1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai muốn tìm hiểu về các hạt vũ trụ không?

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Tsiolkowsky, 28/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tsiolkowsky

    Tsiolkowsky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Có ai muốn tìm hiểu về các hạt vũ trụ không?

    Một vấn đề mà nhiều người quan tâm ko kém "lỗ đen, vũ trụ đang giãn nở hay co giãn, vũ trụ có giới hạn hay ko", đó là vấn đề về các hạt vũ trụ. Các nhà khoa học đã bỏ rất nhiều công sức để tìm hiểu về chúng, nhưng họ vẫn chưa tìm được hết các hạt trong vu trụ rộng lớn này. việc tìm hiểu chúng có một ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu nguồn gốc vũ trụ, một vấn đề mà cả tôi và các bạn hẳn đều rất muốn biết, đúng không? Cũng nhờ những nghiên cứu về vấn đề này mà họ phát hiện ra hạt và phản hạt đó, từ đó đưa họ đến suy nghĩ về thế giới và phản thế giới, các bạn nghĩ sao về vấn đề này, có thực sự có phản thế giới không? Mình xin miễn bàn luận về vấn đề này, bây giờ chúng ta chỉ nói về các hạt, nguồn gốc của chúng, vai trò và sự khám phá ra chúng. Mình sẽ post một bài về vấn đề này sau( nếu có gì thiếu sót thì xin các bạn chỉ giáo)
    Trích từ: Ngheo kho khong lam cho chung ta ho then, chung ta chi ho then khi khong biet lam viec de nuoi cai doi
  2. Tsiolkowsky

    Tsiolkowsky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Như các bạn đã biết trong công thức tính năng lượng toàn phần E của Einstein có 2 nghiệm: nghiệm dương và nghiệm âm. Nghiệm dương-giá trị dương của năng lượng-điều đó dễ hiểu đối với chúng ta. Nhưng nghiệm thứ 2 là nghiệm âm thì chúng ta hiểu như thế nào? Phải chăng lại có thể tồn tại " một cái gì tương tự " như thế? Hạt mang năng lượng âm vận động một cách kỳ lạ, khi đó gia tốc của nó hướng ngược chiều với lực tác dụng! ( Nếu như ta làm được một cái đinh bằng "chất âm", thì khi dùng búa đập vào đinh, chiếc đinh sẽ không cắm sâu vào tường mà lại nhô ra khỏi tường, muốn cho nó cắm sâu vào tường ta phải lấy kìm nhổ nó ra!!!) Chính vì vậy, một số nhà bác học lúc đó đã coi nghiệm âm là một điều hoàn toàn vô lý, họ cố gắng tìm mọi cách khắc phục nghiệm âm này.
    Chỉ có Dirac_một nhà bác học người Anh_ dám tuyên bố vào năm 1928 về khả năng tồn tại của một hạt ở trong trạng thái "khác thường" đó. Theo phương trình Dirac người ta nhận thấy rằng các electron có năng lượng âm là có thực, chúng ta không có cách nào nhận thấy chúng. Bằng lập luận trừu tưuợng, Dirac đã tiên đoán về sự tồn tại của một hạt có khối lượng bằng đúng khối lượng của e nhưng lại mang điện dương.Dĩ nhiên chưa ai tin cả. Năm 1932, Anderson đã phát hiện được hạt đó trong tia vũ trụ, được dọi là pozitron, phản hạt đầu tiên mà các nhà bác học tìm ra. Đến năm 1955, nhờ có máy gia tốc mạnh, người ta mới thu được các phản prot on đầu tiên. Tương tự như cặp e-pozitron, cặp proton-phản proton cũng có xu hướng "hủy diệt" nhau, sản phẩm là các hạt pi-mêzôn. một năm sau, người ta lại khám phá ra các hạt phản neutron. Có điều lý thú là các phản neutron xuất hiện khi phản prot on va prot on tiến lại gần nhau nhưng không va chạm vào nhau, khi đến gần nhau như vậy, hai hạt đều mất điện tích và trở thành các hạt trung hòa. Năm 1956, phát hiện ra hạt phản neut rino. Năm 1960 khám phá ra hạt phản sigma-hipe ron âm, có khối lượng gần bằng 2300 me( khối lượng elect ron) và có thời gian sống rất ngắn, vào khoảng một phần mười tỉ giây, sau khoảng thời gian này nó sẽ phân hủy thành phản neut ron và pi-mezon tích điện dương. Sau đó các nhà khoa học khám phá ra hạt phản sigma-hipe ron dương. Năm 1970, người ta quan sát được hạt phản hipe ron-omega dương...
    Cuộc tìm kiếm các phản hạt vẫn tiếp tục...

    Tsiolkowsky
  3. Tsiolkowsky

    Tsiolkowsky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Bạn cũng đúng đấy, nhưng ở đây mình nói đến là cái đinh phản vật chất với cái búa thông thường, cám ơn bạn đã đóng góp ý kiến. Mình vẫn còn nhiều điều còn nghi vấn về vấn đè này lắm. À, nhân tiện bạn có thể cho mình biết một số ví dụ"Trong rất nhiều (hầu hết) trường hợp các hiện tượng vật lý là tương tự giữa vật chất và phản vật chất. (hiện tượng hấp dẫn cũng vậy)" . Nếu được thì cảm ơn bạn nhiều lắm.

    Tsiolkowsky
  4. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Đoạn này không đúng đâu bạn ạ. Lực này bắt nguồn từ xung lực. Xung lực ở đây âm. Khối lượng âm nên cái đinh phản vật chất vẫn đóng được vào tường bằng cái búa phản vật chất như thường. Trong rất nhiều (hầu hết) trường hợp các hiện tượng vật lý là tương tự giữa vật chất và phản vật chất. (hiện tượng hấp dẫn cũng vậy).
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, nỏu búa vỏưt chỏƠt mà 'ỏưp vào 'inh phỏÊn vỏưt chỏƠt thơ tiêu mỏƠt cĂi 'inh và mỏằTt ưt búa rỏằ"i còn gơ , lỏƠy 'Âu ra mà gia tỏằ'c Âm.
    Thơ 'ỏƠy : hiỏằ?n tặỏằÊng va chỏĂm cặĂ hỏằc chỏng hỏĂn, rỏằ"i hỏƠp dỏôn (TrĂi 'ỏƠt phỏÊn vỏưt chỏƠt quay quanh Mỏãt trỏằi phỏÊn vỏưt chỏƠt y hỏằ?t nhặ khi 2 'ỏằâa là vỏưt chỏƠt). Nói chung mỏằTt sỏằ 'ỏằ.i dỏƠu khỏằ'i lặỏằÊng và nfng lặỏằÊng không làm thay 'ỏằ.i gơ nhiỏằu cĂc phặặĂng trơnh.
    Nỏu tỏằ> nhỏằ> không nhỏ** (rỏƠt có thỏằf nhỏ** 'ỏƠy ) thơ cĂc ngôi sao phỏÊn vỏưt chỏƠt nỏu có câng bỏằâc xỏĂ cĂc hỏĂt 'iỏằ?n tỏằô y nhặ ngôi sao vỏưt chỏƠt.
    Biỏt 'Âu ỏằY chỏằ- nào 'ó có cỏÊ mỏằTt thỏ giỏằ>i phỏÊn vỏưt chỏƠt, hành tinh, núi sông, con ngặỏằi, chó măo 'ỏằu phỏÊn vc cỏÊ thơ sao
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey
  6. Tsiolkowsky

    Tsiolkowsky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Không chắc như vậy đâu bạn ơi, nếu như cái búa và cái đinh được làm bằng vật chất và phản vật chất của cùng một chất nào đó thì nó mới " hủy diệt" nhau, còn nếu nó khác nhau thì làm sao no hủy diệt nhau được.
    Như chúng ta đã biết, mọi vật trên đời này đều có tính đối xứng, và hẳn rằng chúng ta sẽ không thể không thắc mắc " liệu có tồn tại một thế giới phản vật chất" không nhỉ? Cũng có thể lắm chứ, biết đâu rằng có một ai đó giống như chúng ta đang sống ở một thế giới nào đó, đối xứng với thế giới của chúng ta theo một cách nào đó. Biết đâu ở đó cũng có một Einstein khác thì sao, nếu một ngày nào đó mà các nhà bác học khám phá ra, chúng ta cũng không khỏi bất ngờ vì điều đó đã được dự đoán trước rồi. Chỉ có một điều là không biết thế giới đó vận động như thế nào thôi.

    Nghèo đói không làm ta hổ thẹn, không biết làm việc để nuôi cái đói mới là điều đáng hổ thẹn
  7. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài của bạn TempelTuttle nhưng do post ở chủ đề khác, mình muốn đưa lên cho mọi người cùng tham khảo.
    Muốn hiểu được quá trình tiến hoá của các vì sao thì ta cần phải nắm được hai vấn đề quan trong của vật lý, đó là: i) cấu trúc của vật chất và ii) các loại lực tác động lên vật chất.
    1. Cấu trúc của vật chất.
    Về cấu trúc của vật chất, ta có thể nói như sau:
    Vật chất có thể chia ra thành hai loại, hạt chất và hạt trường, phần lớn hạt chất có spin không nguyên, lẻ 1/2 còn hạt trường có spin nguyên. (xin đừng hỏi spin là gì nhé, tôi chịu)
    a)Hạt chất
    Hạt chất ví dụ như electron, proton, neutron lại được chia thành nhiều loại, thực tế là hai loại, lepton và các hạt nặng. Lepton có electron, muyon, tau, 3 loại neutrino, và 6 phản hạt của chúng. Các hạt còn lại, do có quá nhiều, cách đây hơn 20 năm đã có đến trên 200 loại và hàng ngàn hạt lạ, nên người ta đưa ra một mô hình để thống nhất chúng lại gọi là mô hình quark. Mô hình này đã được chấp nhận rộng rãi do nhiều dự đoán được xác nhận. Có 12 quark, số lược chắc còn tăng lên trong tương lai, là up, down, top, bottom, charm và strange và các phản hạt của chúng. Các hạt nặng được tổ chức từ các Quark, ví dụ các loại Hardron (proton, neutron), Hyperon, Barrion được tổ chức từ 3 Quark, các Kaon, Meson từ 2 quark.
    Như vậy hạt chất về cơ bản gồm Lepton và Quark. Các hạt chất có spin lẻ 1/2 và do đó tuân theo nguyên lý Pauli (xem sách Vật lý về nguyên lý Pauli). Các hạt chất có phản hạt (trừ ngoại lệ là các meson, do chúng được tổ chức từ một Quark và một phản Quark nên có spin nguyên và trùng với phản hạt của chính nó). Hạt chất do tuân theo nguyên lý Pauli nên có thể tập kết thành khối có kích thước.
    Các Lepton và Quark có thể biến đổi qua lại, ví dụ phản ứng tạo thành sao neutron:
    p + e = n + v (1)
    v ở đây là phản neutrino electron
    là phản ứng biến đổi một lepton và một quark thành một lepton khác và một quark khác. Công thức chính xác của phản ứng này có thể tìm trong mọi sách vật lý nguyên tử cho đại học
    b)Hạt trường
    Hạt trường có spin nguyên, là hạt truyền tương tác. Do meson có spin nguyên nên người ta cũng đã nghĩ ra một trường dùng meson làm hạt trường, đó là trường tương tác giữa các hardron p, n, nhưng khi có thuyết quark thì trường này bị bỏ.
    Hạt trường không có phản hạt.
    Hạt trường, ví dụ như photon, tuân theo phân bố Bose - Einstein (xin lỗi, công thức của phân bố này phức tạp lắm, khó nhớ). Hạt trường có liên hệ chặt chẽ với các lực.
    2. Các lực trong tự nhiên.
    Có 4 lực trong tự nhiên, được xếp từ mạnh đến yếu:
    Lực Hạt trường
    ---------------------------------------------
    Lực hạt nhân* Gluon**
    Lực điện từ Photon
    Lực yếu (không nhớ rõ lắm)
    Lực hấp dẫn Graviton**
    (*:thực tế là hệ quả của một lực khác chưa xác định được là lực liên kết các Quark)
    (**:chưa quan sát được, chỉ là tên đặt vắng mặt)
    Trong cuộc sống ta chỉ có thể cảm thấy được hai lực là điện từ và hấp dẫn, nhưng đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá của vũ trụ là lực hạt nhân và lực hấp dẫn.
    Lực hạt nhân có tính bão hoà (chỉ tác động tới một số hữu hạn hạt trong tầm tác động của nó) và tầm hoạt động ngắn (10^-15m). Lực hạt nhân rất mạnh, để thấy nó mạnh như thế nào thì các bạn hãy tính sức đẩy giữa hai proton trong một hạt nhân sẽ thấy: đó là 15N! Vậy mà dưới tác động của lực hạt nhân các Proton không thể tách ra khỏi nhau được.
    Tuy yếu nhất nhưng lực hấp dẫn lại có hai tính chất quan trọng là tính tích luỹ và tầm ảnh hưởng không giới hạn. Tính tính tích luỹ làm cho lực hấp dẫn có thể gây ra sự tập hợp một số lượng lớn vật chất, do đó tới một lúc nào đó nó còn mạnh hơn cả lực hạt nhân.
    3. Sự vận động của các vì sao.
    Sự vận động của các vì sao chủ yếu do hai lực hấp dẫn và hạt nhân quyết định.
    Khi khối lượng của khối khí H đủ lớn, lực hấp dẫn của nó có thể thắng cả lực điện từ, nó đẩy các proton vào nhau, gây ra phản ứng làm biến đổi H thành He, He thành C, C thành O... cho đến Fe. Các nguyên tố khác nặng hơn Fe được tạo ra theo cách khác. Vì sao sáng lên. Nhiệt năng của phản ứng tổng hợp hạt nhân đủ mạnh để cân bằng tác dụng của lực hấp dẫn và kích thước của vì sao ổn định trong một thời gian dài.
    Đến khi nguyên liệu nhiệt hạch có thể sử dụng hết, không còn cái gì chống lại, lõi ngôi sao từ từ co lại. Quá trình này giải phóng nhiều năng lượng, làm cho vỏ ngôi sao giãn ra rất lớn, sao trở thành sao khổng lồ đỏ. Đến đây có hai khả năng:
    i) Sao nhỏ, việc co ngừng lại khi lực hấp dẫn cân bằng với lực sinh ra do tác động giữa các electron. Sao trở thành sao lùn trắng.
    ii) Sao lớn, các electron va đập vào proton và xảy ra phản ứng (1) trên quy mô lớn. Lõi sao bây giờ gồm toàn neutron. Bây giờ đối trọng của lực hấp dẫn sẽ là việc các neutron tuân theo nguyên lý Pauli. Lực cản xuất hiện đột ngột, làm cho các chất khí rơi vào tâm dừng lại, nóng lên, va chạm vào nhau và vỏ ngoài của ngôi sao nổ tung. Đó là Supernovae. Vụ nổ này tạo ra các nguyên tố nặng hơn Fe56, kèm theo đó là một lượng neutrino khổng lồ.
    Đến đây lại có hai khả năng:
    a) Lực hấp dẫn bị chặn đứng. Lõi ngôi sao cũ bây giờ trở thành một sao Neutron, một Pulsar, nằm giữa một đám mây vật chất do chính nó phun ra, gọi là tinh vân (nebulae).
    b) Chỗ còn lại của vì sao quá nặng, lực hấp dẫn lớn đến mức nó tiếp tục nén nhỏ khối neutron lại, và lỗ đen thành hình.
    Gần đây người ta còn đưa ra một kết cục khác nữa, nằm giữa sao neutron và lỗ đen, đó là sao Quark. Sao Quark sinh ra khi lực hấp dẫn phá huỷ các neutron thành các quark và bị cân bằng bởi tác động của nguyên lý Pauli đối với các quark. Kết cục này cũng chưa được kiểm chứng.
    Bây giờ ta nói tới câu hỏi về kích thước lỗ đen:
    Do không có cách gì quan trắc được bên trong lỗ đen nên kích thước của lỗ đen thực tế được định nghĩa là kích thước của chân trời biến cố của nó. Đó là vùng không gian không gì có thể thoát ra được. Như vậy kích thước của lỗ đen không phải là kích thước vật chất của nó.
    Câu trả lời cho câu hỏi về cấu tạo của lỗ đen, bên trong nó là cái gì thì vĩnh viễn không thể trả lời được. Ta chỉ có thể có các giả thuyết, và hiện nay thì đó là: tại tâm của vùng không gian mà ta gọi là lỗ đen có một điểm không có kích thước. Tất cả vật chất của lỗ đen đều nằm trong điểm này, hay nói cách khác, lỗ đen không có mật độ. Mật độ của nó là vô hạn. Kết luận này là do các lực đã biết hiện nay không có lực nào thắng nổi lực hấp dẫn của lỗ đen cả. Nếu có một lực như vậy thì loài người cũng khó mà quan sát được nó do nó chỉ hoạt động trong các lỗ đen. Cũng có thể Nguyên lý thống nhất lớn sẽ trả lời cho câu hỏi này.
    Nói chung ta không cần quan tâm đến hoạt động bên trong lỗ đen, bởi nó không xảy ra đối với ta. Bao giờ tìm được hạt đi nhanh hơn ánh sáng thì ta sẽ quay lại câu hỏi này. Lúc đó thì kích thước của lỗ đen sẽ nhỏ đi đáng kể.
    Tôi cũng xin giới thiệu với các bạn một cuốn sách tuyệt vời, cuốn Câu chuyện lịch sử hay nhất về thế giới và loài người. Giá 11000 đồng, >200 trang, nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. Một cuốn sách tuyệt vời.
    Love Of My Life

  8. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng không rõ lắm, nhưng cái búa với cái đinh thì đúng là làm từ cùng một chất rồi còn gì - phản hạt ở mức độ e-p-n ... cơ mà, đâu phải ở cấp độ chất (phân tử). Cái gì cũng thế thôi.
    memory
    the scourge of the unhappy
    gives life to the very stones of the past
    and even into the poison drunk in old days pours drops of honey
  9. giuynvecno

    giuynvecno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    E hè !!!
    Em thật cảm thấy nhỏ bé trước những kiến thức nhỏ bé của các bác vậy .Nhưng theo em thì các hạt vũ trụ không thể hiểu đơn thuần như chỉ có các hạt vật chất hay các hạt phi vật chất ,ví như người ta trước đây chỉ nghĩ nguyên tử chỉ có các hạt protôn elctrôn và nỏton ,nhưng bây giờ thì khác .Cụ thể có thêm tới 6 hạt nữa được tìm >điều dó có nghĩa các hạt vũ trụ sẽ không được ngưng tìm thấy .Ngoài ra chung ta mới chỉ biết trái đất và 9 thiên thể quay cùng chúng ta .Thế nên mọi dự đoán chỉ là tuơng đối ,và mình tin chắc một ngày kia mình sẽ cho các ban thấy một giả thuyết mới mà mình tìm ra .Đợi nhé.
    NẼT IS BLUE
    [​IMG]

Chia sẻ trang này