1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai đọc báo tiền phong chủ nhật không cho hỏi cai'

Chủ đề trong 'Văn học' bởi mottrodua, 14/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mottrodua

    mottrodua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Có ai đọc báo tiền phong chủ nhật không cho hỏi cai'

    Chào mọi người tôi mới đọc một tác phẩm trên báo này và cảm thấy cân phải tìm hiểu rõ hơn nữa nhưng mà tôi đã viết thư cho ban biên tập mà chẳng có hồi âm gì cả ,chán quá.Thành ra hôm nay viết bài này mong mọi người có ai biết thì chỉ giáo giùmTruyện ngắn ấy có tiêu đề là:bên bờ hư ảo của tác giả Nguyễn Đình Tú.cám ơn mọi người trước

    [black]
    cry
  2. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    đọc đi đọc lại mà chẳng biết hỏi cái gì?
    Cái truyện ấy vạn người đọc.Số 44 TPCN. ngày 3/11 trang 7. Bên Bờ Hư Ảo của Nguyễn Đình Tú. Mỗ đây đọc rồi. Tạm được.
  3. Defender

    Defender Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Seo bác không đưa lên đây cho em đọc với,nói thía thì bít đằng nèo mừ lần.
    Ối ối chị tha cho em
  4. nhimcon2505

    nhimcon2505 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Viết thư cho Ban biên tập có là thừa, ai trả lương cho người ta đi trả lời cho thư của ông?
  5. nhimcon2505

    nhimcon2505 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Em đã tìm được truyện ngắn đó đọc rồi, nhận xét : Đó là một truyện ngắn để "đọc rốn!". Tạm được là thế nào hả bác Toán Lý? Truyện chỉ khoe chữ thôi ạ!
    Riêng về văn chương thì có thể em hơi khắt khe khi nói, đó chính là tác phẩm tuổi xanh, nhưng về chữ Hán thì thưa là em đã mở lớp dạy thư pháp 3 năm nay, (không rõ bác tác giả có lần nào quá bộ ghé vào nhà tôm để múa bút không nhỉ?), nhưng những chữ to tát phẩy -mác -chấp -hoàn trong truyện ngắn chỉ là những kiến thức cực kỳ sơ giản của lớp học, Trong truyện ngắn Việt, chưa ai nói đến không phải vì chẳng ai biết gì.
    Một cái nữa em rất phản đối là chuyện các nhà sư học đúp. Theo em biết thì các nhà sư hiện tại đều là lớp các thầy sinh từ năm 1978-1982, học qua phổ thông, học thêm chữ Hán-Nôm, trung cấp Phật Giáo... trong lớp thư pháp của em có khi có đến gần 50% học viên là các vị sư từ các chùa, nhưng tất cả các vj đều cực kỳ nghiêm túc (mặc dù có nhà chùa nào bắt các thầy phải học được Thư pháp đâu!). Các vị sư là những học viên giỏi nhất, có khi thầy đi vắng một hai buổi, em vẫn nhờ các sư thầy đứng lớp hộ, rất yên tâm! Khi thầy giáo giảng bất cứ thứ gì, các sư thầy đều nhập tâm ngay, hàng ngày tĩnh tâm luyện bài vở, xưa nay em chỉ gặp chuyện các tiểu, các sư thầy lên vượt lớp, hoặc tự học rồi bỏ qua lớp thư pháp căn bản để học lớp cao cấp, chứ làm sao thấy sư thầy học đi học lại "cho nó nhớ" như trong truyện được,
    Bắt giò truyện ngắn tí chút, các bác nghĩ sao?
    Được nhimcon2505 sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 18/11/2002
  6. meiyouxiangxin

    meiyouxiangxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì lại ko nghĩ như nhím con bởi vì mỗi người đều có một suy nghĩ khác nhau về một tác phẩm hay bất kì một khía cạnh nào đó.Tôi thích thì tôi cứ nói là thích ,chẳng lẽ không được sao?Có ai đánh thuế ko đây?Tôi công nhận là tác phẩm ấy ko co gì la to tát lắm vì nếu ko thì nó đã được nhận giải nobel rồi ạ.Ở đây chỉ đơn giản tác phẩm ấy hợp gu với tôi thì tôi thích tìm hiểu vậy làm sao mà bác nhím con phải nói gay gắt thế cơ chứ.Đúng là tôi học tiếng trung đấy và tôi mới chỉ là dân mới vào nghề thôi nên cái gì cũng ngố cả.Bác nói nét mác nét phẩy là đơn giản ư?tôi lại nghĩ không hẳn như vậy thôi.Nó chỉ đẹp khi ma minh tự cho nó đẹp thôi chứ còn khi mà ngẩng mặt nên chỉ lại.........Cái nét mác đơn giản mà bác nói ấy tôi tập trầy tập trật mà trông vẫn ngố mới cú chứ.Liệu tôi có thể nhờ bác chỉ giáo cho mấy đường cơ bản được không đây.Bác cho địa chỉ lớp học thư pháp của bác đi tôi sẽ đến.Nói thêm một tí nữa là cái chữ chấp mà bác nói là đon giản ấy nhưng mà để đạt tới một mức mỹ ấy thì ko phải là đơn giản ,như chữ tâm mà ko đơn giản à.thế sao người ta vẫn miệt mài tập thế.Chuyện chữ nghĩa thì lắm chuyện để nói lắm ,Tôi hi vọng có cơ hội được nhờ bác thỉnh giáo.
    miss
  7. nhimcon2505

    nhimcon2505 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Nếu cậu thực sự muốn học thì mình mách cho một địa chỉ cực xịn thế này nhé: Hiện nay thầy hoạ sĩ Lê Quốc Việt (đã từng có riêng triển lãm thư pháp tại Văn Miếu hồi 1999-2000 ấy) đang vừa mới mở lớp thư pháp sơ cấp tại chùa làng Cót (Yên Hoà, Cầu Giấy), cậu là SV tiếng Trung thì học ở đó là hợp đấy, vì thầy rất tận tâm và là một giáo viên mẫu mực. Hơn nữa, so với tất cả các thầy Phan Cẩm Thượng, Lại Cao Nguyện, Nguyễn Văn Bách, sư thầy xyz (các sư thầy không muốn nêu tên) thì tuy mỗi thầy có một sở trường và tuyệt chiêu khác nhau, nhưng anh Việt là có duyên với học trò nhất, vì ban đầu anh dạy ngay chữ Triện, vừa mê vừa viết được, cậu sẽ viết được và cảm được ngay! Lên tay cực kỳ! Anh còn là một người đàn ông xấu xí nhưng cực kỳ hấp dẫn! Mỗi tội vừa lấy vợ được tháng! :) Còn lớp của mình đang teo tóp đi vì mình đã nghỉ sinh em bé nên không thể tuần 2 buổi đến lớp, nhiều hôm không có giáo viên, không có mình, các bạn khác phải ngồi tự học, thấy thương ghê nhưng không biết làm thế nào.
    Chuyện gay gắt thì đâu dám, bàn chơi vậy thôi, chứ chính luận chắc phải leo qua trang bên cạnh!
  8. meiyouxiangxin

    meiyouxiangxin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà đọc bài viết của huynh nghe cay mũi lắm,Cu'!!!!!!Còn về phần tôi thì cũng mới tập toẹ học thư pháp thôi ,đọc bài của huynh tưởng giới thiệu ai chứ hoá ra là anh Việt ,đúng là trái đất tròn bởi tôi cũng đang theo học lớp ấy mỗi tội mấy ngày vừa rồi phải tới tận chùa Tảo Sách học cơ ạ.Mình mới thẹo học lớp này thôi nên chưa biết gì lắm ,nhờ tiền bối chỉ giáo cho ạ!
    miss
  9. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Gửi bà Nhímcon .-) ( vì moi sinh cháu nên lên chức rồi )
    Toanli đọc truyện ấy thấy tàm tạm...Nhím bảo nó là tác phẩm tuổi xanh thì cũng được. Chắc là mỗi truyện ngắn phải có cái gì thật phức tạp về thư pháp chăng? Hay là cần có cái gì sâu sắc triết lí? Nhiều khi, một truyện ngắn mà những tình tiết kĩ thuật trong đó chỉ là cái cớ, hoặc cho có không khí truyện thôi. Còn nhà văn mà bàn sâu về thư pháp thì ko phải nhiệm vụ của anh ta. Trong truyện có tình huống nhà sư phải đi học lại "để nhớ" cũng chỉ löà cái tình huống đặt ra. Tôi cũng đồng ý rằng tình huống này chưa hay và thiếu thực tế. Đây là một truyện nhẹ nhàng. Thế nên nó in ở Tiền Phong chủ nhật. Cho đội viên quàng khăn đỏ mà?!!!!!
    Bao giờ con lớn, bà nhím con mở lại lớp, tôi xin tới xin làm trò. Chỗ nhím con có dạy đạo không?
  10. nhimcon2505

    nhimcon2505 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2002
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Iem mải chơi nên chỗ nào hay thì chúi mũi vào, còn đạo thì chắc quan bác phải qua hỏi dân văn chương (Vì Văn Tải Đạo mừ!!!!), chứ hỏi dân ngoại ngữ như chúng em thì hơi khó quá. Hình như là dân văn rất ghét dân ngoại ngữ thực dụng của chúng em! Cho nên nhiều khi, bọn học Sư phạm Văn và Văn của Xã hội nhân văn coi chúng em là lũ tham tiền, có thèm sang trường chơi đâu! Em chỉ biết chừng nào thì nói chừng đó thôi, xin các bác chỉ giáo giùm vài chiêu cho người "ngoại đạo". Mà em nghe khẩu khí đoán chắc quan bác là "nam nhi đại trượng phu" thứ thiệt. Cái dấu .-) là cái gì? Để làm gì?

Chia sẻ trang này