1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÓ AI CÓ THỂ SÁNG TẠO RA CÁCH GÌ ĐỂ HAN CHẾ NẠN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VN KO,NHẤT LÀ DO KHÓI XE GẮN MÁ

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi emyeunuocvn, 01/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Nhà nước dùng tiền thuế của dân để hoạt động, đưa ra các chủ chương, chính sách và quyết định để nhân dân làm theo. Với tình hình hiện nay của VN thì không thể nói là nhân dân thiếu ý thức được. Hay nói đúng hơn, sự thiếu ý thức của nhân dân là do nạn tham nhũng, lỏng lẻo về pháp luật và yếu kém về quản lý kinh tế của nhà nước gây ra.
    Tham nhũng hiện nay là quốc nạn của chúng ta. Có những kẻ tham nhũng một cách bất lương tâm, nhưng cũng có những người vì hoàn cảnh xô đẩy mà phải tham nhũng. Lương của họ thấp quá. Trước kia họ có thể ra sống vào chết, chiến đấu với giặc Mỹ, đổi mười mạng lấy một để dành lấy tự do cho đất nước. Nhưng nay không thể ngồi nhìn vợ con chết dần chết mòn, đành tham nhũng vậy.
    Tham nhũng nhưng làm việc có hiệu quả thì còn đỡ, đáng tiếc bộ máy chính quyền của ta còn hoạt động kém hiệu quả. Một số chính sách đưa ra môt cách chụp giật, không có tầm nhìn chiến lược. Văn bản, quy định thiếu tính khả thi. Tôi lấy ví dụ, tất cả các văn bản hiện nay đều có một điều chung: Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký, hoặc văn bản này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Có ai tự hỏi mất bao lâu thì nhưng văn bản pháp qui kiểu này phổ biến được đến người dân? Kết cục có nhưng qui định cả 10 năm sau ngày ký vẫn không thực hiện nổi. Nhân dân mù mờ về qui định của nhà nước, mà nễu có cũng kệ. Mạnh ai người ấy làm theo kiểu tự trị. Xin minh chứng ra đây một cái nhìn của người ngoài cuộc (xem hinh kèm ở dưới). Chẳng nói ra các bạn cũng biết bài luận văn này viết về những gì.
    Gốc rễ của vấn đề là ở sự nghèo đói. Nhưng chúng ta làm kinh tế còn quá kém. Chúng ta khuyến khích bà con nông dân trồng càfê. Sau vài năm vất vả, đến ngày thu hoạch, được mùa. VN trở thành nước xuất khẩu càfê thứ hai trên thế giới. Đáng tiếc, cung vượt quá cầu, thị trường càfê phá giá, nông dân được mùa mà phá sản. Xuất khẩu gạo, VN cũng đứng thứ hai trên thê giới, nhưng giá gạo của ta bằng nửa của Mỹ, thấp hơn hẳn của Thailand.
    Những người đọc bài viết này đều là những tương lai của đất nước. Trong số các bạn sẽ không ít những người sau này đưa ra các quyết định sống còn của đất nước. Việc này không thể giải quyết một sớm một chiều, mà phải mất một vài thế hệ. Chính phủ đang quyết liệt chống tham nhũng. Chúng ta phải tiếp tục nêu ra những điều bất cập để cùng nhau giai quyết.
    PS: nếu các mods thấy bài này không phù hợp với đường lối chính trị của chúng ta thì xoá đi.

  2. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Ô nhiễm ở các thành phố lớn là do không có qui hoạch chứ đâu phải tại xe máy. Nếu tất cả mọi người chuyển sang đi xe đạp. Vẫn từng ấy người ở cái thành phố Hà Nội, Sài Gòn nhỏ xíu ấy thì vẫn kẹt xe, hít bụi như thường. Rác rưởi, nước thải nước sinh hoạt vẫn vậy. Hơn thế nữa, tiến bộ khoa học của loài người giúp ta chuyển từ phương tiện thô sơ sang động cơ gắn máy. Cấm xe máy, bắt bà con đi xe đạp, há chẳng phải bắt họ quay lại thời kỳ đồ đá sao?
    Nông dan ta đầu tắt mặt tối, làm việc vất vả, từ nhà ra thị xã cả chục cây số. Nay nhờ đời sống khấm khá, mua được xe máy, tiết kiệm được vài tiếng đồng hồ đi lại. Tiếc thay quốc hội lại sắp đưa xe máy vào mục hàng chịu thuế đặc biệt. Cực chẳng đã đành phải ra thành phố kiếm ăn qua ngày!
  3. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này hay quá nên mình cũng muốn tham gia ti thôi. Theo quan diêm của mình thì ô nhiễm là do chúng ta chưa áp dụng nhiều biện pháp sử lý hiệu quả kể cả về mặt công nghệ lẫn quản lí mà thôi.
    Theo minh duoc biet thi HN da co nghien cuu ap dung bo phan xu li khoi xe may duoc lap vao ong bo cua xe roi. No da duoc hoan thien va bao ve tot. Nhung that dang tiec la chua co bien phap nao de bat moi nguoi lap cai do ca nen no van duoc de trong kho thoi.
    Chu lam sao lai bat moi nguoi khong gay o nhiem bang cach di xe dap hay la khong cho dang ki xe duoc. Do la vi pham vao quyen co tai san cua nguoi dan day. Chang nhe nguoi co xe may sau lai khong duoc dung trong khi nhung xe may thoi truoc con gay o nhiem hon xe moi bay gio ay chu.
    Mong la moi thu roi se tot dep thoi.
  4. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm trước mình có đọc được một bài viết khá hay trên Vnexpress hôm nay mình post lên cho các bạn cùng tham khảo:
    Những giải pháp xử lý khí thải động cơ hiện đại
    Các vấn đề về môi trường và năng lượng luôn làm đau đầu các nhà sản xuất ôtô. Theo lộ trình cắt giảm khí thải nghiêm ngặt của châu Âu giai đoạn 1988-2008, cuộc đua về công nghệ xử lý khí thải độc hại từ động cơ (nhất là kiểu diesel) giữa các hãng xe đang đến đoạn nước rút.

    Sơ đồ hệ thống CRT (Continously Regenerating Trap) của Volvo Trucks.
    [​IMG]
    Một trong những biện pháp rất hiệu quả giảm thiểu sự độc hại của khí thải động cơ là việc chế tạo và sử dụng hệ thống phin lọc. Ví dụ như hệ thống CRT (Continously Regenerating Trap) của hãng Volvo Trucks cho phép giảm 80-90% tỷ lệ CO, HC, NO và các phần tử cứng trong khí thải. Bộ phin này được thiết kế cho động cơ xe tải và đã trở thành cấu trúc không thể thiếu đối với hầu hết xe buýt chạy trong thành phố. Hãng PSA Peugeot - Citroen cũng gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực này. Hệ thống phin lọc khí thải của xe Peugeot 607 với động cơ diesel HDI và cũng đã được nhận giải thưởng quốc tế. Tuy nhiên, thiết kế của PSA có nhược điểm là đắt tiền, làm tăng giá thành ôtô.
    Sơ đồ hệ thống phin lọc khí thải của xe Peugeot 607.
    [​IMG]
    Hoàn thiện quá trình đốt nhiên liệu trong xi-lanh cũng là một biện pháp rất hiệu quả làm giảm khí thải độc hại. Xu hướng này được các đại gia ôtô Đức và Nhật đặc biệt chú trọng. Đây là biện pháp đồng thời cắt giảm khí thải và tiết kiệm nhiên liệu. Vào năm 1976, hãng Bosch lần đầu tiên chế tạo được loại cảm biến dùng trên động cơ xăng có tên là Lambda (xuất xứ từ mẫu tự Latin λ,
    Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện tử điều khiển động cơ diesel
    [​IMG]
    Mới đây, hãng Bosch tiếp tục cho ra mắt loại cảm biến Lambda dùng trên động cơ diesel, sau đó chế tạo thành công hệ thống điện tử điều khiển động cơ diesel EDS (electronic diesel control). Thiết bị này giúp cho dòng máy dầu đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Euro 4 - chuẩn bảo vệ môi trường châu Âu áp dụng vào năm 2005.

    Sơ đồ hệ thống phun nhiên liệu điều khiển điện tử của động cơ diesel, sử dụng cảm biến Lambda.
    [​IMG]
    Hãng Toyota lại hoàn thiện quá trình làm việc của động cơ diesel theo một hướng khác. Trong thiết kế của họ, khi tải trọng của động cơ nhỏ, nhiên liệu được phun sớm hơn, hệ thống tuần hoàn sẽ hướng phần lớn lượng khí thải quay lại xi-lanh để được đốt cháy một lần nữa. Các kỹ sư Toyota khẳng định rằng, quá trình cháy diễn ra trong điều kiện nghèo oxy như vậy sẽ làm giảm nhiệt độ ở buồng đốt và tăng nhiệt ở hệ thống xả. Nhờ nhiệt độ cao ở đường xả, phin lọc hỗn hợp - xúc tác sẽ trung hòa hết các chất CO, HC, NO và giữ lại những phần tử muội. Từ năm 2004 hệ thống này sẽ được lắp trên xe Avensis.
    Chỉ còn hơn một năm nữa các xe hơi bán ra ở cựu lục địa sẽ phải đạt các tiêu chuẩn Euro 4, có nghĩa là các chỉ tiêu độc hại buộc phải giảm tiếp khoảng 20-30% so với hiện nay. Khoảng thời gian tiếp theo để các hãng ôtô đạt tiêu chuẩn Euro 5 cũng chỉ còn 3 năm (2008). Đây chính là giai đoạn nước rút của cuộc đua cắt giảm khí thải. Kẻ thua cuộc không những bị khai trừ khỏi châu Âu mà còn gặp khó khăn ở Bắc Mỹ và các thị trường đang phát triển khác.
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT

Chia sẻ trang này