1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai làm được Amply đèn ko ?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi risky99, 11/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bác BGDK giải thích rất dễ hiểu, tuy nhiên, tôi còn có mấy thắc mắc:
    - Có hai loại mô hình nguồn như bác đã nói: nguồn dòng có nội trở càng lớn càng tốt, nguồn áp có nội trở càng nhỏ càng hay. Theo tôi được biết, tất cả các ampli trên thế giới đều được thiết kế để hướng tới mục tiêu ?ozero ohms output impedance?. Như vậy thì mô hình nguồn dòng sẽ không thể áp dụng được ở đây, có phải vậy không?
    - Ampli bán dẫn có thể tải được loa có trở kháng lớn hơn mức được khuyến nghị, nhưng lại không thể tải được loa có trở kháng nhỏ vì sẽ làm hỏng ampli. Trong khi đó ampli đèn thì ngược lại, tải loa có trở kháng nhỏ, thậm chí đoản mạch thì không sao, nhưng dùng loa có trở kháng lớn sẽ rất hại ampli. Đặc biệt không nên chạy ampli đèn ở chế độ hở mạch, muốn thử thì cũng phải mắc tải vào. Tại sao lại như vậy?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Bác BGDK giải thích rất dễ hiểu, tuy nhiên, tôi còn có mấy thắc mắc:
    - Có hai loại mô hình nguồn như bác đã nói: nguồn dòng có nội trở càng lớn càng tốt, nguồn áp có nội trở càng nhỏ càng hay. Theo tôi được biết, tất cả các ampli trên thế giới đều được thiết kế để hướng tới mục tiêu ?ozero ohms output impedance?. Như vậy thì mô hình nguồn dòng sẽ không thể áp dụng được ở đây, có phải vậy không?
    - Ampli bán dẫn có thể tải được loa có trở kháng lớn hơn mức được khuyến nghị, nhưng lại không thể tải được loa có trở kháng nhỏ vì sẽ làm hỏng ampli. Trong khi đó ampli đèn thì ngược lại, tải loa có trở kháng nhỏ, thậm chí đoản mạch thì không sao, nhưng dùng loa có trở kháng lớn sẽ rất hại ampli. Đặc biệt không nên chạy ampli đèn ở chế độ hở mạch, muốn thử thì cũng phải mắc tải vào. Tại sao lại như vậy?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Đúng là không nên đo thử các thiết bị âm thanh làm gì. Đo xong mà thấy chỉ tiêu kĩ thuật cao thì tự nhiên mình lại nghe thấy hay hơn, đó là hiệu ứng tâm lí. Chẳng may đo thấy chỉ tiêu thấp thì tiếng nhạc cũng lại não nề đi trông thấy. Tốt nhất là cứ nghe, nếu thấy hài lòng là đủ.
    Bác Audiophile có cái tube tester thì tốt quá rồi, người thường không có chắc phải thay thử đèn vào mạch để kiểm tra thôi. Tuy nhiên, hình như trong các dụng cụ của bác còn thiếu cái Q kế. Nếu không có nó thì bác đo cuộn cảm bằng cách nào, đặc biệt là khi lắp bộ phân tần cho thùng loa?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Đúng là không nên đo thử các thiết bị âm thanh làm gì. Đo xong mà thấy chỉ tiêu kĩ thuật cao thì tự nhiên mình lại nghe thấy hay hơn, đó là hiệu ứng tâm lí. Chẳng may đo thấy chỉ tiêu thấp thì tiếng nhạc cũng lại não nề đi trông thấy. Tốt nhất là cứ nghe, nếu thấy hài lòng là đủ.
    Bác Audiophile có cái tube tester thì tốt quá rồi, người thường không có chắc phải thay thử đèn vào mạch để kiểm tra thôi. Tuy nhiên, hình như trong các dụng cụ của bác còn thiếu cái Q kế. Nếu không có nó thì bác đo cuộn cảm bằng cách nào, đặc biệt là khi lắp bộ phân tần cho thùng loa?
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  5. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    Khà khà
    Tôi có vài thiển ý như sau:
    1- "tất cả các ampli trên thế giới đều được thiết kế để hướng tới mục tiêu ?ozero ohms output impedance? ... theo tôi chỉ là mục tiêu kỹ thuật chứ không phải là mục tiêu chất lưọng âm thanh, và chỉ đúng với bán dẫn. Vì sao, vì có nhiều loại loa trở kháng rất thấp như loa mành ribbon (1-2 Ohms) nêu không dùng các loại bán dẫn công suất lớn , trở kháng ra thấp thì khó mà đánh được. Theo tôi hiểu, trở kháng ra thấp không đồng nghĩa với chất lượng âm thanh, thậm chí còn làm âm thanh xấu đi trông thấy. Vì muốn trở kháng ra thấp phải parallel nhiều sò mà theo kinh nghiệm làm đồ của tôi, càng parallel nhiều, âm thanh càng "đần" hơn, tối dần đi, mất chi tiết dần đi... Hãy tưởng tượng một ca sĩ solo và một duo, rồi trio...nhiều hơn nữa là một dàn đại hợp xướng ...cùng hát chỉ 1 bài. Ta nghe ông ca sĩ so lo hát sẽ rõ từng lời , mỗi câu hát nhả ra tròn như quả trứng vịt lộn! Lên đến duo, trio đã nhoè rồi, còn dàn đại hợp xướng thì nghe cứ như là bạn đứng trước biển mà nghe tiếng sóng vậy: rào rào, ào ào, ùm ùm...bạn nào có kinh nghiệm thực tế chắc sẽ đồng ý với tôi điều này.
    2- "Đặc biệt không nên chạy ampli đèn ở chế độ hở mạch, muốn thử thì cũng phải mắc tải vào. Tại sao lại như vậy?"
    Về câu hỏi này, bạn biết là xuất âm của tubeamp là biến áp. Nếu không có tải loa, vặn volume lớn thì điện AC trong cuộn sơ cấp sẽ rất lớn, cùng với cuộn dây (khoảng 2000-5000vòng) và lõi thép OPT tạo ra xung điện áp tự cảm rất lớn, cỡ mấy ngàn volts. Điện áp này sẽ đánh thủng lớp cách điện giữa các vòng dây, gây ra chập OPT. Nếu có tải, công suất sẽ truyền qua thứ cấp và ra tải loa, không gây hiện tượng trên.
    Khi nào NVL có dịp thử OPT, vặn OHMMETRE (loại kim quay) ở X1 rồi đo ở 2 đầu sơ cấp , vẫn nắm tay vào 2 đầu dây, rồi đột ngột bỏ que đo ra sẽ cảm nhận được một cú điện cảm ứng giật tê người, đấy, 1,5V pile trong đồng hồ mà nó còn tự cảm lên hàng mấy trăm volts, huống chi ông đèn công suất đưa AC tín hiệu ra thì khiếp lắm, đánh thủng OPT mấy hồi!
    Chơi đồ đèn cần nhớ tránh không tải như bán dẫn tránh chập dây loa nhé!
    Thân chào
    Anh 2
    Được Audiophile sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 11/09/2003
  6. Audiophile

    Audiophile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2003
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    1
    Khà khà
    Tôi có vài thiển ý như sau:
    1- "tất cả các ampli trên thế giới đều được thiết kế để hướng tới mục tiêu ?ozero ohms output impedance? ... theo tôi chỉ là mục tiêu kỹ thuật chứ không phải là mục tiêu chất lưọng âm thanh, và chỉ đúng với bán dẫn. Vì sao, vì có nhiều loại loa trở kháng rất thấp như loa mành ribbon (1-2 Ohms) nêu không dùng các loại bán dẫn công suất lớn , trở kháng ra thấp thì khó mà đánh được. Theo tôi hiểu, trở kháng ra thấp không đồng nghĩa với chất lượng âm thanh, thậm chí còn làm âm thanh xấu đi trông thấy. Vì muốn trở kháng ra thấp phải parallel nhiều sò mà theo kinh nghiệm làm đồ của tôi, càng parallel nhiều, âm thanh càng "đần" hơn, tối dần đi, mất chi tiết dần đi... Hãy tưởng tượng một ca sĩ solo và một duo, rồi trio...nhiều hơn nữa là một dàn đại hợp xướng ...cùng hát chỉ 1 bài. Ta nghe ông ca sĩ so lo hát sẽ rõ từng lời , mỗi câu hát nhả ra tròn như quả trứng vịt lộn! Lên đến duo, trio đã nhoè rồi, còn dàn đại hợp xướng thì nghe cứ như là bạn đứng trước biển mà nghe tiếng sóng vậy: rào rào, ào ào, ùm ùm...bạn nào có kinh nghiệm thực tế chắc sẽ đồng ý với tôi điều này.
    2- "Đặc biệt không nên chạy ampli đèn ở chế độ hở mạch, muốn thử thì cũng phải mắc tải vào. Tại sao lại như vậy?"
    Về câu hỏi này, bạn biết là xuất âm của tubeamp là biến áp. Nếu không có tải loa, vặn volume lớn thì điện AC trong cuộn sơ cấp sẽ rất lớn, cùng với cuộn dây (khoảng 2000-5000vòng) và lõi thép OPT tạo ra xung điện áp tự cảm rất lớn, cỡ mấy ngàn volts. Điện áp này sẽ đánh thủng lớp cách điện giữa các vòng dây, gây ra chập OPT. Nếu có tải, công suất sẽ truyền qua thứ cấp và ra tải loa, không gây hiện tượng trên.
    Khi nào NVL có dịp thử OPT, vặn OHMMETRE (loại kim quay) ở X1 rồi đo ở 2 đầu sơ cấp , vẫn nắm tay vào 2 đầu dây, rồi đột ngột bỏ que đo ra sẽ cảm nhận được một cú điện cảm ứng giật tê người, đấy, 1,5V pile trong đồng hồ mà nó còn tự cảm lên hàng mấy trăm volts, huống chi ông đèn công suất đưa AC tín hiệu ra thì khiếp lắm, đánh thủng OPT mấy hồi!
    Chơi đồ đèn cần nhớ tránh không tải như bán dẫn tránh chập dây loa nhé!
    Thân chào
    Anh 2
    Được Audiophile sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 11/09/2003
  7. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0

    Bác BGDK giải thích rất dễ hiểu, tuy nhiên, tôi còn có mấy thắc mắc:
    - ...Như vậy thì mô hình nguồn dòng sẽ không thể áp dụng được ở đây, có phải vậy không?
    Đúng đấy bác ạ! Tôi cũng đồng ý với Audio (tất nhiên là về phương diện lý luận thôi chứ chưa được đọc tài tài liệu) là xu hướng ?ozero ohms output impedance? chỉ đúng với Ampli bán dẫn nhưng cũng xin bổ sung một chút là nên loại trừ các ampli Hi-end ra khỏi nhóm đó. Với các ampli Hi-end, để ra được chất lượng âm thanh thực sự Hi-end còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có việc trang âm cho phòng nghe. Ngược lại, với các loại ampli từ Hi-fi trở xuống chuyện phòng nghe có được làm đúng cách hay ko lại không quan trọng lắm và xu hướng ngày nay là dùng "software" và kỹ thuật digital audio để tạo nên các hiệu ứng phòng nghe khác nhau. Khi đó, các nhà sản xuất lại hướng tới một tiêu chí khác của sản phẩm đó là khả năng hoạt động di động (khi đó bắt buộc ampli phải chạy được bằng ắc-qui tức là điện áp DC thấp) và hạ giá thành sản phẩm (vẫn giữ nguyên chất lượng âm thanh). Bác thử tưởng tượng một tầng khuyếch đại điện áp với nguồn nuôi 12V và tải loa la 8 Ohm thì công suất ra tối đa trong mọi trường hơp là bao nhiêu? Kể cả trường hợp lý tưởng (nghĩa là với cặp sò công suất cực lớn- điện trở lúc dẫn là 0 Ohm) thì giá trị này chỉ có 12^2/8=18 W thôi. Chính vì thế mà để đạt được công suất lớn, điện áp cấp cho tầng công suất của các ampli loại này thường phải rất cao ( tới +/- 50V kép hoặc hơn). Như thế để có được một ampli công suất vài nghìn hoặc vài chục nghìn Watt trang âm cho sân vận động hoặc dùng trong quân sự thì điện áp cấp cho cho tầng công suất sẽ cưc lớn, có thể tới hàng nghìn Volt. Tất nhiên trường hợp đó người ta sẽ sử dụng mạch khuyếch đại dòng (KĐ đẩy kéo bán dẫn hoặc điện tử nhưng có biến áp xuất âm). Loại mạch này có thể cho ra công suất một vài trăm Watt chỉ với nguồn nuôi 12 V đơn nhưng khi đó biến áp xuất âm sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Ngoài ra, chi phí sản xuất rẻ hơn rất nhiều và kích thước nhỏ gọn của các linh kiện (như Transistor và tụ điện...) khi hoạt động ở điện áp thấp cũng là một lý do nữa. Các linh kiện hoạt đông ở điện áp cao thường yêu cầu vật liệu cũng như công nghệ chế tạo cao cấp hoặc đặc biệt.
    - Ampli bán dẫn có thể tải được loa có trở kháng lớn hơn mức được khuyến nghị, nhưng lại không thể tải được loa có trở kháng nhỏ vì sẽ làm hỏng ampli. Trong khi đó ampli đèn thì ngược lại, tải loa có trở kháng nhỏ, thậm chí đoản mạch thì không sao, nhưng dùng loa có trở kháng lớn sẽ rất hại ampli. Đặc biệt không nên chạy ampli đèn ở chế độ hở mạch, muốn thử thì cũng phải mắc tải vào. Tại sao lại như vậy?
    Cái này thì giống như biến áp và biến dòng dùng trong kỹ thuật điện thôi. Với 1 biến áp nếu bác đoản mạch thứ cấp dòng điện chạy trong các cuộn dây của nó sẽ cực lớn, kèm theo là từ trường cực lớn trong lõi thép >> các cuộn dây và lõi thép sẽ sinh nhiệt >> nhiệt độ tăng >> cháy vật liệu cách điện và có thể cả dây điện. Ngược lại, với 1 biến dòng, do có số vòng rất lớn nên dù từ trường "rò" (từ truờng tạo ra khi thứ cấp hở mach) tương ứng 1 vòng dây là rất nhỏ, cường độ từ trường trong lõi (thép) vấn rất lớn >> điện áp cuộn thứ cấp sẽ rất lớn >> các lớp cách điện sẽ bị "đánh thủng". Chính vì thế mà mạch thứ cấp của 1 biến dòng luôn phải đoản mạch để tạo ra một từ trường phản kháng đủ lớn cân bằng với từ trường rò nói trên (vì chúng luôn ngược chiều nhau).
    Thân.
    BGĐK.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
    [/quote]
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 16:17 ngày 12/09/2003
  8. ba_gia_dau_kho

    ba_gia_dau_kho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2003
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0

    Bác BGDK giải thích rất dễ hiểu, tuy nhiên, tôi còn có mấy thắc mắc:
    - ...Như vậy thì mô hình nguồn dòng sẽ không thể áp dụng được ở đây, có phải vậy không?
    Đúng đấy bác ạ! Tôi cũng đồng ý với Audio (tất nhiên là về phương diện lý luận thôi chứ chưa được đọc tài tài liệu) là xu hướng ?ozero ohms output impedance? chỉ đúng với Ampli bán dẫn nhưng cũng xin bổ sung một chút là nên loại trừ các ampli Hi-end ra khỏi nhóm đó. Với các ampli Hi-end, để ra được chất lượng âm thanh thực sự Hi-end còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có việc trang âm cho phòng nghe. Ngược lại, với các loại ampli từ Hi-fi trở xuống chuyện phòng nghe có được làm đúng cách hay ko lại không quan trọng lắm và xu hướng ngày nay là dùng "software" và kỹ thuật digital audio để tạo nên các hiệu ứng phòng nghe khác nhau. Khi đó, các nhà sản xuất lại hướng tới một tiêu chí khác của sản phẩm đó là khả năng hoạt động di động (khi đó bắt buộc ampli phải chạy được bằng ắc-qui tức là điện áp DC thấp) và hạ giá thành sản phẩm (vẫn giữ nguyên chất lượng âm thanh). Bác thử tưởng tượng một tầng khuyếch đại điện áp với nguồn nuôi 12V và tải loa la 8 Ohm thì công suất ra tối đa trong mọi trường hơp là bao nhiêu? Kể cả trường hợp lý tưởng (nghĩa là với cặp sò công suất cực lớn- điện trở lúc dẫn là 0 Ohm) thì giá trị này chỉ có 12^2/8=18 W thôi. Chính vì thế mà để đạt được công suất lớn, điện áp cấp cho tầng công suất của các ampli loại này thường phải rất cao ( tới +/- 50V kép hoặc hơn). Như thế để có được một ampli công suất vài nghìn hoặc vài chục nghìn Watt trang âm cho sân vận động hoặc dùng trong quân sự thì điện áp cấp cho cho tầng công suất sẽ cưc lớn, có thể tới hàng nghìn Volt. Tất nhiên trường hợp đó người ta sẽ sử dụng mạch khuyếch đại dòng (KĐ đẩy kéo bán dẫn hoặc điện tử nhưng có biến áp xuất âm). Loại mạch này có thể cho ra công suất một vài trăm Watt chỉ với nguồn nuôi 12 V đơn nhưng khi đó biến áp xuất âm sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Ngoài ra, chi phí sản xuất rẻ hơn rất nhiều và kích thước nhỏ gọn của các linh kiện (như Transistor và tụ điện...) khi hoạt động ở điện áp thấp cũng là một lý do nữa. Các linh kiện hoạt đông ở điện áp cao thường yêu cầu vật liệu cũng như công nghệ chế tạo cao cấp hoặc đặc biệt.
    - Ampli bán dẫn có thể tải được loa có trở kháng lớn hơn mức được khuyến nghị, nhưng lại không thể tải được loa có trở kháng nhỏ vì sẽ làm hỏng ampli. Trong khi đó ampli đèn thì ngược lại, tải loa có trở kháng nhỏ, thậm chí đoản mạch thì không sao, nhưng dùng loa có trở kháng lớn sẽ rất hại ampli. Đặc biệt không nên chạy ampli đèn ở chế độ hở mạch, muốn thử thì cũng phải mắc tải vào. Tại sao lại như vậy?
    Cái này thì giống như biến áp và biến dòng dùng trong kỹ thuật điện thôi. Với 1 biến áp nếu bác đoản mạch thứ cấp dòng điện chạy trong các cuộn dây của nó sẽ cực lớn, kèm theo là từ trường cực lớn trong lõi thép >> các cuộn dây và lõi thép sẽ sinh nhiệt >> nhiệt độ tăng >> cháy vật liệu cách điện và có thể cả dây điện. Ngược lại, với 1 biến dòng, do có số vòng rất lớn nên dù từ trường "rò" (từ truờng tạo ra khi thứ cấp hở mach) tương ứng 1 vòng dây là rất nhỏ, cường độ từ trường trong lõi (thép) vấn rất lớn >> điện áp cuộn thứ cấp sẽ rất lớn >> các lớp cách điện sẽ bị "đánh thủng". Chính vì thế mà mạch thứ cấp của 1 biến dòng luôn phải đoản mạch để tạo ra một từ trường phản kháng đủ lớn cân bằng với từ trường rò nói trên (vì chúng luôn ngược chiều nhau).
    Thân.
    BGĐK.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
    [/quote]
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 16:17 ngày 12/09/2003
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cách giải thích của các bác rất hay và dễ hiểu. Đặc biệt là bác Audi đã cảnh báo mọi người một thí dụ để minh hoạ cho lí do tại sao không nên đồng thời sờ cả 2 tay vào mạch đèn một lúc. Để tôi tổng kết lại câu hỏi về trở kháng và công suất ra của các loại ampli:
    - Ampli đèn được thiết kế theo mô hình nguồn dòng, có trở kháng ra cao, nên cần phải phối hợp trở kháng với loa bằng biến áp ra. Đối với loại này thì loa có trở kháng càng bé thì càng nhận được công suất nhỏ
    - Ampli bán dẫn và OTL được thiết kế theo mô hình nguồn áp, có trở kháng ra nhỏ nên cần phải dùng với loại loa trở kháng nhỏ thì mới đạt được công suất lớn.
    Có một địa chỉ hướng dẫn cách tính trở kháng ra như sau:
    http://www.transcendentsound.com/amplifier_output_impedance.htm
    Nếu không tin vào cách tính này, chúng ta có thể đo trở kháng ra của ampli giống như đo nội trở của pin vậy.
    http://www.lenardaudio.com/education/12_amps.html
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 13/09/2003
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cách giải thích của các bác rất hay và dễ hiểu. Đặc biệt là bác Audi đã cảnh báo mọi người một thí dụ để minh hoạ cho lí do tại sao không nên đồng thời sờ cả 2 tay vào mạch đèn một lúc. Để tôi tổng kết lại câu hỏi về trở kháng và công suất ra của các loại ampli:
    - Ampli đèn được thiết kế theo mô hình nguồn dòng, có trở kháng ra cao, nên cần phải phối hợp trở kháng với loa bằng biến áp ra. Đối với loại này thì loa có trở kháng càng bé thì càng nhận được công suất nhỏ
    - Ampli bán dẫn và OTL được thiết kế theo mô hình nguồn áp, có trở kháng ra nhỏ nên cần phải dùng với loại loa trở kháng nhỏ thì mới đạt được công suất lớn.
    Có một địa chỉ hướng dẫn cách tính trở kháng ra như sau:
    http://www.transcendentsound.com/amplifier_output_impedance.htm
    Nếu không tin vào cách tính này, chúng ta có thể đo trở kháng ra của ampli giống như đo nội trở của pin vậy.
    http://www.lenardaudio.com/education/12_amps.html
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 13/09/2003

Chia sẻ trang này