1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai đọc Đạo của vật lý chưa?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi ca_dao, 15/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fotfet

    fotfet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Bài viết:
    815
    Đã được thích:
    0
    nếu bạn nào đã đọc tác phẩm "đạo của vật li" (Frijof Capra) do nguyên Tường Bách dịch thì mình xin giới thiệu mọt tác phẩm tuyệt vời của giáo sư Nguyễn hoàng Phương "tích hợp đa văn hoá đông tây cho một chiến lược phát triển giáo dục tương lai".sách dày 900 trang,khổ A4,với một lượng kiến thức đồ sộ và rất có gia trị.sách xuất bản năm 1995 chỉ với 500 bản cho nên rất khó tìm .nhưng mình xin nhấn mạnh đây là một tuyệt tác.
    sách nói về khoa học dưới con mắt của một người theo trường phái Trung dung,nó đề cập đến khoa học đông tây từ xưa đến nay một cach rất chi tiết....
    đây sẽ là một người bạn đường đối với những bạn chuyên tâm về khoa học phương đông huyền bí(huyền bí vì người ta chỉ giải thích được một phần nhỏ,nhưng cũng chưa đuọc nhiều người chấp nhận,bởi vì ... )
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến, tôi đã đọc rất nhiều bài viết nói về thuyết tương đối (rộng và hẹp) của Einstein trên sách báo. Thực sự, đọc những bài viết đó tôi luôn có cảm tưởng rằng người viết hình như không hiểu gì về thuyết tương đối hoặc giả họ quá chủ quan hay sao ấy. Thực sự cho đến bây giờ tôi vẫn chưa đọc được một tài liệu nào về thuyết tương đối bằng tiếng Việt có giá trị bởi vì nó chưa giải thích hết được thắc mắc của tôi về thuyết này cụ thể là về khái niệm không-thời gian. Chẳng hạn khi nói về sự co rút của không-thời gian đối với vật thể chuyển động với vận tốc cao, nhưng các tác giả hoặc các dịch giả Việt Nam mô tả việc này rất lờ mờ, không rõ là ?ovận tốc cao? là so với cái gì, hay là Einstein có quan niệm về một không gian đứng yên tuyệt đối, bởi vì tôi không nghĩ rằng một học thuyết cao siêu như vậy lại có những quan niệm quá dễ dãi.
    Tôi lấy ví dụ: Một người đứng trên mặt đất quan sát một nhà du hành vũ trụ đi trên một con tàu chuyển động với một vận tốc rất nhanh. Sự chuyển động này gây ra cho nhà du hành vũ trụ cảm giác là thời gian bị ngắn đi. Vậy đối với nhà du hành vũ trụ thì người trên mặt đất cũng chuyển động với vận tốc bằng (thậm chí là lớn hơn, vì hệ thời gian trên tàu vũ trụ là ngắn hơn) theo hướng ngược lại. Và vì vậy rõ ràng là đối với nhà du hành, chính thời gian trên trái đất mới bị co rút, đây chính là mâu thuẫn. Rõ ràng, theo quan niệm thông thường, người này thấy người kia co rút thì người kia sẽ ?otưởng? là người này giãn nở chứ tại sao lại cả hai cùng có cảm giác co rút thì thật là lạ. Tôi khó mà lĩnh hội được tư tưởng này. Có bạn nào cao thủ về vật lý hãy giải thích giùm tôi với.
    Tôi đã đọc cuốn ?oĐạo và vật lý?, thực ra khả năng của tôi chỉ mới lĩnh hội được đến những khái niệm về không-thời gian cùng với những quan niệm về vật chất - phản vật chất. Ở đây tác giả diễn giải rất hay. Nhưng những đoạn sau tôi thực sự là không hiểu. Có bạn nào có cách diễn giải sáng sủa hơn không hãy giúp tôi với. Còn tác phẩm của GS Nguyễn Hoàng Phương tôi chưa được đọc.
  3. phongdx

    phongdx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Có ai nhớ câu này không
    Ta đã xa nhau từ ngàn kiếp trước nhưng chưa một phút nào rời nhau.
    suốt ngày nhìn thấy nhau nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
    ..............................................................
    Neu em can mot ke san sang chet vi em
    thi day , the co Chua anh ...khong phai la thang ngu day .
  4. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Những gì bạn viết cho thấy bạn chưa hiểu tí gì về thuyết tương đối cả ! Thuyết tương đối hay bị gán cho mác khó hiểu nhưng thật ra nó chỉ khó một chút ở mặt nhận thức hiện tượng, còn toán thì đơn giản. Để hiểu nó có thể đọc bất cứ giáo trình đại học nào mà bạn tìm thấy (với trình độ lớp 11 là có thể hiểu được rồi), đừng vội kết luận những điều đao to búa lớn như thế
    Còn về cái câu hỏi của bạn, thì rõ ra là nhận thức của bạn về không gian, hệ quy chiếu, tính tương đối v...v... hoàn toàn là của cơ học Newton.
    Vì một hiện tượng phải gắn với một hệ quy chiếu, nên chẳng có cái gì là "thực sự" ở đây cả, nếu xét trong 2 hệ quy chiếu khác nhau. Trong 2 hệ khác nhau thì nó ngắn dài rộng hẹp thế nào cũng xong tất.

     
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Xin gửi lời chào đến các bạn nhân dịp năm mới.
    Rõ khổ!
    Trước đây tôi học ngành xây dựng, ngỡ rằng dân kỹ thuật chúng tôi chỉ thua dân chuyên ngành vật lý bên trường tổng hợp thôi. Bây giờ, xem lại giáo trình "Vật lý đại cương" toàn là cơ học của Newton. Thật đáng chán!
    Bạn cho rằng trình độ lớp 11là có thể hiểu được, tôi thấy không đúng lắm. Các bạn học lớp 12 của tôi, thằng nào học khá khá một chút thì còn hiểu được cơ học Newton, thằng nào xếp vào loại trung bình thì chỉ có cơ học "ngơ ngơ" mà thôi, lên đến đại học cố nhồi nhét thêm một chút thì mới "sáng" ra (Kể cả mấy đứa em sau này của tôi học hệ cải cách cũng chẳng khá gì hơn).
    Trở lại với chuyện "ngắn và dài", tôi lấy những quan niệm trong đạo Phật cho dễ hiểu nhé. Chúng ta là loài người, hệ thời gian của chúng ta thì đã biết rồi nhé. Trên chúng ta là các "Chư thiên" tuổi thọ của các ngài thì dài kinh khủng, một ngày của các ngài dài bằng trăm năm của chúng ta. Vậy, theo thuyết tương đối thì có thể giải thích rằng các ngài ở trong một hệ quy chiếu "phi" với tốc độ cực cao nên thời gian của các ngài mới thành ra như vậy. Đến đây không có vấn đề gì ngiêm trọng xảy ra. Nhưng dưới chúng ta còn có các "chúng sinh" khác như "ngạ quỷ", "a-tu-la". Bọn này tuổi thọ ngắn kinh khủng (Nhất nhật nhất dạ, vạn tử vạn sinh) và hệ thời gian của chúng cũng ngắn hơn. Vậy theo thuyết tương đối thì bọn này hẳn phải ở trong một hệ quy chiếu chạy chậm hơn bọn ta chứ hỉ? Vậy thì chậm hơn là so với cái gì? Nên nhớ rằng chiếc ô-tô chạy nhanh hơn chiếc xe đạp là vì so nó với mặt đất (hệ quy chiếu thứ 3). Chứ tới khi bỏ mặt đất ra thì không thằng nào nhanh hơn thằng nào cả.
    Chưa kể thuyết tương đối ra đời sau cơ học Newton thì nó phải "tổng quát" hơn cơ học Newton.
    Xin mời các bạn tiếp.
  6. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Riêng tôi, rất thích đọc đoạn này: "Nếu như tất cả mọi người trên trái đất đều không thấy mặt trăng, vậy mặt trăng có hiện hữu hay không?"
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Riêng tôi, rất thích đọc đoạn này: "Nếu như tất cả mọi người trên trái đất đều không thấy mặt trăng, vậy mặt trăng có hiện hữu hay không?"
    [/quote]
    Rất nhiều người bảo rằng thấy ma. Vậy "ma" có hiện hữu hay không? Thế còn "ma tâm" là như thế nào?
  8. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều người bảo rằng thấy ma. Vậy "ma" có hiện hữu hay không? Thế còn "ma tâm" là như thế nào?
    [/quote]
    Khi tôi viết: Tất cả mọi người, thì sẽ khác với đa phần mọi người và còn khác nữa nếu như tôi dùng: Rất ít người...
    Quay trở lại đề tài này, có lẻ Cường nói đúng, cậu chỉ NÓI nhiều hơn là nghe, trong chủ đề như những giấc mơ, nếu bạn NGHE kỹ chút bạn có thể sẽ thấy khác khi tôi nói về những cái thấy trong mơ. "Ma tâm" Nếu bạn cho tôi 1 con số cụ thể được tin cậy về số người "nhìn thấy ma" so với 5 tỷ người trên trái đất này nhìn thấy mặt trăng, tôi sẽ nói rõ hơn cho bạn nghe về ma tâm này
    theheRATTre
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Còn bạn dochanhvanly thì nghe nhiều hơn là nói! hi hi....
    Ba chấm như sao sáng!Móc ngang tợ trăng tà!Đọa sa hay thành Phật!Cũng từ đó mà ra!
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Biết sao được bây giờ. TÔI CŨNG KHỔ VÌ CÁI TÍNH NÓI NHIỀU CỦA MÌNH LẮM CHỨ CÓ SƯỚNG GÌ ĐÂU. Người ta nói "Kẻ nào có tai thì nghe". Nếu tôi không có lỗ tai hoặc "lỗ tai" không được hòan chỉnh thì chỉ nghe thấy những lời chì chiết thôi. Nhưng mà chủ đề này tôi hỏi về những định đề khoa học đã được chứng minh (hay đã được công nhận) chứ có nói về "lẽ huyền vi" đâu mà thấy cứ huyền huyền bí bí thế nhỉ? Những ví dụ về "Ngạ quỷ", "Địa ngục" hay "Chư thiên" chỉ là "Ví dụ" mà thôi, chứ tôi có nói là "Có" hay "Không có" đâu. Nếu các bác có lòng hảo tâm định giác ngộ cái đầu óc "lông lá" của tôi, có lẽ chúng ta nên dừng cái vụ phân tích "có" và "không có" ở đây để đi vào chủ đề chính. Tôi nghĩ chủ đề này cũng không huyền bí lắm đâu, chỉ cần dùng tri kiến khoa học phân tích là đủ rồi.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 12:14 ngày 22/03/2004

Chia sẻ trang này