1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai thích đọc văn học Nga không?

Chủ đề trong 'Văn học' bởi RungBachDuong, 08/01/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. paladin

    paladin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2001
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    1
    Hic, lâu lắm rồi mới cảm động thế này. Bác VNHL thật tình cảm với văn học Nga mà tớ cứ nghĩ ngược lại mới buồn. Cái cảm về văn học cũng xin nói lại lần nữa là, cũng như một bản nhạc, có phải ai nghe cũng hay, cũng hết nghĩa đâu; mà có sâu sắc đi chăng nữa thì cũng chưa chắc đã giống nhau. Vẻ đẹp và sự hấp dẫn chính là ở chỗ đa nghĩa và gợi cảm như vậy. Chả thế mà dân tình thích Hemingway ầm ầm. Bác Paustovsky có lẽ không được như Hemingway cũng chính bởi vì cái phong cách viết của bác ấy, nhắn nhủ có khi gián tiếp, có khi trực tiếp nhưng vì tiếng của bác ấy kín đáo hay nhỏ nhẹ quá, hoà lẫn hay nhạt nhoà cùng với vẻ đẹp bao la (khắp tác phẩm) và bình dị (so với đời) của thiên nhiên, của con người. Món bánh của bác ấy vì thế cũng dễ ăn hơn so với các nhà văn khác, cắn một miếng thấy ngon, nhưng đừng vì vậy mà nuốt cả, từ từ thôi có khi bác lại kiếm được vài quả nho hay quả sêri ẩn ở góc nào trong chiếc bánh đó. Viết thế hy vọng cũng rõ ràng thêm đôi chút, bác VNHL nhỉ. Bác đừng tróc nã tớ cái vụ này nhé.
    Hic, bác nói về cái vụ tình yêu với chết sớm mà tớ buồn quá. Tớ lại trót yêu nhiều mới khổ chứ, hìhì, nhưng tớ cũng yêu cuộc sống lắm. Cuộc sống chỉ đẹp khi nó có cả màu đen màu hồng, ăn phở tớ thấy ngon, ăn cơm vẫn ngon, cát nếu không còn cơm thì cũng đành nhai tạm. Túm lại là cuộc đời vẫn đẹp sao, các bác nhỉ.
    Tomorrow never dies
  2. andray

    andray Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Tại sao mọi người không bao giờ nói về Tolxtoi và bộ truyện "Chiến tranh và hoà bình " nhỉ.
    Hành trình đi tìm chân lý của Andray Bolconxki và khoảng trời Auxterlit luôn luôn là nỗi ám ảnh của mình. Chỉ khi người ta phải đối diện trực tiếp với sự vĩnh hằng bao la của cái chết người ta mới chợt nhận ra rằng sự sống thật đơn giản, hãy yêu và hãy sống chỉ thế thôi phải không. Mình chỉ cảm nhận điều đó theo cảm tính đơn giản mà thôi . Các bạn hãy giúp đỡ thêm đi.
    phamith
  3. QUO_VADIS

    QUO_VADIS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2001
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    Cậu bảo Andray nhận ra chân lý ấy ở chiến trường Auterliz a`?Theo tớ thì anh ta nhận ra khi gặp Natalia thì đúng hơn.
    QUO VADIS
  4. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy Toistoi miêu tả chiến tranh hay thật đấy, đã ai đọc Khatghi Murat và Xevastopon chưa, chiến tranh như vậy mới đúng nghĩa chứ. Qua Khatghi Murat, tôi cũng phần nào hiểu được tại sao mà mãi quân đội Nga không bình định nổi Tresnhia
  5. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tớ hồ đồ quá. Quên mất là có Ivan Bunin cũng từng đoạt giải Nobel năm 1933. Ông này hình như sống lưu vong thì phải. Truyện ngắn của ông ấy rất hay. Cũng những cuộc gặp gỡ tình cờ mà thi vị nhưng có lẽ không được lạc quan yêu đời như Paux mà thường là chán chường, nuối tiếc kiểu Turgeniev.
    Không biết ngoài truyện ngắn, Bunin còn viết gì không?

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  6. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Bác này lưu vong sang Pháp sau cách mạng tháng 10, bác VNHL ạ. Viết đủ thứ: truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết và cả những thứ khác. Như Cuộc đời Arsenyev, từng được bác Pautovsky yêu dấu của nhiều người gọi là không phải là truyện vừa, không phải là tiểu thuyết, cũng không phải là truyện ngắn, mà là một thể loại không biết gọi là gì, hì hì. Bác này còn dịch đủ thứ nữa. Mặc dù đến giữa thế kỷ 20 mới chết, trải qua cả 2 cuộc thế chiến, nhưng phong cách được xếp vào loại classic của thế kỷ 19, gần với Tourgenhev, Tolstoi, Tchekhov hơn là các bác cùng thời như Gorky hay Pautovsky. Sau khi lưu vong, hì hì, có xuất bản một số thứ nhật ký chống phá cách mạng nữa, thấy bảo thế.
    The grass is greener
    The light is brighter
    When friends surrounded
    The nights of wonder

  7. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Lúc nãy rảnh rỗi, giở quyển Bình minh mưa đọc thấy truyện Paux viết về nhà văn Prisvin (Có ai biết ông này không?).
    Về sự giản dị, một nguyên tắc trong phong cách của Prisvin:
    ??oSự giản dị nói với con tim mạnh hơn cái hào nhoáng nhiều màu nhiều sắc, ảnh lửa pháo hoa của những buổi hoàng hôn, bầu trời sao sôi sục và cây cỏ lấp lánh của những miền nhiệt đới..???
    Về Prisvin:
    ??oPrisvin cho mình là nhà thơ??? bị đóng đanh trên cây thập tự của văn xuôi???. Nhưng ông đã lầm. Văn xuôi của ông còn đầy chất thơ hơn rất nhiều, so với một số lớn những bài thơ và cả những trường ca. Nói theo cách Prisvin thì tác phẩm của ông là ??oniềm vui vô tận của những khám phá thường xuyên???.
    Về các tác phẩm của Prisvin và phong cách của tác giả này
    ??oĐiều bí ẩn của nó ở chỗ nào? Bí mật của những cuốn sách ấy ở đâu? Những chữ ??ophép phù thuỷ???, ??ophép tiên??? thường dùng trong những truyện cổ tích. Nhưng Prisvin đâu phải là người viết cổ tích. Ông là người của đất, của ??obà mẹ đất đai ẩm ướt???, nhân chứng của tất cả những gì đang diễn ra trên trái đất.
    Bí mật của cái duyên Prisvin, pháp thuật của ông, chính là ở cái sắc sảo của ông. Đó là cái sắc sảo biết tìm ra trong mỗi vật nhỏ bé một điều thú vị, dưới cái bề ngoài đáng ngán của những hiện tượng xung quanh mình một nội dung sâu sắc.
    Mọi vật đề bóng lên ánh thơ như cỏ gặp sương. Mỗi lá liễu hoàn diệp hèn mọn đều có cuộc sống riêng của nó.???
    Tớ không biết ông Prisvin mà Pauxtovsky nói là ai nhưng có cảm giác như tất cả những gì ông nói về Prisvin có lẽ cũng như những gì mà những người đọc Paux cảm nhận về ông.

    Rút gươm chặt nước, nước cứ chảy
    Nâng chén tiêu sầu, sầu càng đầy
  8. ruoitrau

    ruoitrau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2001
    Bài viết:
    1.892
    Đã được thích:
    1.079
    Văn học Nga thì tôi thích được một số tác giả trước cách mạng tháng 10, sau đó thì nền văn học nga từ cách mạng tháng 10 và viết về chiến tranh vệ quốc thì tôi đều rât thích,nhưng sau đó thì tôi không còn đọc các tác phẩm mới của Nga nữa, nói về văn học Xô Viết thì có một tác phẩm khá nổi tiếng đó là Quy Luật Của Muôn Đời các bạn tìm đọc đi hay lắm
    [red]
    letaon
  9. RungBachDuong

    RungBachDuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    625
    Đã được thích:
    0
    Truyện đấy của nhà văn nào ý nhỉ, tôi chỉ nhớ có mỗi nội dung thôi, nhưng không hay bằng Trên mảnh đất người đời của Antonop đâu!
  10. QUO_VADIS

    QUO_VADIS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/12/2001
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    0
    "Quy luật của muôn đời" của Nôdar Vladimirôvits Dumbatze,ông này chuyên viết về xã hội Xô Viết.
    QUO VADIS

Chia sẻ trang này