1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai sang Hà Lan vào cuối tháng 8 này không ạ? (Eindhoven)

Chủ đề trong 'Hà Lan - Bỉ - Luxembourg' bởi BEngA1, 22/05/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    Dạ dạ, đúng rồi ạ
    Mẹ em bảo là bên í rét lắm hả cơ Thế thì áo rét mua bên này ạ?
    Nồi niêu xong chảo thì sang bến ý mua ạ? Vác ở nàh đi thì nặng quá
    Đồ ăn sang bên ý chắc là mắc rùi, nhưng mà tùy từng thành phố có chợ đồ cũ với chả chợ cho người Châu Á, làm thế nào để biết tuót những cái í bi giờ cơ
    Nạn mất trộm xe đạp nhiều, thế là bà em bảo "ùi, thế thì mua luôn cái khóa bên này đem sang, lo gì" ----> thế này có ổn không cơ?
    Việc làm thêm thì nghe nói là khó kiếm quá trời Nhưng có cách làm "chui", "chui" thế nào bây giờ được ạ
    To be continued...
    Anh/Chị nào có kinh nghiệm rùi giúp bọn em với nhá nhá
  2. choc84p

    choc84p Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Vui rồi đây .. hihi .. fải nhộn nhịp thế này chứ nhỉ. Tớ đi tầm 11/8-15/8. Có đồng chí nào đi tầm í o nhỉ :)
    Thông tin về các thứ cần chuẩn bị thì mọi người nên vào đây tham khảo http://www.svnl.net/dien_dan/viewtopic.php?t=278&sid=f7130fa2d0c398ea3893d8477be3c077
    Tớ thấy cực kỳ chi tiết đấy ..
  3. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    Ầy, em cám ơn bác, để em post ra đây cho mọi người dễ nhìn

    Thông tin về cuộc sống ở Hà Lan ​
    Last update 25 Oct, 2003
    Nội dung
    1. Giới thiệu.
    2. Chuẩn bị trước khi sang. 2
    2.1. Quần áo. 2
    2.2. Đồ dùng. 3
    2.3. Giấy tờ. 3
    2.4. Tiền. 3
    2.5. Chọn ngày bay. 3
    3. Sau khi sang. 4
    4. Thông tin chung. 4
    4.1. Holland hay The Netherlands. 4
    4.2. Tên họ. 4
    4.3. Hợp đồng, Chữ ký, Dịch vụ, ?... 5
    4.4. Administration cost 5
    4.5. Giấy tờ. 5
    4.6. Chờ đợi 6
    4.7. Xếp hàng. 6
    4.8. Người già. 6
    4.9. Tiếng HL. 6
    4.10. Nạn phân biệt chủng tộc. 6
    4.11. Tính cách của người HL. 7
    4.12. Trung tâm.. 7
    4.13. VVV.. 7
    5. Cuộc sống. 7
    5.1. Residence Permit 7
    5.2. Bảo hiểm sức khỏe (Health Insurance) 8
    5.3. Các loại bảo hiểm khác. 8
    5.4. Bác sĩ gia đình (huisarts) 9
    5.5. Bank. 9
    5.6. Thuế. 11
    5.7. Nhà cửa. 11
    5.8. Phơi quần áo. 13
    5.9. Bưu điện / Hộp thư. 13
    5.10. Điện thoại 13
    5.11. Internet / Thư viện. 15
    5.12. Taxi 15
    5.13. Phương tiện giao thông công cộng. 15
    5.14. Luật giao thông. 17
    5.15. Phương tiện giao thông cá nhân. 17
    5.16. Đi chợ. 18
    5.17. Đồ second-hand. 20
    5.18. Giá cả. 20
    5.19. Ăn uống. 20
    5.20. Đi toalet 21
    5.21. Doe Het Zelf 21
    5.22. Mua vé máy bay về VN.. 21
    6. Tìm đọc. 22
    7. Các địa chỉ trên Web hữu ích. 22
    8. Sử dụng một số web site. 23
    8.1. Gouden Gids. 23
    8.2. Locatienet 23
    8.3. Tìm đường đi (Route Planner) 23
    8.4. Mua bán trên mạng. 23

    1. Giới thiệu
    Ngày càng nhiều người Việt Nam sang Hà Lan (HL) học tập/công tác, do cách biệt về ngôn ngữ (tiếng HL) nên có thể bạn không có đủ thông tin về cuộc sống ở đây trước khi sang, vì vậy chúng tôi, a couple, đang sống ở HL, tóm tắt các thông tin đó trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp được các bạn phần nào.
    Các thông tin chúng tôi ghi ở đây là do thu lượm qua sách vở, hỏi chuyện bạn bè, và sau một thời gian sống ở Eindhoven và Nijmegen, vì vậy có thể có một số chi tiết không phù hợp với trường hợp của bạn hay thành phố nơi bạn sống. Nếu thông tin là cực kỳ quan trọng với bạn, xin liên hệ qua ĐSQ HL ở Việt Nam, trường học hoặc cơ quan ở HL nơi bạn sẽ sang, hoặc các nguồn tin khác. Bạn có thể liên hệ với chúng tôi, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ kiểm tra giúp bạn.
    Bạn nên đọc các thông tin cơ bản về cuộc sống ở HL qua địa chỉ Web dưới đây trước, sau đó hẵng đọc tiếp bài viết này:
    http://www.tue.nl/bia/bezoek.htm#SURVIVAL
    http://www.tue.nl/best/intro2002/sgintro2002.htm
    Web site của một số universiteit khác cũng có phần giới thiệu về cuộc sống ở vùng tương ứng. Xem danh sách các universiteit trong bài về Hệ thống giáo dục ở HL.
    Giá một số mặt hàng/dịch vụ ghi trong bài là tương đối trong khoảng thời gian 2001 ?" 2003.


    2. Chuẩn bị trước khi sang

    Mọi thứ ở HL đều đắt nên bạn mang được gì thì cứ mang. Nếu bạn muốn liệt kê hết những thứ cần dùng thì chỉ việc hình dung một ngày bạn làm những gì, sử dụng đồ gì, ? là ra.
    2.1. Quần áo
    Thời tiết ở HL thất thường, trong một ngày có thể mưa nắng thay phiên nhau, nhiều gió vì thế bạn nên có áo khoác loại không thấm nước. Ngoài áo rét cho mùa đông nên có thêm áo gió, loại nhẹ và không thấm nước, dùng cho mùa xuân hè, dễ dàng cất được vào túi thì tiện nhất, có thể tìm mua ở công ty May 10.
    Đồ cho mùa đông nên có thêm quần len hoặc đông xuân để mặc bên trong, mũ, khăn, tất, găng tay. So với các nước nằm sâu trong lục địa như Đức, Ba Lan, ? thì mùa đông ở HL không phải là lạnh lắm, bạn có thể xem thống kê về thời tiết ở HL tại http://www.knmi.nl/voorl/kd/overzicht/m ... d_new.html
    Người HL nói chung ăn mặc bình thường khi đến trường, công sở, .. vì thế bạn có thể yên tâm với áo phông, quần jean. Nhớ mang theo quần soóc để diện vào mùa hè J
    Đồ đi mưa có lẽ cũng chẳng cần vì ít khi mưa to mà lâu tạnh. Nếu áo khoác không thấm nước thì bạn có thể yên tâm.
    Nếu bạn thích thể thao thì nên mang theo các đồ tương ứng như quần áo bơi, kính bơi, giày thể thao, ... Vùng nào cũng có các khu thể thao trong nhà và ngoài trời (bạn có thể tìm trên bản đồ của thành phố nơi bạn sống), ngoài ra, hầu hết các universiteit đều có khu thể thao riêng dành cho sinh viên. Cả hai nơi đều thu lệ phí (trừ một số sân chơi nhỏ trong công viên hay gần các khu dân cư); các hoạt động diễn ra quanh năm. Khu thể thao của trường TUE còn cho hội viên mượn các dụng cụ thể thao cá nhân như vợt bóng bàn, cầu lông, bóng, ... , tuy nhiên ở trường KUN thì bạn phải trả tiền khi sử dụng những đồ dùng đó. Bạn nên liên hệ với trường của bạn để biết thêm chi tiết.
    Ở Eindhoven, sinh viên trường Fontys có quyền đăng ký làm thẻ ở khu thể thao, thư viện, ? ở trường TUE.

    2.2. Đồ dùng
    Đồ điện ở đây theo chuẩn 220 V, 50 Hz, chân cắm tròn, [oo], bạn nên chuyển hết phích cắm đồ mang theo sang loại này hoặc mang theo ổ cắm trung chuyển nếu còn chỗ.
    Nồi cơm điện chắc là thứ không thể thiếu, tiếp theo là bát, đũa, thìa, dao, kéo: những đồ này nhỏ, mang sang có cái dùng ngay, còn nếu mua mới thì cũng tốn đấy. Chảo có thể mua sau cũng được, giá khoảng 5-10 euro, tuỳ loại. Bạn có thể tìm mua ở chợ và mang theo cái nạo đu đủ, đây là một dụng cụ dài bằng bàn tay, cán gỗ, một đầu dùng để nạo đu đủ/su hào làm nộm, đầu kia để gọt vỏ, rất tiện dụng.
    Giấy, vở, bút, băng dính, pin: nên mang từ nhà đi do bên này giá đắt. Nếu bạn mang theo đồ điện có sử dụng pin thì nên mua pin ở nhà mang theo, ở HL pin dạng con thỏ tầm 2 euro/4 cục, hoặc mua loại pin xạc được, máy xạc pin khá phổ biến ở HL, mua mới tầm 10 ?" 20 euro.
    Nên có balô nhỏ để đựng đồ, đi học cũng như đi mua bán vì các shop bên này không cho túi nilon để đựng đồ thoải mái. Balô loại rẻ nhất ở HL tầm 5 ?" 10 euro.
    Mang theo một ví nhỏ để đựng tiền xu J
    Một ít bông băng, vài viên kháng sinh, cao/dầu gió để đề phòng, xem thêm phần Bảo hiểm sức khoẻ.
    Vài hộp thuốc chống hôi chân, vào mùa lạnh hầu như bạn đi giầy cả ngày, chân sẽ ra mồ hôi, mùi rất khó chịu. Có thể tìm mua ở các hiệu thuốc (ví dụ có loại mang tên Trapha).

    2.3. Giấy tờ
    Copy hộ chiếu, các giấy tờ quan trọng thành mấy bản (không cần công chứng), phòng khi ra police hay các cơ quan cần thiết để làm thủ tục hoặc phòng khi bị mất cắp giấy tờ.
    Chụp mấy kiểu ảnh thẻ các kích cỡ 3x4, 4x6,... và rửa làm nhiều bản để dùng dần.
    Nên có loại ví đeo bụng đủ to để đựng hộ chiếu và các thứ quan trọng, nhất là khi lên máy bay, các thứ đó luôn ở bên mình, mà không bị nhàu nát. Để ở túi ngực dễ bị rơi.

    2.4. Tiền

    Tiền to chắc bạn phải chuyển qua ngân hàng, còn nếu mang theo tiền mặt thì đem euro. Mang ngoại tệ khác sang đây phải đi đổi, tỉ giá chẳng hơn bao nhiêu mà còn bị mất lệ phí chuyển đổi.

    2.5. Chọn ngày bay
    Nếu không có gì vướng mắc bạn nên kiểm tra trước ngày bay, thường các chuyến bay từ châu Á sang đến châu Âu vào buổi sáng, bạn nên tránh đến HL vào ngày nghỉ hay cuối tuần, vào những ngày này các phương tiện giao thông công cộng giảm chuyến, các cửa hàng đóng cửa sớm, thứ 7 đóng lúc 5h pm, siêu thị thực phẩm 8h pm; chủ nhật các cửa hàng đều đóng cửa trừ một ngày chủ nhật nào đó trong tháng (ở Eindhoven là chủ nhật đầu tiên, trong khi ở Nijmegen là chủ nhật thứ hai của tháng) hoặc một số ngày khuyến mại đặc biệt (koopzondag) mở đến 4 hoặc 5h pm; sáng thứ 2 một số cửa hàng đóng cửa, một số nghỉ cả ngày. Trong trường hợp bạn cần mua đồ vào những ngày này, có thể tìm đến các tiệm xăng (tankstation), một số mở vào chủ nhật hoặc ngày nghỉ, bạn có thể mua đồ ăn và một vài thứ khác ở đó.
    Nên đóng đồ gọn gàng, dễ xách, dễ quản lý. Nếu có người đón bạn ở sân bay thì tốt còn nếu không bạn có thể chọn giữa đi phương tiện công cộng hoặc thuê taxi (đắt).
    Tôi nghe nói có dịch vụ xe bus đón người tận nhà đưa đến sân bay, 45 euro/chiều/người, không rõ có chiều ngược lại không.
    Đi Train, đắt nhất là 37.1 euro/người/ngày (22.2 euro nếu dùng thẻ giảm giá) loại vé ngày, đi lại thoải mái. Nếu dùng phương tiện này, đi một mình mà bạn phải đổi tàu giữa đường thì cũng hơi phiền. Tại các ga, bạn phải chú ý đồ đạc của mình, không nên xao lãng, càng gần các trung tâm lớn càng dễ bị mất đồ. Duivendrech là một ga tiêu biểu.
    Nếu có điều kiện bạn nên mua bảo hiểm cho hành lý, vì nếu bị mất cắp ở HL, bạn rất khó có cơ hội tìm lại được, police chỉ giúp bạn một điều là cho một tờ xác nhận bạn đã đến khai báo mất cắp để gửi lại cho công ty bảo hiểm mà thôi. Bọn trộm có rất nhiều cách để lấy đồ của bạn, hành lý bị lơ đãng, hoặc tìm cách bắt chuyện bạn để đồng bọn ra tay, ?
    Các túi nhỏ dễ xách nên cầm trong tay. Bạn có thể check thời gian tàu đến qua các bảng thông tin và bảng giờ tàu trên các sân ga (spoor). Kéo đồ lại gần cửa lên xuống, bỏ từng thứ lên. Nhân viên tàu sẽ để ý xem có khách đang đứng ngay sát cửa lên xuống không trước khi đóng cửa và cho tàu chạy. Nếu thấy có người nào khả nghi (ví dụ không mang theo hành lý gì) ngỏ ý giúp thì nên từ chối vì nhiều khi bọn trộm thường giả làm người đi tàu, lên cửa này rồi xuống cửa khác.
    Khi đã đến thành phố nơi bạn sẽ sống, nên dùng taxi cho tiện.
    Xem thêm phần Phương tiện giao thông công cộng và Tìm đường đi, sân bay chính của HL là Schiphol.

    3. Sau khi sang
    Bạn sẽ phải đến Stad Huis (City Hall), để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Thông thường sau khi đăng ký vài ngày, bạn sẽ nhận được thư Welcome của Stad Huis mời đến để nhận thông tin về thành phố, trong đó có bản đồ thành phố. Để tiết kiệm thời gian đi lại, sau khi đăng ký xong bạn nên quay ra quầy reception xin luôn tập thông tin này.
    Nếu trong nhà bạn chưa có danh bạ điện thoại (Telefoongids) và Gouden Gids (Yellow Pages), bạn có thể ra Post Kantoor (Post Office) bất kỳ trong khu vực để xin (miễn phí). Xem thêm phần Bưu điện/Hộp thư.
    Trong thời gian mới sang chắc bạn sẽ có nhiều thời gian rảnh, bạn nên dành thời gian tìm địa chỉ các cửa hàng gần nhà / trung tâm / trên đường đến trường tiện cho việc sinh hoạt sau này như: siêu thị (supermarkt), hàng thịt (slagerij), hàng tàu (toko), đồ dùng gia đình, dụng cụ, ... Xem thêm phần Đi chợ.
    Khi đăng ký bảo hiểm sức khoẻ, bạn nên liên hệ và đăng ký bác sĩ gia đình ngay. Xem thêm phần Bảo hiểm sức khoẻ và Bác sĩ gia đình.
    Bạn cũng sẽ nhận được thông báo của GGD, (thường nằm gần Stad Huis), mời đến chụp phổi. Lý do là VN nằm trong khu vực có tỉ lệ bệnh lao phổi cao, những người đến từ những vùng như vậy đều được yêu cầu đến chụp để chính quyền quản lý trong vòng 2 năm đầu. Lần chụp đầu tiên là bắt buộc, khoảng 6 tháng sau là đợt hai. Bạn có thể hỏi bác sĩ gia đình để từ chối không bị chụp lần 2 (chụp X-quang có hại cho sức khoẻ), khi bạn từ chối, nhân viên GGD sẽ hỏi lý do, nếu có bác sĩ khuyên thì nhanh gọn. (Eindhoven)
    Sau khi xong các thủ tục cần thiết, nên có sẵn các thứ sau trong người:
    ? Thẻ điện thoại để sử dụng ở các bốt điện thoại công cộng, phổ biến là thẻ của KPN, Telfort, kể cả khi bạn có mobile
    ? Strippen Kaart
    ? Ảnh thẻ vài kích cỡ
    ? Các số điện thoại quan trọng ghi ra giấy như: số điện thoại đến ngân hàng báo mất thẻ, số điện thoại người quen trong trường hợp cần, số điện thoại đến bác sĩ trong giờ làm việc và ngoài giờ làm việc, ?
    ? Khoảng 20 euro tiền mặt, tiền giấy và tiền xu, phòng khi không có ATM ở gần, và để mua đồ ở các máy tự động (chỉ nhận tiền xu).
    ? Thẻ sinh viên, có thể dùng khi đi xem phim hoặc vào một số địa điểm J
    Ngoài ra, nếu bạn ở xa trung tâm hoặc trường học/cơ quan, nên ghi lại lịch các tuyến xe bus/tram/metro ở gần nhà. Điều này càng quan trọng khi bạn có việc đi xa vào buổi sáng sớm hoặc tối khuya (ra sân bay chẳng hạn), có thể có những tuyến xe gần nhà mà không nằm trên đường đi hàng ngày của bạn. Nắm được tuyến đường của các phương tiện này từ trung tâm về nhà bạn, xem ở phòng bán vé xe bus ở ga tàu hoặc trên mạng.

    to be continued...
    Được BEngA1 sửa chữa / chuyển vào 00:04 ngày 25/05/2008
  4. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    4. Thông tin chung
    4.1. Holland hay The Netherlands
    Holland là tên của khu vực ở phía tây HL (hiện nay là hai tỉnh North Holland và South Holland), Hoà Lan hay Hà Lan là tên tiếng Việt của từ này, tuy nhiên cũng như nước Anh với England/English và Britain/British, tốt nhất hãy dùng The Netherlands cùng tính từ Dutch.
    4.2. Tên họ
    Khác với VN, người HL gọi nhau bằng họ, chỉ gọi tên khi đã quen biết hoặc trong những trường hợp không cần xã giao (bạn bè với nhau chẳng hạn). Gặp lần đầu, sau khi chào nhau hai người sẽ bắt tay và xưng họ của mình.
    Phần tên và đệm trên giấy tờ thường được viết tắt, ví dụ Nguyễn Văn Nam có thể được chuyển thành Nam V. Nguyen hoặc V. N. Nguyen, hoặc Van Nam Nguyen. Theo tôi bạn nên chọn một mẫu và khi làm giấy tờ đề nghị họ ghi theo mẫu đó cho thống nhất.
    Một số từ thường gặp khi điền form:
    Achternaam
    Họ (Last name)
    Voornaam
    Tên (First name)
    Voorletter
    Viết tắt của tên (Initial)
    Naam
    Tên họ (Full name)
    Geboortedatum
    Ngày tháng năm sinh
    Geslacht
    Giới tính
    Man (M)
    Nam (Male)
    Vrouw (V)
    Nữ (Female)
    Huisnummer
    Số nhà
    Straat
    Phố
    Woonplaats
    Tên thành phố nơi bạn đăng ký địa chỉ
    Plaats
    Tên thành phố nơi bạn làm form
    Datum
    Ngày tháng lúc làm form
    Handtekening
    Chữ ký / Ký tên

    4.3. Hợp đồng, Chữ ký, Dịch vụ, ?
    Khi bạn mới sang cũng như trong quá trình sống ở HL, sẽ phải làm một số hợp đồng và ký rất nhiều. Đa phần các hợp đồng ghi bằng tiếng HL, trước khi ký nên hỏi rõ nội dung hợp đồng, không nên tặc lưỡi mà ký đại.
    Khi bạn làm hợp đồng sử dụng dịch vụ, hãy hỏi luôn thủ tục khi muốn kết thúc, để tránh mất tiền thêm sau này. Ví dụ: thuê nhà, muốn trả nhà phải thông báo trước 30 ngày nếu không phải trả tiền thêm một tháng. Một số công ty bảo hiểm tự động thu tiền năm kế tiếp nếu bạn không viết thư ngừng dịch vụ trước 1 tháng so với ngày hết hạn của năm hiện tại, ?
    Khi bạn muốn ngưng dịch vụ, bạn phải viết thư có chữ ký và gửi qua bưu điện hoặc fax đến công ty cung cấp dịch vụ, để nếu có xảy ra tranh chấp/kiện cáo sau này, bạn sẽ không bị thua thiệt.
    Không phải cái gì ở HL cũng tốt, một số công ty tư nhân/cá nhân sau khi cung cấp dịch vụ ban đầu cho bạn xong thì xử sự rất tồi, không như ban đầu. Do đó bạn nên hỏi luôn, ngay trước khi sử dụng dịch vụ, phải làm những gì nếu có vấn đề xảy ra, số điện thoại liên hệ, tên người làm hợp đồng/dịch vụ cho bạn, ?
    Khi bạn mua đồ điện như TV, tủ lạnh, máy giặt, DVD player, ? bạn có thể phải trả thêm tiền thuế môi trường. Tuỳ mặt hàng bạn có thể được hoàn lại một phần tiền, ví dụ có loại tủ lạnh, giá bán là 300 euro, khi mua bạn trả thêm 50 euro gọi là thuế môi trường, cửa hàng sẽ đưa form để bạn điền thông tin và gửi cho NRE (công ty điện/năng lượng), sau một thời gian, NRE sẽ gửi lại bạn khoản tiền này.


    4.4. Administration cost

    Khi bạn mua/sử dụng một số loại dịch vụ, bạn phải trả thêm một khoản tiền gọi là Administration cost, ví dụ như khi mua bảo hiểm, làm thẻ thư viện, ?
    Khoản tiền này cũng áp dụng cho trường hợp bạn chậm đóng tiền hay thực hiện nghĩa vụ nào đó, ví dụ bạn phải đóng tiền thuế cho Gemeente hàng năm (hoặc hàng tháng), nếu bạn chưa đóng trong thời hạn ghi trên phiếu, sau một thời gian phiếu được gửi lại, cộng thêm một khoản tiền phạt gọi là Administration cost, càng để lâu, tiền phạt càng tăng. Trường hợp xấu nhất sẽ bị đưa ra toà.


    4.5. Giấy tờ

    Bạn nên cất giữ không chỉ các hợp đồng, mà cả giấy tờ liên quan đến hợp đồng, như thư từ thông báo, các bill mua hàng, thanh toán tiền, ? Các giấy tờ này sẽ giúp cho bạn lần ngược lại thông tin trong trường hợp có chuyện bất thường xảy ra.
    Các bill mua hàng có thể dùng trong trường hợp nhập nhằng thanh toán, bảo hành đồ, cũng như khi bạn bị mất đồ mà có bảo hiểm, khi đó bạn có thể kê khai và được bồi hoàn nguyên vẹn.

    4.6. Chờ đợi
    Thủ tục hành chính cũng như dịch vụ ở HL nói chung không ?onhanh? như ở VN, thường là bạn không thể can thiệp vào được. Ví dụ, khi sang HL, trong vòng mấy ngày đầu bạn phải ra đăng ký ở Stad Huis, nhưng phải hai tháng sau kể từ ngày ra đăng ký bạn mới có thể nhận được residence permit card; hay nếu bạn đăng ký lắp điện thoại cố định, bạn đừng hy vọng có ngay, phải mất vài tuần.
    Đặc biệt vào mùa hè, tháng 7 và tháng 8, mọi người đi nghỉ nhiều nên các công việc giấy tờ thường bị đình trệ.
    Gần như mọi thứ ở HL đều phải make appointment, tuỳ trường hợp mà thời gian gặp gỡ là xa hay gần. Vì mọi việc đều lên lịch nên mọi người cần phải đúng giờ.

    4.7. Xếp hàng
    Một nguyên tắc phổ biến ở HL là ?oFirst come, first served?, vì vậy ở bất cứ nơi đông người nào, mua vé, rút tiền,... bạn cũng nên tuân thủ nguyên tắc này.
    Tại các office, bưu điện, cửa hàng đông khách,... thường có số thứ tự. Khi vào cửa bạn nhớ để ý lấy vé từ một máy in số tự động, nhân viên phục vụ sẽ gọi khách theo số ghi trên vé, một bảng điện ở trên cao sẽ hiện ra số vé của người đang được gọi và quầy tương ứng.
    Một số nơi có thể không có máy in số, trong trường hợp này bạn phải để ý xem ai đến trước mình và claim nếu có người đến sau lại tranh chỗ của bạn, người HL rất coi trọng chuyện này, thậm chí nếu nhân viên phục vụ để ý thấy một người vào sau vô tình chen lên trước thì họ sẽ nhắc ngay.


    4.8. Người già

    Người già ở HL rất nhiều và họ được hưởng các ưu đãi của xã hội cũng như sự tôn trọng của mọi người xung quanh, vì vậy bạn nên tuân thủ nguyên tắc này, chào hỏi, nhường bước cho người già ở những nơi công cộng, lên xuống xe, trên đường phố,? Còn lúc xếp hàng, tuỳ thuộc J


    4.9. Tiếng HL

    Nếu biết tiếng HL bạn sẽ dễ dàng sống ở đây hơn vì mọi thứ đều ghi/nói bằng tiếng HL, kể cả giấy tờ của các cơ quan chính quyền gửi đến cho bạn, chưa nói đến chuyện bạn sẽ biết được các thông tin quan trọng liên quan đến cuộc sống thường ngày như các thay đổi về chính sách của nhà nước cũng như của các công ty, khuyến mại, các sự kiện đang/sắp diễn ra, ?
    Khi bạn mới sang, hoặc không ở lâu dài, chưa có điều kiện học tiếng HL, bạn có thể đọc báo tiếng Anh ở thư viện địa phương (Openbare Bibliotheek), một số đầu báo nước ngoài đăng tin về HL như Herald Tribune,?
    Mặc dù người HL nói tiếng Anh rất tốt nhưng trừ khi bạn hỏi, còn thì ? Nội dung tiếng Anh của phần lớn các web site ít hơn rất nhiều so với phần tiếng HL tương ứng. Đôi khi bạn phải hứng chịu ác cảm của người HL khi nói chuyện với họ bằng tiếng Anh.
    Để học tiếng HL bạn có thể liên hệ ROC (Regionaal Opleidingen Centrum), trường này có các khoá dạy tiếng HL (Nederlands voor buitenlander / Nederlands als tweede taal) bên cạnh các khoá hướng nghiệp khác, với giá vừa phải nếu so với các khoá học tương ứng của các universiteit tổ chức. ROC có chi nhánh ở nhiều nơi trong HL. Nếu đã có ý định học tiếng HL thì nên đến ROC lấy form để nộp luôn, ROC luôn có rất nhiều người đến đăng ký học nên bạn có thể phải đợi đến khoá sau mới đến lượt (3 tháng hoặc lâu hơn). Như ở Eindhoven, một năm có 4 khoá, khoá chính mở vào tháng 8/9, lệ phí giảm dần nếu bạn học vào thời điểm gấn cuối năm học. Trước khi vào học, học viên được phỏng vấn để xếp lớp. ROC có các khoá học ban ngày và chiều tối, trung bình bạn phải/nên học 2 năm J Một người bạn cho biết học ở ROC ban ngày sẽ được giáo viên luyện cho kỹ hơn.
    Khi liên hệ với ROC, có thể họ sẽ hỏi bạn có phải là nieuwkomer (new comer) không. Từ này được dùng để chỉ những người mới nhập cư vào HL (immigrant), những người đó phải/có quyền tham gia vào chương trình đặc biệt và miễn phí của chính phủ để hội nhập dần với cuộc sống ở HL, trong đó có khoá học tiếng HL ở ROC.

    4.10. Nạn phân biệt chủng tộc
    Gọi là phân biệt chủng tộc thì có vẻ hơi quá nhưng sự coi thường dân các nước khác ở HL là có thật. Nhiều người HL, các lứa tuổi, có thái độ không tốt đối với người nước ngoài, ngay cả khi những người này không làm gì sai trái. Tất nhiên bên cạnh đó có những người HL rất tốt. Nhìn chung, người HL sử sự tốt, hẳn bạn còn nhớ cách ông huấn luyện viên người HL của đội Hàn Quốc năm 2002 trả lời phỏng vấn.
    4.11. Tính cách của người HL
    Nếu bạn đọc sách thì có thể thấy người ta nói rằng dân HL có lòng khoan dung (tolerant), tuy nhiên tôi chưa nhận thấy điều này trong thời gian đến sống ở đây, hy vọng bạn sẽ nhận thấy J
    Thẳng là một tính cách dễ nhận thấy của người HL, dù họ luôn lịch sự một cách khách sáo hoặc lạnh.
    Tiết kiệm. Mức trợ cấp thất nghiệp ở HL khoảng 1000 euro/tháng, lương của PhD student năm đầu tiên khoảng 1000 euro/tháng, lương của người công nhân bình thường khoảng 1500 euro/tháng, lương của những thành phần khác trung bình khoảng 2000 ?" 4000 euro/tháng, đây là mức lương của số đông sau thuế. Hàng tháng người dân phải chi các khoản tiền cho thuê nhà, ăn, bảo hiểm, thuế, ? Một năm có hơn 30 ngày nghỉ ăn lương, (phải) đi chơi ? Rất nhiều các khoản cần chi mà thu nhập thì phần lớn chỉ có lương.
    Bạn sẽ thấy chợ second-hand (in open air) ở đây rất phổ biến, vài lần trong năm đều có các dịp để người dân tham gia bán mua. Vào ngày sinh nhật nữ hoàng, 30/4, ở hầu hết các thành phố đều có chợ second-hand. Các cửa hàng bán đồ second-hand có lẽ ở thành phố nào cũng có.

    4.12. Trung tâm
    Các thành phố/thị trấn to nhỏ ở HL đều có khu trung tâm (centrum), trong các khu dân cư cũng có các khu tương tự nhưng nhỏ hơn gọi là winkel centrum.
    Phần lớn các địa điểm thú vị đều nằm trong khu trung tâm, một khu vực nhỏ tại đây được dành cho các hoạt động buôn bán và là địa điểm để mọi người đến dạo chơi, khu vực này cấm các loại xe đi lại trong thời gian ban ngày (có biển đề), nếu bị bắt bạn có thể phải nộp đến 50 euro tiền phạt.

    4.13. VVV
    Mỗi một thành phố/thị trấn lớn hay nhỏ ở HL đều có một nhà VVV ở gần trung tâm. VVV chuyên cung cấp thông tin miễn phí hoặc không về các địa điểm du lịch, khách sạn, các hoạt động sắp diễn ra trong khu vực,... Bạn có thể mua các ấn phẩm về du lịch, quà tặng, hoặc lấy tờ rơi về các sự kiện sắp diễn ra ở khu vực. Giá bán ở VVV thường đắt hơn các cửa hàng khác một chút.
  5. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    5. Cuộc sống
    5.1. Residence Permit
    Khi đăng ký ở Stad Huis, hộ chiếu của bạn sẽ được dán thêm visa (sticker), đây là loại visa tạm thời cho phép bạn ở lại HL trong khi chờ làm thẻ temporary residence permit (TRP), loại visa này chỉ có giá trị trong HL, bạn không thể dùng nó để đi các nước xung quanh hợp pháp.
    Khi chưa có thẻ TRP mà bạn muốn sang các nước xung quanh hoặc có việc phải đi ra khỏi HL (một cách hợp pháp), bạn có thể ra Aliens Police trình bày, nếu được chấp nhận, police sẽ dán cho bạn visa loại khác cho phép đi trong các nước thuộc khối Schengen hoặc cho visa vào lại HL (visa mà bạn nhận được lần đầu tiên ở VN cho phép vào HL và có giá trị trong vòng 3 ngày, sau đó bạn phải ra chính quyền đăng ký; Visa du lịch thuộc loại khác).
    Sau khi đăng ký một thời gian, bạn sẽ nhận được thư kèm hoá đơn ghi lệ phí làm thẻ. Bạn điền bank account number, ký tên vào form rồi gửi cho ngân hàng để chuyển tiền. Sau đó vài tuần, bạn sẽ nhận được thư mời đến lấy thẻ.
    3 ?" 4 tháng trước khi thẻ hết hạn, bạn sẽ nhận được thư của police thông báo thủ tục làm lại thẻ. Mọi việc lặp lại. Nếu qua thời hạn thẻ cũ mà bạn chưa nhận được thẻ mới thì cũng đừng quá lo, chỉ việc gọi cho police để hỏi tình hình. Nếu bạn có việc ra khỏi HL trong thời gian này, bạn có thể đề nghị police cho visa thay thế (visa quay lại and/or visa tạm trú). Một số người cho biết hiện nay Aliens Police làm chặt hơn, họ không cấp visa loại tạm thời dễ dàng như trước.
    Nếu bạn chuyển nhà (chuyển địa chỉ), bạn phải thông báo ngay lập tức địa chỉ mới của bạn cho Stad Huis cũng như Aliens Police, 1 tuần sau, gọi điện lại kiểm tra cho chắc vì có trường hợp đã gửi thư báo đổi địa chỉ rồi nhưng police bỏ sót.
    TRP có giá trị đúng như tên gọi của nó, vì thế khi đi sang các nước khác, kể cả các nước thuộc khối Schengen, bạn phải mang cả hộ chiếu lẫn TRP.
    Bạn có thể đọc thêm về lệ phí làm thẻ cũng như các thông tin liên quan tại web site của IND (Immigration and Naturalization Service) http://www.ind.nl/home.asp?LangID=1
    5.2. Bảo hiểm sức khỏe (Health Insurance)
    Bảo hiểm sức khỏe là điều bắt buộc với mỗi người đến sống ở HL trong khoảng thời gian dài hơn 3 tháng. Nếu bạn chỉ ở HL dưới 3 tháng, bạn có thể không mua bảo hiểm sức khoẻ, như thế hơi mạo hiểm vì nếu bạn bị ốm, chi phí cho khám bệnh rất cao, từ 20 euro trở lên (mới ở mức bác sĩ gia đình), chưa kể tiền thuốc.
    Tuỳ theo từng công ty bảo hiểm, tuỳ theo tình trạng của mỗi cá nhân mà mức đóng bảo hiểm khác nhau. Mức thấp nhất, Basic, là mức tối thiểu mà mọi người kể cả người dân HL, phải và được quyền có. Mức này bao gồm chi phí khám bệnh cũng như tiền mua thuốc cho các bệnh thông thường. Các khoản mục như răng, kính thuốc (cận, viễn, ?),... không nằm trong mức Basic mà thuộc các mức trên. Mức càng cao thì số tiền tương ứng bạn phải đóng càng cao và các benefit bạn được hưởng cũng nhiều hơn. Ví dụ, khi bạn đi mua kính thuốc, bạn sẽ được công ty bảo hiểm chi trả cho một phần nếu bạn đăng ký mức thấp và sẽ được chi trả toàn bộ nếu bạn đăng ký mức cao.
    Theo ý kiến riêng của tôi, nếu bạn không có nhu cầu bảo hiểm một số bệnh đặc biệt thì không nhất thiết phải mua bảo hiểm mức cao, tất nhiên còn tuỳ thuộc yêu cầu riêng của từng trường hợp. Như chúng tôi hiện nay đang đăng ký bảo hiểm của VGZ với mức Limited, đóng 33 euro/tháng/người (mới tăng đầu năm 2003). Có bạn sinh viên sang đây học tự túc thì phải mua bảo hiểm trọn gói 600 euro/năm (trước năm 2003), tức là 50 euro/tháng. Người ta giải thích khoản tiền cao này là để nhằm đề phòng cả trường hợp bạn gây tai nạn cho người khác, khi đó công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả cho nạn nhân thay bạn, có lẽ đây là bảo hiểm gộp. Xem thêm phần Các loại bảo hiểm khác.
    Dù thế nào đi nữa, khi bạn làm hợp đồng bảo hiểm, hãy đề nghị công ty bảo hiểm cho biết các mức bảo hiểm họ bán ra, các benefit tương ứng, các điều khoản ràng buộc, các thủ tục cần thực hiện như nộp tiền hàng tháng hay một cục (rẻ hơn so với nộp hàng tháng), khi bạn ốm đau, ... ra sao.
    Với trường hợp bạn đi qua các công ty tư vấn du học, nếu có thể hãy hỏi ĐSQ HL ở VN xem có nhất thiết phải mua bảo hiểm sức khoẻ ở mức cao nhất không. Thêm nữa bạn có thể không bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khoẻ trước khi sang, (như vậy bạn có thể tránh được các trung gian khi mua bảo hiểm), nếu có điều kiện tôi sẽ kiểm tra lại thông tin này.
    Xem thêm phần nói về Bác sĩ gia đình.
    5.3. Các loại bảo hiểm khác
    Bảo hiểm đồ đạc trong nhà (Furniture Insurance)
    Nếu nhà mà bạn đang ở (ở HL) không đảm bảo về an ninh, ví dụ như ở tầng trệt có cửa kính, bạn có thể liên hệ mua loại bảo hiểm này. Các ngân hàng như ABN-AMRO cung cấp dịch vụ này, khoảng 30 euro/năm. Mức phí tuỳ thuộc vào tổng giá trị tài sản mà bạn muốn bảo hiểm và một số thông tin cá nhân khác của bạn.
    Một số khu nhà có bảo hiểm cửa kính riêng, phụ thuộc hợp đồng thuê nhà của bạn, khi cửa kính bị vỡ, bạn thông báo và họ sẽ đến thay thế. Xem thêm phần Nhà cửa.
    Ở ABN-AMRO, các hợp đồng bảo hiểm loại này bắt đầu vào ngày 26 hàng tháng, nếu bạn làm hợp đồng có hiệu lực trước ngày 26, bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền tương ứng từ ngày đó đến ngày 26, cộng thêm tiền Administration. Lưu ý chuyện này khi làm hợp đồng, kể cả với các công ty khác.
    Bảo hiểm trách nhiệm (Liability Insurance)
    Hầu như người dân HL nào cũng mua loại bảo hiểm này, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả cho bạn trong trường hợp bạn gây thiệt hại cho người khác, ví dụ như bạn đi xe đâm phải người khác, hay bạn đến nhà người khác chơi và làm hỏng đồ của họ, ...
    Mức phí tuỳ thuộc vào giá trị tiền đền bù tối đa mà bạn muốn được bảo hiểm. Ví dụ mức 450 000 euro thì phải trả khoảng 50 euro/năm/2 người, tức là nếu bạn gây thiệt hại cho người khác thì công ty bảo hiểm sẽ đứng ra chi trả cho người đó thay cho bạn, tối đa là 450 000 euro.
    Tôi được biết, với người nước ngoài tạm trú ở HL trong thời gian ngắn (vài năm), mức tiền tối đa phải đền bù chỉ khoảng 400 000 euro, theo luật, (nếu có điều kiện tôi sẽ kiểm tra lại thông tin này chính xác hơn). Như vậy, bạn chỉ cần mua loại bảo hiểm mức dưới 500 000.
    Bảo hiểm du lịch (Travel Insurance)
    Loại bảo hiểm này bảo hiểm hành lý, sức khoẻ và các rủi ro khác có thể xảy ra dọc đường như trễ tàu, xe, ...
    Tuỳ theo tình hình cụ thể mà nhu cầu của bạn có thể thay đổi, ví dụ nếu bảo hiểm sức khoẻ của bạn bao trọn cả trường hợp bạn ở ngoài HL thì bạn không cần mua phần bảo hiểm sức khoẻ trong Travel Insurance; hay nếu đồ đạc của bạn không có gì đáng giá thì cũng không nhất thiết phải mua bảo hiểm hành lý.
    Để mua loại bảo hiểm này bạn có thể liên hệ các đại lý du lịch như D-Reizen, ANWB, ... ; các công ty bảo hiểm như VGZ, ? ; các công ty dịch vụ như Cantos, ... Mức phí khoảng 2 euro/ngày hoặc 50 euro/năm, tuỳ thuộc.
    Bảo hiểm khác
    Một xã hội ổn định như HL có rất nhiều loại bảo hiểm. Vấn đề là bạn có cần hay không J Ở các thành phố lớn hay xảy ra mất cắp xe đạp, thì có bảo hiểm cho xe đạp. Bạn đi xe máy hay ô tô, bắt buộc phải có bảo hiểm, ? Xem thêm phần Phương tiện giao thông cá nhân.
    5.4. Bác sĩ gia đình (huisarts)
    Bạn nên đăng ký tại một phòng khám nào đó càng sớm càng tốt sau khi sang.
    Không phải phòng khám nào cũng chấp nhận bạn vì họ thường đã có quá nhiều người đăng ký rồi, nhất là ở các khu dân cư xa trung tâm. Ngoài ra bạn có thể đăng ký ở phòng khám khác nếu thấy không thích nơi hiện tại.
    Thông thường bạn có thể đăng ký khám bệnh tại một phòng khám nào đó gần nhà, nếu bệnh nhẹ thì tự đến phòng khám, còn nếu bệnh nặng không đi được bác sĩ sẽ đến tận nhà. Thêm nữa, khi đã có bảo hiểm sức khoẻ thì phí tổn sẽ được gửi thẳng đến công ty bảo hiểm, người bệnh không phải trả tiền cho mỗi lần đến khám. Khi bạn cầm đơn của bác sĩ ra cửa hàng thuốc (apotheek) mà có thẻ bảo hiểm sức khỏe thì cũng không phải trả tiền.
    Các phòng khám này chỉ khám bệnh thông thường, nếu bệnh nặng hoặc vượt quá chuyên môn, bác sĩ sẽ gửi bệnh nhân đến khám chuyên khoa (specialist). Bệnh nhân không thể trực tiếp đến gặp specialist mà không có giới thiệu của bác sĩ gia đình.
    Bạn hãy liên lạc với công ty bảo hiểm để có được danh sách các phòng khám ở quanh khu vực nơi bạn sống hoặc tìm trong Gouden Gids (từ khoá: huisarts). Có thể một số công ty bảo hiểm không liên kết trực tiếp với các phòng khám, hiệu thuốc, trong trường hợp này, bạn phải trả bằng tiền mặt.
    Nếu bạn không đăng ký tại một phòng khám nào đó, bạn vẫn có thể đến khám bệnh tại các phòng khám thông thường và được chuyển đến specialist qua giới thiệu của bác sĩ ở đó, tuy nhiên bạn không có được thuận lợi như trường hợp trên (được bác sĩ đến nhà khi bệnh nặng ??!! và không phải trả tiền mặt mỗi lần đi khám hay mua thuốc). Để nhận lại tiền từ công ty bảo hiểm, bạn phải gửi hoá đơn khám bệnh, mua thuốc, sau đó công ty bảo hiểm sẽ gửi tiền trả bạn.
    Trong cả hai trường hợp, bạn luôn phải make appointment với phòng khám, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà ngày hẹn là xa hay gần. Sau khi đăng ký tại một phòng khám, bạn sẽ nhận được một tờ rơi ghi số điện thoại của phòng khám trong giờ làm việc, speedline, ? , và số điện thoại để liên lạc ngoài giờ làm việc hay trong các ngày lễ.
    Bình thường bác sĩ sẽ dành cho bạn 10?T mỗi lần gặp, nếu bạn nghĩ cần nhiều thời gian hơn thì khi make appointment bạn phải nói rõ ngay lúc đó. Schedule của bác sĩ, specialist ở HL dường như lúc nào cũng kín. Một người quen của chúng tôi có lần bị ngã xe đạp, gãy 3 cái răng, phải đến specialist 3 lần, vì mỗi lần chỉ làm được 1 cái !!! Nhân đây cũng nhắc bạn nên cẩn thận vào mùa đông, sáng ra ở các kẽ nứt hay chỗ trũng trên đường, nước đọng lại thành băng, trong suốt rất khó nhìn, hoặc tuyết đông lại thành băng, đi xe (các loại) cũng như đi bộ qua rất nguy hiểm. Tất nhiên trường hợp khẩn cấp luôn được ưu tiên, nhưng khi đã ra ngoài sự nguy hiểm bạn vẫn sẽ phải chờ đợi như bình thường J
    Khi bạn được giới thiệu đến specialist, bạn nên hỏi trước xem ở đó có phải làm thủ tục đăng ký không mà thu xếp thời gian đến trước giờ hẹn 15-20?T. Ở các bệnh viện (ziekenhuis), khi đến khám lần đầu, bạn phải làm thủ tục đăng ký (mang theo thư của huisarts và thẻ bảo hiểm sức khoẻ) và được cấp cho một thẻ của bệnh viện riêng, chỗ đăng ký này thường nằm ngay cửa ra vào rất dễ thấy; sau đó bạn mới đến chuyên khoa được giới thiệu, tại đó bạn chỉ cần đưa thư của huisarts và dùng thẻ của bệnh viện vừa được cấp, rồi ngồi đợi. Nếu đã có thẻ bệnh viện rồi bạn có thể đến thẳng chuyên khoa. Vì thời gian của specialist dành cho mỗi người bệnh đều được lên lịch chặt chẽ, bạn nên thu xếp để đến chuyên khoa của specialist đúng giờ.
  6. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    5.5. Bank
    Mọi cá nhân ở HL đều có tài khoản (account) ở ngân hàng và có ít nhất một thẻ ngân hàng (bank card) dùng cho việc thanh toán hàng ngày. Có hai loại tài khoản phổ biến, current account và saving account. Loại đầu dùng cho việc thanh toán hàng ngày, lãi suất thấp, loại sau dùng để tiết kiệm, lãi suất cao hơn.
    Bạn có thể mở tài khoản ở các ngân hàng như ABN-AMRO, Rabo, Fortis, Post, ... Các bank này có chi nhánh ở mọi nơi, bạn chỉ cần đến một trong các chi nhánh là mở được tài khoản. Bạn phải make appointment cho việc mở tài khoản.
    Có thể bạn đã nghe đến tên của ABN-AMRO trước khi sang HL, tuy nhiên nổi tiếng cũng chưa chắc đã là tốt nhất. Do tính chất cạnh tranh nên đa phần các ngân hàng đều cung cấp các dịch vụ na ná nhau. Với Rabo bank card, bạn có thể mua vé vào một số bảo tàng rẻ hơn 50% giá quy định (tương tự như thẻ đi tàu giảm giá). Vì vậy nếu có thời gian bạn nên check qua một số ngân hàng trước khi mở tài khoản.
    Về lãi suất: hiện tại (2003) ABN-AMRO có mấy loại lãi suất, loại gọi là Internet Plus lãi suất 4% (có những ràng buộc nhất định), bình thường là 3%.
    Về sự thuận tiện: các ngân hàng đều có chi nhánh ở mọi thành phố, các trung tâm dân cư, đặc biệt là Post Bank, ở các chi cục bưu điện đều có máy rút tiền của ngân hàng này và kiêm chi nhánh luôn.
    Với mỗi tài khoản, bạn sẽ nhận được một thẻ gọi là bank card, thông thường các ngân hàng ở đây tham gia PIN System, hệ thống thanh toán qua thẻ ngân hàng, nên thẻ này còn gọi là PIN card. Trên thẻ có ghi số tài khoản, tên của bạn. Tuỳ theo bank, ví dụ ABN-AMRO, sau khi đăng ký một tuần, bạn sẽ nhận được bank card qua đường bưu điện, để sử dụng thẻ, bạn phải ra bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng để activate card, tại đó bạn sẽ được yêu cầu gõ vào 4 chữ số, đây là PIN code của card, bạn phải giữ bí mật 4 con số này. Bank card và PIN code đi đôi với nhau tạo thành một chìa khoá mỗi khi bạn muốn dùng tài khoản. Dùng bank card, bạn có thể rút tiền mặt (cash) tại các máy rút tiền tự động (ATM) hay thanh toán tại một số siêu thị, cửa hàng,... Những nơi nào chấp nhận thanh toán bằng thẻ ngân hàng sẽ có biểu tượng của PIN System. Một số cửa hàng có thể thu thêm một khoản tiền khoảng 10 đến 20 cent cho mỗi lần thanh toán dùng PIN card (ví dụ các cửa hàng nhỏ của dân Tàu) hoặc khi số tiền thanh toán nhỏ hơn 10 euro (ví dụ như Blocker).
    Thông thường, thẻ của bank nào thì chỉ rút được tiền ở ATM của bank đó. Tuy nhiên bạn có thể yêu cầu được sử dụng một loại thẻ có tên Euro Pas (ở ABN-AMRO bây giờ gọi là World Pas), bạn phải trả 11.5 euro/năm để sử dụng loại thẻ này, bù lại bạn có thể rút tiền từ bất kỳ ATM nào trên toàn thế giới. Lưu ý nếu bạn rút tiền ngoài HL, bạn phải trả thêm một khoản lệ phí khoảng 4 euro/lần, hiện nay (2003) với thẻ Euro Pas hoặc World Pas của ABN-AMRO, nếu bạn rút tiền euro ngoài HL thì không phải trả thêm lệ phí. Tôi chắc các bank khác cũng có chính sách tương tự.
    Ngoài bank card, bạn còn nhận được một tập form dùng để chuyển tiền từ account sang account khác (account khác của bạn hay account của người khác), hai account có thể cùng một bank hoặc khác bank nhưng ở trong địa phận HL. Loại form chuyển tiền quốc tế, bạn phải yêu cầu thì bank sẽ gửi cho bạn.
    Hàng tháng bank sẽ gửi cho bạn account statement ghi chi tiết các khoản tiền gửi vào (cre***), rút ra (debit) ở tài khoản.
    Sau khi mở tài khoản, sẽ rất ít khi bạn phải đến bank. Mọi yêu cầu đều có thể thực hiện qua phone hay postal mail, email, ... Bạn nhớ xin một tập phong bì của bank để sử dụng khi cần, miễn phí. Trên phong bì đã in sẵn địa chỉ gửi đến bank và không cần phải dán tem, mỗi khi có yêu cầu cụ thể hay cần chuyển tiền, bạn chỉ việc cho thư hoặc form chuyển tiền đã điền vào phong bì rồi đem bỏ vào thùng thư gần nhất là xong, không cần phải đến tận nơi.
    Ngoài bank card, các ngân hàng còn có thẻ tín dụng (cre*** card), và một số loại hình dịch vụ khác như chuyển tiền từ account này sang account khác qua điện thoại, theo dõi account qua Internet,... Hãy liên hệ với các bank để biết rõ chi tiết.
    Nếu bạn có account ở ABN-AMRO, bạn có thể đăng ký dịch vụ Internet Bank, miễn phí. Bạn ra bất cứ chi nhánh nào của ABN-AMRO, đề nghi họ giúp đỡ, hoặc nếu bạn biết tiếng HL có thể đăng ký trực tiếp qua web site của ABN-AMRO. Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ nhận được form ghi rõ thể lệ nếu sử dụng dịch vụ, bạn đồng ý thì ký và gửi lại 1 bản cho bank. Tiếp đó bạn sẽ nhận được e.dentifier, đó là một máy nhỏ dùng để chuyển đổi mật mã mỗi lần truy nhập account qua Internet. Với Internet Bank, bạn có thể kiểm tra account, ra lệnh chuyển tiền, ? qua Internet rất tiện. Xem thêm ở http://www.abnamro.nl/english/
    Rút tiền từ ATM
    Tại các khu đông dân cư, shopping, các điểm đông người qua lại như ga tàu, trung tâm đều có các ATM. Để ý bạn sẽ thấy ATM có một màn hình nhỏ, một bàn phím và ba khe. Ba khe có độ rộng khác nhau gồm: khe nhét thẻ, khe đẩy tiền ra và khe in giấy xác nhận rút tiền.
    Trước tiên bạn cho thẻ theo đúng chiều vào khe dành cho nó, tuỳ theo ATM, bạn sẽ dễ dàng xác định ra chiều để cho thẻ vào. Sau đó màn hình sẽ hiện lên dòng chữ bằng tiếng HL hoặc tiếng Anh để bạn gõ PIN code, bạn có thể dễ dàng đoán ra dòng chữ này vì có bốn chữ XXXX tương ứng với PIN code hoặc có từ ?oPIN? trên màn hình. Nếu các bước trên đúng bạn sẽ có một màn hình với các lựa chọn để rút tiền, các dòng chữ này khác nhau với các ATM của các bank khác nhau. Nếu bạn đi rút lần đầu tiên, cố gắng tìm máy có tiếng Anh hoặc nhờ người tin cậy ở trường, cơ quan cùng đi để khỏi lúng túng, nhất là khi sau lưng bạn có một hàng dài người đứng đợi (thường xảy ra ở các trung tâm). Tuy nhiên cũng đừng đứng ở nơi khuất nẻo, vào thời điểm ít người qua lại, hay có người lảng vảng gần đó một cách đáng ngờ.
    Lưu ý, nếu bạn vào PIN code 3 lần đều sai, thẻ sẽ bị giữ lại trong máy. Nếu bạn quên PIN code thì hãy chuẩn bị tiền làm thẻ mới J
    Sau khi ra lệnh rút tiền xong, thẻ sẽ được nhả ra, hãy để ý đèn nhấp nháy ở các khe. Bạn có đủ thời gian để cất thẻ, sau đó chìa tay vào khe thứ hai để nhận tiền, đừng mất thời gian đếm tiền, hãy cho vào ví ngay J. Khe thứ ba sẽ đưa ra một mẩu giấy nhỏ trên đó in ngày giờ, địa điểm và số tiền bạn đã rút. Giữ lại giấy này trong trường hợp bạn muốn so sánh với statement mà bank sẽ gửi cho bạn. Đôi khi máy hết giấy thì sẽ không có mẩu giấy này.
    Khi bạn chuẩn bị cho thẻ vào máy cũng như khi rút success, lưu ý dòng chữ trên máy, để đề phòng cho trường hợp bạn dùng thẻ EuroPas rút tiền từ ATM của bank khác, khi đó thời gian từ lúc rút thẻ khỏi máy đến lúc nhận được tiền lâu, trên máy sẽ hiện dòng chữ thông báo đợi khác với dòng chữ trong trường hợp không rút được tiền (do sai PIN code, hoặc do account hết tiền, ?), lúc này, bạn nên đợi cho màn hình quay về trạng thái ban đầu (tức là đợi người dùng cho thẻ vào để rút tiền). Có lần chúng tôi đã bị mất tiền vì tưởng máy trục trặc, bỏ đi trước khi tiền chạy ra L
    Một người kể anh ta đang rút tiền thì có người đến vỗ vai chào hỏi, lời khuyên là bạn nên cất thẻ và ví tiền trước khi chìa tay ra bắt !!!
    Các điều cần lưu ý
    ? Khi mở tài khoản nhớ mang theo hộ chiếu and/or giấy nhập học hay hợp đồng làm việc
    ? Khi activate card, nhớ xin địa chỉ, số phone để liên hệ phòng khi mất bank card
    ? Trước khi ra về, nhớ xin các tài liệu bằng tiếng Anh, phong bì để gửi thông tin đến bank
    5.6. Thuế
    Mọi người có thu nhập ở HL đều phải đóng thuế thu nhập, nếu bạn thuộc diện có thu nhập do đi làm thêm chính thức/có lương ?, bạn có thể xin hoàn tiền thuế của năm trước bằng cách nộp đơn cho cục thuế hoặc download chương trình ở web site của sở thuế, http://www.belastingdienst.nl, gửi trước tháng 4 hàng năm.
    Bạn có thể hỏi Personnel staff của trường hoặc đọc thêm ở web site của Bộ Tài chính HL http://www.minfin.nl.
    Ngoài ra, hàng năm bạn phải nộp một khoản thuế khác cho Stad Huis, khoảng 100 euro, trong đó có phí gìn giữ môi trường. Stad Huis sẽ gửi form đến nhà, bạn điền thông tin và gửi lại. Vì thông tin luôn ghi bằng tiếng HL, bạn nên nhờ người dịch hoặc gọi điện trực tiếp để khỏi bị nhầm sang chi phí khác. Bạn cũng có thể đề nghị Stad Huis thu khoản thuế này theo tháng (cao hơn so với nộp trọn gói một năm).

    5.7. Nhà cửa
    Thuê nhà rẻ ở HL tương đối khó, bạn có thể thuê qua các công ty nhà hoặc qua cá nhân.
    Công ty nhà có hai loại: của nhà nước và của tư nhân, công ty nhà nước cho thuê nhà giá rẻ nhưng chỉ dành cho dân HL (ưu tiên cao) hoặc những người xếp hàng lâu năm, trung bình từ 2 năm trở lên J Công ty tư nhân cho thuê nhà giá đắt hơn. Khi thuê nhà qua công ty bạn phải đóng lệ phí.
    Thuê qua cá nhân thì tuỳ thuộc cơ may và mối quen biết. Ở các địa điểm công cộng như siêu thị hay thư viện, nhà ăn trong trường ĐH, ? luôn có bảng cho phép dán các quảng cáo tìm nhà hay cho thuê nhà hay tìm người thuê chung, ...
    Trung bình giá thuê phòng, chung bếp/công trình phụ với người khác, khoảng 200 euro/tháng.
    Khi thuê nhà qua một số công ty, bạn có thể xin được trợ cấp nhà của chính phủ, khoảng 50-100 euro/tháng tuỳ thuộc tình trạng của mỗi cá nhân, tôi không biết sinh viên tự túc có được hưởng ưu đãi này không ??!! Có một cơ quan riêng đứng ra giải quyết chuyện này, hàng năm xét duyệt một lần, căn cứ vào thực trạng của bạn (tổng thu nhập, giá thuê nhà, bao nhiêu người sống trong nhà, ?), nếu được thì họ sẽ đổ tiền vào công ty cho thuê nhà hoặc vào account của bạn hàng tháng.
    Địa chỉ của cơ quan này là:
    Ministerie van Volkshuisvesting, Ruimtelijke Ordening en Milieubeheer
    Directie Informatie, Beheer en Subsidieregelingen
    Afdeling Uitvoering
    Postbus 30944, 2500 GX Den Haag
    Tel: 0800 - 488 7782 (9.00 - 16.00)
    http://www.vrom.nl/huursubsidie/
    Xin nhắc lại, cơ quan này chỉ xét duyệt trợ cấp tiền nhà chứ không phải công ty cho thuê nhà. Bạn có thể viết thư hoặc gọi điện đến công ty trên để xin form hoặc hỏi xem trường hợp của bạn có nằm trong diện được xét không.
    Một số web site về nhà cửa
    Công ty nhà tư nhân
    www.dutchhousing.nl
    www.housingonline.nl
    www.koophuis.nl
    Công ty nhà nhà nước
    http://www.swsehv.nl
    Room for student
    http://www.studentenkamer.nl
    http://www.studentenkamers.nl/
    Room for rent
    http://www.marktplaats.nl/huur.htm
    Khi đã có địa chỉ cụ thể, bạn có thể check vị trí của nó trên bản đồ thông qua web site http://www.lokatienet.nl/
    Những điều cần lưu ý khi thuê nhà
    Khi bạn thuê nhà cần hỏi kỹ các thông tin liên quan sau: ga, điện, nước, lò sưởi (warming), cable TV; ai sẽ trả số tiền này, trả như thế nào, ?
    Nếu hợp đồng là bao gồm trọn gói thì bạn phải chắc chắn trong hợp đồng đã ghi rõ điều đó, điều kiện ràng buộc ra sao (ví dụ có bạn nói, thuê nhà bao gồm hết, tuy nhiên lò sưởi chỉ được bật vào một số giờ nhất định, ?). Nếu không bao gồm các khoản trên thì hỏi xem bạn phải liên hệ ở đâu để đăng ký với các công ty cung cấp dịch vụ tương ứng.
    Trong trường hợp không bao gồm, bạn nên chủ động liên hệ với các công ty đó ngay lúc nhận nhà, ghi lại các số đo tương ứng trên các công tơ vào hợp đồng. Không nên nghĩ rằng bạn có thể ?oqua mặt? các công ty này, vì khi bị truy thu, số tiền dồn vào rất lớn, nhất là khi bạn share phòng với người khác mà quy ước về vấn đề này không chặt chẽ.
    Khi nhận nhà bạn nên xem xét cẩn thận đồ đạc, tình trạng, và hỏi luôn thủ tục khi trả nhà, các điều kiện khi đó, (ví dụ phải báo trước 1 tháng trước khi ngừng hợp đồng, nhà cửa, đồ đạc khi bàn giao phải sạch sẽ, ?), để tránh mất thêm tiền sau này.
    Nếu bạn ở tầng trệt hoặc ngay mặt phố, có cửa kính, ? nên hỏi xem trong trường hợp cửa kính bị vỡ thì bên cho thuê sẽ lo thay thế hay bạn phải lo, trong vòng bao nhiêu ngày, ghi rõ vào hợp đồng, trong trường hợp không tuân thủ thì phải đền bù như thế nào (chúng tôi có người quen thuê nhà qua cá nhân, nhà bị vỡ cửa kính, gọi điện mấy lần mà chủ nhà không chịu đến thay, lại tốn thêm tiền lò sưởi, ?)
    Nếu nhà ở khu vực không an toàn hoặc bạn có nhiều đồ giá trị, nên xem xét mua bảo hiểm đồ đạc. Xem thêm phần Các loại bảo hiểm khác.
    Khi bạn thuê nhà chung cư, một số nơi có cách tính tiền như sau: các khoản tiền được ước tính vào đầu năm tài chính (khoảng tháng 6), hàng tháng các hộ trong chung cư trả theo số tiền ước tính này, và đến cuối năm, công ty nhà tổng kết, so sánh chi phí thực tế với tổng thu, cân đối và trả lại người thuê tiền thừa hoặc gửi hoá đơn đòi bù tiền. Một số khu nhà phí được tính bình quân trên tổng chi phí của cả khu, một số nơi mỗi nhà có công tơ riêng, để chắc chắn bạn nên hỏi cụ thể. Đặc biệt, có khu nhà trên hợp đồng ghi chi phí điện phải trả hàng tháng, tuy nhiên đó chỉ là điện dùng chung (ví dụ điện hành lang, điện ở khu để xe, điện vận hành thang máy, ?), khác với điện sinh hoạt trong từng hộ.
    Tiền thuê cable TV được tính một lần vào cuối năm tài chính trong hoá đơn tiền điện.
    Chuyển nhà
    Ở HL có rất nhiều công ty chuyên lo việc chuyển đồ đạc từ nơi này sang nơi khác, đắt. Hoặc bạn có thể thuê ô tô, tiền thuê trong ngày rẻ, khoảng vài chục euro, tự đổ xăng, tự lái hoặc nhờ bạn bè.
    Một số công ty chuyển nhà cho thuê hộp giấy để đựng đồ. Bạn có thể đến một số cửa hàng điện tử để xin vỏ hộp.
    Nói chung, trình tự chuyển nhà ?ochuyên nghiệp? như sau:
    ? Hộp giấy, giấy mỏng để bọc đồ dễ vỡ được đưa đến
    ? Bạn đóng gói đồ đạc vào các hộp, dán nhãn để lúc đến nơi, hộp được đưa đến gần nơi quy định như phòng khách, bếp, kho, ? Hộp đựng đồ dễ vỡ nên đánh dấu, để riêng. Nên làm danh sách đồ nào ở hộp nào để khi đến nơi, chưa dỡ xong đồ, có thể dễ dàng tìm được đồ cần dùng.
    ? Chất hộp lên xe. Những thứ to không đóng gói được thì bọc thảm, vải mềm để tránh va đập.
    ? Đến nơi, đặt hộp vào các vị trí ghi trên nắp hộp để tiện dỡ đồ sau này.
    5.8. Phơi quần áo
    Bạn có thể tìm mua ở Blokker hoặc một số cửa hàng giá để phơi quần áo trong nhà. Nói chung, người HL không phơi quần áo ra ngoài.

    Được BEngA1 sửa chữa / chuyển vào 23:42 ngày 24/05/2008
  7. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    5.9. Bưu điện / Hộp thư
    Thư từ gửi qua bưu điện ở HL rất phổ biến.
    Địa chỉ ở đây sử dụng post code, bạn sẽ phải nhớ chính xác địa chỉ và post code của mình, vì nó được dùng ở rất nhiều nơi. Địa chỉ có dạng:
    Kruisstraat 1
    5600 AT, Eindhoven
    tên phố + số nhà (straat + huisnummer)
    post code, khu vực (postcode, plaat/woonplaat)
    Các hộp thư công cộng luôn có hai khe, một bên dành cho địa chỉ trong khu vực, một bên dành cho địa chỉ ở khu vực khác.
    Bạn có thể nhận được qua hộp thư ở nơi cư trú hai loại thông tin sau: báo quảng cáo và thông tin chung từ chính quyền thành phố. Nếu không muốn nhận những thứ này, bạn có thể ra Stad Huis xin mailbox sticker hoặc in form trên mạng (http://www.milieudefensie.nl/campagnes/ ... icform.htm) để dán vào thùng thư. Sticker có hai phần tương ứng cho hai loại thông tin, ghi Nee/Ja (No/Yes) ở mỗi phần để thể hiện bạn muốn nhận thông tin đó hay không. Không dán gì thì mặc nhiên là có.
    Trong thời gian sống ở HL, ngoài thư từ của quan hệ cá nhân, các thông tin quảng cáo nói ở trên, thỉnh thoảng bạn sẽ nhận được thư của police ?" liên quan đến residence card; Gemeente ?" liên quan đến thuế; thư từ của các công ty như bank, bảo hiểm, ? Quan trọng nhất là thư của police và Gemeente, vì vậy bạn nên có địa chỉ hợp lệ và kiểm tra hộp thư thường xuyên.
    Hàng năm bưu điện sẽ gửi miễn phí đến nhà bạn Danh bạ điện thoại (Telefoongids) và Gouden Gids (Yellow Pages) của khu vực. Nếu nhà bạn chuyển đến không có sẵn, bạn có thể ra bưu điện để xin (miễn phí).
    Với Gouden Gids bạn có thể tra cứu được địa chỉ của các công ty, cửa hàng, ? Cực kỳ tiện lợi nếu bạn tra cứu trên Internet, http://www.goudengids.nl, kết hợp với web site định vị trí. Xem thêm phần Sử dụng một số web site.

    5.10. Điện thoại
    Điện thoại cố định
    Cước phí thay đổi tuỳ thuộc thời điểm gọi trong ngày.
    Lắp đặt điện thoại cố định mất khá nhiều thời gian chờ đợi, trung bình từ lúc đặt vấn đề đến lúc xong khoảng 1 tháng, lắp đặt thì không lâu, khoảng 1-2 tiếng, có lẽ là do thiếu nhân lực (trường hợp của chúng tôi là qua dịch vụ của UPC).
    Hai hãng cung cấp dịch vụ điện thoại cố định mà tôi biết là KPN và UPC, một số Việt Kiều ở Eindhoven phàn nàn rằng dịch vụ khách hàng của UPC rất kém.
    Tôi không rõ dịch vụ khách hàng của KPN như thế nào còn với UPC hiện nay (2003), sau khi liên hệ lắp đặt xong, chỉ có một số tổng đài duy nhất để bạn gọi đến hỏi giúp đỡ với biểu giá 10cent/phút, có bạn nói với tôi rằng đã tốn hết 10 euro gọi qua mobile đến UPC.
    Khi muốn chấm dứt hợp đồng, bạn nên viết thư gửi qua đường bưu điện đến công ty, địa chỉ có trong tờ hoá đơn gửi đến bạn hàng tháng. Với UPC, bạn phải gửi thư trước 1 tháng, ví dụ bạn muốn cắt hợp đồng vào cuối tháng 5, họ phải nhận được thư trước tháng 5, nếu không bạn phải trả thêm tiền thuê bao một tháng nữa, mặc dù họ có thể tháo modem (hoặc thiết bị tương ứng) và cắt dịch vụ trước thời hạn. Tôi nghe kể có người Việt sử dụng dịch vụ của UPC, họ muốn chấm dứt và gọi điện cho UPC, công ty này cử người đến tháo modem, thế nhưng vẫn truy thu tiền thuê bao đến mấy tháng sau đó, khi hỏi lại, nhân viên UPC cho biết người kia chưa close contract officially bằng giấy tờ. Một số người HL mách nhỏ, khi bạn gửi thư đề nghị chấm dứt hợp đồng nên gửi bảo đảm, khi gửi thư bạn giữ trong tay biên nhận đã gửi thư đi, người nhận phải ký vào văn bản lúc nhận thư, như vậy sẽ tránh được trường hợp nhập nhằng nếu có.
    Tuy nhiên khi chúng tôi ngừng hợp đồng vào cuối tháng 4/2003 thì không gặp chuyện tương tự, thư gửi đến UPC ngày 4/4 đề nghị chấm dứt cuối tháng 4, chờ mãi không thấy trả lời (UPC phải cho người đến dỡ modem), chúng tôi gọi điện đến hỏi, sau một hồi chờ đợi (tốn tiền điện thoại) được trả lời: UPC chỉ xét đơn chấm dứt hợp đồng vào cuối tháng, tức là muốn được cắt vào tháng 4 thì đơn phải được gửi đến trước tháng 4 và họ nhận được đơn của chúng tôi hôm 6/4. Những tưởng phải chịu thêm một tháng thuê bao (tháng 5) nhưng thực tế là không. Hy vọng đây là cải cách trong dịch vụ khách hàng của UPC vì cước phí của UPC rẻ hơn KPN.
    Điện thoại di động
    Điện thoại di động thì đơn giản, mua được là dùng ngay. Tôi không có nhiều kinh nghiệm về chuyện này chỉ nghe một số người kể họ mang máy từ nhà sang đây thì không dùng được.
    Các hãng cung cấp dịch vụ mobile có thể kể tên như: KPN, Dutch Tone (nay là Orange), Ben (nay là T-Mobile), O2, Vodafone, Telfort, ... Một số bạn sinh viên cho biết, dịch vụ của hãng Ben rẻ hơn so với các hãng khác. Bạn có thể check ở web site của các hãng.
    Trước năm 2003, đa số mobile bán ra kèm luôn sim của một hãng dịch vụ nào đó và bị lock sim, nghĩa là bạn không thể dùng sim của hãng khác với máy đó được (không rõ sim khác của cùng hãng có được chấp nhận không ?). Hiện nay (2003), một số máy mới bán ra không bị lock sim. Ngoài ra, hãng Dutch Tone có policy: unlock sim cho các máy dùng dịch vụ của hãng này được 2 năm. Giá unlock sim ở chợ trời khoảng 11 euro. Bạn có thể tìm mua mobile 2nd hand đã unlock sim với giá rẻ, gồm máy, sim và một ít tiền trong account.
    Khi mua sim (đi kèm máy) mới hay mua lại của người khác, nên yêu cầu phải có giấy biên nhận mua hàng gốc (trường hợp mua 2nd hand), trên giấy này có ghi các thông tin như tên người mua, PIN code, PUK code, ... được dùng khi bạn gọi đến trung tâm dịch vụ của hãng. Nếu bạn không có các thông tin này thì sẽ không được phục vụ miễn phí khi có vấn đề với sim của hãng.
    Không phải hãng nào cũng hỗ trợ nhận SMS gửi từ Internet, bạn có thể check ở www.icq.com để biết thêm.
    Điện thoại công cộng
    Điện thoại công cộng có ở nhiều nơi, dùng thẻ hoặc tiền xu. Hiện nay phổ biến là dịch vụ của KPN, một số nơi dùng Telfort.
    Một số bốt điện thoại nhất là ở ga tàu khi cho thẻ vào thường không gọi được tuy nhiên ở chỗ khác lại dùng được, lý do là mấy chú da màu bày trò, nếu bạn tưởng thật, vứt thẻ đi thì họ sẽ nhặt ngay.
    Dùng điện thoại công cộng gọi cho máy mobile, tiền được tính ngay khi thông đường, kể cả khi người nhận không bấm máy trả lời.
    Khi dùng tiền xu để gọi điện (cũng như khi mua hàng qua máy tự động), gọi xong nhớ kiểm tra lại để lấy tiền thừa J
    Gọi điện
    Khi bạn có việc gọi điện thoại đến các cơ quan hay công ty ở HL, có thể sẽ gặp một số khó chịu như sau, trước hết là hệ thống tổng đài tự động, đa phần nói tiếng HL yêu cầu bấm số tương ứng với các dịch vụ, nếu bạn không hiểu mà cũng không có ai bên cạnh để giúp thì cứ bấm đại số, may ra gặp được người bên trong. Khó chịu thứ hai là tiền, nếu bạn để ý sẽ thấy một số công ty ghi nhỏ bên cạnh số điện thoại liên hệ biểu giá cho mỗi phút gọi đến, trung bình từ 10 - 20 cent/phút. Nhiều khi, gọi đến đã mất tiền rồi mà phải qua tổng đài tự động hoặc giải thích cho nhân viên ở đó đến mấy lần vẫn chưa xong. Gọi điện đến các cơ quan của chính quyền, nói chung miễn phí, thì thường phải chờ đợi nhiều giữa chừng vì họ còn phải lục tìm tài liệu tương ứng hoặc tư vấn đồng nghiệp.
    Tuy nhiên khi bạn có việc liên quan đến các cơ quan chính quyền hoặc công ty thì cân nhắc mấy cách sau: nếu gấp mà không có thời gian nhiều thì nên gọi điện thoại, nếu có thời gian thì đến tận nơi (phải xếp hàng, đợi rất lâu), nếu không gấp thì viết thư J
    Gọi điện về VN, bạn có thể sử dụng dịch vụ của Tele-Discount, xem biểu giá tại http://www.telediscount.nl/tarieven.php3
    Vào thời điểm giao thừa Tết âm lịch, gọi về VN có thể bị nghẽn mạch, như Tết 2003 vừa qua, tình trạng nghẽn mạch kéo dài đến trưa nếu dùng mobile và đến chiều tối ngày mùng 1 Tết nếu dùng điện thoại cố định để gọi về.
  8. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    5.11. Internet / Thư viện
    Nếu bạn mới sang, muốn liên lạc với gia đình qua Internet thì nên đến thư viện các trường ĐH hoặc thư viện công cộng của thành phố.
    Sau khi ổn định, bạn có thể lắp đặt Internet để dùng tại nhà, dùng dial-up, ADSL (đòi hỏi một số điều kiện nhất định), hoặc cable. Một số trường có chế độ giảm giá cho sinh viên như TUE, sinh viên Fontys có thể cũng được hỗ trợ, bạn hãy liên hệ với trường để biết thêm.
    Thông thường ở các trường ĐH, ngoài thư viện ở các khoa còn có thư viện chính (main library), ở thư viện chính có một số máy tính cho phép sử dụng miễn phí. Có thể một số trường không có. Thư viện công cộng của thành phố bao giờ cũng có máy tính, nhưng thường phải trả lệ phí nếu muốn sử dụng Internet.
    Bạn có thể vào thư viện (ở mọi nơi) tra cứu thoải mái mà không cần thẻ.
    Ở mỗi thành phố, thư viện công cộng có địa điểm rải rác trong các khu dân cư, để mượn về nhà bạn có thể làm thẻ hoặc trả tiền cho mỗi đồ mượn. Thủ tục làm thẻ khá nhanh, chỉ cần trình ra residence card hoặc giấy tờ tương tự rồi nộp tiền là có ngay, lệ phí làm thẻ khoảng 40 euro một năm. Các đầu sách, CDROM music khá phong phú, ngoài tiếng HL còn có các thứ tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, Ả-rập, ?

    5.12. Taxi
    Taxi tương đối đắt nhưng có thể bạn sẽ phải dùng.
    Ngoài taxi thông thường, còn có Train taxi, loại này chỉ đi trong khu vực, từ ga tàu đến nhà bạn hoặc ngược lại, giá khoảng 4 euro/người/chiều. Tuy nhiên bạn phải đi cùng với vài người khác và thường phải đợi 5-10 phút cho đủ số người. Mua vé trong quầy thì rẻ hơn so với mua từ tài xế.
    5.13. Phương tiện giao thông công cộng
    http://www.9292ov.nl
    Phương tiện giao thông công cộng có Train, Bus, Metro và Tram.
    Đi lại giữa các thành phố có Bus và Train, đi xa thì nên dùng Train. Đi lại trong thành phố cũng bao gồm Bus, một số thành phố lớn có thêm hệ thống Metro và Tram.
    Phần lớn Train Station nằm ngay trung tâm thành phố; Bus, Metro và Tram cũng đều có bến đỗ ngay cạnh đó.
    Khi lên xuống xe lưu ý, đợi cho người trên xe xuống hết rồi mới được lên.
    Train
    http://www.ns.nl
    Train ticket tương đối đắt, có hai loại Class 1 và Class 2, loại sau rẻ hơn.
    Với Class 2, bạn có thể mua Voordeel-urenkaart (Off-peak Discount Pass), thẻ này áp dụng cho đi sau 9h sáng weekday hoặc cả ngày (trước hoặc sau 9h sáng) weekend/ngày lễ/mọi ngày trong tháng 7 & 8, giảm 40% giá. Thẻ có giá trị trong vòng 1 năm giá 49 euro (2003). Một số bảo tàng giảm 50% giá vé nếu bạn có thẻ này.
    Mua vé hai chiều (return) bao giờ cũng rẻ hơn mua hai vé một chiều (one-way). Ngoài ra còn có các loại vé khác, tuỳ theo mục đích, bạn có thể xem chi tiết tại web site.
    Bạn có thể mua trước vé tàu, có ghi ngày trên vé hoặc không, nhưng vé chỉ hợp lệ trong 1 ngày, một khi đã dùng. Riêng vào weekend, vé có giá trị từ tối thứ 6 đến rạng sáng thứ 2. Nếu vé không ghi ngày, bạn phải dập vé trước khi lên tàu, các máy dập vé thường nằm ngay cạnh lối lên xuống spoor, hoặc bạn có thể nhờ nhân viên nhà tàu.
    Tại các Train Station, bạn có thể mua vé qua máy bán vé tự động, dùng PIN card hoặc tiền mặt, hoặc mua vé tại quầy. Ở một số ga nhỏ, các quầy sẽ nghỉ sớm hoặc không có.
    Có hai loại tàu: tàu nhanh (snel train và InterCity) chỉ dừng ở các thành phố lớn; tàu chậm (stop train) dừng ở các ga nhỏ giữa hai thành phố lớn cạnh nhau. Nhiều khi do chậm tàu hay vì một số lý do nào đó, không có tàu nhanh và bạn buộc phải đi tàu chậm, nhà tàu sẽ thông báo trên loa. Nếu bạn thấy nghi ngờ thì hãy hỏi mọi người xung quanh cho chắc.
    Chú ý: Trước khi đi nhớ check rõ thời gian + spoor của tàu lúc đi cũng như lúc về, đặc biệt là nếu phải chuyển tàu giữa chừng, nhiều khi thời gian chỉ đủ cho bạn chạy đến spoor tương ứng, còn nếu đứng lại check thông tin thì lỡ tàu, bình thường 30?T có một chuyến nhưng sau 9h tối thì thường là 60?T.
    Đôi khi nhà tàu chuyển chuyến sang spoor khác, họ sẽ thông báo trên loa, nếu bạn nghi ngờ thì nên hỏi ngay kẻo lỡ tàu.
    Bạn có thể đọc trên sách báo về HL, khen ngợi hệ thống giao thông công cộng ở đây luôn đúng giờ, chớ có tin mà hỏng việc lớn. Đầu tiên bạn nên biết là chỉ có một công ty tàu hoả ở HL, nó có đi chậm lịch trình hay huỷ bỏ thì bạn cũng chẳng làm gì được nó, hơn nữa đôi khi bạn sẽ đọc được tuyên bố ?okhông chịu trách nhiệm? nếu tàu chậm hay huỷ chuyến, ngay lối lên xuống tàu. Được cái là nếu tàu chậm 30?T trở lên thì bạn có thể được đền bù chút chút. Có hai mức đền bù tương ứng cho chậm từ 30 ?" 60?T và chậm từ 60?T trở lên. Để nhận tiền đền bù, trước hết bạn phải có copy của vé tàu trong ngày hôm đó, copy của thẻ giảm giá nếu đã dùng thẻ để mua vé, điền thông tin về chuyến tàu trễ vào form in sẵn của nhà tàu, bạn lấy form này (Geld terug bij vertraging) miễn phí ở các phòng bán vé tàu, gửi cho nhà tàu trong phong bì đi kèm không phải dán tem.
    Vào cuối tuần, một số tuyến có thể ngừng hoạt động để sửa chữa, thông tin được đăng trên báo và trên web site của nhà tàu. Nếu bạn có việc đi xa, nên kiểm tra trước tuyến đường trên web site.
    Nhân đây cũng xin nói thêm, thỉnh thoảng tàu bị trục trặc phải dừng lại ở một ga nhỏ nào đó, hành khách sẽ phải ra bến xe bus ở ngoài ga để đi tạm đến ga tàu tiếp theo, nếu bạn không biết chuyện gì xảy ra thì nên hỏi người bên cạnh kẻo bị bỏ rơi. Chuyện chưa chấm dứt, vì xe bus lại thuộc công ty xe bus, có lịch hoạt động riêng nên bạn đừng mong có xe ngay, ? J
    Xe bus không phải lúc nào cũng đúng giờ, xin xem thêm trong phần về xe bus.
    Gần đây ở HL thỉnh thoảng xảy ra đâm tàu, có lẽ ngồi ở cuối tàu thì xác suất bị tai nạn ít hơn J tuy nhiên các ga ở đây thiết kế không đồng nhất, lối ra khỏi spoor khi thì ở gần đầu tầu, khi ở giữa, khi ở cuối, đi nhiều thì nhớ.
    Bus/Metro/Tram
    Trừ Bus có tuyến đi liên thành phố, còn lại chỉ đi trong thành phố.
    Ba loại hình giao thông này sử dụng chung vé, bạn có thể trả bằng tiền mặt hoặc dùng Strippen Kaart hoặc mua vé tháng, vé năm. Strippen Kaart là một loại vé gồm 15 hay 45 ô (strip), giá tương ứng là 6.1 euro và 18.3 euro. Tuyến đường được chia làm nhiều zone, bạn đi 1 zone thì chi 2 ô, 2 zone 3 ô, ... Trả bằng tiền mặt thì đắt hơn một tí so với dùng Strippen Kaart. Có thể mua Strippen Kaart ở ga tàu, ở các máy bán vé tàu tự động kiểu cũ, quầy bán vé hoặc ở VVV, ?
    Tuỳ theo số zone bạn đi mà vé có thời hạn sử dụng ngắn hay dài, xem trên vé/ Strippen Kaart. Khi bạn lên xe, vé hoặc Strippen Kaart sẽ được đánh dấu zone và thời gian khi bạn lên. Giả sử bạn lên xe lúc 9h, dùng hết 3 ô đi từ zone A, trên vé sẽ ghi zone A - 9h, thời hạn sử dụng của vé sẽ là 1 giờ, có nghĩa là nếu bạn đi đến nơi rồi lại đi tiếp trong zone A và zone kế tiếp khi chưa đến 10h thì lần lên xe thứ 2, bạn không phải trả tiền. Tất nhiên, bạn chỉ được đi trong zone tương ứng trong thời gian cho phép J
    Thủ tục lên xe của mỗi loại hơi khác một chút, với Bus, bạn lên ở đầu xe, trình vé hoặc trả tiền cho tài xế, trong khi với Tram (Metro tôi chưa đi nhưng chắc cũng giống như với Tram), nếu bạn đã có vé hoặc dùng Strippen Kaart, bạn có thể lên xe ở bất cứ cửa nào. Cạnh các cửa lên xuống có các máy dập vé tự động, bạn đếm số ô cần chi, gập Strippen Kaart vào ô tương ứng rồi cho vào máy. Nếu bạn không biết rõ bao nhiêu ô cần chi hoặc bạn trả bằng tiền mặt thì nên lên xe bằng cửa trước rồi hỏi tài xế. Bạn nghĩ có thể đi lậu vé, cái đó là tuỳ bạn, nhớ rằng thỉnh thoảng sẽ có người đi soát vé và tiền phạt khá cao J
    Để xuống xe, bạn phải bấm đèn (nằm rải rác trong xe) trước khi xe đến bến đỗ. Một số loại xe có hệ thống loa thông báo bến đỗ tiếp theo, Tram có sơ đồ các bến đỗ tại mỗi điểm dừng, do vậy bạn có thể biết trước để bấm đèn xin dừng. Trong một số trường hợp bạn không biết phải xuống ở đâu thì nên hỏi tài xế, nhờ họ thông báo khi đến nơi, tuy nhiên tài xế ở HL có vẻ hơi đãng trí, tốt nhất là nên đứng gần họ, lâu lâu nhắc họ một lần, nhất là khi xe đông người.
    Nếu bạn đến thăm ai đó ở một nơi lạ thì nhớ hỏi trước số xe + bến đỗ. Thông thường tại các Train station lớn đều có văn phòng của công ty xe Bus, bạn có thể lấy Time table của các tuyến xe tại đây và hỏi các thông tin liên quan.
    Khoai tây rán không được phép mang lên xe Bus.
    Khi lên hoặc xuống xe Bus, bạn nên chào tài xế.
    Đa phần xe Bus rất đúng lịch trước 9h sáng, sau đó thì có phần lơi là, thường từ 2 đến 5?T, tuy nhiên bạn bao giờ cũng phải có mặt đúng giờ nếu không có thể bị lỡ chuyến, nếu bạn phải kết hợp đi xe Bus ra bến tàu rồi đi tiếp thì nên tính khoảng 5?T chậm của xe Bus để đến ga tàu đúng giờ, nếu chưa mua vé tàu thì phải tính thêm nhiều nữa J Xem thêm về Tìm đường đi (Route Planner) trong phần Sử dụng một số Web site.
  9. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    5.14. Luật giao thông
    Cho dù bạn đi bộ, nhưng nếu không nắm luật tối thiểu, bạn có thể vi phạm mà không biết. Dưới đây là tóm tắt những điều cơ bản nhất áp dụng cho đi bộ, xe đạp và xe máy phân khối nhỏ. Nếu bạn đi xe máy, nên đọc thêm về luật giao thông, ở thư viện thành phố có tài liệu tiếng Anh ?oTraffic manual: driving license B?, ngoài ra còn có các đĩa CDROM, sách tiếng HL về luật cho xe máy phân khối nhỏ/lớn, ô tô, ?
    Thông thường, trên một chiều, một trục đường có 3 đường: dành cho người đi bộ; dành cho người đi xe đạp/xe máy phân khối nhỏ; và đường dành cho ô tô/xe máy phân khối to.
    Một số đường cho phép ô tô và xe đạp đi chung.
    Đôi lúc đường xe đạp/đi bộ hai chiều được gộp lại sang một bên đường.
    Xe máy phân khối nhỏ có hai loại, phân biệt bằng biển/vạch sơn ở bánh trước: có màu da cam hoặc vàng. Xe có màu da cam được coi như xe đạp (trong luật giao thông). Xe có màu vàng, thường phân khối cao hơn một chút, đôi lúc được đi chung đường với xe đạp đôi lúc phải đi trong đường dành cho ô tô.
    Biển giao thông có hình xe đạp: áp dụng cho xe đạp và xe máy da cam.
    Biển giao thông có hình xe máy dạng gần giống xe Babetta: áp dụng cho xe máy vàng.
    Biển giao thông có hình xe máy phân khối lớn: áp dụng cho xe phân khối lớn (tôi ghi rõ như thế, vì chúng tôi có lần nhầm biển này với loại biển cho xe vàng)
    Mức ưu tiên trên đường
    Tại các ngã rẽ, nếu có đèn giao thông, phải tuân thủ theo tín hiệu của đèn. Nếu không có đèn, các mức ưu tiên được thiết lập cho các tuyến đường, theo nghĩa: Đường ưu tiên là đường mà tại các ngã rẽ, khi không có đèn tín hiệu giao thông, xe đi trên đường ưu tiên có quyền được đi trước so với xe ở đường không ưu tiên.
    Nếu bạn đi trên đường ưu tiên, gần các ngã rẽ, sẽ thấy biển giao thông có hình thoi màu vàng.
    Đường không ưu tiên, gần ngã rẽ, sẽ thấy biển giao thông hình tam giác đều màu đỏ, một đỉnh quay xuống đất (chỉ vào tuyến đường không ưu tiên). Khi đến ngã rẽ, một loạt tam giác trắng liên tiếp nhau như dải cờ vẽ trên mặt đường với đỉnh trỏ về phía bạn (trên đường không ưu tiên), mọi phương tiện (trên đường không ưu tiên) đi xe đến chỗ này phải dừng lại quan sát, nếu có xe trên đường ưu tiên đang chuẩn bị qua chỗ rẽ thì phải nhường cho xe trên đường đó đi hết rồi mới được đi tiếp. Đôi chỗ, thay vì các tam giác trắng vẽ trên đường, bạn sẽ gặp các drempel, là các ụ đất ở trên đường, để các xe giảm tốc độ.
    Tại các ngã rẽ không có biển hiệu phân biệt ưu tiên, các tuyến đường được xem như ngang quyền, lúc này, xe ở tuyến đường bên phải có quyền ưu tiên cao nhất. Khi đó tại các ngã rẽ, bạn phải để ý và nhường cho xe ở tuyến đường bên phải đi hết rồi mới được đi tiếp.
    Thận trọng
    Dù luật rất chặt và nghiêm, nhưng không phải mọi việc đều diễn ra theo luật. Một số người lái xe ô tô rất ẩu, hay bạn có thể bị người ngồi trong ô tô vô ý mở cửa xe chạm phải, ?
    Nếu bạn gây ra tai nạn, mà lỗi tại bạn, bạn phải bồi thường, xem thêm về Liability Insurance trong phần Các loại bảo hiểm khác.
    Nếu người khác gây ra tai nạn cho bạn mà lỗi tại họ, họ sẽ phải lo chuyện bồi thường cho bạn, nhưng thường người HL đều mua Liability Insurance, nên công ty bảo hiểm sẽ đứng ra lo thay cho họ, điều này tránh đụng độ giữa cá nhân với nhau. Về mặt tài chính, bạn không bị thiệt hại nhưng về mặt sức khỏe, thẩm mỹ, tinh thần, ? không ai bù đắp được cho bạn.
    Với những người lái xe ô tô, nếu gây tai nạn, tiền đóng bảo hiểm của họ sẽ bị tăng lên, ngược lại, sau một thời gian nhất định, nếu không gây ra tai nạn, tiền đóng bảo hiểm sẽ giảm đi.
    5.15. Phương tiện giao thông cá nhân
    Xe đạp, xe máy và ô tô, bạn thích cái nào ?
    Xe đạp
    Nếu thời gian bạn ở HL dài thì chắc bạn sẽ mua một cái xe đạp. Xe 2nd hand khoảng dưới 100 euro, xe mới có nhiều loại giá, xấp xỉ 100 cũng có mà 1000 cũng không hiếm. Nếu bạn mua xe mới, mọi thứ có thể có sẵn trên xe, bao gồm những thứ quan trọng nhất: khoá xe, đèn, bơm.
    Khoá xe mới ở đây khá đắt, loại bình thường tầm 10 euro, khoá tốt từ 20 đồng trở lên !!! Phổ biến là khoá dây, dân HL có thói quen chằng xe vào cột điện hoặc bất cứ vật gì cố định. Xe đạp thuộc loại hay bị mất trộm ở HL.
    Đèn xe đằng trước, đằng sau bắt buộc phải có, theo luật. Khi đi vào ban đêm hoặc rạng sáng, bạn phải bật đèn để các xe khác, nhất là ô tô phát hiện ra bạn ở các ngã rẽ. Bạn có thể không quan tâm đến tính mạng mình nhưng chắc phải quan tâm đến túi tiền, police sẽ phạt nặng nếu bắt được. Bạn có thể mua loại đèn nhỏ chạy bằng pin ở chợ nếu không muốn tốn sức.
    Bơm có hoặc không tuỳ theo nơi bạn ở, một số trường hoặc khu nhà có sẵn bơm và đồ sửa xe.
    Đồ sửa xe và kỹ năng sửa xe sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền vì dịch vụ ở đây rất đắt. Ở chợ có bán hộp đồ vá xe nhỏ gọn bằng bàn tay, tầm 3 euro. Các loại tool khác ở đây chất lượng khá tốt và đầy đủ và đắt J
    Xe đạp có đường dành riêng, nói chung bạn sẽ dễ dàng nhận ra, tuy nhiên đôi khi bạn sẽ thấy lúng túng, đó là vì họ gộp đường xe đạp hai chiều vào một bên đường, bạn nhớ để ý biển báo kẻo đi lạc sang đường dành cho các phương tiện khác. Điều này rất nguy hiểm vì chẳng có ai nhắc bạn cả trừ police.
    Ngoài ra phải để ý đèn giao thông, nhiều người vượt đèn đỏ mỗi khi có thể, hãy thận trọng, dân HL khi được đèn, phóng rất nhanh, xe đạp, xe máy cũng như ô tô. Thậm chí nếu bạn đi bộ xuống lòng đường dành cho xe đạp, có khi họ đi rất nhanh và rất sát vào người bạn, không hề bấm chuông hay báo trước !
    Mặc dù dân HL lái ô tô cẩn thận, không dễ mà lấy được bằng lái ô tô ở đây, bạn không nên mạo hiểm vì dân từ các nước khác đến sống ở HL khá nhiều, (Thổ Nhĩ Kỳ, ?) những người này lái xe rất ẩu.
    Xe máy nhỏ (Bromfiets)
    Trời HL rất gió, mà giá xe máy ở đây lại không đắt như VN, chỉ cần 100 euro là bạn có thể mua được một xe Babetta loại 2nd hand rồi. Scooter rất phổ biến, tầm 300 euro. Babetta mới tầm 800, scooter mới tầm 1500 euro. Giá xăng trung bình 1.1 euro/lit, một số loại xe không dùng xăng riêng, dầu riêng mà lại dùng loại xăng pha dầu, giá khoảng 1.4 euro/lit, không phải tiệm xăng nào cũng có máy bán xăng pha dầu.
    Để đi các loại xe phân khối nhỏ này, bạn phải ra bưu điện mua thẻ gọi là Bromfiets Certificaat, thay thế cho bằng lái xe, khoảng 25 euro, mang theo giấy tờ tuỳ thân và ảnh thẻ. Sau đó mua bảo hiểm xe máy, khoảng 85 euro/năm (scooter), công ty bảo hiểm sẽ gửi cho bạn biển số xe để gắn lên xe. 1/5 là thời điểm thay biển số xe hàng năm.
    Lưu ý: đi xe có màu da cam ở bánh trước (như Babetta) thì không phải đội mũ bảo hiểm, còn xe có màu vàng thì phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe, kể cả người ngồi sau. Khi đội mũ bảo hiểm, bạn phải cài khoá cẩn thận, police sẽ nhắc nhở hoặc phạt nếu bạn vi phạm.
    Ngoài ra, khi lái xe loại vàng phải để ý biển báo vì xe vàng chủ yếu đi chung đường với ô tô, tuy nhiên có một số đoạn xe vàng bị cấm không được đi chung với ô tô (có biển cấm bromfiets trên đường dành cho ô tô), khi đó xe vàng phải đi chung đường với xe đạp (biển báo trên đường xe đạp có hai loại xe). Khi biển báo trên đường dành cho xe đạp chỉ có 1 loại xe, xe vàng bắt buộc phải đi chung đường với ô tô.
    Xe da cam luôn đi chung đường với xe đạp.
    Lưu ý, hình bromfiets trong biển giao thông (hơi giống xe đạp) khác với hình của xe phân khối lớn.
    Có nhiều công ty bán bảo hiểm xe máy, trong đó có http://www.assurantiesite.nl/
    Nijmegen
    Nijmegen là một trong những nơi hay xảy ra mất xe đạp. Ở một số điểm trong trung tâm thành phố bạn có thể gửi xe đạp, xe máy nhỏ miễn phí, có người trông (gửi ở ga tàu không miễn phí).
    Nếu bạn bị mất xe đạp, sau khi khai báo với police một tháng, bạn có thể mua xe khác với giá rẻ, thông tin có ở police station.

    Được BEngA1 sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 24/05/2008
  10. BEngA1

    BEngA1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    1.095
    Đã được thích:
    0
    5.16. Đi chợ
    Bạn có thể mua đồ thực phẩm trong siêu thị, các cửa hàng nhỏ và chợ trời (open market hay có bạn còn gọi là chợ mở J).
    Hầu như ở vùng nào cũng có chợ trời (markt), mở vào một ngày nào đó trong tuần tuỳ khu vực. Bạn có thể mua được nhiều thứ ở chợ trời với giá rẻ từ quần áo, đồ dùng, đồ điện, đồ sửa xe, ... đến rau quả, thực phẩm. Chất lượng thì tuỳ thuộc, nhiều đồ cũng y như trong các cửa hàng, nhiều đồ thì kém, riêng rau quả thì thường tươi ngon hơn so với trong siêu thị. Giá các mặt hàng ở chợ trời không cố định, mỗi hàng bán một giá, bạn nên đi một vòng trước khi mua J Hoa quả ở chợ có thể được nếm trước khi mua.
    Bạn có thể xem thời gian và địa điểm của chợ trời trong khu vực ở http://www.hollandsemarkten.nl/markten/markt.htm
    Giá các mặt hàng ở các siêu thị, cửa hàng cũng không cố định thậm chí của cùng một biển hiệu cửa hàng mà ở hai địa điểm khác nhau.
    Theo tôi, khi có thời gian bạn nên đi xem các siêu thị/cửa hàng quanh khu vực mình ở hoặc trên đường từ nhà đến trường/cơ quan, so sánh giá các mặt hàng mình hay mua (cùng brand name) để biết được cửa hàng nào bán rẻ, bán đắt. Ví dụ AH là siêu thị luôn bán hàng với giá cao hơn so với các siêu thị khác.
    Để tìm các cửa hàng các loại, bạn có thể tra trong Gouden Gids.
    Hàng thịt (slagerij)
    Thịt có thể mua ở cả ba nơi, ở chợ rẻ nhất rồi đến các cửa hàng nhỏ, thịt ở siêu thị thường ngon nhưng đắt.
    Rất nhiều hàng thịt bán giá đắt ngang siêu thị, trong số các hàng thịt mà tôi biết, Jos Janssen, là hàng bán rẻ nhất, nhiều loại. Ở Eindhoven, hàng thịt này nằm ngay cạnh khu chợ trời thứ 7, (Kruisstraat 185a). Ở Nijmegen, cũng có hàng thịt này.
    Một số từ hay gặp khi đi mua thịt:
    1 pond
    = 500 gram
    1 ons
    = 100 gram
    vlees
    thịt (meat)
    runder
    thịt bò
    kip
    thịt gà
    varken
    thịt lợn
    runder rosbief
    thịt bò ngon
    runder sucadelappen
    thịt bò có gân, cắt thành miếng, thích hợp cho xào
    runder riblappen
    thịt bò có gân, thích hợp cho nấu, kho
    ossenstaart
    xương đuôi bò, dùng để luộc, nấu phở
    varken braadribjes
    xương sườn, chỗ gần phổi, rẻ tiền
    varken onderpootjes
    móng giò
    varken bovenpoot
    đùi lợn
    Tim/mề gà có thể mua ở chợ trời.
    Hàng Tàu (toko)
    Bạn có thể mua đồ châu Á (gạo, mắm, gia vị, ...) ở đây.
    Siêu thị (supermarkt)
    Siêu thị bán thực phẩm có thể kể tên như AH, Konmar, C1000, Super de Boer, Edah, Aldi, Jumbo, LIDL, ... Jumbo hiện (2003) đang là siêu thị bán hàng (chất lượng) rẻ nhất (trừ thịt).
    Cửa hàng bán dụng cụ (bouwmarkt)
    BigBoss, Praxis, Gamma, KarWei, Hubo, ... bán tool, đinh ốc, đồ điện, đồ mộc, ...
    Các cửa hàng khác
    Blocker chuyên bán các đồ dùng trong gia đình
    Kruivat, Etos, ... chuyên bán các đồ mỹ phẩm, dầu gội đầu, dầu tắm, ...
    Hema, V&D, de Bijenkorp, ? bán đồ dùng đa dạng
    Megapool, Its, BCC, de Harense Smid, Expert, ... bán đồ điện tử, PrijsTopper thường bán với giá mềm hơn. Bạn có thể mặc cả giá ở PrijsTopper.
    Kijkshop bán đồ các loại, giá rẻ.
    ANWB bán đồ liên quan đến du lịch như sách du lịch, quần áo, găng tay thể thao (đi trượt tuyết), balô, vali, ? Có hai loại giá, giá thấp hơn dành cho member. Hầu như ai có ô tô ở HL thì đều là ANWB member, để nếu xe bị trục trặc giữa đường có thể gọi cho ANWB trợ giúp (một dạng bảo hiểm).
    Thỉnh thoảng có những đợt bán giảm giá kéo dài trong ba ngày cuối tuần, từ thứ 6 đến chủ nhật, bạn nên đến vào thứ 6 để có thể kiếm được những đồ đẹp.
    Đặc biệt ở Eindhoven có:
    Philips MyShop, nằm trong khu cửa hàng ở Philips stadium, Frederiklaan 10c, chuyên bán đồ của Philips với giá thấp hơn giá ngoài thị trường, chỉ dành cho nhân viên của Philips. Nếu bạn quen ai làm cho Philips thì có thể nhờ họ mua hộ hàng, tuỳ theo mặt hàng, có thể tiết kiệm được đến vài trăm euro.
    Rookschade & Waterschade, nằm trên phố Schootsestraat, người Việt ở đây gọi là Nhà cháy, bán các đồ bị dính khói/nước do cửa hàng gốc bị cháy (chứ không phải là đồ cũ), nhiều mặt hàng còn tốt, giá bán ở đây giảm từ 30% đến 50% so với giá gốc của hàng trước khi bị cháy. Trên phố này có 2 cửa hàng cùng tên, một cái chuyên bán đồ quần áo, cái kia bán các loại hàng khác. Không phải thứ gì cũng có bán vì còn phụ thuộc cửa hàng nào vừa bị cháy J Xin nói rõ thêm một chút, mọi thứ ở HL đều có bảo hiểm, vì vậy khi có cháy, các cửa hàng (cơ quan, nhà dân, ?) được công ty bảo hiểm bồi thường, các mặt hàng trong vụ cháy thuộc về công ty bảo hiểm và được bán ra ở Rookschade & Waterschade.

    5.17. Đồ second-hand
    Các cửa hàng 2nd hand mua và bán đồ các loại. Bạn nên dành thời gian ghé thăm các cửa hàng loại này, một số rất nhếch nhác và mùi, tuy nhiên bạn có thể tìm được nhiều thứ rất giá trị mà không đắt như đồ gỗ chẳng hạn.
    Nếu nhà bạn thuê không ổn định, đừng nên ?oham? rẻ mà mua nhiều, khi chuyển nhà sẽ khó hoặc tốn tiền. Xem thêm về Chuyển nhà trong phần Nhà cửa.
    Một số chợ second-hand có giờ mở cửa, muốn tìm được đồ tốt thì bạn nên đến sớm.
    Ở Eindhoven, địa chỉ của một số cửa hàng 2nd hand được list ra trong link đến TUE ở phần Giới thiệu, đáng chú ý có cửa hàng Emmaus, (Genneperweg 11), chỉ mở vào sáng thứ 7 hàng tuần, có nhiều đồ tốt và rẻ, bạn nên đến sớm, ngay lúc vừa mở cửa.
    5.18. Giá cả
    Sơ sơ giá cả mấy thứ để bạn hình dung mức sống ở đây:
    Mặt hàng
    Giá trung bình (euro)
    Đơn vị
    Gạo tẻ
    10.20
    10 kg
    Bánh mì to hình hộp, ~ 0.8 kg
    1.00
    1 cái
    Sữa
    0.70
    1 lit

    1.00
    250 gram
    Thịt bò
    4.00 ?" 8.00
    1 kg
    Thịt lợn
    4.00 ?" 8.00
    1 kg
    Thịt đùi, chân giò
    1.00 ?" 3.00
    1 kg
    Thịt gà
    3.50 ?" 5.00
    1 kg
    Rau
    0.50 ?" 1.00
    cây
    Hoa quả
    1.00 ?" 2.00
    1 kg
    Trứng gà/vịt
    1.00
    10 quả
    Café ở tiệm
    1.50 ?" 3.00
    tách
    Mc Donald/KFC
    5.00
    suất
    Ăn ngoài tiệm
    10.00 ?" 20.00
    suất
    Cắt tóc
    10.00 ?" 20.00
    lần
    5.19. Ăn uống
    Trước hết là nước uống, nói chung hệ thống nước sinh hoạt ở HL sạch, có thể uống thẳng từ vòi. Nếu bạn không phải là người cầu kỳ hay dư dả thì cứ đem theo chai nước bên mình, khi nào hết nước thì chạy vào toalet J
    Thường người HL khi đi làm đều mang theo thức ăn chuẩn bị sẵn ở nhà cho bữa trưa, bánh mỳ kẹp bơ, pho-mát, thịt nguội; và sữa. Người HL hay ăn vặt ở bất cứ chỗ nào, trên tàu, ngoài phố, các điểm tụ tập ngoài trời, ? Đừng quên chocolate, đây là thứ cứu đói tuyệt vời.
    Bơ ở siêu thị có 2 loại: loại để trong hộp nhựa dành cho ăn với bánh mỳ, loại gói trong giấy dùng để nấu.
    Pho-mat có thể hơi khó ăn, ban đầu bạn có thể kẹp một ít vào bánh rồi nướng lên cho pho-mat chảy ra, dễ ăn hơn. Khi quen có thể ăn thẳng. Thường pho-mat được phân loại theo tuổi: jong (young), belegen (mature), oud (old), càng ?ogià? càng khó ăn (nặng mùi).
    Bánh mỳ: ban đầu nên chọn các loại bánh trắng (wit), dễ ăn. Nếu bạn thích bánh như ở VN thì tìm mua loại bánh dài (stokbrood), khi mua về nên cho vào túi nilon cất trong tủ lạnh, trước khi ăn đem ra nướng lại một chút. Nếu để bánh ở ngoài, bánh thường khô, giòn.
    Nếu bạn đi đâu chơi mà không mang theo đồ ăn, cứ nhằm căng-tin các trường đại học hoặc vào siêu thị mua, rất rẻ. Siêu thị có ở khắp nơi nhất là các khu trung tâm. Thực ra, giá đồ ăn trong trường học rẻ là chỉ dành cho sinh viên của trường, bạn ở nơi khác đến ăn là ?olợi dụng? đó J
    Khi đi chơi ở các thành phố khác, nếu chuẩn bị đồ ăn từ nhà, theo kinh nghiệm của tôi, ngoài bánh mì kẹp, nước ngọt bạn nên đem theo trứng gà luộc, ăn ngon mà tiện, rẻ nữa J
    Nếu không muốn nặng nhọc, bạn có thể ghé vào các tiệm bánh mỳ (bakkerij). Ở các khu trung tâm thường có cửa hàng loại này, góc bán bánh mỳ kẹp tự chọn (như hàng bánh mỳ pate ở VN), có biển ghi phía trong Broodje Corner, bạn có thể chọn loại vỏ: broodje ?" hình tròn/tam giác/? , croisant ?" bánh sừng bò, baguette - giống bánh mỳ ở VN nhưng thuôn và dẹt hơn, ?; chọn nhân: ham - thịt nguội, kaas ?" pho-mat, boter ?" bơ, salad, ? Giá từ 1.8 đến 2.5/cái. Đơn giản có thể gọi: ?oeen broodje ham en kaas? J
    Người HL có thói quen dùng mayonaise làm đồ chấm cho các món rán, giống như ta dùng tương ớt vậy. Một số cửa hàng khi bán bao giờ cũng hỏi xem bạn có dùng mayonaise/ketchup không, nếu có thì bạn phải trả thêm tiền.
    5.20. Đi toalet
    Sẽ rất có hại cho cơ thể nếu bạn nhịn quá mức vì vậy khi đi chơi bạn nhớ để ý các địa chỉ cần thiết để khi cần thì khỏi phải tìm lâu.
    Với các bạn nam, mọi viêc có vẻ dễ dàng hơn vì ở gần các pub hoặc các khu đông quán thường có loại nhà vệ sinh lộ thiên có bốn ngăn, hình quả khế có bốn múi. Người đi chỉ việc quay mặt vào trong là xong J
    Loại hình đi nặng hay với các bạn nữ thì nhớ để ý Mc Donald, KFC, các shop lớn.
    Ngoài ra ở các ga tàu lớn cũng có nhà vệ sinh, trung bình khoảng 20 cent/lần. Bạn cũng có thể vào pub hỏi toalet, tuỳ nơi bạn có thể phải trả tiền hoặc không.
    Thư viện công cộng, các trường đại học cũng là một địa điểm có thể ghé vào được. Ở thư viện trung tâm Eindhoven, bạn phải đưa thẻ thư viện hoặc ID/giấy tờ tương tự để mượn chìa khoá (miễn phí).
    Lưu ý: một số nơi không sử dụng hình người để chỉ dẫn mà ghi chữ, Dames ?" dành cho nữ, Heren ?" dành cho nam.
    5.21. Doe Het Zelf
    Do It Yourself everything J
    5.22. Mua vé máy bay về VN
    Vé máy bay có nhiều hạng (class): Economy, Business, First, ? trong đó hạng Economy là rẻ nhất.
    Các điều kiện đi kèm theo từng loại vé khác nhau, thậm chí trong cùng một hạng vé nhưng mức giá khác nhau thì điều kiện cũng khác nhau. Vé càng rẻ thì điều kiện càng chặt ví dụ: số kg hàng được gửi miễn phí nhỏ (20 kg thay vì 30 kg); thời hạn hợp lệ của vé ngắn (1 tháng thay vì 3, 6, hay 12 tháng); khi trả lại vé thì lệ phí cao (50% giá vé thay vì 120 euro); ngày bay đi bay lại cố định thay vì có thể thay đổi được nếu còn chỗ; ?
    Các bước để mua vé:
    - Đặt chỗ (reservation): liên hệ với đại lý để đặt chỗ với ngày giờ thích hợp với giá vé thoả thuận. Nên hỏi đại lý về các điều kiện đi kèm với loại vé đã đặt, thời hạn phải trả tiền lấy vé. Bạn có thể mặc cả giá vé với đại lý, nhất là ở đại lý của người Tàu J
    - Trả tiền, lấy vé
    Khi bạn mới chỉ đặt chỗ, nếu thay đổi quyết định bạn có thể huỷ chỗ đã đặt, miễn phí. Còn khi đã trả tiền lấy vé mà thay đổi lại ngày giờ hay trả lại vé, bạn có thể phải nộp tiền phạt, tuỳ thuộc đại lý và loại vé bạn đã mua.
    Sở dĩ chúng tôi viết rõ như vậy vì đã gặp đại lý có biểu hiện mập mờ khi chúng tôi huỷ chỗ đã đặt (chưa đến hạn trả tiền). Hay có người bạn (ở nước khác) khi đặt vé, đại lý đòi đặt cọc tiền.
    Trừ trường hợp phải về gấp, nói chung bạn nên tiến hành đặt vé sớm, nếu bạn định về vào Noel hay Tết âm lịch mà đặt vé muộn thì cơ hội mua được vé rẻ hầu như là không có.
    Bạn nên liên hệ nhiều đại lý, đặc biệt là các đại lý chuyên các tuyến bay về châu Á để có được giá vé rẻ. Thành phố nào ở HL cũng đều có nhiều đại lý du lịch nhưng mỗi đại lý thường chỉ chuyên một vài hãng hàng không hay một số tuyến nhất định, bạn có thể vẫn mua được vé về VN qua các đại lý đó nhưng giá vé cao.
    Bạn có thể liên hệ các đại lý sau:
    Đại lý ở Amsterdam
    020 ?" 620 0004
    Đại lý ở Utrecht
    030 ?" 605 0858
    Đại lý ở Rotterdam
    010 ?" 411 8411
    Số điện thoại của 3 đại lý này được đăng trong forum svnl.net, chúng tôi chưa mua vé từ 3 đại lý này lần nào.Trước đây chúng tôi mua vé qua một đại lý ở Eindhoven, hiện nay đại lý này không hoạt động nữa.
    Ngoài các đại lý, bạn có thể mua vé trực tiếp từ web site của các hãng hãng không như Singapore Airlines, http://www.singaporeair.com. Bạn phải có cre*** card để mua qua mạng và khi làm thủ tục lên máy bay bạn phải xuất trình cre*** card đã dùng để mua vé. Vé sẽ được gửi qua đường bưu điện hoặc bạn có thể lấy vé ở sân bay Schiphol hoặc qua đại lý của hãng ở Amsterdam. Dùng cre*** card mua vé thì tiền sẽ được trừ trong tài khoản vào cuối tháng.
    Khi mua qua web site của Singapore Airlines, bạn phải cung cấp một số thông tin cá nhân như địa chỉ, email, ? để tạo user account trong hệ thống. Bạn có thể đăng ký để nhận được thông báo khi có đợt khuyến mại, cũng như đăng ký KrisFlyer Membership Card, với thẻ này khi mua vé của hãng hay sử dụng dịch vụ của một số hãng khác liên quan, bạn tích trữ điểm và có thể được vé miễn phí nếu đủ điều kiện J. Việc đăng ký thông tin và làm card là miễn phí. Giá vé hạng Economy trên web site của hãng Singapore Airlines khá sát với giá vé mà các đại lý đưa ra.
    Go on to the next page...
    Được BEngA1 sửa chữa / chuyển vào 00:03 ngày 25/05/2008

Chia sẻ trang này