1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai thích câu cá, đá bóng không?

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi JQK_Halong, 31/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Hellangel à, trông mặt tôi quen thật à?nhiều người cũng có nhận xét như cậu ấy, nhưng tôi nghĩ chắc là người giống người thôi.Mà bây giờ thì trông quen hay không đâu còn quan trọng nữa.chúng ta trong cùng HLC thì là bạn của nhau rồi mà, đúng không?
  2. Nguyenaoe

    Nguyenaoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Chào JQK_Halong
    Mình cũng chỉ là ama thôi, không biết ông định câu gần bờ thì câu cá gì, nếu câu dòng Tráp Đen thì phải kiếm được Cà phóc cơ, mồi Sam nó cũng nhờn rồi khó cắn lắm.
    Mà không biết kiếm CP ở đâu bây giờ?
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được nguyenaoe sửa chữa / chuyển vào 15:37 ngày 14/09/2005
  3. Nguyenaoe

    Nguyenaoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    JQK-HaLong đâu rồi vậy
    Tối mai là ngày nước kém, nước đứng, câu Tráp Đen rất tốt, ông có di câu không, nêu đi ông nên mua mồi Càphóc (hỏi Hợi cụt gần nhà xác bệnh viện QN), ông câu thử xen, kết quả ntn nói cho anh em biết với.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được nguyenaoe sửa chữa / chuyển vào 12:08 ngày 19/09/2005
  4. bi_tet

    bi_tet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    ***Cá Tráp Đen trong đầm nuôi tôm và tập tính ăn mồi:
    Theo nhận biết của tôi loại cá này bao gồm cá Tráp Đen có tên khoa học Rhabdosargus Sarba, cá Tráp khoang đen có tên khoa học Evynnis Japonica, cá Tráp sọc đen có tên khoa học Myliomacrocephalus Czerrki ! Phân biệt ra vậy là việc của các nhà nghiên cứu Hải Dương, Thuỷ sản học. Còn tôi chỉ thấy chúng khác nhau về màu xám đen tuyền, hoặc có vạch ngang thân xám xám, hoặc lốm đốm mảng xám nhạt, chứ còn cách thức ăn mồi và cách thức câu của tôi thì thấy chẳng khác điều gì có lúc câu lên con trước đen xì, con sau lại có vạch, mà hình như từ biển chúng vào vùng nước lợ chúng chung sống hoà bình thành cùng một bày đàn chứ không phân biệt như lúc ngoài biển khơi.

    Rhabdosargus Sarba Lòai Evynnis Japonica
    Trong đầm nước lợ có loại cá Tráp mình trắng vây vàng (dân đầm gọi là Tráp Vàng) thì cách thức ăn mồi, nơi trú ngụ trong đầm có khác chút ít so với tráp đen. Tráp Vàng thường ở khắp nơi trong một chiếc đầm, còn Tráp Đen thường trú ngụ vùng cửa cống. Cá Tráp Đen thường khó câu hơn cá Tráp Vàng, phải có chút kỹ xảo trong nghề câu mới câu được nó. Ai đó tính tình nóng nảy, cần câu, dây câu, không phù hợp và đặc biệt mồi câu không hợp (tôi sẽ trình bày sau) thì khó lòng câu được. Tôi đã nhiều lần chứng kiến cùng một thời điểm tại một điểm câu là cửa cống có dăm bẩy người câu mà chỉ có một hai người câu được cá Tráp Đen; nói vậy có thể các bạn cho là quá lời, nhưng thực tế đã là vậy. Có lần tôi và cậu Long cứ luôn tay giật và lôi cá, trong khi khoảng chục người khác cứ đứng nhìn suýt xoa và rồi để ý xem chúng tôi câu ra sao.
    Cá Tráp đen mà chúng tôi câu ở đầm tôm ăn mồi có nhiều điều khác so với chúng tôi đi câu ngoài biển (Đảo Dấu, bãi đá chân Casino Đồ sơn). Cá Tráp đen trong đầm ăn mồi không ham như ngoài tự nhiên và mồi câu cũng khác. Có thể chúng thay đổi tập tính khi chúng đến ở một môi trường khác. Chúng ăn mồi rất chậm và khó tính, thường thì ngậm mồi đi một đoạn chừng vài mét chúng mới nuốt mồi. Đây có thể là yếu tố để quyết định việc thành bại, câu được cá hay hụt cá. Tôi tâm đắc nhất khi hiểu được tập tính ăn mồi thế này của loài Tráp đen, nên từ đó hiểu ra rằng một số bạn câu để hụt cá hoài hoài, họ giật cần câu con tôm mồi lúc thì cụt đầu, lúc thì cụt đuôi mà cá vẫn xổng đi mất !
    *** Thời gian câu cá tráp đen:
    Cá Tráp đen câu trong một ngày không phải lúc nào cũng ăn mồi, thường thì lúc chiều tà, ánh nắng dịu bớt là lúc tôi hay câu được cá to. Có buổi câu đến lúc 4 - 5 giờ chiều giật liên tục được vài con to, thế là lại hoan hỉ động viên, ?ođúng phút 89 mới ghi bàn? ! Thường thì ngày đầu con nước những ngày này đi câu bao giờ cũng gặt hái được nhiều, đặc biệt là thời điểm khi nước triều lên cao hơn mực nước trong đầm 20 - 30cm, mực nước chưa đủ để chủ đầm mở cánh phai cho nước vào đầm. Nước từ ngoài đầm dò qua cánh phai vào đầm, đây là thời cơ tuyệt với nhất để câu, do cá đều có tập tính đến ?ochầu? cửa cống hóng mồi. Vì lẽ đó dân gian có câu "cá chết vì nước" là thế. Thời gian theo mùa trong năm thì vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, có lẽ là mùa sinh sản nên cá Tráp ham mồi. Đây cũng là thời gian các đầm nuôi tôm sắp đến kỳ thu hoạch tôm, cá. Do vậy mà các loại cá tự nhiên theo nước vào đầm tích tụ lại, mật độ nhiều hơn dịp đầu năm. Dịp này cũng là mùa lạnh, những đợt gió mùa đông bắc lạnh buốt làm cho cá trong đầm tôm dồn về nơi hủm cống, nơi đó nước sâu hơn để chống đỡ cái giá rét lạnh buốt trên mặt nước, đặc điểm này chắc khác miền Nam.
    *** Theo thời tiết:
    Những ngày gió tây, tây bắc cá hầu như không ăn mồi hoặc ăn rất chậm chạp. Ngày gió lộng đông (gió đông mạnh cỡ cấp 4 -5) rất khó câu phần vì gió to việc sử dụng cần khó khăn, nhưng quan trọng hơn ngày này cá cũng kém ăn mồi. Có hiện tượng tôi đã gặp một số lần, đang giữa mùa hè mà có gió bắc thì cũng chẳng khác gì ngày gió tây, đã có ngày cả buổi câu mà không gặp cá cắn câu, kể cả thời điểm tuyệt vời là lúc dò nước vào đầm.
    Cá Tráp ăn mồi nhiều vào ngày thời tiết mát mẻ của mùa hè, gió đông nam nhè nhẹ. Mùa đông xuân là những hôm mưa dầm, gió bấc nhưng không đễn nỗi quá lạnh, đưa tay xuống nước thấy nước vẫn ấm, chứ nước lạnh buốt thì cá cũng không ăn mồi. Tôi thấy một số bạn câu nói mùa hè không câu được cá Tráp đen; nhưng thực tế tôi vẫn câu được cá Tráp đen, tôi thấy những ngày thật nóng hoặc nắng nóng vài ngày có vẻ như cá dồn từ trên bãi nông xuống chỗ nước sâu, câu cũng rất hiệu quả.
    Có một yếu tố do chủ đầm tạo ra trong nghề nuôi trồng thuỷ sản; đó là việc lấy nước vào đầm theo con nước thuỷ triều. Thuỷ triều vùng Hải Phòng là nhật triều; khi nước triều xuống chủ đầm tháo nước từ đầm ra và lúc nước triều lên lại cho nước vào. Nước vào trong đầm thường là nước đục (nước vùng cửa các con sông pha trộn giữa nước biển với nước phù sa từ thượng nguồn đổ về), lúc đó rất khó câu; còn khi tháo nước từ đầm ra ngoài tạo thành dòng chảy trong đầm. Những chỗ gồ ghề khúc khuỷu trong đầm tạo thành điểm xoáy nước là nơi tôm cá thường tụ lại và trở thành điểm câu lý tưởng cho các cần thủ.
    Tản mạn đôi điều về địa thế điểm câu, tập tính ăn mồi của cá Tráp, những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến kết quả câu; Những điều mà cần thủ cần xem xét trước khi ?otrốn việc quan ra ngồi đầm?. Hay dùng thuật ngữ nhà nghề là dự đoán trước hôm nay có câu được cá Tráp không và câu ở đâu cho hiệu qủa. Nay xin được chuyển sang phần chuẩn bị để đi câu.
  5. bi_tet

    bi_tet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ chúng ta thực hành câu cá tráp đen trong các đầm nuôi tôm khu vực Đình Vũ - Hải Phòng và Hà Nam - Quảng Yên - Quảng Ninh những điểm câu đã mang lại cho tôi niềm vui và sự thư giãn không dễ gì thay được và cũng có những nỗi buồn man mác; cả những nỗi niềm về nhân tình thế thái trong khi đi câu đã từng gặp phải.
    @ Câu cá Tráp Đen trong lòng cống đầm tôm @
    Những ngày nước kém các đầm nuôi tôm không tháo nước ra và không cho nước vào. Chiếc cống vốn được xây dựng rất kiên cố nơi thành cống có rất nhiều con hà bám vào; cũng như thường tụ lại những con cá nhỏ, tôm tép nhỏ. Cá Tráp Đen thường luẩn quẩn nơi đây kiếm mồi. Đặc biệt những ngày nước đầu con khi mực nước bên ngoài cao hơn mực nước trong đầm một chút; có hiện tượng dò nước từ ngoài vào trong, tôm cá đến cửa cống hóng mồi càng nhiều. Điểm câu thích hợp nhất là hai bên thành cống, dùng cần dài 3m thảy mồi xuống dọc hai bên thành cống. Lúc con mồi chìm xuống là lúc ta có thể gặp ngay cá Tráp Đen ăn mồi. Thường thì đa phần cá ngậm mồi bơi ra ngoài đầm, đến khi đầu cần vít mạnh, giật giật vài nhịp hãy kéo cần (búng nhẹ cho đóng lưỡi) thu bớt dây cho cá khỏi xuống sâu nếu gặp cá to thì mới giữ một lúc cho cá mệt rồi bắt cá. Những cần thủ có được sự nhạy cảm tinh tế có thể nhận biết được cảm giác lịch tịch của con tôm mồi khi cá Tráp chưa đớp tôm mồi; Vì theo bản năng con tôm sống nhìn thấy kẻ thù liền tháo chạy. Câu trong lòng cống ít gặp cá to như ngoài kè đá của đầm nuôi tôm.
    @ Câu cá Tráp Đen ởkè đá cửa cống đầm tôm @
    Để chống nước sói mòn khi tháo nước vào đầm, chủ đầm thường thả nhiều đá hộc xuống trước cửa cống; kè đá này sâu vào phía trong đầm chừng 5 đến 7m thành những đống đá nhấp nhô nhiều hang hốc cho lũ Tráp Đen trú ngụ. Kè đá kéo dài ra hai bên khoảng 10m, cũng là chỗ dựa cho cá Tráp . Bởi vì khi nước chảy từ đầm ra ngoài luôn có dòng nước quẩn ngược lại hai bên bờ kè đá. Chính vì vậy mà cá Tráp Đen đứng dựa được vào bờ đá để kiếm mồi.
    Câu cá Tráp Đen ở kè đá hiệu quả nhất khi tháo nước chảy từ đầm ra ngoài lạch; Dùng cần dài 5,4m ném mồi ra xa hơn điểm dự định câu bằng một tầm cần mồi câu rơi và chạm điểm câu. Do mồi câu trôi theo dòng nước nên khi thấy không có tín hiệu cá cắn mồi, mồi đến gần cửa cống phải nhấc lên ném lại mồi câu. Khi con cá cắn mồi không bao giờ nó xuôi theo dòng nước xuống cống; mà bao giờ nó cũng tha mồi ngược dòng và thường nuốt mồi sâu (hình như sợ mất mồi) ! Chỉ có điều rất phiền toái khi nước chảy dễ vướng chì hoặc mồi vào đá; Lúc đó gỡ được quả là khó khăn, chỉ có cách là dứt bỏ và làm lại câu chùm. Tôi đã thấy nhiều cần thủ không chịu nổi sự vướng víu này thành ra nóng nảy giật cần làm gãy hỏng khá nhiều những chiếc cần thật đẹp.
    Cách sắp xếp đá hộc trước cửa cống mỗi chiếc đầm cũng khác nhau đôi chút. Có nơi hình cánh cung, có chỗ hình móng ngựa, thế rồi qua thời gian nước chảy đất mòn sói nở nó trở thành gồ ghề không thành hình thù gì cả. Đến nước đó chỉ còn cách bạn phải nhớ những khi chủ đầm tháo cạn nước hãy chụp ảnh bằng mắt lưu trong bộ nhớcủa mình địa thế đá của mỗi chiếc cống có như vậy mới biết được nơi cá Tráp thường trú ngụ kiếm mồi. Hoặc có một kinh nghiệm khác nếu đã câu được cá Tráp Đen ở chỗ nào lần sau cũng hay câu được đồng loại của nó ở chỗ đó !
    @ Câu cá Tráp Đen ở đầu lưỡi cống đầm tôm:
    Mỗi chiếc cống để chống hiện tượng làm xói mòn của dòng nước các chủ đầm thường làm chiếc lưỡi cống bằng sàn bê tông chiều ngang bằng chiều ngang lòng cống, còn chiều dài sâu vào trong đầm thì tuỳ theo; có chiếc cống sàn lưỡi cống sâu vào trong tới 7m (ở Long Sơn lưỡi cống dài tới 20m - BBT). Nước chảy đầu lưỡi cống phần dưới nền lưỡi cống hoắm sâu vào có chỗ đến vài mét; Nơi đây trở thành địa chỉ thường trú cho loại cá Tráp Đen to, chúng tồn tại lưu cữu nhiều năm. Bởi vì không thể đánh bắt bằng các cách thông thường trừ khi chủ đầm cho đặt thuốc nổ hoặc hoá chất làm ngạt cá mà thôi ! Nói cho vui chứ không có chủ đầm nào dám làm vậy, trừ khi là kẻ phá hoại. Tôi đã nghe nhiều lần dân làm đầm kể chuyện khi tháo đầm nước cạn nhưng nơi cửa cống cũng còn vài ba mét nước họ lặn xuống lấy con sào khua vào hầm cống cá to chạy lục sục mà không có cách gì bắt được !!!
    Thời điểm tôi câu đầu lưỡi cống là khi nước dừng (khi chủ đầm tháo nước ra tới lúc dừng lại để chuẩn bị đón nước vào); hoặc lúc chiều tà. Hình như bọn Tráp Đen to trú ngụ ở đây những thời điểm đó mới đến bữa đi ăn mồi. Đặc điểm loại cá Tráp to nó ăn mồi rất ?ođàng hoàng?; táp mồi cái kịch, giật giật đầu cần rồi kéo ghịt đầu cần xuống. Cứ kiểu ăn mồi như vậy tôi đoán chắc cá to, không cần giật để đóng lưỡi câu, chỉ nắm chắc cần kéo ghì về sau là cá đã bị lưỡi câu đóng cứng; Đồng thời cương nhu để chống lại sự giãy giụa chạy trốn của nó. Đây là thời điểm quyết định khá nhiều sự thành bại; Nếu chậm chạp cá chui được vào hầm cống thì mất cá, nhưng cương quá thì còn tệ hại hơn đứt dây hoặc gãy cần. Kinh nghiệm của tôi là vừa hạ thấp cần vừa thu dây ngắn bớt lại khi chiếc cần câu gần như vuông góc với thân bạn hãy nâng cần chậm đều lên, con cá lúc đó sẽ thoát khỏi vùng nguy hiểm những hốc đá, những con Hà có cái vỏ còn sắc bén hơn cả lưỡi dao cạo râu. Được rồi thì không làm sao phải vội nữa cứ ung dung một tay giữ cần một tay rút điếu thuốc châm hút cho nó phê, giữ được lâu thì cá càng mệt; Nhưng cần thận trọng với các bạn câu bên cạnh, đừng để cá lái sang quàng vào cước bạn câu mà mất cá oan !
    @ Câu cá Tráp Đen sau ngày tháo đầm:
    Tháo đầm là dịp chủ đầm thu hoạch tôm cá và phơi bãi nông để chuẩn bị cho mùa rau câu năm sau, thường vào dịp cuối năm. Trong đầm nuôi tôm lúc đó các láng nước nông đều cạn chỉ còn hủm cống còn nước mà còn tương đối sâu tuỳ theo đầm từ 3 đến 5m nước, không bao giờ hết nước nơi đây. Câu cá lúc này thì quá dễ vì cá như trong chậu khi chủ đầm chưa đánh bắt và thường thì họ không cho câu. Tôi nói câu cá Tráp Đen sau ngày tháo đầm là lúc việc đánh bắt tôm cá của chủ đầm xong rồi, đầm đã phơi bãi dọn dẹp vệ sinh và cho nước mới vào đầm. Câu cá lúc này gọi là câu cá hồi (xin thưa không phải con cá Hồi salmon mà là cá đã hồi lại sau một dịp bị khủng bố thoát nạn đánh bắt). Thời gian khoảng một tháng sau ngày tháo đầm, đã cho nước vào ra vài ba con nước, nước trong đầm trở lại sự bình yên, nơi đây lại quyến rũ như lúc nào. Cá Tráp Đen là loại cá thoát nạn nhiều nhất, lúc này chúng đói mồi nên đây là thời điểm câu cá Tráp Đen rất hiệu quả. Chủ đầm sau vụ thu hoạch cũng lơ là kiểm soát nên dân câu cũng ?ođỡ bị soi?giỏ cá !
    Điểm câu cá Tráp, phương pháp câu như phần trước đã trình bày, có khác đôi chút là lúc này cá ham ăn mồi hơn vì đói và có loài cá Căng cũng rất nhiều chúng thường xuyên tranh cướp mồi của con Tráp; cho nên cần chuẩn bị mồi câu nhiều hơn, kẻo đang câu mà hết mồi thì thật buồn.Tôi chưa nói đến một số việc khác như: Khi câu cá Tráp trong đầm nuôi tôm, tôi câu không dùng phao, mắc mồi tôm, cá thường móc lưỡi câu vào đuôi. Đôi khi móc vào đầu tôm, lưng cá mồi. Còn câu mồi Cáy xanh nhỏ, tôi móc vào thân cáy nơi gần với gốc chân cuối cùng.
    Thiết kế câu chùm cũng thật đơn giản, chỉ có lưỡi câu và viên chì nhỏ như đã nói ở trên. Làm như vậy chỉ vì tôi muốn câu chùm thật đơn giản; Dù dây chính khi câu mắc đáy dứt đứt có tổn hại nhiều cũng không sao. Dây câu nhỏ không nên vì tiết kiệm mà có lúc dính cá to dây cũ đã có những chỗ sờn, yếu dễ đứt dây mất cá !
    Phương pháp câu dù câu trong lòng cống, câu ở kè đá hay câu đầu lưỡi cống tôi thường kết hợp pha trộn giữa hai phương pháp câu trôi nổi và câu rê.
    @ Những tình huống bất ngờ thú vị trong khi câu cá Tráp Đen:
    (trong đầm nuôi tôm quảng canh)
    Tôi vừa thả mồi, bỗng đâu như kẻ cướp giật đoạn dây cước căng chéo, cái đầu cần câu rạp xuống và rồi môbin máy câu kêu rẹt, rẹt ? giật mình nhưng phản xạ tức thì tôi nâng cần câu và rồi bỗng hẫng hụt; cái cảm giác man mác xót xa như người được người yêu nói lời chia tay, con cá mà tôi đoán chắc chắn là con cá Vược ranh mãnh đã tẩu thoát.
    Lần khác không phải là động tác của kẻ cướp mà lại chậm dãi từ từ, dây câu đưa sang ngang, đầucần câu bị vít nhẹ chúc xuống. Tôi nâng nhẹ cần thì lúc đó thói hỗn hào hùng hổ của họ nhà Vược lại bộc lộ, hắn chạy rẽ ngang rồi nhảy lên dũ lưỡi câu, sau một loạt động tác vùng vẫy, con Vược cũng ngoan ngoãn để tôi kéo vào bờ. Đó là lần tôi bắt được con vược 3,2kg bằng cây cần số 1,5 dài 6,3m và dây câu con Cọp 0,185mm.
    Rồi, rồi và rồi ? nhiều lần khác cứ trong lúc đang câu cá Tráp Đen lại va phải cá Vược. Nhưng có điều khá lý thú là nếu dùng cần khoẻ, câu nổi kiểu câu cá Vược thì lại không thấy chúng ăn mồi.Bầy cá Vược ở đầm tôm cũng hay luẩn quẩn nơi hủm cống để tìm mồi. Nhưng nếu cứ câu như kiểu câu cá Vược kinh điển thì lại khó được cá. Từ việc câu cá Tráp Đen không biết từ lúc nào tôi đã chuyển sang câu cả cá Vược bằng dụng cụ, cách câu như câu cá Tráp Đen. Đã có lần giữa trưa hè, nắng chói chang thế mà trong khoảng hơn hai tiếng tôi bắt gọn 11 chú cá Vược bằng cách câu cá Tráp, trong khi mọi người câu bằng cách câu Vược, thì chỉ được vài con thôi.
    Đôi khi câu Tráp Đen trong đầm tôm, tôi cũng câu được cá Hồng Miêu, cá Song Hoa những loài cá của biển cả theo nước vào trong đầm nuôi tôm . Lần ấy lâu rồi đang rê mồi tôi thấy cá táp mồi lịch kịch, lôi đi chút thôi rồi vít cần, tôi giật nhẹ, chắc lưỡi câu đóng làm cá đau, nó ghì cần róng riết cảm giác trĩu nặng từ tay cầm cần câu làm tôi nghĩ thầm hôm nay bắt được Tráp to đây. Tôi dong cá một lúc lâu, đến lúc cá nổi lập lờ mặt nước, lộ hình con cá màu đỏ thẫm pha chút xám đen. Đến khi kéo vào sát bờ nước, bắt cá lên bờ thì hoá ra là anh chàng Hồng Miêu có hàm răng lởm chởm dữ dằn, tôi cân được 2,1kg; thế mà lúc giong cá, tôi cảm nhận độ ghì cần của nó cỡ như loại Tráp Đen trên 3kg. Lần câu này phải nói rằng cảm giác hồi hộp đã lâu rồi mới lại có !
    Con cá Song Hoa đã làm vẩy !
    @ Những điều khó chịu khi gặp kẻ phá đám:
    Không phải ít lần, khi mà cố rê dắt đủ kiểu không thấy cá to ăn, chỉ thấy lũ căng choai choai phá mồi; cũng tha mồi đi, rồi giật giật liên hồi nhưng chẳng mấy khi vít cái đầu cần câu cho ra hồn. Nhấc lên thì ôi thôi, con tôm mồi bị cắn đứt đầu hoặc chỉ còn lại tí đuôi dính lưỡi câu. Như vậy còn đỡ tức hơn gặp lũ bống, hắn chỉ gặm hết chân tôm, râu tôm ! Con tôm sống đẹp là vậy thế mà chỉ vài cái lịch tịch nhấc lên đã hỏng mồi. Tệ hơn gặp chú Bống phàm ăn nuốt gọn con tôm, rồi cũng vít vít đầu cần câu, làm mình ngỡ tưởng sắp có chú Tráp Đen đây; nhưng rồi thấy nó ghì chặt, lôi lên không được nữa. Con Bống nuốt mồi đã chui tọt vào khe đá, không làm sao thoát được, lại dứt dây, túm lại lưỡi câu và làm lại từ đầu.
    Một vài kinh nghiệm câu cá Tráp Đen trong đầm nuôi tôm quảng canh của tôi là vậy. Các bạn ơi dù khoa học công nghệ phát triển đến đâu, dưới mặt nước biển cả sông hồ đầm áng vẫn thần bí và còn nhiều điều con người chưa biết hết, không thể giải thích nổi. Chính vì vậy niềm vui đam mê câu cá có căn nguyên là bạn khó có thể khẳng định sẽ câu được hay không. Cái cảm giác hồi hộp phấp phỏng hoặc cay cú, hiếu thắng càng làm cho bạn say mê hơn nữa. Nó không nhàm chán mà mỗi lần đi câu như mỗi lần khám phá ra những điều kỳ diệu của thiên nhiên.
    Theo Đặng Đình Giang-Chủ tịch hội câu cá Hải Phòng.
  6. phuongngocmai

    phuongngocmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0
    Hôm nọ em xem người ta câu cá ở ngay chỗ đối diện khách san Hồng Gai-Bãi Cháy. eo ôi không ngờ cái chỗ nước đục kinh khủng, ma nông như thế lạ có thể câu được cá.Nhưng ma toàn con bé tí tẹo thôi.Câu cả buổi chiều không đủ nấu một bát canh chua, hiiiiiiiiiiiiiiiiiiii.ra chợ cho nhanh...
  7. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Phuongngocmai ơi, em định đi câu cá hay đi bắt cá mà nói thế? nếu muốn được nhiều cà thì em có thể sắm hẳn một phương tiện đánh mìn, ra khơi xa mà sử dụng thì chắc hẳn là thu hoạch được gấp nhiều lần mà. Nhưng sao thế nhỉ?công nhận là chỗ em xem người ta câu đúng là một trong những điểm bẩn nhất là anh từng biết thật. đen cho em quá...chẳng bù cho anh, hôm nào cũng được ngồi trên cầu Jumbo sạch bóng, nước trong xanh, ngồi câu cá, ngắm biển bên cốc nước mía "thơm mát bổ " nữa chứ.hehe...
    Ông anh Nguyenaoe ơi, buồn quá. Hẹn rồi mà chưa đi câu cùng ông anh lần nào, đang dự định công việc đỡ bận sẽ đi với ông anh một chuyến, vậy mà không thành mất rồi. tuần sau em phải tạm biệt Hạ long vài tháng để đi học theo phân công của cơ quan. Chán quá, lại phải xa HL để đến cái đất HN đông đúc chật chội và bon chen. Thôi đành hẹn ông anh mùa sau nhé...
    Lên đấy rồi em sẽ cố gắng chăm ra quán để lên mạng HL mình.bye!
  8. phuongngocmai

    phuongngocmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0
    uh,Chắc là tại em không biết gì về chuyện câu cá cả , nhưng quả thật xem người ta nhấc từ dưới biển lên một con cá sống nguyên thấy thú vị lắm.
    Em thì chắc là cả đời không có cái niềm vui ấy, ngồi đợi khoảng 15 phút thì..ui, sốt ruột quá,đi chơi trò khác vui hơn!hiiiiiiiiiiiiiiiiiii....mẹ em băo là ; thiếu tính kiên nhẫn.....biết làm sao đc bi giờ
  9. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    em à, chủ yếu là do em chưa thực sự thích câu cá thôi.Khi người ta yêu thích một cái gì đó thì người ta có thể dành trọn thời gian, công sức vào việc đó đấy. Ví dụ như anh chẳng hạn, không thực sự đam mê câu cá, chỉ là thích thôi, nhưng lại có thể ngồi ngắm biển HL cả ngày mà không chán. Nếu kết hơp hai thứ đó thì anh ngồi từ sáng đến đêm mà không cần đến sự kiên nhẫn.
    Chắc là em thích thứ khác mất rồi...
  10. phuongngocmai

    phuongngocmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0
    Àh, thế thì em có đấy, em có thể shopping ở các trung tâm cả ngày mà không chán,cũng chẳng mệt tẹo nào
    Em hiểu ý anh rồi, vì đơn giản đó là sở thích thôi, Vd như bây giờ, em đang thích lên Ttvn.com đây này, ngày nào cũng phải online 1 lần.
    Đến khi nào chán thì lại thôi. Còn anh thì có lẽ thành thói quen rồi phải không?

Chia sẻ trang này