1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có ai thích Tây Du Ký như tôi?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi nw4good, 25/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cje119

    cje119 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Tây Du Ký là tác phẩm mô phỏng mã hoá quá trình cầu Đạo, hành Đạo và đạt Đạo của một hành giả, do một tác giả không biết tên nhận được thông tin từ một nguồn bên trên do vậy ông tự đặt mình là Ngô Thừa Ân, tức là thừa hưởng ân sủng của bề trên. Một tác phẩm như vậy, sức tưởng tượng của con người không thể đạt đến!
    Trước hết là hành giả đi tìm chân lý của cuộc sống, muốn sống lâu trăm tuổi bằng cách đi tìm cầu trường sinh, trong quá trình đó anh ta đã đạt được quyền năng với 72 phép thần thông, tuy nhiên chưa xả bỏ được bản ngã, kiêu căng, hợm hĩnh nên anh ta bị đoạ 500 năm. Sau đó được người dẫn đường nên anh ta đi tìm con đường đúng là phá ngã, diệt chấp nên đã thành Đấu Chiến Thắng Phật.
    Nếu các bạn biết về Phật giáo thì có thể hiểu được Tôn ngộ không giết 6 thằng giặc, tức lục dục, trong Phật giáo gọi là thu thúc lục căn. Chi tiết Tôn ngộ Không nhảy vào cung Tốn luyện mắt lửa ngươi vàng là mã hoá quá trình luyện Thiên nhãn của hành giả. Cây gậy như ý chính là trung mạch theo cách gọi của Đạo Lão hay là trục sushumna của Yoga Tây Tạng, khi năng lực thâm nhập vào trung mạch có thể xoá tan nghiệp chướng và ma chướng, là biểu hiện đánh tan yêu quái của hành giả. Trên đây tôi chỉ xin nêu vài ví dụ điển hình, còn rất nhiều chi tiết nữa khẳng định đây là một giáo lý Phật giáo kinh điển được mã hoá dưới dạng thần thoại, rất mong các bạn suy nghĩ theo hướng này.
    Xin chân thành cám ơn các bạn đã đọc bài viết
  2. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn"
    "Tây Du Ký là tác phẩm mô phỏng mã hoá quá trình cầu Đạo, hành Đạo và đạt Đạo của một hành giả, do một tác giả không biết tên nhận được thông tin từ một nguồn bên trên do vậy ông tự đặt mình là Ngô Thừa Ân, tức là thừa hưởng ân sủng của bề trên. Một tác phẩm như vậy, sức tưởng tượng của con người không thể đạt đến!
    Trước hết là hành giả đi tìm chân lý của cuộc sống, muốn sống lâu trăm tuổi bằng cách đi tìm cầu trường sinh, trong quá trình đó anh ta đã đạt được quyền năng với 72 phép thần thông, tuy nhiên chưa xả bỏ được bản ngã, kiêu căng, hợm hĩnh nên anh ta bị đoạ 500 năm. Sau đó được người dẫn đường nên anh ta đi tìm con đường đúng là phá ngã, diệt chấp nên đã thành Đấu Chiến Thắng Phật.
    Nếu các bạn biết về Phật giáo thì có thể hiểu được Tôn ngộ không giết 6 thằng giặc, tức lục dục, trong Phật giáo gọi là thu thúc lục căn. Chi tiết Tôn ngộ Không nhảy vào cung Tốn luyện mắt lửa ngươi vàng là mã hoá quá trình luyện Thiên nhãn của hành giả. Cây gậy như ý chính là trung mạch theo cách gọi của Đạo Lão hay là trục sushumna của Yoga Tây Tạng, khi năng lực thâm nhập vào trung mạch có thể xoá tan nghiệp chướng và ma chướng, là biểu hiện đánh tan yêu quái của hành giả. Trên đây tôi chỉ xin nêu vài ví dụ điển hình, còn rất nhiều chi tiết nữa khẳng định đây là một giáo lý Phật giáo kinh điển được mã hoá dưới dạng thần thoại, rất mong các bạn suy nghĩ theo hướng này. "
    --------
    Khúc trên là Đạo của Lão. Khúc dưới tôn sùng Phật. vậy ý bạn là gì đây.? hay là bạn nói Lão và Phật là một, nếu vậy thì bạn đã đạt tới cảnh giới Vô Vi, Vô Ngã, Vô Bản Sắc rồi....Cung Hỉ Cung Hỉ...
  3. oeropium

    oeropium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Sức tưởng tượng của con người không thể đạt đến ?????? Tây Du Ký là do một nguồn siêu hình bề trên ban cho Ngô Thừa Ân ?????? Ca ngợi sáo rỗng và lố bịch.
    Tôi đã từng xem Tây Du Ký và không nhớ trong đó có đoạn nào như là: Tôn Ngộ Không nhảy vào cung Tốn luyện mắt lửa ngươi vàng... gì gì cả. Bạn chỉ cho tôi chi tiết nằm ở đâu trong truyện, xin cám ơn.
    Trung mạch của đạo Lão và shushuma của Yoga Tây Tạng có liên hệ gì với việc trừ yêu diệt qủy, mời phân tích.
  4. cje119

    cje119 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2008
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của tôi!
    Tôi chưa đạt tới cái gọi là Vô Vi theo đạo Lão hay Vô Ngã theo đạo Phật, xin cám ơn bạn đã chúc mừng, đó là mong ước tột cùng của tôi, tôi mới chỉ đi trên con đường cầu Đạo và hành Đạo
    Đạo Phật hay Đạo Lão hoặc Đạo Thiên Chúa đều giống nhau ở mục đích và khác nhau ở con đường đi, hoặc đôi khi chỉ khác nhau ở tên gọi các khái niệm, bởi vì là Vũ Trụ này là một, thì chẳng thể có hai mục đích cuối cùng!
    Tôi có thể lấy khái niệm Tiên Thiên bên Đạo Lão so sánh với khái niệm Tứ Đức bên Đạo Phật, khái niệm Đạo hạnh tương đương với khái niệm Công Đức, vv...
    Tôi đọc Tây Du từ nhỏ, cũng như các trẻ em khác, tôi cũng chỉ thấy hay hay, nhưng có một chi tiết làm tôi thắc mắc mãi là 6 thằng giặc lại có cái tên rất buồn cười, đó chính là 6 giác quan của con người. Tại sao TNK lại giết 6 giác quan, nó có ý nghĩa gì??? Và sau khi đọc các giáo lý của Phật giáo tôi mới hiểu đó chính là thu thúc lục căn!
    Trong quá trình cầu Đạo, tất phải trải qua quá trình gặt hái thần thông, nó là phương tiện để hành giả tiến nhanh trên con đường Đạo và quá trình đầu tiên thường là khai mở trung tâm luân xa VI, hay còn gọi là Thiên nhãn. Chi tiết TNK bị Ngọc Hoàng ném vào vạc dầu đun 49 ngày nhưng không chết vì TNK đã nhảy vào cung Tốn không có lửa chỉ có khói, sau đó mắt trở thành mắt lửa ngươi vàng có thể nhìn thấy 10 vạn 8 nghìn dặm, chính là mô tả quá trình này của hành giả.
    Một chi tiết không kém phần quan trọng là cây gậy sắt như ý lại có hai đầu bịt vàng, tại sao không phải là gậy vàng hoặc gậy sắt mà lại là cây gậy sắt hai đầu bịt vàng??? Lý giải cho điều này đó chính là trung mạch có hai đầu rất quan trọng và khác hẳn phần còn lại đó chính là luân xa I và luân xa VII có một cửa khác với các luân xa khác có hai cửa và nó hoạt động khác với các luân xa còn lại, các bạn có thể đọc Bàn tay ánh sáng để biết rõ thêm về các luân xa (trên vnthuquan)
    Sở dĩ trung mạch rất quan trọng bởi vì khi Tâm thức trở nên Bất nhị thì toàn bộ năng lực sẽ chảy vào trung mạch và ngược lại, đó là cơ sở của tất cả các tôn giáo. Tôi xin nhắc lại, đó là cơ sở của tất cả các tôn giáo. Khi năng lực chảy vào trung mạch có hai con đường từ trên xuống hoặc từ dưới lên theo dòng trắng hoặc dòng đỏ, bạn nào đọc Phật giáo Tây Tạng thì sẽ biết về điều này. Và khi hạt trắng và hạt đỏ gặp nhau tại ngực thì đó chính là một quá trình chết, một hành giả cao cấp có thể khiến trong một đêm quá trình này diễn ra hàng chục, hàng trăm hoặc hơn nữa quá trình này. Với gia tốc sống chết lớn như vậy, Trí huệ sẽ nảy sinh trong hành giả, hành giả sẽ trực nhận ra cái Ngã và Vô Ngã. Khi đã có năng lực trong trung mạch, tại ngực của hành giả sẽ toả ra ánh sáng nội tâm, các nghiệp chướng sẽ tan như băng tan trước ánh sáng này.
    PS: các thần thoại khác cũng không hề là sức tưởng tượng của con người, nó mô tả sự thật mà bây giờ với suy nghĩ duy vật thì người ta coi đó là tác phẩm hư cấu. Ví dụ Thần thoại hy lạp chính là mô tả các vị Atula chỉ thích đánh nhau, rất mong các bạn suy nghĩ theo hướng này
  5. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đọc TDK thôi thì chưa đủ, phải hiểu cách sử dụng gậy rất sành điệu
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Hành giả phải tiêu diệt lục căn là để cho lục căn thanh tịnh, bởi vì sáu gíac quan đánh lừa con người (ví dụ bạn thấy một cô gái trong bộ lingeri gợi cảm, bạn bỗng.. ..qua đó có thể làm những việc thiếu suy nghĩ, xa rời đức đạo..Đó là quan niệm của Budda, đúng hay sai còn tuỳ người cảm nhận.
    Tuy nhiên từ ngàn xưa cũng như bây giờ, nhân loại không tiêu diệt lục căn mà lừa chúng... Các loại thuốc gây mê, gây tê...các loại ma túy, chất kích thích...được sử dụng để lừa giác quan vào tròng (ôi..tội nghiệp Lục căn quá ). Do đó trong Bát giới có Tửu giới là cấm không được lừa Lục căn bằng rượu....
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn:
    "Một chi tiết không kém phần quan trọng là cây gậy sắt như ý lại có hai đầu bịt vàng, tại sao không phải là gậy vàng hoặc gậy sắt mà lại là cây gậy sắt hai đầu bịt vàng??? Lý giải cho điều này đó chính là trung mạch có hai đầu rất quan trọng và khác hẳn phần còn lại đó chính là luân xa I và luân xa VII có một cửa khác với các luân xa khác có hai cửa và nó hoạt động khác với các luân xa còn lại, các bạn có thể đọc Bàn tay ánh sáng để biết rõ thêm về các luân xa (trên vnthuquan)
    Sở dĩ trung mạch rất quan trọng bởi vì khi Tâm thức trở nên Bất nhị thì toàn bộ năng lực sẽ chảy vào trung mạch và ngược lại, đó là cơ sở của tất cả các tôn giáo. Tôi xin nhắc lại, đó là cơ sở của tất cả các tôn giáo. Khi năng lực chảy vào trung mạch có hai con đường từ trên xuống hoặc từ dưới lên theo dòng trắng hoặc dòng đỏ, bạn nào đọc Phật giáo Tây Tạng thì sẽ biết về điều này. Và khi hạt trắng và hạt đỏ gặp nhau tại ngực thì đó chính là một quá trình chết, một hành giả cao cấp có thể khiến trong một đêm quá trình này diễn ra hàng chục, hàng trăm hoặc hơn nữa quá trình này. Với gia tốc sống chết lớn như vậy, Trí huệ sẽ nảy sinh trong hành giả, hành giả sẽ trực nhận ra cái Ngã và Vô Ngã. Khi đã có năng lực trong trung mạch, tại ngực của hành giả sẽ toả ra ánh sáng nội tâm, các nghiệp chướng sẽ tan như băng tan trước ánh sáng này."
    -------
    Cái cây gậy Như ý đó không phải là vũ khí mà là Trụ đo mực nước biển do vua Vũ trị thuỷ đã quăng xuống (xem Tây Du ký đoạn Mỹ hầu vương hạch sách Long vương ).
    Mà cái thời vua Vũ trị thủy thì nghe đâu thái tử Tất đạt đa và Đạt lai đạt ma đệ nhất còn chưa ra đời, thế nên trên cây gậy chỉ có những vạch chỉ thị mực nước chứ làm gì có vụ ý chỉ của Budda ẩn dụ trên đó.
  8. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    770
    Đã được thích:
    2
    Trên trái đất đã từng có 7 vị Phật chứ đâu phải có duy nhất Phật Thích Ca Mâu Ni đâu
  9. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua vừa tìm mua bộ truyện cũ TDK về. Sẽ đọc lại rồi bàn bạc với các bác
  10. nobita_hn

    nobita_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Đã từ lâu, tôi luôn mong chờ có người chia sẻ với mình về những ẩn ý tài tình trong TDK, nay mới được gặp. Thật là vui như gặp người tri kỷ vậy.
    Phải nói người ta xếp TDK vào một trong 4 đại tiểu thuyết kinh điển nhất của văn học Trung Hoa thật chẳng sai chút nào. Ngày bé tôi đọc truyện này rất mê vì những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, những cuộc chiến nảy lửa và tình cảm 4 thầy trò... nhưng càng lớn, đọc lại tôi lại càng ngẫm ra nhiều điều sâu xa mà tác giả đã gửi gắm vào tác phẩm.
    1. Hình ảnh chiếc gậy Như ý:
    Như Ý là một khối sắt thiêng vô cùng màu nhiệm và giá trị, ấy vậy mà ở trong cung của Long Vương già, nó chỉ như một cục sắt gỉ không hơn! Những giá trị và sức mạnh của nó, chẳng được ai biết và chẳng ai chế ngự được. Chỉ đến khi TNK xuất hiện, "cục sắt" ấy mới tỏa sáng rực rỡ và trở thành người bạn trung thành và đắc lực nhất của TNK. với TNK, gậy Như Ý có thể to ra, ngắn lại, có thể hàng yêu diệt quái, tạo lập bao chiến tích huy hoàng.
    Ngẫm ra mới thấy, quả trong xã hội có rất nhiều người tài, vật báu... nhưng nếu những thứ đó ở trong tay những kẻ tầm thường và trì trệ thì muôn đời chỉ là vật vô giá trị. Còn nếu trong tay người tài thì nó mới thực sự phát huy được sức mạnh và giúp ích cho đời. Hay nói cách khác, chỉ những người tài giỏi, bản lĩnh thì mới khám phá và khai thác được những tài sản vô giá, chế ngự được những sức mạnh diệu kỳ, còn những kẻ quan liêu, tài hèn thì có ngồi cạnh vật báu cũng không biết và cũng không sử dụng được.
    2. Trời đất còn chả vẹn toàn nữa là kinh thư:
    Xem Tây Du Ký, ở đoạn cuối, khi thầy trò đã lấy kinh về, nhưng bị đại bàng tung lên, rơi xuống nước. Khi Phơi kinh, bát giới sơ ý làm rách một trang. Sư phụ vô cùng buồn rầu, nhưng TNK đã nói với thầy rằng: Trời đất còn chả vẹn toàn nữa là Kinh thư, Sư phụ không nên buồn rầu làm gì. Tự thân câu nói đó của TNK đã là một triết lý vô cùng sâu sắc, xóa đi ảo tưởng của sư phụ mong muốn tìm ra chân lý tuyệt đối.
    3. Bàn về cách dùng người:
    Ai cũng biết TNK là kẻ có tài. Nhưng trc khi theo Sự phụ, hắn đã gây ra bao tội lỗi tày trời, náo loạn cả thiên đình, tưởng là kẻ bất trị, phải giam cầm vĩnh viễn dưới núi đá. Ấy vậy mà bằng lòng tư bi, bao dung của Đạo phật đã biến một kẻ táo tợn, hung hãn và đầy bản lĩnh thành một người biết quy y phục thiện và mang tài năng, sức lực của mình hàng yêu diệt quái, phục vụ cho cái thiện.
    So sánh cách dùng người của Bồ tát và Ngọc Hoàng mới thấy thật buồn cười: Một kẻ hung hăng, tài giỏi như TNK mà cho đi làm Bật mã ôn, một con khỉ sành ăn đào lại cho đi trông coi vườn đào. Hậu quả là không những không trị được TNK mà còn tạo điều kiện để hắn gây thêm tội lỗi. Bồ tát khác hẳn, biết TNK bản lĩnh cao cường, hiếu động, thích đánh đấm nên đã cảm hóa và cho đi phò trợ Đường Tăng để trừ yêu diệt quái. Thật là cách dùng người tài tình, sáng suốt. Chính việc dùng người của Bồ tát đã đóng vai trò quyết định để đưa Đường Tăng lấy được chân kinh, thầy trò cùng trở thành chính quả.
    4. Lại chuyện hối lộ:
    Trong tập cuối của TDK, mọi người xem đều rất ngạc nhiên khi Phật tổ dung túng cho hai đệ tử đòi thầy trò Đường tăng hối lộ. Phật tổ nói: Ngày trc, đệ tử của ta giảng Kinh ở xnước Xá Vệ, khi về cũng chỉ nhận 3 đấu vàng cốm. Ta có bảo: Nếu như thế thì đời sau lấy gì mà ăn. À vậy ra đến Phật tổ tưởng đã lên Niết bàn, vô vi, ấy vậy mà vẫn trần tục và đời quá!
    ........
    Vân vân, còn rất nhiều bài học quý giá trong tác phẩm này mà tôi vẫn đang tìm hiểu. Hy vọng sẽ tiếp tục được đọc những bài bình luận xuất sắc như vậy của các các bạn. [ :)]
    Được nobita_hn sửa chữa / chuyển vào 22:22 ngày 07/07/2008

Chia sẻ trang này