1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai còn nhớ lực quán tính không giúp Vat_ly_vui với

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vat_ly_vui, 06/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    Có ai còn nhớ lực quán tính không giúp Vat_ly_vui với

    Vat_ly_vui đã nghĩ học khá lâu và quên mất những kiến thức về quán tính. Ai có thể giúp vat_ly_vui về vấn đề này xin cám ơn rất nhiều.
    (định luật, định lý, công thức có liên quan đến quán tính)
  2. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Nếu chỉ tìm hiểu ở mức cơ bản, Bạn xem lại SGK lớp 10. Rõ ràng , đầy đủ.
  3. tenno

    tenno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Hình như là SGK 10 không có nói về lực quán tính đâu ạ!
  4. duonglamquetoi

    duonglamquetoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    quán tính à ?
    F=v.m
    với m= khối lượng của vât.
    v= vận tốc của vật
    F= lưc quán tính ,vậy thôi
    rõ ràng vật càng nặng thì lưc quán tính càng lớn, vận tốc càng lớn thì F cung càng lớn
    Vậy ta có thế nói rằng " Lực quán tính tỉ lệ thuận với khối lượng và vận tốc của vât "
    vậy thôi, chúc bạn học tốt môn vật lý !
  5. vat_ly_vui

    vat_ly_vui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
  6. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    e*** e*** e*** ( xem bài kế tiếp )
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 11/04/2006
  7. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Lực quán tính muốn hiểu rõ về nó thường học sinh phổ thông lên đại học rất bị vất vả ( chương trình phổ thông không có )
    Ở phổ thông các bạn đã được học về ba định luật Newton 1,2,3 , khi nói đến lực quán tính ( một lực ảo không có phản lực ) thì phải xét hệ qui chiếu không quán tính trong không gian khảo sát nó .
    Định luật 2 Newton F=ma bị sai be bét trong hệ qui chiếu không quán tính , thành thử cái lực quán tính được các nhà vật lý đặt ra "chữa cháy" để hiệu chỉnh cho định luật 2 .(*)
    Ở đây có cái đặc biệt là lực quán tính về tính chất cũng giống như các lực khác , chỉ duy nhất một tính chất không giống ai là nó không có phản lực . Thành thử khi xét trong hệ qui chiếu cụ thể nếu hiệu chỉnh cho nó thỏa định luật 2 Newton thì ta lại phải ...bỏ đi định luật 3 Newton ( lực quán tính không có phản lực)
    (*) Nếu bạn cảm thấy khó hiểu thì có thể xem ví dụ sau
    Xem đất là hệ qui chiếu quán tính
    Còn xe chạy chính là hệ qui chiếu không quán tính
    Một viên bi trên cái bàn và toàn bộ đặt trong cái xe , khi xe chạy với gia tốc a thì viên bi chạy ngược về phiá sau với giá tốc a'' = -a.
    Nếu khảo sát các lực tác động vào bi thì chỉ có trọng lực P và phản lực N , hai lực này ( tất cả có ký hiệu vector) tác động vào bi .
    Theo định luật 2 Newton P+N = ma'' (1)
    [​IMG]
    Nhưng vì cân bằng nên P+N =0 do đó ma'' =0 tức a'' =0 , điều này vô lý vì rõ ràng ở thực tế bi chạy ngược với gia tốc a'' = -a khác 0 , vậy định luật 2 Newton không áp dụng được trong hệ qui chiếu không quán tính vì dẫn đến kết quả phi lý với thực tế !
    Vậy ta phải thêm lực quán tính vào hệ F(qt) =ma'' = -ma cho nó không gây tình trạng phi lý trên .
    Tóm lại trong một hệ mà hệ qui chiếu không quán tính chuyển động với gia tốc a so với hệ qui chiếu quán tính thì định luật 2 Newton phải được viết khác như sau :
    Sigma[ F(i) + F(qt)] = ma''
    a'' là gia tốc vật đối với hệ không quán tính
    F(i) là các lực tác động vào bi , F(qt) là lực quán tính , Sigma là ký hiệu tổng vector .
    Áp dụng biểu thức tổng quát này cho trường hợp viên bi thì ta được :
    P+N+F(qt) = ma'' (2)
    So sánh sẽ thấy (2) khác (1) ở cái lực F(qt) đã được các nhà vật lý thêm vào đó , và như vậy Newton đã được " cứu rỗi " :-))
    Hy vọng cách trình bày giản dị này sẽ giúp bạn chút ít . Muốn biết rõ xin xem thêm các giáo trình vật lý
    Được le viet ha sửa chữa / chuyển vào 10:37 ngày 11/04/2006

Chia sẻ trang này