1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai thấy điều gì bất thường không ?

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi lekimlien, 31/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Uẩn khúc trong việc "ưu đãi đầu tư" mở tuyến xe buýt ở Hải Dương:
    Miễn hàng trăm tỷ tiền thuế nhập khẩu ô tô để DN... kinh doanh du lịch?
    Thứ Năm, 05/04/2007-3:58 PM
    Lợi dụng chính sách ưu đãi vào vùng sâu, vùng xa, được Nhà nước miễn thuế trên nhiều lĩnh vực, Công ty Liên doanh quốc tế ABC (Công ty ABC) và Công ty Du lịch vận chuyển quốc tế Hải Vân (Công ty Hải Vân) đã liên kết với đối tác nước ngoài mở ra liên doanh với mục tiêu sẽ thực hiện bước đột phá về vận tải hành khách công cộng, cụ thể là mở tuyến xe buýt tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương đi các địa bàn khác, giải quyết nỗi bức xúc về đi lại cho người dân. Nhưng trên thực tế, hai công ty này không thực hiện đúng cam kết, gây thất thoát nguồn thu của Nhà nước tới hàng trăm tỷ đồng.
    Nói không đi đôi với làm hay "cú lừa ngoạn mục"?
    Hàng trăm ô tô nhập khẩu miễn thuế thuộc Dự án đầu tư mở tuyến xe buýt ở Hải Dương được sử dụng để... kinh doanh du lịch ở Hà Nội!
    Đến thời điểm đầu những năm 2000, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương vẫn được xếp vào diện những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn trong danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư. Để phát triển cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống cho người dân, Nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào những khu vực này và cho hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt. Tháng 12.2003, Công ty ABC được thành lập theo Quyết định số 37/GP-HD của UBND tỉnh Hải Dương. Theo đó, Công ty ABC sẽ tổ chức vận tải hành khách công cộng và du lịch bằng đường bộ, trong đó có việc xây dựng trạm trung chuyển hành khách tại huyện Chí Linh, Hải Dương, các điểm dừng nghỉ dọc đường; trụ sở đặt tại xã Hoàng Tân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương; được thuê 31.805, 10m2 đất trong thời gian 50 năm; được miễn tiền thuê đất trong 11 năm kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành và đưa dự án vào hoạt động; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo; Được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu? Tháng 10.2004, xuất hiện một doanh nghiệp nữa là Công ty Hải Vân, trụ sở đặt tại xã Hoàng Tiến, huyện Chí Linh, được thuê 20.443, 90m2 đất và cũng được hưởng mọi chính sách ưu tiên tương tự Công ty ABC. Hai công ty hoạt động quy mô lớn với số vốn điều lệ xấp xỉ 5 triệu USD (mỗi công ty).
    Theo cam kết, cả ABC và Hải Vân đều thực hiện vận chuyển hành khách công cộng và du lịch, cụ thể là mở tuyến xe buýt từ huyện Chí Linh, Hải Dương đi các địa bàn khác. Có thể nói một cách dễ hiểu là hai dự án sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng của huyện và thuận tiện giao thông đi lại cho người dân địa phương vốn được xếp vào diện đặc biệt khó khăn. Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, hai doanh nghiệp này đã ồ ạt nhập khẩu xe ô tô từ nước ngoài về. Chỉ tính đến tháng 12.2005, Hải Vân nhập 86 chiếc xe ô tô chở khách, tổng trị giá 3.600.000USD; ABC nhập 147 chiếc xe ô tô chở khách, tổng trị giá hơn 10.000.000USD. Vì đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn, nên khi nhập khẩu xe ô tô, hai công ty được miễn 100% thuế nhập khẩu. Theo một bảng tính thuế hàng nhập khẩu (nếu phải nộp theo đúng quy định) chỉ riêng lô hàng gồm 33 chiếc xe ô tô nhập khẩu của Công ty Hải Vân thì số tiền đã lên tới hơn 25 tỷ đồng. Như vậy, hơn 200 xe ô tô mà hai công ty này nhập về Việt Nam (đến tháng 12.2005) có tổng số tiền thuế được miễn lên tới hàng trăm tỷ đồng.
    Sự việc sẽ không có gì đáng bàn nếu những xe ô tô nhập khẩu miễn thuế này được sử dụng đúng mục đích. Cho đến nay trên địa bàn huyện Chí Linh hoặc bất cứ khu vực nào thuộc tỉnh Hải Dương không hề có hệ thống xe buýt thuộc dự án của hai Công ty Hải Vân và ABC. Hầu hết số xe của hai doanh nghiệp này đều không mang biển 34 (của Hải Dương) để phục vụ lĩnh vực hành khách công cộng mà được đăng ký tại Hà Nội và được khai thác vào lĩnh vực du lịch. Hai Công ty này đã mở chi nhánh giao dịch tại Hà Nội và hoạt động kinh doanh du lịch. Không cần mất nhiều thời gian tìm hiểu, chúng ta có thể thấy ngay hàng loạt xe ô tô khách biển 29LD tập trung tại số 40 ngõ 100 phố Đội Cấn, quận Ba Đình (Công ty Hải Vân) và khu vực Công viên nước Hồ Tây (Công ty ABC) sẵn sàng phục vụ các tour du lịch xuyên Việt. Tất cả mọi hoạt động của hai công ty chủ yếu ở Hà Nội, còn ở Hải Dương chỉ là chiếc bình phong.
    Ngôi nhà "ma" bên quốc lộ 18
    Theo Điều 25 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31.7.2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư, HĐQT phải tổ chức phiên họp đầu tiên để xác định cụ thể tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng. Nhưng cho đến nay tiến độ xây dựng của cả hai doanh nghiệp đều không rõ ràng và đều chưa triển khai việc xây dựng như quy định trong hồ sơ dự án. Trong luận chứng của Công ty ABC quy định 7 hạng mục công trình như: Khu vực văn phòng điều hành; khu nhà nghỉ và dịch vụ, khu nhà ăn uống giải khát và bán đồ lưu niệm; khu sân tập thể thao; khu hồ cảnh quan và cây xanh; khu vực bãi đỗ xe; gara ô tô. Công ty Hải Vân thì quy định 5 hạng mục công trình như: Khu văn phòng điều hành; khu giải khát và đồ lưu niệm; khu vực bãi đỗ xe; khu vực gara sửa chữa; khu nhà nghỉ nội trú. Theo Thông tư số 12/2000/TT-BKH ngày 15.9.2000 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng thì doanh nghiệp phải hoàn tất báo cáo quyết toán công trình và đăng ký tại cơ quan cấp Giấy phép đầu tư. Trên thực tế, hai doanh nghiệp đã nhập xe để hoạt động nhưng không triển khai việc xây dựng. Đến năm 2006, trước sự bức xúc của bà con về việc hơn 30.000m2 đất mặt đường bỏ hoang, trong khi bà con không có ruộng để canh tác, Công ty ABC mới xây dựng khung một ngôi nhà kiểu cấp 4 rồi bỏ dở trống tuềnh trống toàng. Có mặt tại quốc lộ 18, địa phận thị trấn Sao Đỏ, PV ĐS & PL đã tận mắt chứng kiến điều đó. Công trình được xem là trụ sở của doanh nghiệp triệu đô trông như ngôi nhà bỏ hoang. Thấy chúng tôi chụp ảnh, mấy đứa trẻ chăn bò xúm lại nói: "Ngôi nhà bỏ trống lạnh lẽo đến phát sợ. Chúng cháu gọi đấy là ngôi nhà ma". Nằm cách ngôi nhà "ma" khoảng 2km về phía Quảng Ninh, thửa đất hơn 20.000m2 được UBND tỉnh Hải Dương giao cho Công ty Hải Vân thuê xây dựng trụ sở từ năm 2004 đến nay vẫn là? ruộng.
    Ai bao che cho những khuất tất?
    Những vấn đề nêu trên cho thấy, hai doanh nghiệp ABC và Hải Vân đều không thực hiện đúng với những cam kết trong hồ sơ dự án đầu tư và các căn cứ pháp lý đã viện dẫn. Hai doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn để hưởng ưu đãi đặc biệt, nhưng trên thực tế cho đến thời điểm hiện tại vẫn không đầu tư gì. Bản chất của sự việc là hai doanh nghiệp này xin Giấy phép đầu tư để có tư cách pháp nhân rồi trục lợi. Dư luận đang đặt dấu hỏi vì sao những sai phạm của hai doanh nghiệp rõ ràng như vậy mà vẫn không được làm sáng tỏ và xử lý? Ai đã bao che cho hai công ty này? Có thể ngay chính lãnh đạo tỉnh Hải Dương - nơi cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp đã quên rằng trong Quyết định 1670/QĐ-UBND ngày 4.5.2004 của UBND tỉnh Hải Dương về việc cho Công ty ABC thuê đất (do Phó Chủ tịch Hoàng Bình ký) nêu rõ: "Trong thời hạn 12 tháng, công ty không sử dụng đất thì Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp cùng các ngành và đơn vị liên quan lập thủ tục trình UBND tỉnh quyết định thu hồi đất theo quy định" (?!).
    Còn rất nhiều những khuất tất liên quan đến hoạt động kinh doanh của ABC và Hải Vân, nhưng trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa đề cập hết được. Đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc làm rõ những sai phạm của hai doanh nghiệp trên, xử lý nghiêm những cá nhân liên quan, chống thất thu cho Nhà nước, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và giải toả nỗi bức xúc cho người dân. Đời sống & Pháp luật sẽ tiếp tục phản ánh những sai phạm của hai doanh nghiệp này trong các số báo sau.
    Vũ Nguyên
  2. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp bài "Uẩn khúc trong việc ưu đãi đầu tư mở tuyến xe buýt ở Hải Dương":
    Sai phạm có hệ thống, ai bao che?
    (Thứ Hai, 09/04/2007 - 10:50 AM)
    Như ĐS &PL đã phản ánh trong số báo trước, Công ty Liên doanh quốc tế ABC (Công ty ABC) và Công ty Du lịch vận tải quốc tế Hải Vân (Công ty Hải Vân) xin cấp phép đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để hưởng ưu đãi đặc biệt, nhưng đã làm trái cam kết và trở thành địa chỉ kinh doanh gần như thống lĩnh lĩnh vực vận tải du lịch ở Hà Nội đi các tỉnh, thành khác. Điều ngạc nhiên là hai doanh nghiệp này đã ngang nhiên hoạt động ngay tại Hà Nội và "bỏ qua" những quy định bắt buộc mà cơ quan chủ quản không hay biết?!
    Nhập nhằng ngay trong hồ sơ dự án
    Quá trình tìm hiểu vụ việc, phóng viên ĐS &PL nhận thấy những mâu thuẫn ngay trong hồ sơ dự án của hai doanh nghiệp ABC và Hải Vân. Đối với công ty ABC, Khoản 5.3 Điều 5 của Điều lệ công ty không rõ ràng (không phù hợp với Khoản 3 Điều 13 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31.7.2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); Hợp đồng liên doanh thiếu quy định về tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng (không phù hợp với Khoản 3 Điều 12 Nghị định 24/CP). Đối với Công ty Hải Vân, Điều 5 của Điều lệ quy định tiến độ góp vốn giai đoạn 2 là "Góp 800.000USD kể từ ngày có Nghị quyết của HĐQT về việc góp vốn giai đoạn 2". Trường hợp này phải có mốc thời gian cụ thể, Điều lệ chỉ quy định kể từ ngày có Nghị quyết của HĐQT về việc góp vốn giai đoạn 2 là không rõ trong thời gian bao lâu kể từ khi cấp giấy phép là sai quy định tại Điều 12 Nghị định 24/CP. Thông tin mà phóng viên ĐS &PL mới nhận được là hai công ty này từng bị cơ quan hải quan lập biên bản xử lý vì vi phạm trong việc nhập khẩu xe ôtô.
    Đã có không ít người đặt câu hỏi tại sao được cấp Giấy phép đầu tư, được hưởng rất nhiều ưu đãi, được cấp đất ngay mặt đường mà Công ty ABC và Hải Vân không thực hiện việc xây dựng trụ sở? Điều đó thật dễ hiểu vì hai doanh nghiệp này chỉ coi địa bàn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là chiếc bình phong để hưởng chính sách ưu đãi với những khoản tiền kếch sù, còn việc kinh doanh chủ yếu được thực hiện tại Hà Nội. Phải nói ngay rằng, hai doanh nghiệp này đã áp dụng những "chiêu" vô cùng tinh vi để hợp thức hoá việc kinh doanh không tôn trọng pháp luật của mình. Sau khi nhập khẩu hàng trăm chiếc xe ôtô khách về, thay cho việc phải đăng ký biển số tại nơi cấp Giấy phép đầu tư và thực hiện vận tải hành khách công cộng, trong đó mở tuyến xe buýt trên địa bàn thì hai doanh nghiệp đã chuyển hầu hết số xe lên Hà Nội đăng ký biển số 29LD để khai thác du lịch. Để làm được việc này hai công ty đã xin thành lập chi nhánh tại Hà Nội (số 40 ngõ 100 phố Đội Cấn của Công ty Hải Vân và 589 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ của Công ty ABC). Nói là chi nhánh nhưng thực chất mọi hoạt động kinh doanh của hai doanh nghiệp này đều hoạt động ở đây. Qua tìm hiểu, phóng viên ĐS &PL được biết, chỉ trong thời gian ngắn sau khi thành lập, hai công ty này đã chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường vận tải du lịch tại Hà Nội đi các tỉnh. Hàng ngày, xe ôtô chở khách du lịch theo tour mang hiệu ABC có mặt trên khắp các tuyến đường. Số lượng nhân viên (chủ yếu là lái xe) của ABC lên tới gần 300 người, làm việc cả ngày nghỉ, doanh thu của doanh nghiệp rất lớn.
    Trong Công văn số 157/CV-UBND (về việc tăng vốn, mở rộng sản xuất của Công ty ABC) của UBND tỉnh Hải Dương do Phó Chủ tịch Lê Hồng Văn ký (tất nhiên là trên cơ sở báo cáo hiệu quả doanh thu của ABC) có đoạn: "Giữa năm 2004 doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Doanh thu một số tháng cuối năm đã đạt trên 360.000USD, thuế và các khoản phải nộp ngân sách trên 120.000USD. Hiện nay Công ty ABC đã chiếm lĩnh được thị trường vận chuyển khách du lịch tại miền Bắc Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư và nhập khẩu thêm 80 xe buýt mới?". ấy thế mà trong báo cáo tài chính cuối năm 2005, hai công ty này đều khai chưa hề có lãi. Khai lỗ đơn giản là để trốn thuế, vì trong Giấy phép đầu tư có ghi "được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi". Như vậy có thể hiểu, 10 năm kể từ khi kinh doanh nhưng không "khai lãi" thì hai doanh nghiệp này vẫn được miễn thuế. Điều khiến dư luận quan tâm là khi đặt bút ký việc mở rộng đầu tư, nhập khẩu thêm hàng trăm xe buýt, chắc lãnh đạo tỉnh Hải Dương không nghĩ tới việc mở rộng đầu tư đó phục vụ cái gì cho chính địa phương được xác định là vùng sâu vùng xa của tỉnh mình? Có lẽ ông Lê Hồng Văn đã không thấy được sự bất hợp lý là nếu việc doanh nghiệp nhập khẩu xe buýt về để phục vụ giao thông công cộng tại địa phương đúng như cam kết, thì tuyến đường Chí Linh - Hà Nội hoặc Chí Linh đi một số địa bàn lân cận có cần tới số lượng xe nhiều đến như vậy?
    Mở chi nhánh làm bình phong
    Có nhiều vấn đề xung quanh việc thành lập chi nhánh tại Hà Nội của hai doanh nghiệp triệu đô này. Trong đó có chuyện nực cười là khi mở chi nhánh và bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh tại Hà Nội, ông Trịnh Thắng - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty Hải Vân lại ra quyết định tự bổ nhiệm mình làm Giám đốc chi nhánh. Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 12/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: "Trong trường hợp doanh nghiệp mở chi nhánh giao dịch, không mang tính sản xuất (bởi hai doanh nghiệp xin mở chi nhánh giao dịch) thì chỉ cần UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp mở chi nhánh giao dịch có văn bản chấp thuận và thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư mà không cần điều chỉnh Giấy phép đầu tư. Còn trường hợp mở chi nhánh sản xuất thì theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 17 Thông tư 12 thì phải có hồ sơ trong đó bao gồm: giải trình về việc mở chi nhánh; ý kiến của UBND cấp tỉnh về địa điểm; tiền thuê đất tại địa phương nơi sẽ đặt chi nhánh; ý kiến của Bộ quản lý ngành (Bộ GTVT) để được điều chỉnh Giấy phép đầu tư và chi nhánh này chỉ được phép hoạt động sau khi có Giấy phép điều chỉnh".
    Đối chiếu với quy định trên thì chi nhánh giao dịch do UBND thành phố Hà Nội cho phép hai Công ty ABC và Hải Vân đều không mang tính sản xuất (kinh doanh). Nhưng trên thực tế, cả hai doanh nghiệp này lại hoạt động mang tính kinh doanh vượt quá nội dung và phạm vi của chi nhánh giao dịch. Cụ thể là hai doanh nghiệp đã chuyển giao tài sản (ô tô) cho chi nhánh giao dịch tại Hà Nội, đăng ký biển số Hà Nội để đưa đón, vận chuyển khách du lịch tại Hà Nội. Được biết, hai doanh nghiệp này còn mở chi nhánh giao dịch ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác.
    Hiện nay dư luận nhân dân vẫn bức xúc trước câu hỏi: Cơ quan, cá nhân nào đã đứng sau bảo vệ cho những sai phạm để hai doanh nghiệp này "ăn không" của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm? Họ cho rằng, là đơn vị chủ quản, lãnh đạo tỉnh Hải Dương không thể không biết hoạt động sai trái, hay nói đúng hơn là trò lừa đảo trong kinh doanh của ABC và Hải Vân nhưng vẫn cố tình làm ngơ. Câu trả lời xin được chuyển tới các cơ quan chức năng.
    Vũ Nguyên
  3. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp bài "Uẩn khúc trong việc ưu đãi đầu tư mở tuyến xe buýt ở Hải Dương":
    Sai phạm có hệ thống, ai bao che?
    (Thứ Hai, 09/04/2007 - 10:50 AM)
    Như ĐS &PL đã phản ánh trong số báo trước, Công ty Liên doanh quốc tế ABC (Công ty ABC) và Công ty Du lịch vận tải quốc tế Hải Vân (Công ty Hải Vân) xin cấp phép đầu tư vào địa bàn đặc biệt khó khăn (huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) để hưởng ưu đãi đặc biệt, nhưng đã làm trái cam kết và trở thành địa chỉ kinh doanh gần như thống lĩnh lĩnh vực vận tải du lịch ở Hà Nội đi các tỉnh, thành khác. Điều ngạc nhiên là hai doanh nghiệp này đã ngang nhiên hoạt động ngay tại Hà Nội và "bỏ qua" những quy định bắt buộc mà cơ quan chủ quản không hay biết?!
    Nhập nhằng ngay trong hồ sơ dự án
    Quá trình tìm hiểu vụ việc, phóng viên ĐS &PL nhận thấy những mâu thuẫn ngay trong hồ sơ dự án của hai doanh nghiệp ABC và Hải Vân. Đối với công ty ABC, Khoản 5.3 Điều 5 của Điều lệ công ty không rõ ràng (không phù hợp với Khoản 3 Điều 13 Nghị định 24/2000/NĐ-CP ngày 31.7.2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); Hợp đồng liên doanh thiếu quy định về tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng (không phù hợp với Khoản 3 Điều 12 Nghị định 24/CP). Đối với Công ty Hải Vân, Điều 5 của Điều lệ quy định tiến độ góp vốn giai đoạn 2 là "Góp 800.000USD kể từ ngày có Nghị quyết của HĐQT về việc góp vốn giai đoạn 2". Trường hợp này phải có mốc thời gian cụ thể, Điều lệ chỉ quy định kể từ ngày có Nghị quyết của HĐQT về việc góp vốn giai đoạn 2 là không rõ trong thời gian bao lâu kể từ khi cấp giấy phép là sai quy định tại Điều 12 Nghị định 24/CP. Thông tin mà phóng viên ĐS &PL mới nhận được là hai công ty này từng bị cơ quan hải quan lập biên bản xử lý vì vi phạm trong việc nhập khẩu xe ôtô.
    Đã có không ít người đặt câu hỏi tại sao được cấp Giấy phép đầu tư, được hưởng rất nhiều ưu đãi, được cấp đất ngay mặt đường mà Công ty ABC và Hải Vân không thực hiện việc xây dựng trụ sở? Điều đó thật dễ hiểu vì hai doanh nghiệp này chỉ coi địa bàn huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương là chiếc bình phong để hưởng chính sách ưu đãi với những khoản tiền kếch sù, còn việc kinh doanh chủ yếu được thực hiện tại Hà Nội. Phải nói ngay rằng, hai doanh nghiệp này đã áp dụng những "chiêu" vô cùng tinh vi để hợp thức hoá việc kinh doanh không tôn trọng pháp luật của mình. Sau khi nhập khẩu hàng trăm chiếc xe ôtô khách về, thay cho việc phải đăng ký biển số tại nơi cấp Giấy phép đầu tư và thực hiện vận tải hành khách công cộng, trong đó mở tuyến xe buýt trên địa bàn thì hai doanh nghiệp đã chuyển hầu hết số xe lên Hà Nội đăng ký biển số 29LD để khai thác du lịch. Để làm được việc này hai công ty đã xin thành lập chi nhánh tại Hà Nội (số 40 ngõ 100 phố Đội Cấn của Công ty Hải Vân và 589 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ của Công ty ABC). Nói là chi nhánh nhưng thực chất mọi hoạt động kinh doanh của hai doanh nghiệp này đều hoạt động ở đây. Qua tìm hiểu, phóng viên ĐS &PL được biết, chỉ trong thời gian ngắn sau khi thành lập, hai công ty này đã chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường vận tải du lịch tại Hà Nội đi các tỉnh. Hàng ngày, xe ôtô chở khách du lịch theo tour mang hiệu ABC có mặt trên khắp các tuyến đường. Số lượng nhân viên (chủ yếu là lái xe) của ABC lên tới gần 300 người, làm việc cả ngày nghỉ, doanh thu của doanh nghiệp rất lớn.
    Trong Công văn số 157/CV-UBND (về việc tăng vốn, mở rộng sản xuất của Công ty ABC) của UBND tỉnh Hải Dương do Phó Chủ tịch Lê Hồng Văn ký (tất nhiên là trên cơ sở báo cáo hiệu quả doanh thu của ABC) có đoạn: "Giữa năm 2004 doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Doanh thu một số tháng cuối năm đã đạt trên 360.000USD, thuế và các khoản phải nộp ngân sách trên 120.000USD. Hiện nay Công ty ABC đã chiếm lĩnh được thị trường vận chuyển khách du lịch tại miền Bắc Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng đầu tư và nhập khẩu thêm 80 xe buýt mới?". ấy thế mà trong báo cáo tài chính cuối năm 2005, hai công ty này đều khai chưa hề có lãi. Khai lỗ đơn giản là để trốn thuế, vì trong Giấy phép đầu tư có ghi "được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi". Như vậy có thể hiểu, 10 năm kể từ khi kinh doanh nhưng không "khai lãi" thì hai doanh nghiệp này vẫn được miễn thuế. Điều khiến dư luận quan tâm là khi đặt bút ký việc mở rộng đầu tư, nhập khẩu thêm hàng trăm xe buýt, chắc lãnh đạo tỉnh Hải Dương không nghĩ tới việc mở rộng đầu tư đó phục vụ cái gì cho chính địa phương được xác định là vùng sâu vùng xa của tỉnh mình? Có lẽ ông Lê Hồng Văn đã không thấy được sự bất hợp lý là nếu việc doanh nghiệp nhập khẩu xe buýt về để phục vụ giao thông công cộng tại địa phương đúng như cam kết, thì tuyến đường Chí Linh - Hà Nội hoặc Chí Linh đi một số địa bàn lân cận có cần tới số lượng xe nhiều đến như vậy?
    Mở chi nhánh làm bình phong
    Có nhiều vấn đề xung quanh việc thành lập chi nhánh tại Hà Nội của hai doanh nghiệp triệu đô này. Trong đó có chuyện nực cười là khi mở chi nhánh và bổ nhiệm Giám đốc chi nhánh tại Hà Nội, ông Trịnh Thắng - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty Hải Vân lại ra quyết định tự bổ nhiệm mình làm Giám đốc chi nhánh. Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 12/2000/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: "Trong trường hợp doanh nghiệp mở chi nhánh giao dịch, không mang tính sản xuất (bởi hai doanh nghiệp xin mở chi nhánh giao dịch) thì chỉ cần UBND cấp tỉnh nơi doanh nghiệp mở chi nhánh giao dịch có văn bản chấp thuận và thông báo cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư mà không cần điều chỉnh Giấy phép đầu tư. Còn trường hợp mở chi nhánh sản xuất thì theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 17 Thông tư 12 thì phải có hồ sơ trong đó bao gồm: giải trình về việc mở chi nhánh; ý kiến của UBND cấp tỉnh về địa điểm; tiền thuê đất tại địa phương nơi sẽ đặt chi nhánh; ý kiến của Bộ quản lý ngành (Bộ GTVT) để được điều chỉnh Giấy phép đầu tư và chi nhánh này chỉ được phép hoạt động sau khi có Giấy phép điều chỉnh".
    Đối chiếu với quy định trên thì chi nhánh giao dịch do UBND thành phố Hà Nội cho phép hai Công ty ABC và Hải Vân đều không mang tính sản xuất (kinh doanh). Nhưng trên thực tế, cả hai doanh nghiệp này lại hoạt động mang tính kinh doanh vượt quá nội dung và phạm vi của chi nhánh giao dịch. Cụ thể là hai doanh nghiệp đã chuyển giao tài sản (ô tô) cho chi nhánh giao dịch tại Hà Nội, đăng ký biển số Hà Nội để đưa đón, vận chuyển khách du lịch tại Hà Nội. Được biết, hai doanh nghiệp này còn mở chi nhánh giao dịch ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác.
    Hiện nay dư luận nhân dân vẫn bức xúc trước câu hỏi: Cơ quan, cá nhân nào đã đứng sau bảo vệ cho những sai phạm để hai doanh nghiệp này "ăn không" của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng mỗi năm? Họ cho rằng, là đơn vị chủ quản, lãnh đạo tỉnh Hải Dương không thể không biết hoạt động sai trái, hay nói đúng hơn là trò lừa đảo trong kinh doanh của ABC và Hải Vân nhưng vẫn cố tình làm ngơ. Câu trả lời xin được chuyển tới các cơ quan chức năng.
    Vũ Nguyên
  4. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Bài này và hai bài trên đăng trên báo Đời sống - Pháp luật:
    Sắp xét xử vụ nhà báo tống tiền doanh nghiệp 10.000 USD
    Thứ Tư, 11/04/2007-9:08 AM
    (ĐS & PL)- Tin từ Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, theo dự kiến, ngày 24.4 sẽ mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án nhà báo tống tiền doanh nghiệp. Trước đó, bị can Nguyễn Hùng Sơn, nguyên phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 135 BLHS.
    Như ĐS & PL đã đưa, ngày 13.9.2006, Nguyễn Hùng Sơn nhận được thông tin của một đồng nghiệp báo bạn tên Đ.A.T về vụ tiêu cực có liên quan đến ông Lê Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương và một số cán bộ Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh trong việc cấp phép đầu tư cho hai công ty liên doanh là Hải Vân và ABC. Tuy nhiên, vì bận công tác vào TP. HCM, PV này đã trao tài liệu cho Sơn để điều tra.
    Theo thông tin mà Nguyễn Hùng Sơn nhận được thì 2 công ty nêu trên đã lợi dụng chủ trương kêu gọi đầu tư vào khu vực đặc biệt khó khăn là huyện Chí Linh và được ông Lê Hồng Văn ký văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cấp phép nhập khẩu ô tô chở khách với mức thuế suất bằng 0 nhưng sau đó lại bán xe để trốn thuế hàng trăm tỷ đồng. Do quen biết ông Lê Hồng Văn từ trước nên Nguyễn Hùng Sơn đã điện thoại cho ông Văn để kiểm tra thông tin. Qua điện thoại, ông Văn xác nhận có ký văn bản đề nghị cho 2 doanh nghiệp Hải Vân và ABC nhập khẩu ô tô nhưng đã thực hiện đúng quy trình, quy định của Nhà nước.
    Sau khi nhận được điện thoại của Nguyễn Hùng Sơn, ông Lê Hồng Văn đã trực tiếp kiểm tra tại Sở Kế hoạch - Đầu tư Hải Dương để xác định xe hoạt động của hai doanh nghiệp trên có gì vi phạm hay không nhằm có hướng xử lý kịp thời. Ngày 16.9.2006, ông Lê Hồng Văn lên Hà Nội công tác đã điện thoại hỏi và được ông Trịnh Thắng (Tổng giám đốc công ty Hải Vân), ông Nguyễn Đình Dương (Chủ tịch HĐQT công ty ABC) khẳng định là không hề có việc hai doanh nghiệp nêu trên có hành vi bán xe ô tô để trục lợi. Ngay sau đó, ông Lê Hồng Văn gặp giám đốc hai doanh nghiệp, đồng thời điện thoại hẹn Nguyễn Hùng Sơn cùng gặp tại nhà hàng Thủy Tạ. Khi các bên có liên quan đã có mặt đầy đủ, ông Văn yêu cầu hai chủ doanh nghiệp trao đổi thêm với Nguyễn Hùng Sơn về thông tin mà phóng viên này đang quan tâm. Giám đốc hai doanh nghiệp tiếp tục khẳng định đơn vị mình không làm gì sai phạm, không nhập xe về bán mà dùng để vận chuyển hành khách.
    Trước thông tin giải trình của doanh nghiệp, Nguyễn Hùng Sơn cho biết, đồng nghiệp của mình đã có đủ tài liệu tin cậy về việc công ty nhập khẩu ô tô về bán, sử dụng sai mục đích và có dấu hiệu trốn thuế hàng trăm tỷ đồng. Sơn cho biết thêm là bài viết đã được lên khuôn và sắp được in. Theo tài liệu điều tra thì khi ra về, Nguyễn Hùng Sơn có đề cập với ông Lê Hồng Văn về việc có thể dàn xếp để không đăng tải bài viết về vụ "tiêu cực" đã nêu với giá 10.000 USD. Sau cuộc gặp tại nhà hàng Thủy Tạ, ngày 17.9.2006, ông Trịnh Thắng - Tổng giám đốc công ty Hải Vân xin số điện thoại của Nguyễn Hùng Sơn từ ông Văn và gọi điện hẹn gặp Sơn vào chiều cùng ngày tại quán cafe Star (số 1 Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội).
    Tại cuộc gặp, Nguyễn Hùng Sơn tiếp tục yêu cầu ông Thắng phải chuẩn bị tiền để thu xếp giải quyết việc không đăng bài về sai phạm của Hải Vân và ABC. Tổng giám đốc Trịnh Thắng một mặt hứa sẽ chuẩn bị tiền, mặt khác, đã tố cáo hành vi phi pháp của Sơn đến Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (A17, Bộ Công an). Đến 21h cùng ngày, khi Sơn nhận 10.000 USD từ tay ông Thắng tại quán cafe Star thì bị các trinh sát của A17 bắt quả tang. Bản cáo trạng số 01/VKSTC-V2 của Viện KSND Tối cao cũng đề nghị triệu tập ra toà một số nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi xét xử vụ án Nguyễn Hùng Sơn bao gồm ông Lê Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương và 4 nhà báo hiện đang công tác tại một số tờ báo ở Trung ương.
    Hà Vũ
  5. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Bài này và hai bài trên đăng trên báo Đời sống - Pháp luật:
    Sắp xét xử vụ nhà báo tống tiền doanh nghiệp 10.000 USD
    Thứ Tư, 11/04/2007-9:08 AM
    (ĐS & PL)- Tin từ Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, theo dự kiến, ngày 24.4 sẽ mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án nhà báo tống tiền doanh nghiệp. Trước đó, bị can Nguyễn Hùng Sơn, nguyên phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 135 BLHS.
    Như ĐS & PL đã đưa, ngày 13.9.2006, Nguyễn Hùng Sơn nhận được thông tin của một đồng nghiệp báo bạn tên Đ.A.T về vụ tiêu cực có liên quan đến ông Lê Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương và một số cán bộ Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh trong việc cấp phép đầu tư cho hai công ty liên doanh là Hải Vân và ABC. Tuy nhiên, vì bận công tác vào TP. HCM, PV này đã trao tài liệu cho Sơn để điều tra.
    Theo thông tin mà Nguyễn Hùng Sơn nhận được thì 2 công ty nêu trên đã lợi dụng chủ trương kêu gọi đầu tư vào khu vực đặc biệt khó khăn là huyện Chí Linh và được ông Lê Hồng Văn ký văn bản đề nghị các cơ quan chức năng cấp phép nhập khẩu ô tô chở khách với mức thuế suất bằng 0 nhưng sau đó lại bán xe để trốn thuế hàng trăm tỷ đồng. Do quen biết ông Lê Hồng Văn từ trước nên Nguyễn Hùng Sơn đã điện thoại cho ông Văn để kiểm tra thông tin. Qua điện thoại, ông Văn xác nhận có ký văn bản đề nghị cho 2 doanh nghiệp Hải Vân và ABC nhập khẩu ô tô nhưng đã thực hiện đúng quy trình, quy định của Nhà nước.
    Sau khi nhận được điện thoại của Nguyễn Hùng Sơn, ông Lê Hồng Văn đã trực tiếp kiểm tra tại Sở Kế hoạch - Đầu tư Hải Dương để xác định xe hoạt động của hai doanh nghiệp trên có gì vi phạm hay không nhằm có hướng xử lý kịp thời. Ngày 16.9.2006, ông Lê Hồng Văn lên Hà Nội công tác đã điện thoại hỏi và được ông Trịnh Thắng (Tổng giám đốc công ty Hải Vân), ông Nguyễn Đình Dương (Chủ tịch HĐQT công ty ABC) khẳng định là không hề có việc hai doanh nghiệp nêu trên có hành vi bán xe ô tô để trục lợi. Ngay sau đó, ông Lê Hồng Văn gặp giám đốc hai doanh nghiệp, đồng thời điện thoại hẹn Nguyễn Hùng Sơn cùng gặp tại nhà hàng Thủy Tạ. Khi các bên có liên quan đã có mặt đầy đủ, ông Văn yêu cầu hai chủ doanh nghiệp trao đổi thêm với Nguyễn Hùng Sơn về thông tin mà phóng viên này đang quan tâm. Giám đốc hai doanh nghiệp tiếp tục khẳng định đơn vị mình không làm gì sai phạm, không nhập xe về bán mà dùng để vận chuyển hành khách.
    Trước thông tin giải trình của doanh nghiệp, Nguyễn Hùng Sơn cho biết, đồng nghiệp của mình đã có đủ tài liệu tin cậy về việc công ty nhập khẩu ô tô về bán, sử dụng sai mục đích và có dấu hiệu trốn thuế hàng trăm tỷ đồng. Sơn cho biết thêm là bài viết đã được lên khuôn và sắp được in. Theo tài liệu điều tra thì khi ra về, Nguyễn Hùng Sơn có đề cập với ông Lê Hồng Văn về việc có thể dàn xếp để không đăng tải bài viết về vụ "tiêu cực" đã nêu với giá 10.000 USD. Sau cuộc gặp tại nhà hàng Thủy Tạ, ngày 17.9.2006, ông Trịnh Thắng - Tổng giám đốc công ty Hải Vân xin số điện thoại của Nguyễn Hùng Sơn từ ông Văn và gọi điện hẹn gặp Sơn vào chiều cùng ngày tại quán cafe Star (số 1 Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội).
    Tại cuộc gặp, Nguyễn Hùng Sơn tiếp tục yêu cầu ông Thắng phải chuẩn bị tiền để thu xếp giải quyết việc không đăng bài về sai phạm của Hải Vân và ABC. Tổng giám đốc Trịnh Thắng một mặt hứa sẽ chuẩn bị tiền, mặt khác, đã tố cáo hành vi phi pháp của Sơn đến Cục Bảo vệ an ninh kinh tế (A17, Bộ Công an). Đến 21h cùng ngày, khi Sơn nhận 10.000 USD từ tay ông Thắng tại quán cafe Star thì bị các trinh sát của A17 bắt quả tang. Bản cáo trạng số 01/VKSTC-V2 của Viện KSND Tối cao cũng đề nghị triệu tập ra toà một số nhân chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi xét xử vụ án Nguyễn Hùng Sơn bao gồm ông Lê Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương và 4 nhà báo hiện đang công tác tại một số tờ báo ở Trung ương.
    Hà Vũ
  6. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Đây là hai bài trên báo Thanh Niên:
    Xung quanh vụ một doanh nghiệp bị nhà báo tống tiền:
    Hoạt động của Công ty liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân là đúng pháp luật
    00:48:56, 24/05/2007
    Tới đây, TANDTP Hà Nội sẽ xét xử vụ án Nguyễn Hùng Sơn, nguyên phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp dọa dẫm tống tiền doanh nghiệp mà nạn nhân là Công ty liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân (gọi tắt là Công ty Hải Vân). Lý do mà người tống tiền đưa ra là: "Công ty Hải Vân đã lợi dụng chính sách ưu đãi vào địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn để được miễn 100% thuế nhập khẩu ô tô và sau đó mang ô tô đem bán" (Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến vụ án này).
    Để tìm hiểu vấn đề trên, bước đầu, PV Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Đoan, Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hải Dương (đơn vị thẩm định cấp giấy phép đầu tư và theo dõi quản lý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài).
    * Theo ông, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vận tải hành khách công cộng có trụ sở ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn có liên quan gì đến vấn đề họ được miễn thuế nhập khẩu ô tô chở khách hay không?
    Ông Nguyễn Văn Thưởng, Chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương: ?oCuộc họp giải phóng mặt bằng khu đất cấp cho Công ty Hải Vân ngày 27.12.2004 đã không thành công vì ý kiến của doanh nghiệp, ý kiến của ông Đỗ Sĩ Vẩy, Phó chủ tịch UBND huyện Chí Linh và ý kiến của tôi cho rằng: cần áp dụng mức giá đền bù đất thu hồi đúng với thời điểm UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định cấp đất cho Công ty Hải Vân. Nhưng tại cuộc họp này, nhiều ý kiến, trong đó có ý kiến của đồng chí Bí thư đảng ủy xã cho rằng, cần phải áp dụng mức giá đền bù theo khung giá đất mới sẽ áp dụng ngày 1.1.2005, tuy nhiên nếu áp dụng khung giá đất mới, doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản tiền lớn. Chính vì hai bên (doanh nghiệp và địa phương) không thỏa thuận được mức giá đền bù nên dẫn đến việc cuộc họp không thành công và Công ty Hải Vân không được cấp đất tại xã Hoàng Tiến".
    - Ông Nguyễn Xuân Đoan: Trả lời câu hỏi này sẽ làm rõ vấn đề trọng yếu cho những dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải hành khách công cộng. Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố khác cũng có các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, Hải Dương có 2 doanh nghiệp là Công ty Hải Vân và Công ty liên doanh quốc tế ABC. Thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư nước ngoài, chúng ta đang tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp này.
    Đặc biệt, thời điểm Công ty Hải Vân và Công ty ABC được cấp phép là trước khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực và lúc đó, chính sách áp dụng cho 100% các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều được phép miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định hình thành doanh nghiệp (bao gồm các phương tiện vận tải, vận chuyển) cho dù doanh nghiệp này ở TP.HCM hay Hà Nội, Hải Phòng hoặc Lai Châu, Hải Dương (ở đô thị lớn hay ở vùng xa xôi) thì đều được miễn thuế nhập khẩu. Do vậy, thông tin từ bài báo cho rằng: "Vì Công ty Hải Vân có dự án ở vùng Chí Linh, Hải Dương là vùng đặc biệt khó khăn thì mới được miễn thuế nhập khẩu xe khách", theo tôi, thông tin này không có căn cứ vàâ hoàn toàn không đúng với tinh thần của Luật Đầu tư nước ngoài.
    * Vậy thì quan điểm của ông về dư luận qua những thông tin chưa đúng nói trên?
    - Theo tôi, họ có thể chưa hiểu sâu, chưa nghiên cứu hết các văn bản hiện hành, và giá như người viết bài tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực trên rồi họ đến gặp Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hải Dương là nơi thẩm định và cấp phép cho các dự án đầu tư và trao đổi vấn đề trên với chúng tôi thì chắc họ sẽ không đưa thông tin sai như vậy. Lúc ấy, tiếng nói của cơ quan chức năng và nhà báo sẽ gần nhau hơn. Về vấn đề này, chúng tôi đã trả lời cả cơ quan điều tra của công an khi họ muốn tìm hiểu về dự án của Công ty Hải Vân.
    * Vậy thưa ông, doanh nghiệp ở vùng xa, vùng sâu đặc biệt khó khăn thì được ưu đãi những gì?
    - Các doanh nghiệp ở địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì được hưởng thuế doanh nghiệp ưu đãi với mức thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo.
    * Còn vấn đề miễn thuế nhập khẩu ô tô chở khách của doanh nghiệp liên doanh thì dựa vào những văn bản nào?
    - Đó là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điều 57 và điều 58 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31.7.2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định sửa đổi số 27/2003/NĐ-CP ngày 19.3.2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP. Hơn nữa, đến nay lĩnh vực vận tải hành khách công cộng vẫn là lĩnh vực được khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đều có những văn bản hướng dẫn về vấn đề miễn thuế nhập khẩu ô tô chở khách của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng.
    Như vậy, việc miễn thuế nhập khẩu này không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh, địa bàn hoạt động mà chỉ phụ thuộc vào ngành nghề được phép kinh doanh quy định trong giấy phép đầu tư. Theo tôi, khách quan mà nói, sự phát triển của những Công ty liên doanh vận tải hành khách công cộng như Công ty Hải Vân, ABC đã cải thiện một cách đáng kể lĩnh vực vận chuyển hành khách của chúng ta hiện nay.
    Theo xác định của Cơ quan bảo vệ pháp luật, Nguyễn Hùng Sơn đã lợi dụng chức danh nhà báo, tiếp nhận và xử lý thông tin không đúng quy trình công tác mà sử dụng thông tin này để đe dọa tống tiền, buộc các ông Trịnh Thắng (Tổng giám đốc Công ty Hải Vân) và Nguyễn Đình Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty ABC) phải đưa cho Sơn 10.000 USD (vụ tống tiền đã được ông Trịnh Thắng báo cho Cơ quan Điều tra bắt quả tang). Hành vi của Sơn phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản? được quy định tại điều 135 Bộ luật Hình sự.
    * Xin ông cho biết, kể từ khi được cấp phép đầu tư hoạt động tới nay, Công ty Hải Vân có hoạt động đúng quy định của pháp luật không, có những sai phạm lớn không?
    - Thời gian qua, trước một số thông tin mà dư luận nêu ra về Công ty Hải Vân, lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh có đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh như Cơ quan Thuế và Công an tỉnh kiểm tra, làm rõ. Tới nay, các cơ quan này cho biết không phát hiện thấy những vấn đề sai phạm về thuế, không có việc Công ty Hải Vân bán xe khách nhập khẩu.
    Chúng tôi chưa phát hiện thấy những vi phạm pháp luật của Công ty Hải Vân. Công ty này nhập khẩu ô tô chở khách là để phục vụ cho kinh doanh vận chuyển của công ty và hiện nay công ty hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
    * Việc Công ty Hải Vân xin phép mở tuyến vận tải hành khách công cộng từ bến xe Lương Yên, Hà Nội về bến xe Quý Cao, Tứ Kỳ, Hải Dương đã được Sở Giao thông - Công chính Hà Nội chấp nhận nhưng chưa được Sở Giao thông vận tải Hải Dương chấp thuận, vì sao thưa ông?
    - Có thể do dư luận vừa qua về Công ty Hải Vân nên các ban ngành chức năng của tỉnh còn phải xem xét, sắp tới chắc cũng sẽ chấp thuận.
    * Việc xây dựng trụ sở của Công ty Hải Vân tại xã Hoàng Tiến, huyện Chí Linh, Hải Dương vì sao không triển khai được?
    - UBND tỉnh đã cấp đất cho Công ty Hải Vân xây dựng trụ sở tại xã Hoàng Tiến, Chí Linh nhưng công ty báo cáo do gặp nhiều khó khăn, không thống nhất được giá cả đền bù giải phóng mặt bằng giữa công ty và địa phương, nên việc cấp đất đã không triển khai được. Tỉnh đã ra quyết định thu hồi số đất này. Hiện nay, Công ty Hải Vân đã chuyển trụ sở về đường Lương Thế Vinh, TP Hải Dương và chúng tôi đã ra quyết định điều chỉnh giấy phép đầu tư về mức thuế suất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định.
    * Cảm ơn ông.
    Thu Phương
  7. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Đây là hai bài trên báo Thanh Niên:
    Xung quanh vụ một doanh nghiệp bị nhà báo tống tiền:
    Hoạt động của Công ty liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân là đúng pháp luật
    00:48:56, 24/05/2007
    Tới đây, TANDTP Hà Nội sẽ xét xử vụ án Nguyễn Hùng Sơn, nguyên phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp dọa dẫm tống tiền doanh nghiệp mà nạn nhân là Công ty liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân (gọi tắt là Công ty Hải Vân). Lý do mà người tống tiền đưa ra là: "Công ty Hải Vân đã lợi dụng chính sách ưu đãi vào địa bàn vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn để được miễn 100% thuế nhập khẩu ô tô và sau đó mang ô tô đem bán" (Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến vụ án này).
    Để tìm hiểu vấn đề trên, bước đầu, PV Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Đoan, Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hải Dương (đơn vị thẩm định cấp giấy phép đầu tư và theo dõi quản lý các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài).
    * Theo ông, hiện nay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vận tải hành khách công cộng có trụ sở ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn đặc biệt khó khăn có liên quan gì đến vấn đề họ được miễn thuế nhập khẩu ô tô chở khách hay không?
    Ông Nguyễn Văn Thưởng, Chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến, Chí Linh, Hải Dương: ?oCuộc họp giải phóng mặt bằng khu đất cấp cho Công ty Hải Vân ngày 27.12.2004 đã không thành công vì ý kiến của doanh nghiệp, ý kiến của ông Đỗ Sĩ Vẩy, Phó chủ tịch UBND huyện Chí Linh và ý kiến của tôi cho rằng: cần áp dụng mức giá đền bù đất thu hồi đúng với thời điểm UBND tỉnh Hải Dương ra quyết định cấp đất cho Công ty Hải Vân. Nhưng tại cuộc họp này, nhiều ý kiến, trong đó có ý kiến của đồng chí Bí thư đảng ủy xã cho rằng, cần phải áp dụng mức giá đền bù theo khung giá đất mới sẽ áp dụng ngày 1.1.2005, tuy nhiên nếu áp dụng khung giá đất mới, doanh nghiệp sẽ mất thêm một khoản tiền lớn. Chính vì hai bên (doanh nghiệp và địa phương) không thỏa thuận được mức giá đền bù nên dẫn đến việc cuộc họp không thành công và Công ty Hải Vân không được cấp đất tại xã Hoàng Tiến".
    - Ông Nguyễn Xuân Đoan: Trả lời câu hỏi này sẽ làm rõ vấn đề trọng yếu cho những dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải hành khách công cộng. Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố khác cũng có các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, Hải Dương có 2 doanh nghiệp là Công ty Hải Vân và Công ty liên doanh quốc tế ABC. Thực hiện chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư nước ngoài, chúng ta đang tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp này.
    Đặc biệt, thời điểm Công ty Hải Vân và Công ty ABC được cấp phép là trước khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực và lúc đó, chính sách áp dụng cho 100% các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đều được phép miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định hình thành doanh nghiệp (bao gồm các phương tiện vận tải, vận chuyển) cho dù doanh nghiệp này ở TP.HCM hay Hà Nội, Hải Phòng hoặc Lai Châu, Hải Dương (ở đô thị lớn hay ở vùng xa xôi) thì đều được miễn thuế nhập khẩu. Do vậy, thông tin từ bài báo cho rằng: "Vì Công ty Hải Vân có dự án ở vùng Chí Linh, Hải Dương là vùng đặc biệt khó khăn thì mới được miễn thuế nhập khẩu xe khách", theo tôi, thông tin này không có căn cứ vàâ hoàn toàn không đúng với tinh thần của Luật Đầu tư nước ngoài.
    * Vậy thì quan điểm của ông về dư luận qua những thông tin chưa đúng nói trên?
    - Theo tôi, họ có thể chưa hiểu sâu, chưa nghiên cứu hết các văn bản hiện hành, và giá như người viết bài tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực trên rồi họ đến gặp Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hải Dương là nơi thẩm định và cấp phép cho các dự án đầu tư và trao đổi vấn đề trên với chúng tôi thì chắc họ sẽ không đưa thông tin sai như vậy. Lúc ấy, tiếng nói của cơ quan chức năng và nhà báo sẽ gần nhau hơn. Về vấn đề này, chúng tôi đã trả lời cả cơ quan điều tra của công an khi họ muốn tìm hiểu về dự án của Công ty Hải Vân.
    * Vậy thưa ông, doanh nghiệp ở vùng xa, vùng sâu đặc biệt khó khăn thì được ưu đãi những gì?
    - Các doanh nghiệp ở địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì được hưởng thuế doanh nghiệp ưu đãi với mức thuế suất 15% trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo.
    * Còn vấn đề miễn thuế nhập khẩu ô tô chở khách của doanh nghiệp liên doanh thì dựa vào những văn bản nào?
    - Đó là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điều 57 và điều 58 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31.7.2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định sửa đổi số 27/2003/NĐ-CP ngày 19.3.2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP. Hơn nữa, đến nay lĩnh vực vận tải hành khách công cộng vẫn là lĩnh vực được khuyến khích đầu tư. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính đều có những văn bản hướng dẫn về vấn đề miễn thuế nhập khẩu ô tô chở khách của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng.
    Như vậy, việc miễn thuế nhập khẩu này không phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh, địa bàn hoạt động mà chỉ phụ thuộc vào ngành nghề được phép kinh doanh quy định trong giấy phép đầu tư. Theo tôi, khách quan mà nói, sự phát triển của những Công ty liên doanh vận tải hành khách công cộng như Công ty Hải Vân, ABC đã cải thiện một cách đáng kể lĩnh vực vận chuyển hành khách của chúng ta hiện nay.
    Theo xác định của Cơ quan bảo vệ pháp luật, Nguyễn Hùng Sơn đã lợi dụng chức danh nhà báo, tiếp nhận và xử lý thông tin không đúng quy trình công tác mà sử dụng thông tin này để đe dọa tống tiền, buộc các ông Trịnh Thắng (Tổng giám đốc Công ty Hải Vân) và Nguyễn Đình Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty ABC) phải đưa cho Sơn 10.000 USD (vụ tống tiền đã được ông Trịnh Thắng báo cho Cơ quan Điều tra bắt quả tang). Hành vi của Sơn phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản? được quy định tại điều 135 Bộ luật Hình sự.
    * Xin ông cho biết, kể từ khi được cấp phép đầu tư hoạt động tới nay, Công ty Hải Vân có hoạt động đúng quy định của pháp luật không, có những sai phạm lớn không?
    - Thời gian qua, trước một số thông tin mà dư luận nêu ra về Công ty Hải Vân, lãnh đạo tỉnh Hải Dương và Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh có đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh như Cơ quan Thuế và Công an tỉnh kiểm tra, làm rõ. Tới nay, các cơ quan này cho biết không phát hiện thấy những vấn đề sai phạm về thuế, không có việc Công ty Hải Vân bán xe khách nhập khẩu.
    Chúng tôi chưa phát hiện thấy những vi phạm pháp luật của Công ty Hải Vân. Công ty này nhập khẩu ô tô chở khách là để phục vụ cho kinh doanh vận chuyển của công ty và hiện nay công ty hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
    * Việc Công ty Hải Vân xin phép mở tuyến vận tải hành khách công cộng từ bến xe Lương Yên, Hà Nội về bến xe Quý Cao, Tứ Kỳ, Hải Dương đã được Sở Giao thông - Công chính Hà Nội chấp nhận nhưng chưa được Sở Giao thông vận tải Hải Dương chấp thuận, vì sao thưa ông?
    - Có thể do dư luận vừa qua về Công ty Hải Vân nên các ban ngành chức năng của tỉnh còn phải xem xét, sắp tới chắc cũng sẽ chấp thuận.
    * Việc xây dựng trụ sở của Công ty Hải Vân tại xã Hoàng Tiến, huyện Chí Linh, Hải Dương vì sao không triển khai được?
    - UBND tỉnh đã cấp đất cho Công ty Hải Vân xây dựng trụ sở tại xã Hoàng Tiến, Chí Linh nhưng công ty báo cáo do gặp nhiều khó khăn, không thống nhất được giá cả đền bù giải phóng mặt bằng giữa công ty và địa phương, nên việc cấp đất đã không triển khai được. Tỉnh đã ra quyết định thu hồi số đất này. Hiện nay, Công ty Hải Vân đã chuyển trụ sở về đường Lương Thế Vinh, TP Hải Dương và chúng tôi đã ra quyết định điều chỉnh giấy phép đầu tư về mức thuế suất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng quy định.
    * Cảm ơn ông.
    Thu Phương
  8. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Vụ án một nhà báo tống tiền doanh nghiệp:
    Nhiều bằng chứng khẳng định hành vi đe dọa tống tiền
    00:29:31, 31/05/2007
    Ngày hôm nay 31.5, TANDTP Hà Nội sẽ xét xử vụ án Nguyễn Hùng Sơn, nguyên phóng viên một tờ báo bị bắt quả tang khi tống tiền 10.000 USD 2 doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương.
    Chúng tôi đã phỏng vấn ông Trịnh Thắng, Tổng giám đốc Công ty liên doanh vận tải quốc tế Hải Vân - một nạn nhân của vụ việc này.
    * Thưa ông Trịnh Thắng, ông có thể cho biết suy nghĩ của mình về phiên tòa này?
    - Thật ra tôi chẳng muốn có những phiên tòa như thế này. Nếu nhà báo Nguyễn Hùng Sơn bình tĩnh hơn, nghiên cứu kỹ hồ sơ về doanh nghiệp của tôi và hiểu rõ bản chất của vấn đề thì chắc có lẽ không có phiên tòa hôm nay.
    Tuy nhiên, với thực tế xảy ra trong ngày 16, 17.9.2006, nhà báo Sơn đã đi quá xa, vượt quá giới hạn đạo đức nghề nghiệp của một phóng viên báo chí. Trước sự chứng kiến của một Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, nơi chúng tôi đầu tư kinh doanh, Sơn đã đe dọa chúng tôi và tự cho rằng vấn đề của doanh nghiệp tôi và một doanh nghiệp khác là rất nghiêm trọng, sắp bị đưa lên công luận.
    Dù rất bất bình trước thái độ của Sơn tại thời điểm ngày 16.9.2006, nhưng tôi vẫn kiềm chế, trả lời cho Sơn biết, việc kinh doanh của chúng tôi là đúng pháp luật, nếu các anh đưa tin sai sự thật các anh sẽ phải chịu trách nhiệm. Và mặc dù đã được chúng tôi khuyến cáo như vậy, nhưng ngày 17.9, Sơn lại tiếp tục có hành vi đe dọa nghiêm trọng hơn.
    Nguyện vọng của chúng tôi là mong muốn phiên tòa ngày 31.5 được xét xử một cách khách quan, đúng luật. Trong trường hợp phiên tòa xét xử thiếu khách quan, chúng tôi sẽ làm rõ thêm bằng các chứng cứ cụ thể khác.
    * Vậy trong phiên tòa ngày 31.5, những chứng cứ rõ ràng nhất, thuyết phục nhất về vụ án này mà ông sẽ đưa ra là gì?
    - Có hàng loạt vấn đề. Trong đó có việc chiều ngày 16.9.2006, nhà báo Sơn đã nói với một Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương rằng: "Anh phải bảo 2 doanh nghiệp nộp 10.000 USD". Theo tôi, thật là thái quá khi Sơn nói điều ấy với một vị lãnh đạo tỉnh và trước sự chứng kiến của tôi.
    Vấn đề thứ hai, chiều 17.9, Sơn lại dọa tôi rằng anh ta sẽ có tác động lôi một số báo vào cuộc và khi các báo bung ra thông tin này thì tiếp tục sẽ có các cơ quan khác ào vào luôn. Sơn tiếp tục nhắc lại về khoản tiền 10.000 USD. Khi đó, tôi rất lo sợ trước sự đe dọa của Sơn vào chiều hôm đó và đề nghị Sơn thư thư lại thì anh ta nổi khùng: "Thư thư gì, bây giờ ông nói chuyện với tôi như thế này, ngày mai báo đăng rồi, làm sao mà điều hành được, cả tuần nay rồi, tôi phải có tiền trong tay mới điều hành được chứ, việc này có phải liên quan đến 1-2 người đâu". Tôi hỏi Sơn "sáng mai có được không?", Sơn bảo tôi phải lo ngay trong tối hôm đó.
    Đứng trước sự việc ảnh hướng tới uy tín của doanh nghiệp nếu Sơn đưa tin sai sự thật ra công chúng nên tôi đã báo toàn bộ sự việc trên cho cơ quan công an. Và đến 21 giờ tối hôm đó, Sơn đã bị công an bắt quả tang. Ngay trong lúc lập biên bản bắt quả tang, tôi chứng kiến một đồng chí công an hỏi Sơn: "Anh có biết vì sao anh bị bắt không". Sơn nói: "Em biết tội của em rồi, vì em tham quá!".
    Toàn bộ trình bày của tôi ở trên được chứng minh bằng biên bản phạm pháp quả tang vào 21 giờ 15 ngày 17.9.2006. Sau đó, trong toàn bộ quá trình điều tra, tôi đã khai báo đầy đủ với cơ quan công an.
    * Phiên tòa này đã từng phải hoãn một lần vì vắng mặt nhân chứng, ông nghĩ gì nếu phiên tòa hôm nay lại phải hoãn xử một lần nữa ?
    - Ngày 21.4, tôi đọc báo và biết phiên tòa xét xử Nguyễn Hùng Sơn đã phải hoãn vì vắng mặt nhân chứng. Tôi rất ngạc nhiên vì bản thân tôi là người bị hại và là nạn nhân trong vụ án này mà không hề được giấy mời tới dự phiên tòa. Chính vì vậy, trong trường hợp phiên tòa xét xử ngày 31.5 mà thiếu khách quan và tiếp tục hoãn phiên tòa, chúng tôi sẽ làm rõ thêm bằng các chứng cứ cụ thể khác khi thấy cần thiết.
    * Là một doanh nghiệp dám tố cáo tiêu cực, ông có lo nghĩ, băn khoăn gì?
    - Nỗi khổ của tôi cũng là nỗi khổ chung của nhiều doanh nghiệp. Thật đáng tiếc trong thời gian vừa qua, có một số bài báo đã xử lý thông tin bằng suy luận chủ quan, thiếu căn cứ pháp lý về vụ việc này, tương tự như những thông tin mà Nguyễn Hùng Sơn đã từng nói. Chúng tôi sẽ có văn bản khiếu nại tới cấp có thẩm quyền và lãnh đạo các tờ báo này.
    Quan điểm của chúng tôi là doanh nghiệp tự khẳng định mình bằng cách kinh doanh đúng pháp luật mặc dù cuộc chiến chống tiêu cực còn rất nhiều gian truân. Nhưng bên cạnh đó chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính khách quan, trong sáng của một số tờ báo lớn, có uy tín như Báo Thanh Niên và nhiều báo khác. Được biết, sau khi đăng tin thiếu chuẩn xác về vụ việc này, ngày 21.4, một tờ báo đã đăng thông tin hồi âm của doanh nghiệp chúng tôi về vụ việc đó.
    Thu Phương (thực hiện)
  9. lekimlien

    lekimlien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Vụ án một nhà báo tống tiền doanh nghiệp:
    Nhiều bằng chứng khẳng định hành vi đe dọa tống tiền
    00:29:31, 31/05/2007
    Ngày hôm nay 31.5, TANDTP Hà Nội sẽ xét xử vụ án Nguyễn Hùng Sơn, nguyên phóng viên một tờ báo bị bắt quả tang khi tống tiền 10.000 USD 2 doanh nghiệp ở tỉnh Hải Dương.
    Chúng tôi đã phỏng vấn ông Trịnh Thắng, Tổng giám đốc Công ty liên doanh vận tải quốc tế Hải Vân - một nạn nhân của vụ việc này.
    * Thưa ông Trịnh Thắng, ông có thể cho biết suy nghĩ của mình về phiên tòa này?
    - Thật ra tôi chẳng muốn có những phiên tòa như thế này. Nếu nhà báo Nguyễn Hùng Sơn bình tĩnh hơn, nghiên cứu kỹ hồ sơ về doanh nghiệp của tôi và hiểu rõ bản chất của vấn đề thì chắc có lẽ không có phiên tòa hôm nay.
    Tuy nhiên, với thực tế xảy ra trong ngày 16, 17.9.2006, nhà báo Sơn đã đi quá xa, vượt quá giới hạn đạo đức nghề nghiệp của một phóng viên báo chí. Trước sự chứng kiến của một Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, nơi chúng tôi đầu tư kinh doanh, Sơn đã đe dọa chúng tôi và tự cho rằng vấn đề của doanh nghiệp tôi và một doanh nghiệp khác là rất nghiêm trọng, sắp bị đưa lên công luận.
    Dù rất bất bình trước thái độ của Sơn tại thời điểm ngày 16.9.2006, nhưng tôi vẫn kiềm chế, trả lời cho Sơn biết, việc kinh doanh của chúng tôi là đúng pháp luật, nếu các anh đưa tin sai sự thật các anh sẽ phải chịu trách nhiệm. Và mặc dù đã được chúng tôi khuyến cáo như vậy, nhưng ngày 17.9, Sơn lại tiếp tục có hành vi đe dọa nghiêm trọng hơn.
    Nguyện vọng của chúng tôi là mong muốn phiên tòa ngày 31.5 được xét xử một cách khách quan, đúng luật. Trong trường hợp phiên tòa xét xử thiếu khách quan, chúng tôi sẽ làm rõ thêm bằng các chứng cứ cụ thể khác.
    * Vậy trong phiên tòa ngày 31.5, những chứng cứ rõ ràng nhất, thuyết phục nhất về vụ án này mà ông sẽ đưa ra là gì?
    - Có hàng loạt vấn đề. Trong đó có việc chiều ngày 16.9.2006, nhà báo Sơn đã nói với một Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương rằng: "Anh phải bảo 2 doanh nghiệp nộp 10.000 USD". Theo tôi, thật là thái quá khi Sơn nói điều ấy với một vị lãnh đạo tỉnh và trước sự chứng kiến của tôi.
    Vấn đề thứ hai, chiều 17.9, Sơn lại dọa tôi rằng anh ta sẽ có tác động lôi một số báo vào cuộc và khi các báo bung ra thông tin này thì tiếp tục sẽ có các cơ quan khác ào vào luôn. Sơn tiếp tục nhắc lại về khoản tiền 10.000 USD. Khi đó, tôi rất lo sợ trước sự đe dọa của Sơn vào chiều hôm đó và đề nghị Sơn thư thư lại thì anh ta nổi khùng: "Thư thư gì, bây giờ ông nói chuyện với tôi như thế này, ngày mai báo đăng rồi, làm sao mà điều hành được, cả tuần nay rồi, tôi phải có tiền trong tay mới điều hành được chứ, việc này có phải liên quan đến 1-2 người đâu". Tôi hỏi Sơn "sáng mai có được không?", Sơn bảo tôi phải lo ngay trong tối hôm đó.
    Đứng trước sự việc ảnh hướng tới uy tín của doanh nghiệp nếu Sơn đưa tin sai sự thật ra công chúng nên tôi đã báo toàn bộ sự việc trên cho cơ quan công an. Và đến 21 giờ tối hôm đó, Sơn đã bị công an bắt quả tang. Ngay trong lúc lập biên bản bắt quả tang, tôi chứng kiến một đồng chí công an hỏi Sơn: "Anh có biết vì sao anh bị bắt không". Sơn nói: "Em biết tội của em rồi, vì em tham quá!".
    Toàn bộ trình bày của tôi ở trên được chứng minh bằng biên bản phạm pháp quả tang vào 21 giờ 15 ngày 17.9.2006. Sau đó, trong toàn bộ quá trình điều tra, tôi đã khai báo đầy đủ với cơ quan công an.
    * Phiên tòa này đã từng phải hoãn một lần vì vắng mặt nhân chứng, ông nghĩ gì nếu phiên tòa hôm nay lại phải hoãn xử một lần nữa ?
    - Ngày 21.4, tôi đọc báo và biết phiên tòa xét xử Nguyễn Hùng Sơn đã phải hoãn vì vắng mặt nhân chứng. Tôi rất ngạc nhiên vì bản thân tôi là người bị hại và là nạn nhân trong vụ án này mà không hề được giấy mời tới dự phiên tòa. Chính vì vậy, trong trường hợp phiên tòa xét xử ngày 31.5 mà thiếu khách quan và tiếp tục hoãn phiên tòa, chúng tôi sẽ làm rõ thêm bằng các chứng cứ cụ thể khác khi thấy cần thiết.
    * Là một doanh nghiệp dám tố cáo tiêu cực, ông có lo nghĩ, băn khoăn gì?
    - Nỗi khổ của tôi cũng là nỗi khổ chung của nhiều doanh nghiệp. Thật đáng tiếc trong thời gian vừa qua, có một số bài báo đã xử lý thông tin bằng suy luận chủ quan, thiếu căn cứ pháp lý về vụ việc này, tương tự như những thông tin mà Nguyễn Hùng Sơn đã từng nói. Chúng tôi sẽ có văn bản khiếu nại tới cấp có thẩm quyền và lãnh đạo các tờ báo này.
    Quan điểm của chúng tôi là doanh nghiệp tự khẳng định mình bằng cách kinh doanh đúng pháp luật mặc dù cuộc chiến chống tiêu cực còn rất nhiều gian truân. Nhưng bên cạnh đó chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tính khách quan, trong sáng của một số tờ báo lớn, có uy tín như Báo Thanh Niên và nhiều báo khác. Được biết, sau khi đăng tin thiếu chuẩn xác về vụ việc này, ngày 21.4, một tờ báo đã đăng thông tin hồi âm của doanh nghiệp chúng tôi về vụ việc đó.
    Thu Phương (thực hiện)
  10. neuyeuthiphainoi

    neuyeuthiphainoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    2.682
    Đã được thích:
    0
    thế tóm lại cái sự "bất thường" bạn muốn nói là gì?

Chia sẻ trang này