quản lý chất lượng. Chúng ta có những lý do giải thích tại sao cần phải có sự tương thích: ISO/TC207 nhận ra rằng nếu một hệ thống tiêu chuẩn về quản lý môi trường đựơc sử dụng trong công việc kinh doanh thì nó phải phù hợp với ISO9001. Ðiều này không có nghĩa là hai bộ tiêu chuẩn này giống nhau nhưng chúng cho thấy một sự phù hợp ở mức độ cao do những nguyên tắc của hệ thống quản lý mà chúng dựa trên: ?o Kế hoạch?, ?o Thực hiện?, ?oKiểm tra?, ?Hành động?. Về cơ bản chu kỳ này có nghĩa là đảm bảo một sự kiểm soát chặt chẽ hướng những hoạt động kinh doanh theo kế hoạch, thanh tra xem những yêu cầu đề ra đã đáp ứng đựoc hay chưa và khi cần thiết phải tiến hành sửa chữa. Một điều khác nhau cơ bản giữa ISO 9000 và ISO 14001 là ISO 9001bắt buộc các công ty phải liên tục cải thiện hệ thống quản lý môi trường để hoạt động của họ ngày một ít tác động đến môi trường. Sau đó ISO 14001 đưa ra một hệ thống linh hoạt hơn theo đó một công ty có thể phải ngày càng phải tuân thủ những yêu cầu chặt chẽ hơn trong lĩnh vực môi trường của xã hội đối với giới kinh doanh
    Chúng ta cũng cần phải biết rằng giới kinh doanh không phải là những người duy nhất xây dựng lên bộ tiêu chuẩn ISO 14000 các văn phòng chính phủ, cộng đồng người tiêu dùng và các tổ chức phi chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn này. Ðồng thời bộ tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi nhiều người, từ những tổ chức thương mại đến những tổ chức xã hội như là chính phủ, người tiêu dùng những người mà do vậy cũng quan tâm đến nội dung của bộ tiêu chuẩn ( Xem bảng 5)
    Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thúc đẩy các tổ chức xây dựng những hệ thống quản lý môi trường hiệu quả qua đó chính phủ cũng được lợi trong việc sử dụng các tiêu chuẩn này. Ðến lượt mình những tiêu chuẩn tạo một nền tảng thống nhất giữa giới kinh doanh, các nhà chức trách và cộng đồng, đồng thời cũng giúp cho quá trình xây dựng chính sách môi trường và công tác lập pháp. Ðối với một số quốc gia điều này đã trở thành sự thật Ví dụ tại Hà lan hệ thống quản lý môi trường là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện cái gọi là ?oGiao kèo? (Sự đồng ý tự nguyện về vấn đề môi trường giữa Chính phủ và các ngành công nghiệp), việc cấp thi hành và đưa vào hiệu lực những giấy phép môi trường. Những sự hợp tác như vậy sẽ đưa sự phát triển bền vững của môi trưòng và xã hội tiến thêm một bước tới hiện thực.
    Cũng như vậy, người tiêu dùng cũng thu được những lợi ích từ việc quản lý môi trường chặt chẽ của các công ty đối với những người sống gần các nhà máy công nghiệp thì việc kiểm soát chặt chẽ nguồn chất thải gây ô nhiễm cũng như việc giảm đến mức tối thiểu những nguy cơ tai nạn công nghiệp là vô cùng quan trọng. Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ quan trọng trong việc đạt được những mục tiêu trên.
    [​IMG]
    Bảng 5: Mối quan hệ liên quan đến ISO 14001

    Thêm vào đó, khách hàng chính là những người mua sản phẩm của các công ty và họ sẽ có lợi khi mua được những sản phẩm có mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong và sau khi sử dụng thấp nhất. Ðánh giá chu trình sống sẽ cho phép các công ty nắm bắt được những mối quan hệ chủ yếu về môi trường trong vòng đời sản phẩm qua đó có thể cân nhắc khía cạnh môi trường trong các phương án thiết kế và sản xuất. Mục đích của biện pháp trao danh hiệu môi trường là cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin đáng tin cậy về khía cạnh môi trường của sản phẩm. Nhờ vậy khách hàng có thể tiến hành lựa chọn trong hành vi mua bán của mình.
    Vì lý do trên bộ tiêu chuẩn ISO14000 rõ ràng rất phù hợp với mối quan hệ trong lĩnh vực môi trường giữa giới kinh doanh, các nhà chức trách và quần chúng. Trong khi người ta ngày càng nói nhiều đến việc cần phải giảm vai trò của Chính phủ trong lĩnh vực môi trường, những tiêu chuẩn này là một công cụ quan trọng giúp cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn cải thiện mức độ tác động lên môi trường tự ra các quy tắc của mình, chúng cũng góp phần giúp cho người tiêu dùng dễ lựa chọn hơn dựa trên những tiêu chuẩn về môi trường.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 20:59 ngày 17/10/2004
  3. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    9. Mối quan hệ quốc tế trong việc phát triển bộ tiêu chuẩn ISO14000.
    Từ khi ISO/TC207 được thành lập vào năm 1993, tiểu ban kỹ thuật này đã thu hút được một số lượng ngày càng lớn các thành viên là các quốc gia và các tập đoàn kinh tế. Ðiều này cho thấy tầm quan trọng có tính chất quốc tế của bộ ISO14000 tuy nhiên số lượng ngày càng tăng của các thành viên không phải lúc nào cũng làm cho việc thảo luận nội dung của các tiêu chuẩn dễ hơn do một thực tế không thể tránh khỏi là mỗi quốc gia lại có một cách nhìn riêng về các tiêu chuẩn dựa trên nền văn hoá, chính trị, luật pháp, mức độ phát triển kinh tế, sự hiểu biết của nhà nước họ về môi trường.Thái độ của họ đối với các tiêu chuẩn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cách mà giới kinh doanh chính phủ và quần chúng tác động qua lại với nhau trong lĩnh vực môi trường.

    Trong những cuộc họp của ISO/TC207 thì số lượng đại biểu không thuộc khu vực Châu Âu chiếm một tỷ lệ lớn, tình trạng này có liên quan chặt chẽ đến những thay đổi, những tác động mà họ muốn có đối với bộ tiêu chuẩn ISO14000. Hầu hết các quốc gia Châu Âu đều đã quen với một hệ thống mà theo đó nhứng tiêu chuẩn riêng của các tổ chức và những quy định chung của chính phủ bổ xung hoàn thiện cho nhau ( tác động qua lại giưã các tiêu chuẩn và những quy định trong khuôn khổ bản hướng dẫn có tên là ?o cách tiếp cận mới ?o ). Tại Châu Âu, bộ tiêu chuẩn ISO14000 rất phù hợp với cách tiếp cận này và không dẫn đến những thay đổi đáng kể.

    Từ trước đến nay, cách tiếp cận đến những quy định về môi trường và công tác bảo vệ môi trường của Mỹ rất khác với cách tiếp cận trên của Châu Âu. Tuy nhiên, gần đây việc đánh giá những tác động lên môi trường của Mỹ đã có những dấu hiệu thay đổi, chuyển từ cách tiếp cận cổ điển ( khá cứng nhắc ) ?ora lệnh và thanh tra ?o sang một chính sách bảo vệ môi trường mới linh hoạt hơn dựa trên những hoạt động kinh doanh. Sự thay đổi trong cách nghĩ này là kết quả của sức ép lớn, liên tục của đảng Cộng Hoà - đảng chiếm đa số trong nghị viện Mỹ lên công tác đánh giá tác động môi trường. Những người thuộc đảng Cộng Hoà muốn thấy ít những quy định hơn và một nền công nghiệp áp dụng phương pháp tự đánh giá và tự chịu trách nhiệm. Ðể đạt được những mục tiêu kể trên, uỷ ban Ðánh giá những tác động lên môi trường đang xem xét việc sử dụng những tiêu chuẩn trong bộ ISO14000 đặc biệt là ISO14001 và sẽ phát triển tốt mối quan hệ giữa ngành công nghiệp và các cơ quan thuộc chính phủ.

    Tại những khu vực khác của thế giới những nước công nghiệp mới và những nứơc đang phát triển thuộc các khu vực Ðông Nam á, Châu Phi và Nam Mỹ đang lo ngại về khả năng bị hạn chế về thương mại do việc tăng cường sử dụng những tiêu chuẩn trong các thông số quy định trong hợp đồng. Một vài quốc gia trong số này thiếu một cơ cấu luật pháp rõ ràng và hiệu quả cũng như là một nền tảng sức mạnh cần thiết ( thường dẫn tới việc thực thi không đầy đủ những chính sách môi trường của nhà nước ) nhưng vẫn muốn cải thiện mức độ gây ảnh hưởng lên môi trường của mình. Tại những quốc gia này, đặc biệt ở những nơi có các công ty đa quốc gia đang hoạt động bộ tiêu chuẩn ISO14000 đã được sử dụng để cải thiện mức độ tác động lên môi trường và tránh không cho chúng gây nên những ngăn cản về thương mại.Có lẽ điều này lý giải tại sao nhiều quốc gia trong số này đến dự cuộc họp ISO/TC207 .

    Nếu tất cả các phương pháp và quy định của các quốc gia đều được đưa ra để bàn bạc thì việc đạt được một thống nhất chung về nội dung của các tiêu chuẩn là rất khó khăn.

    Một tiêu chuẩn như là ISO14001 phải vừa đủ linh hoạt để áp dụng vào nhiều điều kiện khác nhau tại tất cả các loại công ty lại vừa phải đủ chặt chẽ để cải thiện mức độ tác động lên môi trường. ở đây, các quốc gia Châu Âu muốn có một tiêu chuẩn ISO có thể được sử dụng như là tiêu chuẩn Châu Âu trong khuôn khổ Những Nguyên Tắc Trong Quản Lý Sinh Thái và Chương Trình Kiểm Tra của Cộng Ðồng Châu Âu ( xem thông tin chi tiết tại bảng 6 ), để đạt được điều này, tiêu chuẩn ISO phải thoả mãn một số điều kiện trong Quy Ðịnh kể trên. Các quốc gia không thuộc Châu Âu coi đây là một tác động mang tính chất chính trị không thể chấp nhận được. Các phương pháp áp dụng khác nhau của một tiêu chuẩn ví dụ như là ISO14001, trong một khuôn khổ luật pháp sẽ dẫn tới cách nhìn nhận khác nhau về nội dung của nó. Như trước đây, những tiêu chuẩn của Châu Âu thường được xây dựng như là một bước phát triển mang tính kỹ thuật của những quy định pháp luật soạn thảo bởi các nước thành viên ( ví dụ tiêu chuẩn về sản phẩm của Châu Âu là vì lợi ích của một thị trường tự do Châu Âu). Một sự thống nhất về chi tiết của các tiêu chuẩn là rất cần thiết: ví dụ như tránh những vấn đề về dịch thuật trong chứng nhận sản phẩm.

    Ở Mỹ, các tiêu chuẩn đóng vai trò như là một phần của các tài liệu trong những thủ tục luật pháp và do vậy, những gì có trong một tiêu chuẩn có thể được sử dụng quy trách nhiệm cho một công ty. Do vậy nội dung của tiêu chuẩn không cần quá chi tiết, hơn nữa tại Mỹ, đặc biệt là trong thời gian trước người ta có xu hướng sử dụng nhiều chứng nhận của bên thứ ba. Do vậy người Mỹ thích những tiêu chuẩn ngắn gọn không mang tính chất mệnh lệnh và cho phép các công ty điều chỉnh hệ thống theo ý tưởng của họ.

    Ðối với Nhật Bản người ta lo ngại rằng tiêu chuẩn ISO không phù hợp với tập quán kinh doanh của người Nhật và những khó khăn có thể nẩy sinh đặc biệt là khi thực hiện theo ISO14001. Nhật Bản đã gặp nhiều trở ngại khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, một hệ thống không mấy phù hợp với cơ cấu bảo đảm chất lượng tại Nhật. Dưới sức ép từ thị trường Châu Âu, giới kinh doanh Nhật Bản bị bắt buộc phải thực hiện theo hệ thống ISO 9000 và phải nhận được chứng nhận trên phạm vi lớn. Bất chấp những điều trên, thật là đáng mừng khi cuối cùng thì các thành viên của ISO/TC207 đã đạt được những thống nhất về nội dung của ISO14001 trong một thời gian ngắn như vậy ( để biết thêm những chi tiết về quan điểm của Nhật Bản, hãy xem chương 8).

    Quá trình để đạt được sự thống nhất trên phạm vi thế giới về nội dung của tiêu chuẩn thanh tra môi trường cũng khó khăn không kém. Tính chính trị, thương mại của những thông tin môi trường đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình này. Trong trường hợp cần sự thanh tra của bên thứ ba, những người ngoài, thường là độc lập với tổ chức phải xem xét một cách toàn diện tất các hoạt động cùng công tác quản lý của tổ chức để khẳng định xem tổ chức đó có tuân thủ những tiêu chuẩn và những quy định pháp luật có liên quan hay không. Dĩ nhiên những thanh tra này có nhiệm vụ bí mật nhưng họ vẫn phải chuẩn bị một báo cáo thanh tra nêu chi tiết các hoạt động của công ty cùng với những việc mà công ty không tuân thủ.

    Các công ty của Bắc Mỹ đặc biệt sợ rằng những thanh tra môi trường có quá nhiều quyền lực, do vậy bên cạnh báo cáo những kết quả thu được ( phản ánh sự thật) họ còn đi quá xa, nêu ra đủ loại kết luận về mức độ tác động lân môi trường của tổ chức. Sự tồn tại của những thông tin, những đánh giá mang tính chất nhậy cảm về tổ chức sẽ có thể dẫn tới việc các tổ chức này cảm thâý bị tổn thương đến mức gây nên kiện cáo.
  4. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    10. Hướng dẫn về việc sử dụng các tiêu chuẩn trong từng ngành cụ thể

    Sau khi xem xét việc thực hiện thống nhất bộ tiêu chuẩn ISO14000 người ta cho rằng ISO/TC207 cần thoả mãn nhu cầu của các ngành khác nhau bằng cách xây dựng nên những hướng dẫn mang tính chất đặc thù của từng ngành. ISO/TC207 đã ngần ngại trong việc đưa ra những hướng dẫn như vậy, điều này đã được thể hiện qua việc tổ chức phải nhiều lần thông qua các nghị quyết về vấn đề có liên quan. Người ta thường cho rằng chừng nào còn chưa có những kinh nghiệm thực tế từ việc việc thực hiện phiên bản thứ nhất của tiêu chuẩn ISO14001 thì ISO/TC207 và những tiểu ban của nó sẽ không đưa ra những hướng dẫn mang tính chất dặc thù theo từng ngành như đã kể trên kể trên. Tuy nhiên, điều dó vẫn có thể được thực hiện sau quá trình xem xét đối với ISO14001 khởi đầu vào năm 1999 khi mà nhu cầu cụ thể của từng ngành sẽ được xác định rõ hơn. ( Tổ chức ISO quy định rằng những tiêu chuẩn của mình phải được xem xét lại 5 năm một lần nhằm đảm bảo tính thích hợp của chúng trong bất cứ thời gian nào).
    Rất nhiều tiêu chuẩn do ISO/TC207 có thể có ích trong quá trình thực thi Luật Môi Trường của châu Âu. Với Hiệp định tại Vienna giữa CEN và ISO, ngày càng có nhiều khả năng ISO sẽ được công nhận là tiêu chuẩn châu Âu và tiến tới được sử dụng một cách, rộng rãi thống nhất trong nội bộ thành viên của CEN.
    Ðối với những tiêu chuẩn dự thảo về hệ thống quản lý môi trường và thanh tra môi trường, người ta đã quyết định đồng thời bỏ phiếu chấp nhận chúng là những tiêu chuẩn châu Âu, đây là cách nhanh nhất để áp dụng ISO vào châu Âu. Lý do giải thích cho việc này đó là Hội đồng châu Âu đã giao nhiệm vụ cho CEN soạn thảo những tiêu chuẩn để phục vụ cho quá trình thực thi Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạh Kiểm Tra - một hệ thống theo dõi tự nguyện nhằm quản lý tốt môi trường kết hợp với những báo cáo bên ngoài). Do vậy, CEN đã quyết định sẽ không xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn riêng lể mà các thành viên sẽ áp dụng thống nhất những tiêu chuẩn của ISO (ISO 14001, ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012). Trong quá trình chuẩn bị áp dụng tiêu chuẩn ISO, các quốc gia châu Âu đã đảm bảo: xét về nội dung thì những tiêu chuẩn đó hoàn toàn thoả mãn yêu cầu của Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạh Kiểm Tra.

    Ðể hoàn thành tuyệt đối nhiệm vụ này, CEN ban hành thêm một số văn bản :

    ã Văn bản so sánh: đưa ra những so sánh theo từng điều một giữa các yêu cầu của Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạch Kiểm Tra với những yêu cầu tương ứng của ISO 14001. Tại cột số 3 có ghi những thông tin chi tiết của phụ lục A trong ISO 14001 và những hướng dẫn trong thanh tra.
    ã Văn bản bổ sung: xác định những chi tiết mà Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạch Kiểm Tra yêu cầu nhưng ISO 14001 không thoả mãn hoàn toàn hoặc những bất cập giữa hai loại văn bản trên.
    ã Những chú ý: chứa những thông tin về những trường hợp có thể sử dụng Văn bản bổ sung.

    Văn bản bổ sung là văn bản đáng quan tâm nhất và cũng gây nhiều tranh cãi nhất. Một số thành viên của CEN cho rằng những quy định trong ISO 14000 cũng thống nhất với những quy định trong Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạch Kiểm Tra còn số khác thì lại không. Ðăc biệt những quốc gia như Ðức, Ðan mạch, Ai xơ len cho rằng so với Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạh Kiểm Tra thì ISO còn thiếu rất nhiều. Văn bản bổ sung có thể được xem là một văn bản có tính chất hoà giải giữa các thành viên và dung để lấp đầy những khoảng trống giữa ISO 14001 và Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạh Kiểm Tra. Văn bản bổ sung còn chứa những hướng dẫn về những quy định có liên quan đến Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạh Kiểm Tra mà các công ty cần chú ý khi sử dụng ISO 14001 nhằm đảm bảo rằng chúng tương ứng với Những Quy Ðịnh Về Quản Lý Sinh Thái Và Kế Hoạh Kiểm Tra. Văn bản bổ sung gồm những nội dung sau. : sự cải tiến liên tục và việc áp dụng của EVABAT, phạm vi của thanh tra hệ thống quản lý môi trường, chu kỳ thanh tra, xem xét môi trường và những thực hành môi trường tốt.
    Sau khi bộ Tiêu Chuẩn Châu Âu được ban hành , ISO 14001, ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012 sẽ được các nước thành viên áp dụng và không bị sửa chữa theo luật quốc gia. Những tiêu chuẩn quốc gia và những hệ thống quản lý chất lượng quốc gia đang được sử dụng tại châu Âu như BS 7750 sẽ hết hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ khi bộ Tiêu Chuẩn Châu Âu được ban hành. Do vậy, sau ngày 31 tháng 3 năm 1997 ISO 14001 sẽ là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng duy nhất tại châu Âu.

    Bảng 6: Mối quan hệ giữa bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn châu Âu

    Quản lý rừng
    Tuy nhiên, tại cuộc họp vào năm 1996 tại Rio de Janeiro, tổ chức ISO/TC207 đã quyết định sẽ thành lập một nhóm làm việc về quản lý rừng. Việc thành lập nhóm làm việc này được tiến hành khoảng một năm sau những nghiên cứu về việc áp dụng tiêu chuẩn ISO14001 vào ngành quản lý sự phát triển bền vững của rừng, của nhóm Nghiên Cứu Không Chính Thức Về Sự Phát Triển Bền Vững Của Rừng.Tiếp theo những cuộc thảo luận sôi nổi sau khi nhóm này báo cáo nên tổ chức ISO/TC207 vào năm 1996 tại Rio de Janeiro , họ đã được phép tiếp tục công việc của mình như là một nhóm nghiên cứu chính thức dưới sự bảo trợ của ISO/TC207. Nhóm nghiên cứu mới này có tên là ISO/TC207/WG2 và có nhiệm vụ chuẩn bị những báo cáo cung cấp những thông tin mang tính chất tham khảo để hỗ trợ cho việc áp dụng ISO14001 của các tổ chức có hoạt động liên quan đến rừng.

    Sự kết hợp của quản lý môi trường với chất lượng, quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp

    Rõ ràng quản lý môi trường không phải là một khía cạnh duy nhất trong những hoạt động đòi hỏi sự quản lý từng ngày của mỗi tổ chức. Sức khoẻ nghề nghiệp và quản lý an toàn cũng là vấn đề các nhà quản lý cần quan tâm, xác định rõ và truyền đạt tới các bên có liên quan (xem bảng 7). Việc đưa quản lý chất lượng vào trong công việc chung của tổ chức đã được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 với sự ra đời cuả bộ tiêu chuẩn ISO9000.
    Nếu quản lý môi trường đã đóng vai trò trung tâm trong những năm 1990 thì sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp cũng sẽ nhận được sự quan tâm không kém. Ví dụ tiêu chuẩn BS 8800 của Anh, những hướng dẫn đối với hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp, được ban hành vào tháng 4 năm 1996. Tiêu chuẩn hướng dẫn này được dựa trên hệ thống quản lý được ISO14001 đưa ra. Cũng giống như vậy tại Hà Lan một tiêu chuẩn hướng dẫn về quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp cũng được soạn thảo. Trong tiêu chuẩn này người ta cũng hướng tới sự thống nhất với tiêu chuẩn ISO14001. Tuy nhiên, khi tổ chức ISO mở một cuộc hội thảo bàn về nhu cầu tiêu chuẩn hoá quốc tế trong lĩnh vực sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp vào tháng 9 năm 1996 thì các thành viên của ISO lại cho rằng còn quá sớm để bàn bạc đến vấn đề tiêu chuẩn hoá về hệ thống quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
    Thử thách đối với việc tiêu chuẩn hoá trong thập kỷ tới là phải kết hợp một cách hài hoà các khu vực quản lý khác nhau, hoà nhập chúng vào trong hệ thống quản lý thống nhất. Gần đây Thuỵ Sĩ đề nghị với uỷ ban quản lý kỹ thật của ISO về việc cần thành lập một Nhóm Cố Vấn Chiến Lược Về Hệ Thống Quản Lý nhằm phát triển tầm nhìn chiến lược cho tổ chức ISO về vấn đề kết hợp, thống nhất các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý và những thủ tục chứng nhận có liên quan. Do vậy, uỷ ban Quản Lý Kỹ Thuật (một cơ quan quản lý của tổ chức ISO) sẽ đi tới quyết định về nhu cầu thống nhất những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý vào đầu năm 1997.

    [​IMG]
    Bảng 7: Sự kết hợp của Môi trường, Chất lượng và An toàn sức khoẻ nghề nghiệp
  5. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    11. Tương lai của bộ tiêu chuẩn ISO14000.
    Rõ ràng là bộ tiêu chuẩn ISO14000 có khả năng cải thiện mức độ tác động lên môi trường của các tổ chức trên thế giới. Tổ chức ISO/TC207 họ hy vọng rằng trong tương lai, họ sẽ tạo lên một mô hình phù hợp dùng cho quản lý các hoạt động có liên quan đến môi trường của các công ty và nhận được sự ủng hộ của các bên liên quan. ISO/TC207/SC1 và SC2 đã bắt đầu tiến hành những xem xét mang tính chất định kỳ đối với những tiêu chuẩn của mình trong năm 1999. Vì vậy, những tiêu chuẩn cốt lõi này cần phản ánh những vấn đề mới như là sự phát triển bền vững - kết quả của những thay đổi trong cách nhìn nhận về môi trường của các chính phủ - các tổ chức và cá nhân.
  6. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0


    Phi quốc tế sẽ phi tiêu chuẩn
    Các giới hạn trong ISO 14001 -
    Công cụ quản lý môi trường hợp tác toàn cầu.
    ____________________
    Harris Gleckman và Riva Krut.
    ISO 14001 là bản phác thảo tiêu chuẩn quốc tế mới cho hệ thống quản lý môi trường. ISO 14001 ra đời do sự thúc đẩy của một số thay đổi quan trọng của các chính phủ, các sáng kiến đa ngành và của ngành các nước thương mại, nhưng nó lại không thúc đẩy hội nhập với các sáng kiến này. thay vào đó, ISO tạo ra một xu hướng phát triển song song và cho tới nay, đang dần dần đặt tiêu chuẩn này vào vị trí của cái gọi là "con dấu xanh" cho các hoạt động thương mại hướng môi trường. Trong khi đó, các ý tưởng vẫn tồn tại trước đây của các chính phủ đang được coi là quá quan liêu, giáo điều và đưa ra các tiêu chuẩn mâu thuẫn kìm hãm khả năng cạnh tranh của các ngành.
    Mọi người, mọi ngành, nhất là các nhà chức trách, cần phải biết rõ hơn về ISO 14001 để dánh giá đúng được về nó cũng như nó đã thể hiện trong một số ngành thương mại riêng lẻ (nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ), với các chính phủ (gồm cả Tây Âu và các nước đang phát triển ), và với các Tổ chức phi chính phủ. Bài báo này đưa ra 4 câu hỏi mấu chốt cho một tiền đề về chính sách chung đảm bảo tính dân chủ trong hoạch định chính sách cho toàn cầu và tốt cho môi trường.
    Cũng như tất cả các cái phức tạp khác, mỗi câu đều có một câu trả lời ngắn và một câu trả lời dài sau đây.
    Bài báo này không phải là một bản phân tích hay giới thiệu chi tiết về loạt tiêu chuẩn ISO 14000 mà trong đó ISO 14001 chỉ là một loại tiêu chuẩn. Nó chỉ đưa ra những câu hỏi được công chúng quan tâm nhiều nhất về ISO 14001 và mối liên quan của nó với toàn bộ loạt tiêu chuẩn ISO 14000 (1).
    ý tưởng mới này chỉ hiểu rõ được khi đặt trong bối cảnh là sự hội tụ của ba dòng lịch sử.
    1. Lịch sử của ISO và bối cảnh ra đời của ISO 14001:
    ISO - Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế - được thành lập vào năm 1946 ở Genever với mục tiêu chính là tiêu chuẩn hoá các sản phẩm các nước và hàng hoá tiêu dùng được đưa qua biên giới các quốc gia: để đảm bảo là các đường ống dẫn nước có cùng độ dày, các thiết bị đo lường có cùng một cỡ chuẩn, công nghệ viễn thông dùng cùng một dải tần... Nhiệm vụ của nó là tạo diều kiện cho việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ, thúc đẩy hợp tác qua lại trong những lĩnh vực quan trọng của con người như khoa học, công nghệ và kinh tế.
    Các quyết định chuẩn hoá về công nghệ là trong nội bộ nghành, và ISO trở thành cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc tế, hoạt động nhất quán với các cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia, các kỹ sư từ các cơ quan chính phủ và người đại diện cho các ngành và cho người tiêu dùng, đặc biệt là các công ty xuyêh quốc gia vì các tiêu chuẩn này là tối quan trọng đối với họ.
    Trong những năm 1980, ISO đã mở rộng từ những yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ sang hoạt động theo phương thức quản lý " mềm" các hệ thống quản lý chất lượng. Loạt ISO 9000 là kết quả của sự phát triển này. Là tiêu chuẩn cho qúa trình xác nhận, một công ty đã thực hiện đúng hệ thống quản lý tiêu chuẩn (2). Với loạt ISO 14000, ISO một lần nữa đã bước vào lĩnh vực quản lý tổ chức, lần này là thiết lập cơ sở cho qúa trình xác nhận quốc tế cho các hệ thống hướng quản lý môi trường, cả về mặt tổ chức và thực hành, Tuy nhiên, có sự khác biệt về kết quả của ISO 9000 và Iso 14000. Ví dụ: Khi giới thiệu và áp dụng chính sách " không có nhược điểm" cho nhà cung cấp, thời gian và giá thành sản xuất có thể giảm, nhưng ISO 9000 thì xét về hiệu quả của doanh nghiệp, chứ không phải của cộng đồng. Còn với ISO 14000, ISO đã tạo địa thế và mở đường cho các ngành công thương nghiệp bước vào một lĩnh vực mới vốn là mối quan tâm chung của công chúng: hoạt động hướng môi trường của các công ty.
    Với sáng kiến mới này, một bộ phận lớn trong nghành thương nghiệp đã không lựa chọn các phương án nhiều cổ đông và chỉ làm viẹc trong khuôn khổ ISO để đưa ra khái niệm về hệ thống quản lý quốc tế hướng môi trường dựa trên nền tảng "khối tư nhân". Làm như vậy, họ sẽ có xu hướng xoá nhoà dần các ý tưởng quan trọng của các nghành, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ đang ngày càng nâng cao mức độ quản lý công ty quốc tế (3). Vì lý do này, việc hiểu rõ các tiêu chuẩn trong ISO 14000 là tối cần thiết, và rõ ràng, khả năng cạnh tranh về công nghệ mà ISO 14000 mang lại không phải là ngẫu nhiên.
    Theo tài liệu đầy đủ của ISO 14001, ngôn ngữ vừa chính xác, lại vừa không rõ ràng. [ I ]
    Một vấn đề liên quan nữa là thoả thuận đưa ra các tài liệu liên quan đến " khía cạnh" môi trường chứ không phải chỉ là cái "tác động" tới môi trường để chọn tiêu đề cho ISO 14001 là "xác nhận" hay " xác minh", và thay thế cam kết "không ô nhiễm" (có hậu quả theo luật định) bằng cam kết "tránh ô nhiễm" ( không có hậu quả theo luật định và gồm cả các giải pháp xử lý chất thải).
    Dịch từ " ISO" sang tiếng Anh cũng có thể gây ra nhầm lẫn về ngôn ngữ. Từ "ISO" thường được dịch sang tiếng Anh không chính xác là "Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế" thay vì là "Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế". Cách dịch sai này không có trong các tài liệu chính thức của ISO hoặc trong các tạp chí kỹ thuật, nhưng cũng có thể có trong các tạp chí chuyên nghành, báo chuyên nghành của Tổ chức phi chính phủ và tài liệu chuyên dụng về thương mại. Sự khác nhau này là vô cùng quan trọng. trong suy nghĩ của các nhà môi trường học, các tiêu chuẩn hướng môi trường là một hệ nền được đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường. Việc tiêu chuẩn hoá phải làm hài hoà các quy trình và sự sắp xếp chúng. Sự nhầm lẫn về tên riêng của ISO có thể làm ngươi ta nghĩ rằng tổ chức này có nhiệm vụ thực thi các tiêu chuẩn này hơn là tiêu chuẩn hoá.
    Sự nhầm lẫn giữa khái niệm " tiêu chuẩn " và "tiêu chuẩn hoá"; sự thay thế "tác động " bằng " khía cạnh" và "thực thi" bằng "thích nghi" đã có nhiều kết quả. Nó đã dần đưa hệ thống ISO 14001 trở thành phương tiện có hệ thống và toàn diện nhất để tiến tới quản lý phát triển bền vững và bảo vệ môi trường trên toàn cầu(5), trong khi đó, nó cũng thực sự thay đổi xu hướng tăng các tiêu chuẩn về thực hành hướng môi trường trên toàn cầu.
    2. Bối cảnh ra đời của Luật thương mại quốc tế mới và Tổ chức thương mại quốc tế:
    Tiêu chuẩn thương mại quốc tế mới(WTO) thành lập vào tháng 1/1995. Thoả thuận của WTO về hàng rào công nghệ trong thương mại (TBTs) đẫ thay đổi bối cảnh các hoạt động tiêu chuẩn hoá quốc tế và các tiêu chuẩn thực hành được thực hiện. Trong khi trước đây, việc thiết lập hệ tiêu chuẩn quốc tế được các cơ quan chính phủ tiến hành trong một phạm vi lớn công chúng và được coi là có tính quần chúng cao thì ngày nay, các tiêu chuẩn quốc tế có thể chủ yếu do các thành phần thương nghiệp tư nhân và quần chúng không có trách nhiệm đưa ra quyết định.
    Trong thoả thuận mới về TBTs, WTO có trách nhiệm làm hài hoà các điều luật thương mại và tạo ra một môi trường thống nhất và có quy luật hơn cho các hoạt động thương mại toàn cầu. Các cơ quan sáng lập tiêu chuẩn thực hành quốc tế nào đạt được một số điều kiện, tiêu chí nhất định sẽ có quyền tham gia ý kiến xây dựng các tiêu chuẩn hướng môi trường đã được WTO và các thành viên của nó dùng làm cơ sở để xác định xem liệu các tiêu chuẩn về môi trường sức khoẻ và an toàn của một quốc gia hay một địa phương có là cản trở kỹ thuật cho thương mại hay không. Các Tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bị buộc phải đi theo đường lối chỉ dạo của các cơ quan quốc tế ban hành cho dù tiến trình này có làm thu hẹp phạm vi kiểm soát chính trị của quốc gia. Quá trình này xảy ra là do sự hình thành của tiêu chuẩn ISO 14001. Hơn thế nữa, thoả thuận này cho biết, nếu một tiêu chuẩn quốc tế "bị đe doạ" phải tuân theo ngay cả khi nó không có vai trò chính thức nào ở thời điểm đó. Vì vậy mà bản phác thảo vai trò của tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 cho thấy vị trí thực sự của tiêu chuẩn thương mại quốc tế.
    WTO sẽ có quyền áp đặt các tiêu chí thiết lập, tiêu chuẩn thực hành mới trong quá trình giải quyết tranh chấp: các nước thành viên có thể không thừa nhận các tiêu chuẩn mà họ cho là vật cản cho thương mại. Thoả ước chung về thuế quan và mậu dịch mới (GATT) tạo ra gánh nặng cho các nước phản đối và có các phương pháp chặt chẽ hơn vê môi trường, sức khoẻ và an toàn, để bảo vệ tính hợp pháp của các phương thức này, phải có các dẫn chứng về khoa học và công nghệ, có giải thích điều kiện địa lý và khí hậu dựa trên các tác động của chúng tới thương mại. Những nước không thể biện minh được những ứng dụng của một số tiêu chuẩn cao hơn trong một số lĩnh vực cụ thể thì sẽ phải lựa chọn: Hoặc là thay đổi tiêu chuẩn quốc gia của họ cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và có nguy cơ sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính; hoặc là trả miếng lên các sản phẩm xuất khẩu khác. Không có một cơ chế cạnh tranh nào để thử thách các tiêu chuẩn thấp hơn, cho dù các tiêu chuẩn này vẫn đật các tiêu chí thiét lập chuẩn của WTO(7).
    3. Bối cảnh ra đời của các ý tưởng quản lý phát triển bền vững cho công ty và ngành thương nghiệp:
    Như tất cả các thành viên của quá trình này đều biết rất rõ, việc thiết lập tiêu chuẩn thực hành hướng môi trường của tập đoàn toàn cầu là vô cùng khó khăn. Tuy vậy, ngành thương mại quốc tế vẫn đang sẵn sàng đối mặt với vấn đề này và đồng thời nâng cao chất lượng quản lý môi trường. Một số hiệp hội thương mại quốc gia và quốc tế lớn ( bao gồm cả Hiệp hội các nhà sản xuất hoá chất Canada, Văn phòng thương mại quốc tế, Keizai Doyukai Nhật Bản và Uỷ ban tư vấn về môi trường và ngân hàng của UNEP) đã cam kết cho sử dụng các tiêu chuẩn của nước bản xứ làm cơ sở cho các hoạt động ở nước ngoài.
    Các công ty còn đang đối mặt với vấn đề quản lý môi trường sẽ phải công nhận một câu hỏi vô cùng khó là: lợi nhuận đến từ đâu trong một hệ thống quản lý hướng môi trường trong điều kiện thị trường hiện nay. Thương mại có xu hướng đầu tư hướng môi trường vào những nơi có thể mang lại lợi nhuận trước mắt
    Ðồng thời, các công ty nào quan tâm tới lĩnh vực này sẽ trải qua một quá trình làm nảy sinh câu hỏi lớn hơn: đó là quan hệ giữa nền công nghiệp với môi trường là gì? Ví dụ: các nhà lãnh đạo thương nghiệp sẽ thử nghiệm các phương pháp cải tiến để tạo ra những tiêu chuẩn thực hành hướng môi trường toàn cầu mà không cần hy sinh tính tự do của khu vực này cũng như khả năng cạnh tranh của công ty (9). Loạt ISO 14000 sẽ đi ngược lại xu hướng này và sẽ cản trở thử nghiệm của các công ty đa quốc gia vì nó sẽ đưa ra một bước đầu " dễ dàng" cho các công ty với ISO 14001, ngay cả khi họ không có các tiêu chuẩn thực hành hướng môi trường tốt.
    Được Oshin sửa chữa / chuyển vào 21:40 ngày 17/10/2004
  7. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    I. Câu hỏi I: ISO 14001 có giúp thực hiện chương trình 21 hay bất kỳ Công ước quốc tế về môi trường hay không?
    1.Câu trả lời ngắn:
    - Không. Nó làm đảo ngược xu hướng thiết lập tiêu chuẩn thực hành hướng môi trường trên toàn cầu, từ công cộng thành tư nhân.
    1. Câu trả lời dài:
    - Cộng đồng quốc tế và đa chính phủ đã bắt đàu xây dựng những yếu tố ban đầu cho một hệ thống quản lý hướng môi trường toàn cầu, thống nhất dữ liệu từ các nghành, các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Mức độ tham gia của các NGOs trong quá trình xây dựng thống nhất toàn thế giới chưa từng tồn tại từ trước tới nay đang được coi như một tinh thần dân chủ mới trong việc đưa ra những quyết định toàn cầu. Mặc dù ISO 14001 khẳng định chương trình 21 là ý tưởng ban đầu của ISO 10, các cam kết trong ISO 14001 lại có vẻ lạc hậu hơn so với chương trình 21.
    Loại tiêu chuẩn ISO14000 không có bất kỳ phần trích dẫn nào từ Nghị định thư Montreal, Công ước Basel, Công ước về thay đổi khí hậu, công ước về đa dạng sinh học, nguyên tắc của các công nghệ nguy hiểm OECD hay bất kỳ một thoả ước quốc tế hướng môi trường nào khác. Khía cạnh tương đồng duy nhất là chúng đều phù hợp với luật pháp và các quy định pháp lý hiện hành và mặc dù trong Phụ lục có trích dẫn Công ước 21, các nguyên tắc này cũng không được nhắc lại trong loạt ISO 14000.
    Việc áp dụng hệ tiêu chuẩn này trong quản lý môi trường toàn cầu có ý nghĩa rất lớn. Nó tạo ra xu hướng thiết lập tiêu chuẩn quốc tế về thực hành hướng môi trường bằng cách tổng hợp các phương pháp thực hành tốt nhất hiện có của các nghành và các quốc gia. Ví dụ: Chương trình 21 khuyến cáo các công ty xuyên quốc gia nên báo cáo hàng năm về mức độ nhiễm độc hoá chất ngay cả khi nước sở tại không yêu cầu, và phác thảo ra mẫu hình tiêu chuẩn kiểm soát chất thải của Mỹ. Bên cạnh đó, chương trìmh 21 còn khuyên các công ty xuyên quốc gia nên có những chính sách và cam kết tương đương hoặc không kém chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn hoạt động của nước bản xứ và khuyến khích đặt ra các chính sách phát triển bền vững cho các công ty quốc tế. Hơn nữa, chương trình 21 còn hướng cho các công ty chấp nhận các tiêu chuẩn về tính quần chúng và đẩy mạnh các hoạt động hướng môi trường. Trong ISO 14001 không hề có các lời khuyến cáo này mặc dù rất nhiều chính phủ và các tổ chức quốc tế lớn vẫn đang cố gắng thực hiện chương trình này.
    Trong một vài năm qua, càng ngày càng có nhiều cam kết thực hiện phát triển bền vững của các Ngân hàng phát triển quốc tế như Ngân hàng thế giới và Ngân hàng tái thiết và phát triển Châu Âu. Sau khi chương trình 21 được chính phủ của một số quốc gia chấp nhận, các chính sách và hoạt động của Ngân hàng thế giới, theo cách nói của họ, như được trải qua thời kỳ "cải lão hoàn đồng", Ngân hàng thế giới không chỉ quan tâm tới môi trường khi lên kế hoạch hành động mà còn mở rộng khái niệm quản lý môi trường sang cả các hoạt động xã hội và các chi phí, lợi ích văn hoá xã hội(11). Theo một luật sư quốc tế về môi trường người Mỹ, những ý tưởng mới hướng môi trường trong các Ngân hàng đa phương đang làm hình thành một số chính sách về môi trường của nước ngoài cũng như hoạt động hướng môi trường của một số công ty hiện đang thực thi các dự án nước ngoài với các Ngân hàng này(12). Những người ủng hộ ISO đã chứng minh rằng việc xác nhận tiêu chuẩn phải là một cam kết về môi trường với bằng chứng là các công ty này thực hiện đúng ý tưởng thương nghiệp hướng môi trường như trong chương trình 21. Nghị định thương mại của phòng thương mại công nghiệp (ICC) về phát triển bền vững và chương trình bảo vệ nghành công nghiệp hoá chất (13). Họ khẳng định sẽ cho những bằng chứng dễ hiểu về mức độ tuân thủ theo tiêu chuẩn môi trường của một công ty và chứng minh rằng, nhờ đó, chứng chỉ về môi trường sẽ giúp giảm chi phí pháp lý.
    Có thể chấp nhận phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn của ISO 14001 với những vấn đề tranh luận chỉ nằm trong giới hạn lịch sử của ISO - nghĩa là chỉ tiêu chuẩn hoá các quy trình kỹ thuật và công nghệ trong công nghiệp. Các thành viên ISO không muốn xem xét bất kỳ tiêu chuẩn công nghệ quốc tế hay tiêu chuẩn liên chính phủ nào. Nhưng chính họ lại dang dần thay thế một phần những hệ thống quản lý môi trường đang đề đạt ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế bằng ISO 14001.
    Trong khi cố gắng tìm kiếm lợi ích với những tiêu chuẩn môi trường quốc tế, bộ ISO 14000 đã để trượt những mục tiêu và nguyên tắc pháp lý đã đạt được trong vòng 10 năm qua bằng các thoả thuận và công ước quốc tế. ISO 14001 đang cố gắng khẳng định tính hợp pháp về chính trị và hợp lý về khoa học của mình trong cộng đồng quốc tế và cố gắng đề ra các yêu cầu cho bất kỳ hoạt động nào có tính công nghệ hoặc liên quan tới việc hoạch định chính sách công cộng trong cộng đồng quốc tế trong các chính sách môi trường cần thiết (như các yêu cầu trong kế hoạch kiểm toán và quản lý kinh tế (EMAS) của EU ).
    II. Câu hỏi II: ISO 14001 có thể trở thành một tiêu chuẩn thương mại quốc tế mà không cần có sự tham gia của các chính phủ ?
    1. Trả lời ngắn:
    - Có
    1. Câu trả lời dài:
    ISO là một cơ quan tiêu biểu về tiêu chuẩn kỹ thuật cho các nghành sản xuất. Vì vậy việc đưa ra phác thảo và quyết định vẫn chủ yếu do các nghành kỹ thuật và công nghiệp đảm nhiệm. Tuy nhiên, khi rời lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật và sang lĩnh vực thiết lập các tiêu chuẩn cho quản lý môi trường toàn cầu, ISO đã bước vào một mảnh đất vốn được công chúng quan tâm nhiều nhất. Thêm vào đó, theo các đIều luật thương mại quốc tế mới, ISO lần đầu tiên có được quyền lực pháp lý để thiết lập những tiêu chuẩn thương mại quốc tế sẽ được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của các tiêu chuẩn địa phương và quốc gia được thiết lập công khai về an toàn, sức khoẻ và môi trường. Nói cách khác, về nguyên tắc, ISO 14001 đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế mà không trức tiếp bị chi phối bởi ý kiến quần chúng. Trên thực tế, người ta có mời các đạI biểu từ chính phủ và từ các nhóm dân cư, tuy quá muộn mằn nhưng những lời mời này và các thành viên hiếm hoi có mặt cũng giúp khẳng định tính công khai của công việc, cho dù vai trò thực sự của họ đã bị bỏ qua.
    Ra quyết định trong ISO: Các chính phủ, các tiêu chuẩn phi chính phủ công ty vừa và nhỏ và các nước đang phát triển đóng vai trò không đáng kể trong việc dự thảo và ra quyết định với bộ ISO 14000. Chính phủ và nhân dân có thể được mời tới làm quan sát viên trong các cuộc họp của hội đồng ISO, nhưng các quyết định trong ISO chủ yếu do các hiệp hội thương mại và đại diện cho các nghành sản xuất đưa ra. Các thành viên khác, cho dù được mời tới với danh nghĩa "thành viên danh nghĩa" cũng không có quyền bỏ phiếu quyết định. ÐIều này đã gây ra một ấn tượng sai lầm là các thành viên có mặt ở buổi họp với tư cách "thành viên danh nghĩa" chỉ tới dự để khẳng định những khoản mục tiêu chuẩn đã định từ trước. Các tiêu chuẩn phi chính phủ không được tham gia vào các buổỉ thảo luận trước về bộ ISO 14000. Do vậy, luôn có một nhóm hoạt động môI trường giữ liên lạc với TC 207 hoặc tham dự với tư cách quan sát viên trong các cuộc họp. Nhờ đó, việc phác thảo ISO có thể được hoàn thành với sự giúp đỡ tích cực của các NGOs.
    Một tờ báo ngành đã nhận xét: Công nghiệp, vốn có vai trò phác thảo tiêu chuẩn, nay phải đối mặt với nhiệm vụ bán ISO 14001 cho các nhà hành pháp, các nhà môi trường học và các thành viên khác trong lĩnh vực quản lý môi trường. Các nhà môi trường học và Bộ môi trường của một số quốc gia đã tìm phác thảo được mức nhu cầu cho lĩnh vực này.
    Ðiều này đã làm nổi bật sự khác biệt quan trọng trong quá trình quyết định dân chủ so với các hệ thống tư nhân đóng. Trong một hệ thống dân chủ, nếu một nhóm các công dân phản đói một quyết định chính trị nào đó, có thể họ không thắng lợi về mặt kỹ thuật, nhưng sau đó họ sẽ có một địa vị chính trị nhất định trong tiến trình chính trị hoặc trong hệ thống pháp luật. Trong một cuộc tranh luận của ISO, mọi quyết định đưa ra thì không thể rút lại. Nó giảm thiểu một cách hiệu quả áp lực từ phía công chúng hoặc từ các cơ quan nhà nước. Trong khi nó không liên quan tơí các kỹ thuật truyền thống của ISO, nó vẫn trở thành một yếu tó tối cần thiết cho ISO thâm nhập vào lĩnh vực chính sách. Hơn nữa, vì những luật thương mại mới của WTO, quá trình quyết định được quan tâm đặc biệt này có thể dẫn đến sự hình thành các tiêu chuẩn quốc tế mới.
    Cần phải lưu ý rằng tiến trình ISO cũng có xu hướng loại trừ nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì trên thực tế họ không thể có đủ vốn và đủ chuyên gia kỹ thuật để tham gia trực tiếp vào các vòng đàm phán(15). Tương tự như vậy, các nghành và chính phủ các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi cũng không có cơ hội. Mặc dù ISO tuyên bố rằng các cuộc họp mời đông đảo các đại diện, nhưng trên thưch tế, chỉ có những người được liên tục tham gia các cuộc họp và tham giá các công việc dự thảo mới là những người thực sự quyết định nội dung tiêu chuẩn ISO. ÐIều này có nghĩa là Uỷ ban dự thảo có ít đại diện hơn nhiều so với uỷ ban kỹ thuật trong số đó có những người điều hành từ các công ty quốc tế lớn, các hiệp hội tiêu chuẩn quốc gia và các cơ quan tư vấn. 16 TC 207 bản thần nó đã có thể tư vấn cho các nước đang phát triển ra nhập tiến trình muộn trong khi thời gian chuẩn bị đã qua rất lâu. Các daonh nghiệp vừa và nhỏ cũng được mời tham dự muộn. ở Mỹ, có rất nhiều nhóm tư vấn kỹ thuật tham gia và họ bỏ phiếu cho các vấn đề trước khi nó được trình lên ISO TC 207. Ða số các quyết định quan trọng liên quan tới nội dung và phạm vi đều đã được hoàn thành. Do đó sự tham gia của họ chỉ có một ảnh hưởng rất nhỏ đến sản phẩm cuối cùng.
  8. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Câu hỏi III: Mọi công ty được cấp chứng nhận ISO 14001 làm thế nào để thể hiện rằng hoạt động của mình đảm bảo tính an toàn, bảo vệ môi trường và sức khoẻ?
    1. Câu trả lời ngắn:
    -Không thể.
    1. Câu trả lời đầy đủ:
    - Có hai yếu tố liên quan tới nhau trong câu hỏi này.
    Thứ nhất: Các tiêu chuẩn về an toàn, sức khoẻ và môi trường của ISO 14001 là tiêu chuẩn thích úng chứ không phảI là tiêu chuẩn thực hành hàm chứa đIều gì.
    Thứ hai: Cốt lõi của việc quản lý môi trường, sức khoẻ và an toàn trong dự thảo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. ISO 14001 là một tiêu chuẩn đặc định hoá nhằm thích ứng, không phải thực hành và bao quát các khía cạnh của môi trường chứ không chỉ là ảnh hưởng môi trường, Một hệ thống quản lý môi trường(EMS) ISO 14001 hoàn hảo sẽ giúp công ty có khả năng dự tính và kiểm soát được các khía cạnh về môi trường trong hoạt động của mình. Trong bàI phát biểu tạI MIT, Joe Cascio (chủ tịch nhóm tư vấn kỹ thuật ISO 14001 ) nói rằng ông không quan tâm xem một công ty đổ bao nhiêu rác thải xuống sông. ÐIều quan trọng là hệ thống quản lý môi trường (EMS) của công ty đó hiểu rõ đIều gì đang xảy ra.
    Các hoạt động mang tính môi trường chỉ liên quan tới các hoạt động chính yếu của EMS. EMS có thể được quy định nội bộ và kết quả hoạt động của hệ thống được giữ bí mật. Người ta yêu cầu chính phủ và công chúng phảI tin tưởng vào các báo cáo chứng thực mà các công ty được cấp ISO 14001.
    1. CảI thiện môi trường hoạt động của họ phù hợp với các chính sách môi trường.
    2. Khi phát hiện các ảnh hưởng môi trường phải có phương thức sửa chữa tình huống
    Tuy nhiên, cần phảI nhớ ngụ ý của ông Cascio về rác thảI trên sông. Thực hiện tốt các tiêu chuẩn ISO 14001 không cần thiét phảI cải thiện các hoạt động môi trường của công ty. Hơn nữa, các yếu ttó liên quan tới ảnh hưởng của môi trường đã dược đưa vào hoàn thiện cam kết kiểm tra các khía cạnh của môi trường. Các cam kết về hoạt động môi trường đơn giản chỉ là các cam kết tuân theo các quy chế có thể có.
    Cốt lõi của các tiêu chuẩn môi trường, sức khoẻ và an toàn: Không có một yêu cầu nào về tiêu chuẩn sức khoẻ và an toàn trong loạt ISO 14000 hiện hành. Các tiêu chuẩn về sức khoẻ và an toàn vẫn bị dặt ra nhoàI các thảo luận về ISO. Một cuộc họp vào mùa xuân 1996 đã quyết định rằng không cần thiết phải có một tiêu chuẩn hướng dẫn quốc tế nào về môi trường, sức khoẻ và an toàn.
    Tranh luận của doanh nghiệp về hệ thống quản lý hướng về thực hiện: Thích ứng hơn là thực hiện, việc đánh giá định hướng đầu vào hơn là đầu ra của ISO 14001 đI ngược lại với lý thuyết hiện tại của các doanh nghiệp. Có một chân lý kinh doanh là: "Nếu bạn không biết mình đang làm gì.... ".
    Cẩm nang quản lý nhấn mạnh tầm quan trọng của một doanh nghiệp trong việc xác định mục đích và nhiệm vụ của mình và những bước đi chủ yếu để đạt tới đích. Quan đIểm này đề cao tầm quan trọng của việc nhằm vào hiệu quả của doanh nghiệp hơn là hiệu quả của quá trình. hệ thống quản lý này và các mẫu Tổ chức phải tiến hành từ việc xác định các kết qủa cần đạt được tới việc tìm ra các giảI pháp quản lý và cảỉ tiến hoạt động.
    Mặc dù ISO 14001 yêu cầu công ty phải thông báo chính sách môi trường, nêu ra các dự định và nguyên tắc về môi trường nhưng nó không đòi hỏi phải hợp tác vì mục đích phát triển bền vững, hoặc, với vấn đề này, vì các giá trị hạn chế ảnh hưởng môi trường nào khác trong chính sách các công ty.
    IV. Câu hỏi IV: Các chính phủ, người làm công và công chúng làm cách nào để có thông tin về môi trường do một công ty được cấp ISO 14001 chuẩn bị?
    1. Trả lời ngắn:
    - Họ không thể. Ðã là bí mật của công ty, việc công ty công bố phải rất cẩn trọng.
    2. Trả lời đầy đủ:
    - Theo như ISO 14001, thông tin môi trường được thu thập vì mục đích giúp cho việc theo dõi và quản lý hệ thống quản lý môi trường của công ty và được coi là bí mật của công ty.
    Ðiều này đi ngược lại tất cả các Công ước quốc tế về môi trường và dẫn đầu sáng kiến thử ngiệm quản lý môi trường của công ty. Các sáng kiến này đạt được tiến bộ to lớn nhằm công khai hơn nữa các thông tin về môi trường theo yêu cầu của công chúng trong các báo cáo của công ty. chương trình 21 đã thành lập một mục " quyền được biết" và đề xuất một vài loại báo cáo đặc biệt. Từ đó, Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã tài trợ cho các hội thảo của các chính phủ, các nghành công nghiệp và các Tổ chức phi chính phủ để thực hiện giảm ô nhiễm của các quốc gia dựa trên tiêu chí kiểm soát chất thải độc của Mỹ. Ðiều này sẽ tạo ra các phương tiện thông tin đại chúng có thể được sử dụng làm chuẩn đánh giá của chính phủ và công ty về các hoạt động môi trường trong khi kích thích và chuẩn bị chuyển sang các nghành sản xuất và sản phẩm sạch hơn.
    Giữa các công ty quốc tế, mức độ công khai và số lượng các báo cáo là rất khác nhau. Tuy vậy các nghành công nghiệp chủ đạo và các công ty quốc tế hiện nay đang tiến hành báo cáo môi trường theo kỳ. ít nhất họ phải chỉ ra sự đầu tư vào môi trường trách nhiệm và chi phí bỏ ra. Hơn thế, họ phải có cả các số liệu về hoạt động và hoạt động có liên quan để giảm độc và nhiễm độc, giảm chất thải, làm các phân tích chu kỳ sống phù hợp với dự án, mở rộng số lượng các cổ đông trong và ngoài địa phương.
    ý kiến cốt lõicủa kế hoạch kiểm toán và quản lý kinh tế (EMAS) của liên minh châu Âu đã từng yêu cầu công khai hoá là ở chổ áp lực của công chúng sẽ tạo động lực cho các công ty cải thiện hoạt động môi trường. Tuy nhiên, để ý kiến này có thể thành công, cần phải có sự công khai hoá các hoạt động môi trường của công ty. Không có kiểm toán độc lập và công khai hoá, tự kiểm soát là một phép nghịch hợp.
  9. votinh2005

    votinh2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    That long ko biet lam sao de cam on chi Thuy Duong nua, cam on chi Duong da nhiet tinh giup do em ut rat nhieu nhe, hinh nhu chi Duong lam ben ISO14000 hay sao ma chi Duong co nhieu tai lieu lien quan den van de nay qua, chac em ut phai cap sach theo chi Duong tam su hoc dao mot khoa de tang cuong cong luc qua. Khong biet y chi Duong nhu the nao co chap nhan thu nap de tu nhu em ko nua. Du sao cung rat cam on chi Duong nha. Chi Duong con tai lieu nao nua ko cho em hoc hoi voi nua ne
  10. Oshin

    Oshin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    0

    Ôi! Chị rất vui nếu có thể giúp được gì cho ai đó. Chị không làm về ISO 14000 đâu, tình cờ chị thấy được nhiều tài liệu về nó trong trang web của cục môi trường nên post lên thôi à (may là gặp đúng người đang cần ha).
    Chúc em làm tiểu luận tốt nhé!

Chia sẻ trang này