1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÓ AI TÂM ĐẮC SƠN MÀI KHÔNG?

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi NGUYENTHINH, 17/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NGUYENTHINH

    NGUYENTHINH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    CÓ AI TÂM ĐẮC SƠN MÀI KHÔNG?

    post ít chữ lên đây để cùng trao đổi. khai hoả đi,thú vị lắm đấy...khốn kiếp cái chất liệu đỏng đảnh này...
  2. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Sao lại khốn kiếp ? cái chất liệu ấy hay đấy chứ !,làm thì được nhưng mà để chơi nó thì hơi ngại
    Thực ra dân chơi tranh tranh sơn mài thứ thiệt thì phải dùng loại "đồi mồi" khắc trên tranh loại thứ thiệt ấy,nhưng mà có nhiều người theo thuyết PT bảo là kiêng,và làm ăn không ra,thôi mà tôi cũng chả biết nữa,chỉ nhớ là ngày trước có học một thời gian rồi bỏ vì cái nghề này không hợp với mình !

    9399
  3. NGUYENTHINH

    NGUYENTHINH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    hic hic có mỗi minh_le hứng thú với chủ đề này thôi à...bây ở tuổi u 23,24 mà làm sơn mài thì quả là ngại,không ai quan tâm mấy cũng đúng thôi.trong trường học ở khoa sơn mài thì tốn kém vào bậc nhất , biết bao nhiêu công đoạn nhiêu khê,nóng thì nó không khô,lạnh thì nó bắt hanh ,cũng không khô nốt,giữa mùa hè phải mang đi ủ ,phải mài nó sao cho thật phẳng( sơn mài mà không phảng thì như bánh đa không giòn) chỉ nghĩ đến chuyện phải mài một cái tranh khổ trên 1m thôi đẫ đủ ngại rồi,ấy là chưa kể đến còn bị nó ''ăn'' cho sưng hết cả mặt mũi lên ,ngày hè mồ hôi ra thì ngứa ngáy không chịu nổi.
    ấy thế mà vẫn mê ,cái lung linh huyền ảo của vàng son một thời trong cung vua ,phủ chúa là đây.cái chất liệu chỉ cần bôi lên ,mài ra đã có hiệu quả về chiều sâu,đen và sâu hơn bất cứ loại màu đen nào.óng mượt và đỏ rực rỡ của các màu son(son trai,son tươi,son thắm.son nhì).càng qua thời gian ,sơn bay đi càng tươi màu,càng đẹp.đây cũng là chất liệu vào hàng sang trọng ,nó đắt ở tiền bạc và cầu kì về công đoạn.ngày trước ông SÁNG.ông CẨN ,v..vv đã mất bao công tìm kiếm và khẳng định đây chính là chất liệu hội hoạ của thế kỉ mới,sơn mài khai sinh,thoát khỏi mẹ đẻ là mỹ nghệ để có đời sống như bây giờ,có thể thấy những triển lãm MT toàn quốc ,tranh sm chiếm 1 số lượng lớn.
    nó hay như thế mà ở trường MTCN ai học ở sơn mài ,hầu như là bị đày vào,tôi đã chứng kiến một bạn gái ở đh 2 hôm bị phân vào khoa này đã khóc hết nước mắt,số còn lại khi được hỏi vào khoa nào thì cứ quanh co,ậm ừ...à...truyền thống.không dám nói là khoa sơn mài.đang đến hè.lại 1 năm bước qua phân khoa,tôi mạo muội có vài ý kiến chủ quan về sơn mài tryuền thống,để có ai có lòng với chất liệu này thì đừng ngại dấn thân,nó sẽ đem lại cho bạn hạnh phúc nếu bạn yêu nó bằng một tình yêu không lừa dối.
    tôi rất mong muốn được traol đổi cùng các đại cao thủ trong room về vấn đề kỹ thuật sơn mài.
    sơ học-thiển nghĩ-xin được chỉ giáo.
  4. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Topic hay lắm đây, tiếc là tôi ko biết tí gì về sơn mài cả nên ko góp vui được. Tuy nhiên về mặt một môn nghệ thuật thì tôi công nhận các bạn học sơn mài ko phải thiệt thòi quá nhiều. Bằng chứng là một trong những bức hoạ bán được giá nhất của VN là bức sơn mài "Vườn Bắc Trung Nam" của cụ NGuyễn Gia Trí, tới gần trăm triệu theo thời giá cách đây khá lâu. Một trong những hoạ sĩ đương đại của VN thực sự có tên tuổi trên trường quốc tế là Thành Chương đã thành danh cũng nhờ sơn mài. Sơn mài VN tuy ít được chú ý nhưng thời nào cũng có nhân tài cả, từ thời các cây đa cây đề như Lê Quốc Lộc, Phan Kế An...cho tới ngày nay như Lê Trí Dũng, Công Kim Hoa, Mai Hiên, Trịnh Tuân...( biết ít quá) tác phẩm của họ đều loại vang bóng cả. Đợt tôi vào Huế, hầu hết các tác phẩm trong gallery ở quanh Đại Nội đều là sơn mài...nói chung sơn mài chưa đến nỗi bi quan như bạn nói, miễn là mình còn máu thịt với nó.
    Tuy nhiên cũng có những vị chắc là bi quan quá hay lạc quan quá ko biết, đi đến chỗ làm liều. Ví như trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần sát đây ( 5 năm một lần ), có vị đã cóp nguyên tranh thiếu nữ của hoạ sĩ Nguyễn Thanh Bình- vốn là thể loại sơn dầu- ko sai một ly, rồi chế nó thành sơn mài và gửi triển lãm, đương nhiên nghễu ngện được treo, thật là mài tranh người khác ra mà ăn.
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
    Được Butsat sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 21/06/2003
  5. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
  6. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    TÌNH CỜ SÁNG NAY ĐỌC ĐƯỢC POST LÊN ĐÂY CHO VUI!
    Sơn mài Việt cạnh tranh trên đất Nhật.
    Họa sĩ Kim Mã bên chiếc kiệu Mikoshi.
    Một họa sĩ không được biết tới bởi Hội mỹ thuật Hà Nội và quốc gia, song tên tuổi lại xuất hiện trên các cuốn sách giới thiệu về mỹ thuật Việt Nam do Nhật Bản phát hành. Một thương hiệu chưa từng hiện diện trong các hội chợ triển lãm trong nước, song đã được đăng ký bản quyền tại Nhật Bản.
    Được đào tạo trong trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Khoa Mỹ thuật truyền thống, chuyên nghề sơn mài từ năm 1978 tới 1982, Kim Mã đã linh cảm một tương lai đầy hứa hẹn song cũng đầy thách thức khi được đặt những sản phẩm sơn mài đầu tiên. Ngay cả bây giờ, hầu như không một ai dám nghĩ tới việc cạnh tranh cùng người Nhật về lĩnh vực này, bởi nghệ thuật sơn mài của họ đã đạt tới mức tuyệt hảo.
    Bàn về sự khác nhau giữa sản phẩm sơn mài Việt Nam và Nhật Bản, Kim Mã cho biết: "Sơn mài Việt Nam nếu được sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn của các cụ để lại, tức dùng sơn ta Phú Thọ, dát vàng thật, bạc nõn... vẽ và mài, mài và vẽ, đánh bóng hàng chục lần, thì sẽ tạo được độ bóng và rất phẳng. Khi nâng sản phẩm trước ánh sáng, ta sẽ nhìn thấy sự lung linh của ánh vàng bạc. Mặt khác, hình vẽ trên bề mặt cũng chỉ nên thật đơn giản và có bố cục chặt. Còn sản phẩm Nhật rất hoàn hảo về hình dáng, cốt vóc do công nghệ cao, máy móc nhiều, nhưng dù sao vẫn khác biệt chúng ta về hoa văn và mầu sắc. Nếu so sánh thì không thể nói cái nào hơn cái nào, song nói khác biệt thì có".
    Những người thợ thủ công Nhật Bản mặc dù đã lừng danh khắp thế giới về sự khéo tay và công nghệ cổ, song vẫn rất biết kết hợp chặt chẽ công nghệ cao vào quy trình. Máy đánh bóng là một thí dụ. Chỉ 15 phút đưa sản phẩm qua máy, độ bóng có thể so sánh với ba tiếng đồng hồ mài tay. Trong khi đó, các thợ Việt Nam cho tới nay vẫn kỳ cạch ngồi bên chậu nước, tay trần và dùng giấy ráp mịn, than dâu và tóc rối xoa sản phẩm như cha ông đã làm. Chính vì
    sự thiếu hụt điều kiện đó, Kim Mã đành tìm ra lợi thế cho riêng mình để có thể cạnh tranh.
    Các đường nét, họa tiết theo tư tưởng Nhật Bản kết hợp cùng nét văn hóa dân gian Việt Nam - khái niệm này không phải quá mới mẻ, song để thể hiện trực tiếp thì đòi hỏi một bút pháp bậc thầy. Quy trình pha chế sơn và mầu tuyệt đối tuân thủ đường lối cổ, cộng thêm việc học hỏi từ các bậc tiền bối về nghề như cụ Nguyễn Kim Đồng, cụ Nguyễn Gia Trí xưa kia đã giúp Kim Mã tạo ra được những chiếc bát, lọ, khay... được người Nhật chấp nhận. Ngay cả từ trước
    đó, khi chưa sản xuất sơn mài theo đơn đặt hàng, anh cũng đã là người viết chung cùng ông Boumeny - nguyên tổng giám đốc UNIDO, cuốn sách Sơn mài Việt Nam.
    Anh Kim Mã kể: "Khi được bạn hàng đặt chế tác kiệu thờ, tôi thật sự không biết nên bắt đầu từ đâu. Những chiếc kiệu này có tên là Mikoshi vẫn được dùng cho các cuộc rước lễ trên đường phố, sau đó được gửi tại các đền, chùa của Nhật. Yêu cầu tối cao là vẻ thẩm mỹ và chất lượng. Bản thân một chiếc kiệu nhỏ 40 kg chứa đựng hơn 200 chi tiết nhỏ, bọc những tấm đồng mạ vàng chạm trổ hoa văn, trên nóc đậu chim phượng bằng vàng, và yêu cầu kết cấu không dùng một chiếc đinh nào, tất cả đều phải dùng mộng ghép và đinh tre".
    Những chiếc kiệu được gửi đi vào năm 1998 đã được chấp nhận - điều chưa từng xảy ra với bất kỳ một cơ sở sản xuất nào trên khắp châu á. Được chế tác tại việt Nam, sản phẩm Mikoshi do Kim Mã đảm nhận có cốt gỗ qua xử lý công nghiệp, sau đó phủ sơn và mài cho tới khi lên được sắc đen bóng như gương. Các miếng đồng được chạm bởi nghệ nhân gốc Đại Bái, sau đó mạ vàng ròng. Cho tới nay, hàng trăm chiếc Mikoshi đã mang lại danh hiệu cho Kim Mã. Thương hiệu KIMA đã trở nên quen thuộc trong giới kinh doanh sản phẩm thờ tự tại Kyoto và Fukoshima. Năm 2000, anh còn được mời xuống hầm ngôi chùa Hachijodi cách Kyoto 200 km về phía tây - nơi cất giữ viên ngọc lưu ly quốc bảo của Phù Tang, nơi chưa bao giờ cho phép một người ngoại quốc nào đặt chân tới. Song với người họa sĩ Việt Nam này, luật lệ đã được dỡ bỏ, bởi trước đó, anh đã góp phần sản xuất một số sản phẩm thờ tự tại đây, bao
    gồm búp sen vàng, đài sen sơn mài, ống đựng kính bạc...
    ( Theo báo nhân dân )

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  7. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Tôi mù tịt về sơn mài nên ko rõ là nguồn gốc của nó có fải từ Trung Hoa ko? NGUYENTHINH trả lời hộ phát nhé!
    Còn cá nhân tôi thì thấy sơn mài nói nhiều về tính cách Việt, nó thâm trầm, sâu lắng, tinh tế... mà cũng ko kém phần sang trọng, tao nhã. Cùng với tranh lụa, nó tồn tại lâu dài như một chất liệu của nền mỹ thuật dân gian, nền mỹ thuật lúa nước chuân chuyên, tần tảo...
    Tuy nhiên, cũng có cả những loại hình tranh và chất liệu dân gian nói lên những tính cách khác của ta, ví dụ tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Xem một bản tranh in Đông Hồ, nhiều khi tôi thấy bực vì chỉ một cái khâu nét đen thôi: Ko bao giờ đi hết một hình trọn vẹn, ngay ngắn. Đó là vì khuôn in ko khít, ko khớp, mực in chưa thật tốt, chưa kể chất vỏ điệp hồ lên giấy dó làm cho bề mặt gồ ghề, càng cản trở nét...Có lẽ cái đẹp của nó là sự ngô nghê, chân chất, kiểu như Đánh ghen, Hứng dừa, lợn âm dương...nhất là bộ tứ bình Xuân Hạ Thu Đông thì thú thực yêu nước đến mấy tôi cũng ko muốn yêu thích. Trong khi tranh Hàng Trống thì tinh vi hơn, nhưng chủ đề thì có lẽ kém bình dân hơn, hay nói cách khác là phù hợp với tầng lớp thị dân hơn.
    (Đang viết thì bị đuổi về, hẹn lần sau )
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  8. hau_k5

    hau_k5 Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    749
    Đã được thích:
    0
    cái này thì nói nhiều rồi, nó thành bản chất của mỹ thuật vn, từ xưa. thiếu độ tinh, thiếu độ kỹ. nó chỉ hồn nhiên, mộc , thô, thế thôi, cũng là bản in, nhưng tranh in của Nhật , của Trung Hoa từ xưa đã tinh vi lắm rồi,
    lâu dần, thành bản chất chung của vn , buồn quá nhỉ,
    sơn mài thì tôi thích lắm, cảm giác của sơn mài đem lại nó gàn lắm, hay là vì tông mầu, chất màu đều gần với con người Vn, hay là tạo hinh cũng vậy,
    hay là do sơn mài luôn bí ẩn đến tận phút chót, khi mà các lớp sơn được mài ,và bộc lộc đường nét, chi tiết một cách bất ngờ,
    đặc điểm nữa, ai đã treo tranh sơn mài đích thực, thì phải công nhận là tranh sơn mài rất sang , tôi cũng thấy vậy,
    nếu mà trong Mỹ thuật , Sơn mài có vẻ tìm đến cái Việt hiện đại,mà không nệ vào hình thức cổ, cách thức cũ nữa.
  9. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Định vào post ảnh thì lại đúng hôm ttvn trục trặc, chán quá!
    Quay lại chuyện tính cách tranh in của chúng ta. Đúng là nó thiếu độ tinh, độ kỹ. Mặc dù cho đến giờ tôi vẫn có thể đứng hàng giờ mà ngắm các kiểu hoa văn chạm lộng, kênh bong...trên các đình chùa Việt Nam, ngay cả các hoạ tiết toán tử, quy bối, hồi văn thôi nhìn cũng đủ thích mắt rồi, rất tinh vi, cầu kỳ, ...nhưng nghĩ lại, bọn Tàu chúng nó ...cũng có y hệt như mình, chắc ko phải nó bắt chước mình rồi! Ở đây chỉ là tranh in thôi chứ chưa nói đến nghệ thuật điêu khắc như trên, chúng ta cũng ko mấy tự hào về kỹ năng kỹ xảo của mình.
    Lấy ví dụ nếu thực sự tranh in của ta là một đỉnh cao, thì đến một thời kỳ nào đó nó phaỉ phát triển cao độ và đi đến một cái gì đó chứ! Như tranh in Phục thế của Nhật, nó là tranh minh hoạ cổ, rồi thì phát triển thành tranh in bản rời, rồi trở thành tác phẩm độc lập như một bức tranh sáng tác, sau đấy ảnh hưởng sâu rộng tới hoạ phái Ấn tượng của châu Âu và phong trào Nghệ thuật mới. Hay như nghệ thuật tranh in kim loại cổ của châu Âu với các tên tuổi như Albrect Durer, Rembrent...trình độ dao khắc cao đến nỗi các tác phẩm tinh vi chả kém gì ảnh, và đi đến chỗ nhường lại vị trí cho nghệ thuật nhiếp ảnh ( hình như tk 19 à? ).
    Nói cho vui thôi, bởi vì tranh Đông Hồ bán nhiều, loại phế phẩm chỉ 2000VND/ tờ, nhưng tôi vẫn bỏ ra 60000VND để mua một bộ xịn về chơi, chơi thì chả tiếc gì, có điều nếu đồ chơi của mình nó tinh vi nữa thì càng hay.
    Có lẽ lúc nào đấy đông tiền phải chơi sơn mài mới được.
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  10. NGUYENTHINH

    NGUYENTHINH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    trả lời câu hỏi của but_sat: sơn mài có 3 nước đông nam á làm được.nhưng ở mỗi nước có kỹ thuật pha chế riêng,về sơn ,về màu cho lên khác biệt có thể nói là hoàn toàn.sơn mài vn giống tq về màu sắc vàng quỳ.bạc quỳ,son đỏ nhưng sơn của ta lấy từ cây sơn của phú thọ.độ aciclaccon cao lên độ bóng và sâu cao,kỹ thuật mài và làm tranh được ông CẨN,ông SÁNG,cùng ông phó THÀNH một nghệ nhân bậc thầy của sơn mài mỹ nghệ tìm ra .tuổi đời tranh sơn mài còn khá trẻ,lên không thể nói là giống tq.có giống nhau thì chỉ giống ở sơn mài mỹ nghệ ,hoành phi câu đối ,các bức trạm có kỹ thuật sơn thếp giống nhau thôi.theo khảo cổ thì chưa chắc người việt đã có kỹ thuật sơn sau người tq.còn sơn mài nhật bản thì còn khác xa.sơn mài nhật có thể dùng màu guaxơ(như màu bột bình thường) trộn với sơn mà vẽ.sơn vẽ song không cần ủ,mà khô bằng nhiệt độ bình thường,theo thời gian mặt sơn bị thâm xuống chứ không sáng ra như sơn ta.cách tạo hình thì khác xa nhau ,nhật bản họ coi trọng sự tinh xảo ,cũng như người tàu ,tinh vi trong đường nét.không như tạo hình của ta chân chất ,mộc mạc.tiếc rằng trong ngành sơn mài việt nam bây giờ một số hoạ sỹ bán tranh sơn mài vào hàng đầu của việt nam về số lượng và giá thành lại toàn dùng sơn nhật,một chất liệu mỳ ăn liền ,làm rất nhanh và có thể ẩu.không có giá trị về mặt chất liệu.đó là ông THÀNH CHƯƠNG,TRỊNH TUÂN,2 ông này chỉ làm toàn sơn nhật.còn các hs sơn mài khác thì phần lớn cũng làm sơn nhật(hiệu quả kinh tế cao,thời gian nhanh,giá rẻ,dễ thi công).tôi đã nhiều làn vào gallery HERITAGE.tranh của trịnh tuân và thành chương bán ở đây rất nhiều với giá rẻ nhất là 1,500usd cho khổ 60+50 ,những cái lớn thì tới 3000.nhưng toàn là sơn nhật.điều này khách chơi tranh hoàn toàn không biết.một sự thực nữa là các ông đó không hề nhúng tay làm.toàn thuê nghệ nhân làng nghề thể hiện.các công đoạn sau đó họ ký tên.có thâm nhập vào hệ thống các gallery quanh mấy phố cổ mới biết các ông ấy nổi đình nổi đám là do tranh sú ,bán nhiều vô tội vạ ,tranh rất giống nhau chỉ thay chút ít ,hợp thị hiếu ,những tác phẩm sơn mài thực thụ của mỹ thuật đương đại không kết nạp những thành viên này.TRỊNH TUÂN cũng dùng sơn nhật nhưng cách tạo chất liệu và tạo hình còn có tìm tòi và chấp nhận được.BÙI HỮU HÙNG,CÔNG QUỐC HÀ.cũng là hoạ sỹ của gallery song tôi rất cảm tình vì họ say nghề thực sự .trong đó công quốc hà dùng sơn truyền thống để làm tranh.chất hình của công quốc hà rất đẹp,hiện đại nhưng cũng rất truyền thống.bùi hữu hùng mạnh về tả thực ,điều mà sơn mài khó thể hiện ,
    có xem mấy cái kinh điển của sơn mài việt nam như:kết nạp đảng ở điện biên phủ.vườn xuân bắc trung nam,ông nghè vinh quy,tát nước đồng chiêm,ra đồng,buổi sáng ở nông trường,lò nồi thủ công vv..vv mới thấy mấy cái sơn mài bán ở gallery làm bằng sơn nhật thật là trơ,nó cứ bềnh bệch và nông choèn thế nào ấy...
    phần sơn mài tạm gác lại sau nói tiếp.
    tranh khắc như but sat nói .trong đường nét ,mảng màu có thể không trùng nhau,hoặc là đứt đoạn ,nhưng như thế mới là tranh in khắc ,nó có độ rung riêng cho mỗi một lần đặt bản in có thể đấy chính là tình cảm của mỗi nghệ nhân .tranh hàng trống không có lỗi này vì đó là tranh phục vụ thị thành,những căn nhà có tường quét vôi chứ không phải là tường vách đất hoặc liếp tre như đối tượng phục vụ của tranh đông hồ.tranh hàng trống nhìn tinh xảo hơn ,họ chỉ in bản nét sau đó dùng bút vờn màu,lên tranh sắc nét và không có lỗi đè màu là điều dễ hiểu.thị hiếu của người thị thành là vậy,tranh phải mượt mà chính điều này làm tôi cảm thấy tranh hàng trống hơi giống tranh tàu.còn màu sắc chắc chắn không thể tươi tắn và rực rỡ như tranh đông hồ.vui vẻ như mùa xuân bất tận vậy.làng SÌNH ở huế cũng có dòng tranh in khắc đề tài của họ chủ yếu phụ vụ thờ cúng lên màu sắc trông hơi rợ ,đối chọi để làm bật chủ đề.tác phẩm lưu hành ở vùng ít thấy có bán.mà hình như tranh đông hồ giờ sử dụng kỹ thuật in lưới(?) tôi cũng biết kỹ thuật in này lên nếu có thật thì chỉ lên để tranh đông hồ trong tâm tưởng chứ mua thì phí tiền.kể cả là 1000d một tờ.....
    đói qúa đang hăng ,thôi để lần sau nói tiếp nhé.

Chia sẻ trang này