1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai thích đọc văn học Nga không?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi RungBachDuong, 08/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, lại gặp nàng Cỏ xanh rùi.
    Tớ nói rõ ràng là thế rồi mà Paladin với Cỏ xanh lại bảo tớ nước đôi. Thì tớ hỏi mọi người có phải là Liên Xô cũ có mỗi bác Solokhov được giải Nobel văn học không (vì tớ không chắc lắm).
    Bác thứ hai, bác Pasternak thì không chịu nhận vì sợ răng nếu bác ấy nhận thì bác ấy sẽ bị tống cổ ngay lập tức ra khỏi nước Nga hay tệ hơn là bị tống vào tù.
    Câu hỏi của Paladin là liệu giải Nobel văn học có thể hiện giá trị của tác phẩm không? Thế các bác có biết ngài Churchill, nguyên Thủ tướng Anh đã từng có hai giải Nobel trong đó có 1 giải văn chương không. Hờ, chắc là do các viện sỹ viện Hàn lâm Thuỵ Điển đánh giá cao tính văn học, tính vị nhân sinh của các bài diễn văn hùng hồn của ông này đọc trên BBC kêu gọi người Anh chống Hitler và chống Chủ nghĩa cộng sản.
    Hai tác giả Nga được họ đề nghị trao giải Nobel thực ra cũng có vấn đề (về chính trị). Sông Đông êm đềm của Solokhov còn đỡ chứ bác sỹ Pasternak thì tớ cảm thấy hơi ngạc nhiên khi tác phẩm này lại có thể được dịch và in ra ở VN.
    Giải Nobel văn chương có lẽ mang tính chính trị cao (giống như giải Hoà bình) và các tác giả sống và làm việc ở các nước XHCN trước đây đều không có mấy cái vinh dự nhận được giải này.
    Mà bác Paladin ơi, tớ thạo Red Light lắm rồi, chắc không dám phiền bác làm tour (hừm, chẳng biết sau này có dịp sang bên đó thăm lại Red Light không). Hay để bổ sung cho mảnh đất Văn học đang trong thời kỳ băng giá này, bác post lên một cái phóng sự về Red Light đi, theo kiểu Phóng sự về Nhà hàng Karaoke, Hớt tóc thư giản ... ở VN ấy.
    À, thế Cỏ xanh đã đọc truyện Bác sỹ Zhivago chưa? Truyện này đề cập tới thân phận của người trí thức Nga hoàng cũ, một người theo quan điểm chính trị cấp tiến nhưng không phải là cộng sản, bolsevik sau Cách mạng tháng 10.
    Tớ không thích tác phẩm này lắm, có cảm giác đây đúng là một tiểu thuyết của một thi sỹ viết, hơi thiếu cái chặt chẽ, khúc chiết của văn xuôi. Cái đoạn cuối gượng gạo quá. Dù vậy, đây cũng là một tác phẩm đáng đọc, vì nó đề cập tới một khía cạnh khác của cách mạng, không như nhiều cuốn sách viết một chiều, đúng như tư tưởng chỉ đạo của chính quyền hoặc né tránh.
    Đồng chí Cỏ và các đồng chí khác cho ý kiến chỉ đạo về cuốn sách này nhé.
    Xí quên, thế hoá ra bác Pauxtovsky tự tử hả các bác? Sao tớ không biết nhỉ? Sao bác ấy lại tự tử, bác ấy yêu Đảng, yêu nhân dân Xô viết, viết văn ca ngợi cuộc sống tươi đẹp của người dân Nga-Xô viết XHCN cơ mà. Mà tớ có cảm giác bác này viết lãng mãn nhưng khi viết vẫn rất tỉnh, sống cân bằng không bao giờ để mình rơi vào các trạng thái cảm xúc thái quá. Chẳng biết có đúng không nữa? Nếu đúng thế thì lại càng khó hiểu lý do tự tử.
    Trong cái danh sách của Windy có hai bác Nhật à, hai bác này viết văn như thế nào hả các bác?
    À, mà tớ thấy cứ bàn đèn thuốc phiện triền miên, đi hát cô Đầu từ khi mới mười bốn, mười lăm tuổi như bác Nguyễn Tuân còn là sống đẹp, tinh tế thì như mấy thằng bạn tớ hút thuốc, uống rượu, đi hát Karaoke ôm
  2. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Ai dám bảo Pautopxki tự tử hả?? Láo! Đương nhiên là Pautopxki cũng có nhiều trăn trở, đau xót, nhưng không có nghĩa là ông phải tự tử. Còn việc truyện Bác sĩ Zhivago thế nào thì tôi chưa dám nhận xét, chứ còn Đường phố người con út thì đúng là *********, đã ai đọc tập 1 của truyện này chưa? Hình như tập 2 không được phát hành thì phải!
  3. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Ối, bạn Rungbachduong làm gì mà nóng thế. Đã có ai làm gì bác Paux của bạn đâu. Tớ chưa rõ về cái chết của Paux, có người nói ông ấy tự tử, thì tớ đặt ra câu hỏi đấy thôi. Nếu không phải ông ấy tự tử thì ông ấy chết vì sao?
    Bạn có vẻ thích Paux, vậy bạn có thể cho biết tại sao lại thích ông ấy không, tác phẩm của ông ấy có gì đặc sắc, con người của ông ấy ra sao... Chứ tôi thấy các bạn toàn phán mỗi một câu: Úi, tớ thích VH Nga lắm; tớ thích Paux lắm..mà chẳng lý giải làm sao mình thích.
    Còn thế nào là ********* thì cũng khó nói đấy. Tớ không phải nhà chính trị nên càng không dám kết luận vội vàng.
    Tặng bạn hai câu thơ nhá
    Eo ôi, Dupna mùa tuyết tan
    Rừng Bạch Dương sương trắng nắng tràn

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  4. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tớ bảo đây chứ ai, hi hi, tất nhiên "không có nghĩa là ông phải tự tử", dưng mà ông ý tự tử thì làm thế nào? Ngoài việc tự tử ra, còn có giai thoại (nghĩa không biết có thật không) là cụ ôm theo 1 chai rượu vào rừng cùng với khẩu súng. Độc ẩm hết chai rượu thì nã một viên đạn vào đầu.
    Một nhân vật khác tự tử chắc cũng làm đau lòng nhiều bạn nức nở với Văn học Nga là chị Olga Bergon, cũng là con người đầy tình yêu với CNXH. Nhưng mà Những ngôi sao ban ngày thì khó mà sáng lâu được lắm.
    Thấy mọi người yêu quý nền văn học Xô viết quá, cơ mà đâu chỉ có mỗi Pautovsky mới lại Aimatov. Hì, nói thật là bác sĩ Zhivago thì em đọc lâu rồi, không nhớ lắm. Em là em thích Nghệ nhân và Margarita của Bungalkov hơn. Hì, mặc dù chắc cũng sẽ nhiều người gọi bác này là "*********" (mà thế nào là ********* nhỉ bạn Bạch Dương nhỉ).
    Được cái có bác Aimatov được nhiều người kính trọng đứng ra bênh, so sánh Nghệ nhân và Margarita với Sông Đông êm đềm. Dù sao 25 năm sau khi viết xong, quyển này mới được in.
    Nghệ nhân và Margarita là quyển Bungalcov viết lúc cuốI đờI, được coi là tãc phẩm lớn nhất của ông. NgườI ta xếp Nghệ Nhân và margarita vào thể loạI hiện thực kỳ ảo, cái thể loạI hình như gắn liền vớI tên của Marquez. Nhưng??? nó không giống cụ Marquez lắm. Một nhận xét khác, nó là ??obiên niên sử châm biếm??? đốI vớI cuộc sống Maxcơva những năm 20-30. Nhưng nếu chỉ nói nó là châm biếm thì??? cũng không đủ nốt. Nó là 1 thứ kết hợp giữa cái quái dị (kiểu 1 cô gái trẻ đẹp không mặc gì cả cưỡI cái bàn chảI cọ sàn bay trên thành Maxcơva) vớI những tình tiết có tính sử thi.
    Tiểu thuyết gồm 3 mảng chính xen kẽ nhau: cuộc sống Maxcơva những năm 30; hình tượng Jesus Christ ngườI rao giảng điều thiện để rồI chết trên thập giá và tình yêu giữa Nghệ Nhân và Margarita.
    3 mảng chính trong tiểu thuyết được liên kết vớI nhau bởI chung một ý tưởng: phản đề thiện ??" ác: sự đấu tranh của thiện ??" ác giữa những con ngườI và trong mỗI con người (hì hì, không cần sang chủ đề CTCG nữa bác VNHL nhỉ). Tác giả đặt ra cái câu hỏI muôn thuở về tự do ý chí của con ngườI, liệu con ngườI có phảI chịu trách nhiệm không về hành động của mình ,hoặc có thể lấy hoàn cảnh để biện minh cho hành động đi ngược lạI lương tâm không? VớI hình tượng Pilat, quan toàn quyền đã quyết định đưa Jesus lên cây thập giá, vớI số phận và sự giày vò của ông ta, Bungalkov bảo có, con ngườI phảI có trách nhiệm.
    Nhưng, hì hì, cũng đại khái như Tấm ??" Cám, cái thiện cái ác không dễ phân biệt như thế. Thiện đấy mà lạI ác đấy, Satăng thì trở nên 1 thể loạI Chúa trờI; ngườI thì có mặt ở trong quỷ. Cả thế giớI hiện ra vừa ma quái, huyền ảo, vừa lung tung hỗn đỗn, rất hiền minh nhưng cũng đầy mê tín dị đoan, tình yêu thì vừa đẹp đẽ một cách truyền thống, vừa lố bịch một cách không truyền thống lắm.
    LờI đề từ của cuốn sách, Bungalkov đã mượn từ Faust của Goethe, để diễn giải cái mâu thuẫn của cuộc sống:
    ??o- Thế rốt cuộc, ngươi là ai?
    - Ta là mọt phần của cái sức mạnh muôn đờI m
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, đề nghị tiểu thư Grass phân tích kỹ hơn về các nhân vật như Margarita và Nghệ nhân. Tớ đọc cuốn này nhưng không hiểu lắm về ý đồ của tác giả đối với mấy nhân vật này. Nghệ nhân phải chăng là hình tưởng lý tưởng con người thánh thiện Jesus trên thực tế hiện đại và bị kết án vì điều đó. Còn Margarita phải chăng là hiện thân của cuộc sống, là biểu hiện sự kết hợp, hội tụ giữa thiện và ác tồn tại trong mỗi con người. Và sở dĩ Nghệ nhân không bị đón nhận một cái chết cô đơn như Jesus là nhờ bám víu vào Margarita vào thực tế cuộc sống có cả ác lẫn thiện ấy?
    Hì hì, đọc chuyện này tớ ấn tượng nhất cái đoạn Margarita trần truồng cưỡi chổi bay với lại một dạ tiệc trong đó tất cả phụ nữ đều khoả thân. Hì hì, truyện này mà dựng thành phim thì hay phải biết.

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  6. hope

    hope Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2001
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Tôi có cảm tưởng các chủ đề ở đây hơi thiếu tính tập trung. Có thể nguyên nhân chỉ vì có quá nhiều người yêu thích văn học Nga.
    Tôi không đồng ý với ý kiến của ai đó coi rằng truyện của Pautovski chỉ là những câu chuyện cổ tích thiếu tính thực tế, rằng đến một lứa tuổi nào đó, trưởng thành hơn (25, 26 tuổi chẳng hạn) bạn sẽ thấy là không thích hợp. À, tôi nhớ có lần tôi đã nói ý kiến tương tự về Cánh buồm đỏ thắm và bị phản đối kịch liệt. Nhưng Alexandrơ Grin và Pautovski là hoàn toàn khác nhau. Cánh buồm đỏ thắm hơi hơi ngây ngô (như đa phần các câu chuyện cổ tích), thậm chí cả tình yêu sét đánh trong trường hợp này cũng chỉ từ một phía. Các cô bé lãng mạn ơi, giả dụ cùng lúc có tới hai con tàu mang cánh buồm đỏ thắm cùng cập bến thì biết chọn ai đây?
    Nhưng Pautovski lại khác! Ta đã lớn và Pautovski đã chết, nhưng đó lại là những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ, như áng mây ngũ sắc ngủ trong đầu. Bạn hãy nghĩ thử xem, nếu bạn mới 18 tuổi, trước mắt bạn là cả một cuộc sống buồn tẻ ở tỉnh lẻ, ngày nào cũng giống ngày nào, là nơi mà bạn sẽ bị gặm mòn những ước mơ tuổi trẻ, ngày mai đây sẽ không khác ngày hôm nay, không khác ngày hôm qua, và bỗng nhiên một quà tặng bất ngờ của một người tạo cho bạn niềm tin và tình yêu cuộc sống? Và tại sao không nhìn nhận cuộc sống như là Pautovski đã nhìn nhận, sao bạn không thấy được vẻ đẹp của những cuộc gặp gỡ tình cờ, những tình yêu bất chợt, những khởi đầu đầy hứa hẹn cho một cuộc sống còn chưa biết rõ. Hãy giữ mãi cho mình tâm trạng náo nức trước mỗi chuyến đi xa, và mỗi con người bạn gặp trong cuộc sống đều có thể đem đến cho bạn niềm tin để khẳng định: Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy cứ tin rằng cuộc sống quả là tuyệt đẹp. Nếu bạn làm được như vậy, cuộc sống của bạn sẽ luôn thay đổi.
    Các truyện ngắn của Pautovski không phải là cổ tích mà là những bài thơ bằng văn xuôi.
    DeepBlue
  7. canhcay

    canhcay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    trui ui gap doi rui tuicung la mot ten me vh NGA day nhung tui thich nhat thoiky xay dung xa hoi chunghia ay,hay kinh khung .toisuong qua di mat thoi co cho de toi hoi han rui,nhung cai bac gi o tren sao lai noi la van hoc nga hon ca van hoc cac nuoc va viet nam vay noi vay co phien dien qua khong.tuikhong chi la fan cua vh nga dau tuidoc rat nhieu ruituithay moi nuoc lai co nhung tac pham rat dinh day ,vai dong nhan gui rat muon duoc buon them voi cac bac ve van de nay( canhcay@yahoo.com)
    canhcay
  8. windy_mountain_new

    windy_mountain_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2002
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    0
    Bac VNHL gi gi oi!!!!!
    Bac co hoi la tai sao moi nguoi chi noi rang ho thich Paux mot cach rat chung chung ma cha noi ro xem con nguoi cua Paux nhu the nao, truyen cua Paux ra lam sao ma lai thich? He he he, bac a, Paux la nha van Pop, cua thoi xua, con thoi nay the nao thi em cung khong ro lam, nhung noi chung nguoi thich Paux thi rat nhieu thanh phan, dac biet la nguoi tre tuoi (hinh nhu bac co noi rang truyen cua Paux la co tich cho lua tuoi 15-17 ma). Truyen cua Paux nhe nhang, de doc, de cam...Nguoi thich Paux phan nhieu khong giong nhu nhung ong nha van to dau ma van chuong phuc tap khac, duoc dem ra mo xe phan tich xem hay o cho no, do o cho kia. Ho ho, khi tre tuoi, nguoi ta thuong nong nhiet, don gian va ca ngay tho nua... tinh cam thi rat nhieu, "yeu nghia la khong hoi tai sao" (ma da hoi tai saothi lai het yeu roi *-*). Moi nguoi cam nhan duoc tinh yeu to tuong voi Paux, va nhu vay la du, qua nhieu de khong phai nghi ngo gi, khong phai dat bat cu cau hoi nao. Ma em nghi tinh yeu, dang co ban nhat la o trong sau xa cua moi nguoi, chi danh cho minh ho, chi minh ho cam nhan thay... nhu vay thi can gi phai biet tai sao. Chang qua khi dem tinh yeu ra reu rao len tren mang nhu the nay thi moi can phai noi tai sao. Ma thuc ra cung khong han la nhu vay, doi voi nhung nguoi yeu Paux thi chi can noi toi thich, toi yeu, va nguoi nghe cung gat dau, dung vay... the la mat moi nguoi tran ngap tinh yeu (doan nay co ve hoi lao thi phai, nhung qua thuc la em nghi vay!!!! Mong cac bac luong thu!!!!!) ... cha can phai noi tai sao ca ...boi ai cung thua hieu roi... hoa co do hoi moi phai noi tai sao. Tai sao chi can doi voi nhungnguoi khong yeu Paux nhu bac thoi... ma bac thi cung qua tuoi de yeu Paux roi nen phong co biet tai sao thi bac co yeu Paux hon duoc teo nao khong ? Sao bac lai *****i nhung cau moc hong nguoi khac, lam mat hung dang dang trao cua moi nguoi vay nhi?
    Con chuyen Paux tu tu thi .... bac nao dua ma ac vay? Khong thich Paux thi thoi chu, co can dat dieu len nhu vay khong? Du nham mat lai cung co the khang dinh rang Paux khong tu tu. Ai da tung doc truyen cua Paux deu biet dieu ay.Bao rang Paux tu tu chinh la xuc pham, phi bang vao nhung trang viet cua Paux... Paux tu tu, hoa ra tu ong i chui minh, tu ong i dap tan cai cuoc song dep de, mo mong ma ong dung len trong cac truyen ngan "khong co chuyen" cua minh a? Em duoc biet la Paux la nguoi yeu doi, co ban tinh ham xe dich, hieu biet. Paux da tung song lang thang gan nhu khap nuoc Nga, vua hoc vua lam du moi nghe, he he he, tat nhien toan nghe chan tay nhu chon do phe thai, ap tai hang... Trong khoang thoi gian do nuoc Nga trai qua rat nhieu bien co to lon: doi rach, giac gia, cach mang, noi chien va hoa binh. Vi vay, du yeu hay khong yeu van cua Paux cung phai kham phuc ong boi cai the gioi quan rat dep, rat nhan hau cua ong. Da di nhieu, song nhieu trong nhung hoan canh nhu vay ma van co the nhin ve the gioi dep nhu vay thi that dang kham phuc. Doi luc em tu hoi khong biet co phai, nhung cai rat dep trong truyen cua Paux la do ong tuong tuongra, de tron vao do, de khoi doi mat voi thuc te cuoc song khac nghiet khong? Nhung doc van cua Paux, tinh te, nhe nhang,lang man, nhan hau... khong thay co dau hieu nao cua su mau thuan ghe gom do ca. Vi vay co the tin rang Paux thuc su nhin nhan ve the gioi voi cai nhin nhan hau nhu vay. He he he -----> Khong co ly do nao de tu tu ca, du cho Paux cuoi doi co that bai den the nao thi em nghi rang ong van con tinh yeu voi cuoc song, van muon cong hien cho doi den phut giay cuoi cung (mac du cung khong biet la Paux co that bai gi lam thoi cuoi doi day? Ngoai viec khong tu vuot qua duoc ban than*-*).
    Con ve nhung truyen ngan "khong co chuyen" cua Paux thi... he he he... em khong dam noi nua...Tu khi vao day thay minh that la ngu dot, au tri...da bao la phai "dua cot ma nghe" moi nguoi... Vay ma co bac nao lai noi rang Paux tu tu... lam em nhin khong dang, lai phat ngon ra may cau ngu ngoc. Cac bac docxong thi dung cuoi.^.^
    He he he, bac Grass oi, luc dau thi thay tin chac lam... hhic hic, nhung thay bac hinh nhu biet hoi bi nhieu, ma lai phat ngon nhu vay thi ..co le minh cung phai suy nghi lai. Bac co cai gi ro rang hon ngoai may cai giai thoai do thi cho chau biet voi nhe...de con chinh don lai suy nghi cho no duoc dung dan.
  9. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Mời các bác đọc bài tôi post ở Những người yêu thích văn học Nga ý. Còn tôi đâu phải chỉ thích mỗi Paux không thôi đâu, tôi còn thích cả Tonstoi, và cả B.Polevoi nữa, có ai đọc Hậu phương bao la của B.Polevoi chưa nhỉ??
  10. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Chẳng hiểu sao. Tôi chưa bao giờ cảm thấy yêu một nhà văn nào đấy cả, chỉ thích tác phẩm của họ, hay trân trọng tài năng, nhân cách của họ thôi. Phải chăng vì thế nên tôi không đồng cảm với các bạn, những người "yêu" Paux?.
    Thực ra tôi cũng rất thích Paux, và tôi nghĩ tình yêu dành cho văn học không bị ảnh hưởng mấy bởi vấn đề tuổi tác. Ví dụ, ở trong topic Cuốn theo chiều gió hàng xóm, tôi khẳng định mình không thích cuốn truyện này và tôi có thể khẳng định là nếu tôi đọc nó vào năm 17 tuổi chứ không phải là 25 tuổi thì tôi vẫn có cảm giác tương tự thôi.
    Trong bài trên, tôi không nói là khi người ta nhiều tuổi hơn, ví dụ 25 tuổi, thì người ta sẽ không thích những câu chuyện như của Paux nữa. Có điều khi từng trải hơn hay khi đã đọc nhiều hơn thì người ta sẽ thấy Paux theo một cách khác. Kể cả chuyện cổ tích cũng đâu phải chỉ dành cho trẻ con. Chẳng hạn, nếu bạn đọc Andecsen năm 14 tuổi và năm 24 tuổi thì chắc chắn bạn sẽ có những phát hiện khác nhau. Hoặc đơn giản ngay như cách cảm thụ một câu chuyện như Tấm Cám cũng thay đổi theo lứa tuổi.
    Chắc là bạn cũng nghĩ truyện của Paux là truyện cổ tích nên mới bảo tôi quá tuổi đọc cổ tích phải không. Thực ra truyện của Paux cũng không hoàn toàn như bạn nghĩ đâu, nghĩa là chỉ để dành cho những người trẻ tuổi, lãng mạn, đơn giản và ngây thơ đâu. Thế nên khi bác Paladin phát biểu là bác ấy nhòm thấy Paux ở một khía cạnh khác, không còn phải là người viết truyện cổ tích cho tuổi 17 thì tôi mới giật mình, hỏi bác ấy nhìn thấy cái gì. Chán nỗi là bác ấy sợ đánh vỡ mất giấc mơ tuổi 17 nên nhất quyết không nói ra.
    Về Paux, tôi thấy Paux giống Gorky, cả hai người cùng ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống.
    Nhưng Paux tìm vẻ đẹp ở trong thiên nhiên yên bình, trong những nhịp điệu hàng ngày của cuộc sống làng quê, những cuộc gặp bất chợt đời thường mà không kém phần thi vị thì Gorky tìm nó ở trong cánh chim ưng bay lượn giữa thảo nguyên bao la, ngọn lửa xanh lập loè giữa cơn giông tố, và cả trong tiếng chửi thề và những trò đùa độc ác của những kẻ bần cùng, hạ lưu dưới đáy xã hội.
    Về cái chết của Paux, tôi không có thông tin gì. Nhưng tại sao các bạn lại có thể chắc chắn là Paux không tự tử? Nhà văn bao giờ cũng có một khoảng cách với các trang sách, với nhân vật của mình, chả bao giờ nên đồng hoá tác giả với tác phẩm hay nhân vật cả.
    Tôi cho là ngoài đời có lẽ Paux cũng chẳng thánh thiện gì hơn người khác đâu, có điều nội dung câu chuyện, cách viết ấy, lối viết ấy là sở trường của ông nên ông khai thác và theo đuổi nó thôi. Hình như chính ông cũng gián tiếp thừa nhận nó trong cuốn Bông hồng vàng (hoặc ít nhất đấy cũng là điều tôi cảm nhận khi đọc cuốn này). Thế trong sách của Bangiắc, của Vũ Trọng Phụng toàn phường đĩ điếm, đểu giả, cuộc sống bẩn thỉu thì liệu chúng ta có thể suy đoán ra nhân cách tác giả một cách tương tự không.
    Huống chi bao nhiêu con người cũng từng yêu cái đẹp, yêu cuộc sống, yêu nước Nga, yêu CNXH thiết tha như Maiacovsky, Exenin, Olga Becgon đều tự mình tìm đến cái chết đó sao.
    Càng yêu lắm thì càng khổ nhiều, lúc nào cũng đắm đuối với cái đẹp thì không thể nào chịu đựng được cái xấu xa, bạo ngược, càng nhạy cảm bao nhiêu thì càng dễ tổn thương bấy nhiêu. Chuyện này có gì lạ đâu nhỉ? Tưởng như nghịch lý nhưng các nhà văn càng chứng tỏ mình yêu da diết cuộc sống thì cũng thường là người sớm tìm đến cái chết. Như tác giả của truyện ngắn Tình yêu cuộc sống cũng tự tìm đến cái chết đó sao.
    Theo bạn windy thì người ta cần gì phải thổ lộ tình yêu, chỉ đầu mày cuối mắt là đủ rồi. Hì hì, nhưng đã gọi là diễn đàn thì nên có sự cọ xát, trao đổi suy nghĩ, ý tưởng, tình cảm với nhau, để thể hiện bản thân mình và hiểu thêm người khác. Chứ nếu như mỗi người cứ nói ra mỗi câu tôi yêu Paux, tôi thần tượng Paven, tôi say đắm Pushkin...rồi thôi thì topic sẽ trở thành nhàm chán mà cái club Những người yêu văn học Nga của chúng ta rồi sẽ biết làm gì đây?

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy

    Được sửa chữa bởi - VNHL vào 29/01/2002 09:12

Chia sẻ trang này