1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai học Lý Tự Trọng không?

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi tomsawyer, 15/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. congchua_benho

    congchua_benho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hình như tên là Nguyễn Trọng Luân hay sao đó,đang học lớp 12.Tại em ko còn ở nha trang nữa rồi nên muốn hỏi thử coi có ai biết ko thôi????
  2. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Chắc hă?n các bạn đê?u biết trươ?ng Lý Tự Trọng trước năm 1975 mang tên Vof Tánh, nhưng Vof Tánh la? ai thi? chưa chắc ai cufng biết.

    Võ Tánh là một danh tướng đời nhà Nguyễn. Vì không chịu thần phục nhà Tây Sơn, ông cùng với người anh là Võ Nhà phất cờ khởi nghïa tại thôn Vườn Trầu (Gia Định), rồi kéo quân chiếm giữ cả vùng Gò Công. Nghïa quân có đến hàng vạn người, còn được gọi là đạo quân "Kiến Hạ". Theo về với Nguyễn Vương từ năm 1788, ông được phong làm Tiên Phong Dinh Khâm Sai Chưởng Cơ. Từ buổi đầu Võ Tánh đã giúp cho Nguyễn Vương lập nhiều công trận. Ông đã từng đánh bại tướng Tây Sơn Đào Văn Hồ, đọat thành Diên Khánh vào năm 1790. Năm 1793, Võ Tánh được thăng chức Khâm Sai Quán Suất Hậu Quân Dinh Bình Tây Tham Thắng Tướng Quân Hộ Giá. Khi trấn thủ thành Diên Khánh, Võ Tánh dùng mưu đuổi quân Tây Sơn đến vây thành (1794). Sau đó ông được phong tước Quận Công kiêm lãnh chức Đại Tướng Quân .
    Năm 1797, ông theo Nguyễn Vương ra đánh Quảng Nam. Thừa thắng, ông vượt qua sông Mỹ Khê (Quãng Ngãi) đánh bại Đô Đốc Tây Sơn Nguyễn Văn Giáp. Năm 1799, ông lại theo Nguyễn Vương ra Quy Nhơn lần nữa. Vào cửa bể Thị Nại, Võ Tánh và Chưởng Hữu Quân Nguyễn Huỳnh Đức thắng quân Tây Sơn tại Thị Giả, rồi tại cầu Tân An, giết được Đô Đốc Tây Sơn Nguyễn Thiệt. Đô Đốc Lê Chất xin hàng, xin làm thuộc tướng của Võ Tánh. Ông chận đánh quân của Thái Phó Tây Sơn là Lê Văn Đng tại làng Kha Đạo, bắt được 6000 quân Tây Sơn và 50 thớt voi. Các tướng Tây Sơn là Lê Văn Thanh và Nguyễn Đại Phát phải mở cửa thành Qui Nhơn xin hàng. Thành Qui Nhơn đượ đổi tên là thành Bình Định.
    Khi quân Nguyễn Vương rút về Gia Định, giao thành cho Hữu Quân Võ Tánh và Lễ Bộ Tham Tri Ngô Tùng Châu ở lại lo việc phòng thủ. Chẳng bao lâu, Đại quân Tây Sơn, dưới quyền chỉ huy huy của Thái Phó Trần Quang Diệu đến vây thành. Nguyễn Vương đưa binh ra giải cứu không nổi, cuộc bao vây măi kéo dài đến 14 tháng. Lâu ngày, trong thành binh sï thiếu lương thực rất nguy ngập. Có người khuyên Võ Tánh nên vượt vòng vây thoát nguy, nhưng ông cương quyết ở lại và tuyên bố: "Không thể được. Ta phụng mạng giữ thành này, nên thề với thành cùng sống chết. Nếu bỏ thành mà hèn nhát trốn lấy một mình, thì sau này cọ̀n mặt mũi nào trông thấy Chúa thượng?"
    Ông liền cho người trao cho Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu một bức thư, đại ý nói: "Phận sự làm chủ tướng đành chịu chết dưới cờ không quản ngại, chỉ xin tha chết cho binh sï và những kẻ vô tội trong thành". Ông sai thuộc hạ lấy rơm cũi chất dưới lầu Bát Giác, đổ thuốc súng vào rồi châm ng̣òi tự hỏa thiêu. Ngô Tùng Châu cũng dùng thuốc độc tự vẫn.
    Võ Tánh tuẩn tiết vào ngày 27 tháng 5 năm Tân Dậu, tức nhằm ngày 7 tháng 7 năm 1801.
    Khi chiếm được thành, Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu vô cùng xúc động trước sự trung dũng của Võ Tánh và Ngô Tùng Châu, sai người tẩm liệm thi hài tử tế, rồi y theo lời yêu cầu của Võ Tánh, đối với các tướng và binh sĩ của nhà Nguyễn đều không làm tội hay giết hại một ai. Trước cái chết anh dũng của Võ Tánh, người dân Bình Định đã lưu truyền câu hát dưới đây:
    Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
    Cảm thương quan Hậu thủ thành ba năm!
    Ngoa?i ra, theo cuốn "Triều Nguyễn, chín chúa mười ba vua" có ghi, khi Nguyêfn Ánh có ý muốn bă?ng mọi cách gia?i vây tha?nh Quy Nhơn cứu Vof Tánh, ông có ghi một phong thư, sai ngươ?i gio?i lặn (chắc tên này hay ăn lẩu nên giỏi lặn) ti?m cách theo đươ?ng thu?y đột nhập va?o tha?nh giao cho Vof Tánh, nội dung thư có ý ră?ng tha? Nguyêfn Ánh không thê? la?m vua co?n hơn mất một tướng như Vof Tánh (sao mà cách ăn nói giống Lưu Huyền Đức thế không biết). Võ Tánh thấy vậy bèn viết thư nhờ người mang thư giao lại cho Nguyễ Ánh, khuyên Nguyễn Ánh hãy tận dụng cơ hội khi quân Tây Sơn đang tập trung binh lực tại Quy Nhơn, bỏ trống Phú Xuân, hãy theo đường khác mà tấn công Phú Xuân. Nguyễ Ánh vân lời, mang đại binh ra tấn công Phú Xuân, Phú Xuân nhanh chóng thất thủ.
  3. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Lý Tự Trọng
    NZm 1931, một ngày cuối xuân, thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng từ bót Catina đến tòa án để kết án anh tội tử hình. Người thanh niên cộng sản mười bảy tuổi ấy đã lấy vành móng ngựa để làm diễn đàn lên án bọn thống trị, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh. Luật sư bào chữa cho anh xin tòa mở lượng khoan hồng vì anh chưa đến tuổi thành niên, đã hành động không có suy nghĩ. Lý Tự Trọng dõng dạc nói:
    - Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng thấy cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi.
    Chánh án, một tên quan cai trị thực dân tuyên án xử tử anh Trọng. Lý Tự Trọng vẫn bình tĩnh. Tên thực dân Pháp hỏi anh có Zn nZn gì không. Lý Tự Trọng đứng trước vành móng ngựa, mặt nhìn thẳng phía trước chỉ nói một câu: "Không Zn nZn gì cả!"
    Ở trong xà lim án chém khám lớn Sài Gòn, Lý Tự Trọng oanh liệt sống những ngày cuối cùng của đời mình. Mọi chi tiết về người tù án chém "Trọng Con" được những tên gác ngục, tên chủ khám truyền ra ngoài với một lòng cung kính, khâm phục. "Ông nhỏ ngày nào cũng tập thể dục!" Nhìn ông nhỏ sống không ai tưởng tượng được là người đợi ngày lên máy chém.
    Gương mặt Lý Tự Trọng rắn rỏi và kiên nghị. Anh nhớ lại những ngày thơ ấu trên đất Xiêm, nơi cha mẹ anh vì trốn tránh sự khủng bố của đế quốc sang ẩn náu ở bên kia bờ Cửu Long và sinh ra anh. Lý Tự Trọng tưởng như thấy lại các chiến sĩ cộng sản Trung Quốc bị bọn Quốc dân đảng phản bội bắn chết hàng loạt bên bờ sông Châu Giang trên đất Quảng Châu sau ngày Công xã Quảng Châu thất bại. Anh nhớ lại lần cuối cùng với các đồng chí lớn tuổi đi viếng mồ liệt sĩ Phạm Hồng Thái ở Hoàng Hoa Cương. Người thanh niên yêu nước Phạm Hồng Thái nZm 1926 đã ôm bom vào giết tên toàn quyền Pháp Meclanh ở Tô giới Pháp sau nhảy xuống sông Châu Giang để khỏi sa vào tay giặc. Lý Tự Trọng bồi hồi nhớ lại lần đầu được đặt chân lên Ô Cấp, được về hoạt động trên đất nước thân yêu, những lúc vùi đầu vào các trang sách đầy hào hứng, những phút trò chuyện ngắn ngủi với các đồng chí ở cơ sở, nhớ cả lúc không ngZn nổi lòng bồng bột trước kẻ thù tàn bạo bị sa vào tay giặc... Những đòn tra tấn tàn bạo của bọn giặc không lay chuyển được ý chí của anh. Trong xà lim án chém, Lý Tự Trọng làm bạn với "Truyện Kiều"của Nguyễn Du. Cuốn truyện này do vợ tên chủ khám biếu. Những câu thơ lục bát trong sáng, tài hoa của thi hào Nguyễn Du đã quyện lòng anh với tâm hồn dân tộc. Anh chưa đặt chân lên làng quê anh bên dòng sông La. Dòng sông ấy chảy qua huyện Đức Phổ đổ vào sông Lam bên 99 ngọn Hồng Lĩnh xuôi về Cửa Hội. Anh chưa được đến đó những câu thơ:
    "Buồn trông cửa bể chiều hôm
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa... "
    cứ khắc khoải trong anh.
    Trong xà lim, anh thả hồn mình theo những câu thơ đẹp như ngọc bích của thi hào:
    "Long lanh đáy nước in trời
    Thành xây khỏi biếc, non phơi bóng vàng"
    Lý Tự Trọng yêu đất nước, yêu đồng bào, yêu đồng chí của mình, anh càng yêu cuộc sống, sống trọn vẹn những nZm tháng ngắn ngủi của đời mình, không hề lãng phí, không để mầm bi quan len lỏi vào tâm hồn mình mặc dù biết mình sắp bị giặc đem chém.
    Bọn thực dân tìm cách lung lạc ý chí gang thép của anh, nhưng tất cả những lời dụ đỗ, những sự phỉnh phờ đê hèn của chúng đều bị anh đánh bại.
    Những án chém đế quốc thường để hàng nZm mới đem ra xử. Riêng vụ "Trọng con", một vụ án "đổ nhiều mực" như bọn chúng hồi đó thường gọi, chưa được 6 tháng, chúng đã xử.
    Bà Angđơrê Viôlit đã viết về giờ phút cuối cùng của Lý Tự Trọng: "ngày 21.11.1931 thì Huy (tức là Trọng) bị đem đi xử tử. Sài Gòn hết sức xúc động. Hôm ấy phải ra lệnh thiết quân luật. Từ khám lớn vang ra ngoài đường phố, tiếng la hét của tù chính trị. Tiếng thét từ ***g ngực và trái tim của họ đã đi theo Huy ra trường chém. Phải điều quân đội và lính cứu hỏa đến phun nước để đàn áp họ. Trong những tường giam của khám lớn đã xảy ra chuyện gì thế? Trước máy chém Huy định diễn thuyết. Song hai tên sen đầm nhảy xổ đến ngZn không cho anh nói. Người ta chỉ còn nghe thấy tiếng anh kêu lên "Việt Nam! Việt Nam!" Huy cũng như Phạm Hồng Thái, cũng như nhiều người khác là những anh hùng của nền độc lập Việt Nam.
    Lý Tự Trọng trước khi lên máy chém, mấy lần gọi hai tiếng "Việt Nam" thân yêu và đã hát nhiều lần bài "Quốc tế ca": "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian!". Hai tháng trước đó cũng tại thành phố Sài Gòn, ở nhà thương Chợ Quán, đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của **********************, lúc sắp mất đã nhắn nhủ với các đồng chí ở lại: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu!"
    Trong xà lim án chém, Lý Tự Trọng tuy không được đồng chí Trần Phú trực tiếp dặn dò nhưng anh đã giữ vững chí khí chiến đấu đến phút chót của đời mình.
    Và hơn mười nZm sau, ngày 15-10-1964, tại khám Chí Hòa, Nguyễn VZn Trỗi trước lúc hy sinh lại hô: "Việt Nam muôn nZm!" - "Hồ Chí Minh muôn nZm!".
    Trên thành phố Sài Gòn anh hùng, những câu nói giản dị và sâu sắc của những chiến sĩ tiêu biểu ở nhiều thế hệ ấy đã ngân vang từ những tâm hồn yêu nước nồng nhiệt và ý chí cách mạng kiên cường.
    Ngày nay, giữa thành phố Hồ Chí Minh, con đường mang tên Lý Tự Trọng (đường Gia Long cũ) chạy qua nơi anh từng bắn chết tên mật thám Lơ GơrZng, cũng nằm cách bót Catina không xa... Anh vẫn như còn đó với tuổi mười bảy hiên ngang, với tâm hồn trong sáng tràn ngập lòng yêu đời.
    * Lý Tự Trọng là con một gia đình cách mạng quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Anh sinh ở Thái Lan. Chín, mười tuổi anh được đoàn thể đưa sang Trung Quốc học nZm 1928, anh ở cơ quan của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. NZm 1929, Lý Tự Trọng về nước, với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Trọng làm liên lạc cho Xứ ủy Nam Kỳ và Trung ương Đảng lúc đó đóng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Anh còn là người liên lạc với các đồng chí cộng sản ở nước ngoài qua các chuyến tàu đến cảng Sài Gòn. Ngày 9-2-1931, trong buổi kỷ niệm một nZm cuộc bạo động Yên Bái, tên thanh tra mật thám Lơ GơrZng chực nhảy tới bắt người đang giương cờ và diễn thuyết Lý Tự Trọng đã nhảy ra bắn chết Lơ GơrZng, Lý Tự Trọng bị địch bắt, bị tra tấn hết sức dã man.
    Anh bị thực dân Pháp kết án tử hình.
    Theo VNhistory chấm com
  4. phuongthaoa7

    phuongthaoa7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2004
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    em nhớ là bài này đọc được ở bên www.nhâtrângngaynay.net ,sao bây giờ nó mới ở đây vậy? Em cứ tưởng nó phải nằm ở đây lâu rùi chứ bro zesman. Em muốn thảo luân1 chút xíu. Anh zesman có khả năng làm forum ko? Nếu được thì anh làm 1 forum cho hoc sinh LTT đi .Còn chuyện website ,ý anh sao nhỉ? KO hiểu lắm .
    à ,mấy anh chị đnag tìm trẻ lạc à .Tìm được hết chưa?Có cần em hỏi thăm giùm ko?Nhưng có 1 ít goi. là công sức nhá .
  5. congchua_benho

    congchua_benho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    troiiii,ngồi đợi mấy ngày trời luôn mà ko có bà con nào trả lời em hết vậy,buồn ghê đó.....
  6. tomsawyer

    tomsawyer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Mọi người còn nhớ Thầy Tài không?
    [​IMG]
    Ký ức 24 giờ kinh hoàng của 30 năm trước
    19:04'''' 31/03/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - 67 tuổi, ông theo nghiệp dạy học trọn vẹn 1 đời. Từng chứng kiến khoảnh khắc người lính giải phóng xuất hiện tại Nha Trang ngày 2/4. Ông chọn Tổ quốc, và ở lại, để tiếp tục theo nghiệp dạy học đã chọn. Ông là nhân chứng ngày 24 giờ kinh hoàng trước khi Nha Trang hoàn toàn giải phóng: 2/4/1975.

    Tại Nha Trang (Khánh Hòa), chúng tôi đã tìm kiếm để gặp những nhân chứng của thời khắc lịch sử 30 năm trước: 2/4/1975, họ có mặt tại thành phố biển này. Những ký ức kinh hoàng của giây phút loạn lạc sau 30 năm vẫn chưa thể phai mờ. Những cảm giác hân hoan hạnh phúc của người chiến sỹ vào tiếp quản thành phố vẫn còn nguyên vẹn.
    Nhiều hơn hết, những người đã ở lại trong khoảnh khắc cần quyết định số phận mình, cùng những người đã đổ máu xương để có ngày thống nhất đất nước, đã cùng nhau xây dựng nên thành phố biển xinh đẹp hôm nay, từ đổ nát. Dù mỗi người ở một vị trí khác nhau...
    24 giờ kinh hoàng
    "Sau này, tôi vẫn hỏi học trò: Các em có biết thế nào là "vô chính phủ" không?", ông Nguyễn Văn Tài (1939, tuổi Kỷ Mão) bắt đầu câu chuyện với chúng tôi trong gian nhà nhỏ đơn sơ trên đường Hoàng Hoa Thám (TP. Nha Trang), thành phố ông đã gắn bó cả cuộc đời mình, với nghề dạy học. "Tôi học sử, từng nghe từ "Vô chính phủ" của Bác-cu-nin, thời Công xã Pa ri. Tôi không hiểu cái "vô chính phủ" của Bác-cu-nin là như thế nào, nhưng tôi hiểu cái "vô chính phủ" của những ngày đầu tháng 4 ở Khánh Hòa, ở Nha Trang này, năm 1975".
    Giọng ông gần như nghẹn lại khi nhớ về 24h kinh hoàng mà mình từng sống (từ trưa ngày1/4- trưa 2/4/1975). Khi đó, Tài đang là thầy giáo dạy Toán còn rất trẻ, vừa về dạy học tại Nha Trang được vỏn vẹn 2 năm. Đến nay, ông đã bước sang tuổi 67, nghỉ hưu từ năm 2001, nhưng đến nay vẫn tiếp tục đến lớp "cho đỡ nhớ bục giảng".
    Ký ức ông rõ từng hình ảnh cho đến hôm nay, như một bộ phim tư liệu: Cho đến sáng 1/4, không khí căng thẳng đến mức độ lính quân đội Sài Gòn trấn giữ các điểm từ đường 21 (từ Ban Mê Thuột xuống Nha Trang) rã ngũ chạy về dưới này. Coi như là khung cảnh gần như ào ạt. Sáng mùng 1/4 tôi còn đi lên Thành dạy (chỉ thị trấn Diên Khánh, cách Nha Trang 10km-NV).
    Thường thì tôi ra tiệm cơm gần đó ăn, sau đó đến nhà anh bạn ở đó đặt lưng 1 lát, chiều dạy tiếp. Ăn cơm xong tôi thấy ngoài đường rộn rã lắm, dù trước đó vẫn không để ý. Thế rồi (thở dài)... Tôi vừa bước vào nhà anh bạn, ảnh quát: "Tại sao mày còn ở đây?". Tôi trả lời: "Chiều nay tui dạy 2 lớp nữa mà anh". Ảnh nói: "Bỏ dạy chứ còn gì nữa. Nó tuyên bố thiết quân luật 24/24. Mày tìm cách mò về nhà đi cho rồi".
    "Lúc lấy xe ra ngoài tôi mới thấy cả một dòng người gần như không đứt (ông Tài hồi hộp nhớ lại) chạy từ phía Nha Trang lên đi vào phía Nam.Tôi thấy vậy tự bảo "Kiểu này thôi chắc mình phải về". Dắt xe chạy về đến đầu cầu sông Cạn, ông thấy xa xa một đám đông súng ống tua tủa.
    Tôi chạy xuống tôi thấy lạ lắm. Súng tua tủa nhưng không có đồng phục, bắn nổ lung tung. Nhìn kỹ không phải quân đội Sài Gòn. Tôi nói: "Thua rồi. Kiểu này là kiểu cướp bóc rồi". Mà một trong những cái nó cướp là xe, để chạy. Phản xạ của tôi là giảm ga, xuống xe. Tôi tấp vô lề. Lập tức tôi đóng khóa xăng, kéo dây bu-gi lên 1 chút. Tôi đạp, đạp liên tục. Cố tình không cho nó nổ.

    Rồi tôi dắt xe đi qua cái đám đó. Qua rồi, tôi lại đạp nữa. Nó vẫn không nổ. Mục đích cho chúng nó thấy cái xe này không có tác dụng. Tôi dắt xe qua cách đó khoảng chừng 500 thước, biết rằng đạn bắn không có tác dụng gì nữa, thì tôi mới leo lên xe, ấn bu-gi lại, mở khóa xăng rồi tôi đạp tôi chạy.
    Tôi chạy đến cây số 6, lại gặp 1 đám nữa. Tôi lại đóng màn kịch như vậy nữa. Cho đến trạm 5 (chỗ bây giờ là bến xe liên tỉnh), tôi thấy dòng người gần như ken chặt lại, đi ngược chiều, kín mít đường. Tôi thấy một đám lố nhố như vậy, vừa đi vừa bắn linh tinh.
    ..."Tôi về, má thấy tôi bả mừng quá. Bả nói: "Má lo từ sáng đến giờ. Người ta chạy dữ quá con. Nháo nhào"... Mạch ký ức của ông như ngừng đọng lại, gương mặt thảng thốt , giọng ngắt quãng khi thuật lại những giờ phút kinh hoàng mà mình từng chứng kiến "... rồi bắt đầu cướp bóc. Rồi đốt nhà. Rồi bắn cửa. Bắn bể ổ khóa. "Nói thật, bà già nấu cơm gà, món mà tôi và ông bố thích nhất nhưng hôm đó cũng ăn không được nữa. Cũng không cảm thấy ăn ra sao nữa".
    Ngoài đường, chỗ đường 2/4, hồi trước gọi là quốc lộ Bắc, bắt đầu có dòng chạy của một đoàn xe nhà binh. Hôm đó, một dòng xe, của đám hạ sỹ quan Đồng Đế, chạy nháo nhào. Tôi thấy gã chỉ huy là trung tướng Phạm Quốc Thuần ngồi trên xe. Thuần từng là Tư lệnh vùng 3 chiến thuật. Tôi thấy tay này thì tự nhủ: "Kiểu này chắc là mấy ảnh đi rồi đó", ông cười vẻ mỉa mai.
    Ăn cướp sắp hàng thành đoàn

    Cho đến đêm mùng 1, vẫn còn cầm cự. "Thậm chí đêm mùng một đến rạng sáng mùng 2 tôi la khản cổ. Đạn bắn lên trời, khiến dây điện cao thế đứt rơi xuống, lửa tóe xẹt xẹt. (Giọng ông thêm 1 lần hốt hoảng khi hồi tưởng lại): Mình biết là chỉ cần tới gần vài tấc thôi, là chết ngay. Đạn ấy ai bắn thì...(ngập ngừng) tôi không chắc. Nhưng tôi chắc chắn lúc ấy quân giải phóng chưa vào. Có thể anh em hoạt động trong này thì có thể có, nhưng bắn theo kiểu để đứt dây điện này kia thì tôi nghĩ là không phải họ.
    Cái dây điện đó cứ quăng qua quăng lại. Cái anh trực điều độ thấy vậy anh bỏ về nhà. Tôi thấy vậy lại không dám cắt điện. Vậy là cứ đứng vậy la: xê ra...xê ra... (Bố ông Tài lúc đó làm bảo vệ cho sở Điện, gia đình ông ở ngay tại sở, đối diện siêu thị Maximax trên đường Quang Trung ngày nay, bây giờ là trụ sở điện lực Khánh Hòa). Một lát sau, tôi la không nổi nữa thì tự nhiên nó sập (cầu giao điện-NV). Cả khu mất điện. Cũng tối đó có 1 tay tới cướp xe của Sở".
    Sáng mùng 2, Nha Trang bỗng chốc vắng hẳn đi. Tôi đang hoang mang cực độ. Người đi trên đường mặt ai nấy hốt hoảng hẳn, cố đi thật nhanh. Ai cũng cắm cúi đi. Ai cũng cố gắng đi về phía Nam. Một không khí kỳ lạ lắm mà bây giờ không thể nào tả được (giọng ông run run khi hồi tưởng lại). Nhưng ai cũng hốt hoảng.
    "Rồi không khí cướp bóc... cướp bóc... không thể diễn tả lại được" (ông Tài xòe bàn tay tỏ vẻ bất lực khi muốn tả lại không khí buổi sáng đó bằng ngôn ngữ). Nghĩa là bất cứ nhà nào đóng cửa, khóa cửa là bị những đoàn người đi cầm súng M79, M16, M18... kéo đến bắn vào chốt cửa sắt, vào nhà cậy lấy đồ. Thậm chí có nhà lấy xong châm lửa đốt.

    Chiếc máy bay cuối cùng tiừ Nha Trang vào Sài Gòn. Tháng 4/1975.
    Ông chứng kiến cảnh một căn nhà bị cướp trên đường Lý Thánh Tôn. "Mấy người biết vũ khí thì mới sợ, vì tôi đã được học qua... tôi thấy một thằng lui lại, tay cầm cái M79 (súng phóng lựu). Khi đó tôi đạp xe đạp chạy qua, vội chạy thực nhanh. Tôi biết nếu nó bắn mà nổ thì nó chết mà mình cũng chết (vì mảnh đạn văng ra - NV). Nó bắn... nó bắn... (giọng ông run lên)... nhưng rất may khoảng cách không đủ cho kim hỏa giải phóng, nên không nổ. Tôi qua khỏi đó mà tôi mừng rớt nước mắt vì vẫn còn sống".
    Tôi bèn đưa ba má lên nhà thằng em trên chùa Ông (cách trung tâm chừng 1km), vì ở lại thì mình giữ cũng không được. Lúc đó trong túi tôi còn 75 ngàn tiền Sài Gòn, tôi chia đều cho 3 người: mẹ, ba, cô em gái. "Tôi phải chở 3 người 3 chuyến khác nhau. Mà phải đi bằng xe đạp, không dám đi bằng xe honda. Tôi nghĩ nếu mà mất, tôi chỉ mất 1 cái, thì vẫn còn 2 cái kia".
    "Trên đường, ăn cướp sắp hàng thành đoàn, từ đứa con nít 15 tuổi cho tới ông già râu bạc. Súng lên đạn sẵn. Thấy ai đi ngang là "pằng... pằng... pằng... pằng" vãi đại, vẫy tay "dzô". Dzô là lấy sạch, rồi hất tay "đi". Không có thêm 1 lời thứ 3. Cái đám này là đủ mọi thành phần, đứng dọc đường ra thành phố về phía Nam".

    Chở hết người nhà lên tới nơi an toàn thì ông mới tiếc chiếc xe máy bỏ lại. "Cả một đời mình dành dụm, mất đi thì tiếc quá". Vậy là ông quay lại thành phố theo đường vòng ra phía biển. "Trên đường, nhìn thấy một đám rằn ri. Hoảng quá, tôi tấp vô bệnh viện luôn. Chờ hết súng ống đi qua, mới dám chạy tiếp". Trên đường đi, qua đường Cao Bá Quát bây giờ, ông thấy thêm một xác người bị cướp bắn chết, nằm còng queo trên đường.
    Rồi đi lên tới chỗ gửi xe, (chỗ bây giờ là giao lộ Nguyễn Trãi-Lạc Long Quân-Hồng Bàng), ông lại chứng kiến một người đàn ông chưa đến 30 tuổi đang viết thư tuyệt mệnh, bên cạnh là cây súng (giọng ông nghẹn lại khi kể đến đây). Ông đưa tay vạch ngang cổ tả lại: "Ở đây thấy có vết máu".
    Lên tới nơi, Tài kể với ông dượng chuyện tiếc cái xe. "Tay này là địa phương quân đào ngũ, mang súng ống về nhà", ông Tài nói. Người dượng đóng quần áo, đeo súng, lựu đạn lên người, ngồi sau xe honda do ông Tài lái, tay cắp súng bảo cháu chạy.
    Trên đường chạy, ông lại thấy 1 chiếc xích lô chở 2 người. "Thằng ngồi trước tay cầm cây M16, thằng còn lại ngồi sát mép sau". Trước mặt là đồ đạc chất lung tung lang tung, ngất nghểu cả chiếc xe. Có một bà già bên đường than: "Đồ đạc của người ta, lấy chi lấy dữ vậy". Ông Tài vung tay lên diễn lại: "Thằng ngồi trước quay ngoắt lại, gầm lên: "Ai biểu bà", cầm cây súng quặt ngược ra sau rẹt hết cả băng đạn. Tôi thấy vậy nghĩ: "Chết bà già rồi". May mà hổng có trúng. Thằng ngồi sau nói: "Người ta nói vậy kệ người ta, chi mà bắn".
    Chừng 11h30-12h trưa 2/4, trước khi rời Sở Điện lực lần cuối cùng, lần đầu tiên ông nhìn thấy cờ giải phóng treo lên cột. "Trên đường đi, lác đác vài chỗ tôi đã thấy cờ giải phóng xuất hiện". Khi đó, đột nhiên không khí Nha Trang im ắng hẳn. Hiện tượng cầm súng ra đường chặn cướp cũng bớt dần.
    Khi ông đang chạy trên đường, nghe thấy có người hô: "Giải phóng vô rồi mà còn mang súng hả?". "Trước mặt tôi, lác đác, tôi thấy có người quăng súng lên trên núi Chùa, trên đó mọc những bụi cây lúp xúp. Lấy được cái xe về, tôi không đi đâu nữa. Ở tới trưa, tôi nghe nói thấy giải phóng vô rồi", gương mặt ông thư thái trở lại.
    Câu chuyện kinh hoàng đó chỉ kéo dài vỏn vẹn 24 giờ đồng hồ. Và ông bảo những hình ảnh đó là những hình ảnh khủng khiếp nhất trong đời ông từng chứng kiến.
    Trường Giang (bản quyền của Vietnamnet)

    Được tomsawyer sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 01/04/2005
  7. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    hà, thì ra trong này mình có một đàn anh, hai thằng bạn khốn nạn ( một thằng lãng tử khùng đã lấy vợ ) và một đống em út,chẹp
  8. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Rất là chán khi tớ xử lý than phiền cộng với việc phải xoá đi 02 bài :
    1. Bài của ku Na na : lý do xoá : thô tục;
    2. Bài của khoaitaychien : lý do xoá, phàn nàn sự thô tục của bài của Nana, mất bài của Nana thì không còn lý do để hiện diện ...
    Tớ đề nghị các vị LTT phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó để không còn những bài dạng như thế nữa.
    Chào thân ái và quyết thắng nhé.

  9. tomsawyer

    tomsawyer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Hi vọng tớ là "đàn anh", không phải là "bạn khốn nạn" và "em út"!!!
    @khoaitaychien: chắc lại có ai đó bất đồng chính kiến hả. Cứ để xem họ nói gì. Thầy Tài là nhân chứng sống và khách quan của cuộc chiến, vậy mà còn có kẻ lầm bầm gì đó.

Chia sẻ trang này