1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

có ai quan tâm đến :SỬ LÍ NƯỚC THẢI TRONG CHĂN NUÔI GIẾT MỔ không vậy !! vào tham gia đi

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi dungluck167, 24/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hutcon

    hutcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề bạn nêu ra là: Xử lý nước thải giết mổ. Tôi xin đóng góp vài hiểu biết của tôi về chủ đề, hi vọng cũng sẽ học hỏi đc thêm từ các bạn
    Đầu tiên, tôi xin bỏ qua vấn đề nước thải tập trung hay ko tập trung, vì nếu sa đà vào đó thì lại thuộc về lĩnh vực Quản lý mất rồi. Và tôi nghĩ là bạn cũng ko đủ "thẩm quyền" để giải quyết việc đó Vì vậy xem như đối tượng là nước thải của một khu giết mổ (kích cỡ tùy túi tiền nhà ngưòi ta, hehe) và tôi sẽ bàn với bạn xem như vậy thì ta cần làm gì để xử lý nó.
    Xử lý gì thì xử lý, phải biết được bản chất của cái mình cần xử lý thì mới ra vấn đề được. Nước thải giết mổ thuộc nhóm nước thải chế biến nông sản thực phẩm. Trong đó còn có các loại giết mổ khác nhau như: thủy sản (tôm, cá, mực), gia cầm, gia súc. Mỗi loại giết mổ sẽ có chất lượng nước thải khác nhau như: chế biến mực & bạch tuộc ô nhiễm cao hơn tôm, tôm lại ô nhiễm hơn cá......gia cầm thì tốn nước hơn gia súc và nếu tính ô nhiễm trên đầu con bị giết mổ thì gia cầm ô nhiễm hơn gia súc....
    Tuy nhiên, về bản chất thì loại nước thải này
    - Chứa ít hóa chất độc hại.
    - Giàu hữu cơ (Cacbon), N, P......chính P là nguyên nhân tai hại gây nên phú dưỡng.
    - Có thể chứa nhiều máu, thịt vụn, mỡ, chất nổi ( vây, lông, lòng, chân....)
    - Nồng độ P, N thay đổi liên tục ko chỉ mang tính mùa vụ mà còn trong từng ngày
    Ngoài ra cần chú ý:
    - Chế biến thực phẩm ở nước ta còn chưa chuyên nghiệp, lợi nhuận chưa cao, nên khi đưa ra phương án xử lý nào cũng phải tính tới.....MONEY đầu tiên.........thì mới khả thi được.
    - Phần lớn sản xuất ở vùng nông thôn, nhân lực vận hành thiếu nên công nghệ càng đơn giản càng tốt.
    - Tận dụng tối đa khả năng tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, phân bón, biogas.....để hạ giá thành xử lý.
    ......
  2. VAN_LANG

    VAN_LANG Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    3
    Thử tìm từ khóa WSP (waste stabilisation ponds).
  3. dungluck167

    dungluck167 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Hay quá.Cuối cùng thì cũng có các bạntham gia ý kiến đóng góp rất quí báu.Nói thực mình đang tập toẹ lam đề tài nghiên cứu khoa học:Dự định là vào năm học tới.Minh đang trong quá trình đi tham khảo ý kiên và tim kiếm tài liệu.Đề tài của mình mong muốn là về chủ đề này.Àh nếu ai biết thì cho mình hỏi là hiện nay đã có những phương pháp nào đễ khác phục hiệu quả với các loại ô nhiễm này chưa vậy.Và quả thực là mình chưa có nhiều kinh nghiệm và tài liệu về vấn đề này,nếu bác nào biết hoặc có tài liệu về vấn đề này thì gửi cho mình nhé.Mình sẽ rất cảm ơn....
  4. tuanhl12

    tuanhl12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề ko phải là khó xử lý. Tất cả cuối cùng đều ở chữ tiền. Mình đã báo giá cho 1 cty giết mổ gia súc, nhưng họ thấy investment cao quá, không có lợi cho cty họ nên họ ko làm nữa
    thân
  5. dungluck167

    dungluck167 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Chào Tuanhl12 bạn hãy nói rõ trường hợp ma bạn vưa nêu lên được không vậy.mình rất muốn biết.Cảm ơn bạn trước
  6. nguyenvanhuu

    nguyenvanhuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
     
     
    Bạn lại sách vở rồi.
    Đây được là loại ô nhiễm giàu Nitơ, nếu em cần tài liệu liên hệ với anh trước đây bọn anh đã làm vài công trình tại Hà Tây và Thanh Hóa hiện vẫn còn tài liệu. Nhưng em phai đi phô tô. Ok.
     

Chia sẻ trang này